Zoe Heller
the believers
*tín đồ*
Cuốn tiểu thuyết thứ ba The Believers / Tín Đồ của Zoe Heller là cuốn truyện người đọc ở Mỹ mong đợi được đọc kể từ sau quyển Notes on a Scandal/ Những Ghi Chú về Một Vụ Tai Tiếng viết về chuyện t́nh ái nghịch thường của một cô giáo với một cậu học sinh vị thành niên ra mắt năm 2003 của nhà văn nữ này. Những Ghi Chú được vào chung kết giải Booker Prize năm 2003 và sau đó được Hollywood đưa lên màn bạc do hai tài tử Judi Dench và Cate Blanchett thủ vai chính và cũng được đề nghị vào giải Oscar. Quyển tiểu thuyết đầu tay của Zoe Heller Everything You Know/Tất Cả Những Thứ Bạn Biết xuất bản năm 1999 tuy không được chú ư nhiều nhưng cũng được coi là báo hiệu một tài năng mới. Zoe Heller nay mới ngoài bốn mươi, sinh ở Bắc London, gốc Đức-Do Thái, cha là Lukas Heller, một nhà biên kịch khá thành công và bà mẹ là một đảng viên tích cực của đảng Lao động Anh. Cô theo học văn chương Anh ở đại học St Anne’s College thuộc Oxford và sau đó là Culumbia University ở New York. Sau khi tốt nghiệp Zoe quay về London làm biên tập viên chuyên viết b́nh luận, lúc đầu cho tờ The Sunday Times và sau đó cho tờ Daily Telegraph, nhưng nay chuyển sang cư ngụ ở Harbour Island trên quần đảo Bahamas ở Mỹ với chồng là nhà biên kịch Lawrence Konner và hai con gái. Zoe Heller cũng thường xuyên có bài đăng trên tờ The New Yorker và Vanity Fair. Tiểu thuyết của Zoe Heller điển h́nh là “tiểu thuyết Mỹ” trước hết v́ chủ đề là đời sống ở Mỹ hiện nay với rất nhiều những vấn nạn gay gắt như: gia đ́nh trục trặc chao đảo, sự định h́nh và tan vở bản ngă cũng như ảo tưởng về bản ngă, những mất mát tinh thần vô phương t́m lại, hố ngăn cách sâu rộng giữa cảm thức riêng tư và h́nh tượng xă hội công cộng…Bằng một giọng văn sắc lạnh, gây ấn tượng v́ câu văn ngắn gọn mạnh mẽ không t́nh cảm, cộng thêm khả năng mô tả chi tiết chính xác của một người làm báo Zoe Heller được coi là một người viết tiểu thuyết vào loại xuất sắc ở Mỹ hiện nay.
Với những người đọc chưa quen thuộc với truyện của Zoe Heller th́ tựa đề quyển sách The Believers/Tín Đồ dễ bị hiểu nhầm là tác giả viết truyện về những tín đồ tôn giáo hay những kẻ đang theo đuổi một chủ thuyết nào đó. Sự thực ngược hẳn lại: tác giả viết truyện có chủ đề những người mất tin tưởng, mất niềm tin ở Mỹ. Cách đặt tựa sách này cho thấy óc khôi hài, trào phúng sâu sắc của nhà văn nữ này. Truyện xoay quanh 5 nhân vật chính: Joel Livinoff vốn là người mang nặng tư tưởng Mác-xit, thiên tả cực đoan, luật sư nhân quyền lừng danh ở New York (một điển h́nh tương tự như nhân vật William Kunsler một thời lừng lẫy trong giới trí thức thiên tả Mỹ), vô thần, có tài hùng biện rất quyến rũ thuyết phục, luôn nhận bênh vực những bị cáo bị liệt vào tội danh “chống chế độ” dân chủ tự do, có hành động cực đoan quá khích, khủng bố. Bà vợ của Joel là người Anh tên Audrey miệng lưỡi cay độc. Cô con gái lớn Karla buồn khổ v́ bị ph́ nộn và có người chồng tên Mike hănh tiến giả dối, c̣n cô con gái út Rosa xinh đẹp lóng lánh trí tuệ dấn thân vào con đường chính trị thiên tả trong những phong trào bảo vệ nhân quyền nhưng khi vỡ mộng lại quay về với niềm tin Do thái giáo, và sau hết anh con nuôi Lenny nghiện ngập loăng quăng vô tích sự. Nút mở trong phần Vào Truyện sơ lược về gốc gác của Joel, lấy thời điểm năm 1942 với lời kể của Hannah, một phụ nữ di dân Đức gốc Do thái, mẹ của Joel, thuật lại những ngày đầu cuộc đời di dân đặt chân đến New York, lần đầu tiên nh́n thấy tượng Nữ thần Tự do. Nhưng truyện thực sự bắt đầu vào tháng 7 năm 2002, tức là sau biến cố 11 tháng 9 không bao lâu. Joel Livinoff nay đă 72 tuổi và đang nhận biện hộ cho một thanh niên Hồi giáo thuộc tổ chức al-Qaeda bị đưa ra ṭa v́ bị nghi ngờ tham dự vào những vụ khủng bố. Nhưng ngay tại ṭa Joel đột quỵ v́ bịnh tim phải đưa vào nhà thương cấp cứu. Ngay từ đầu truyện Joel tưởng như là nhân vật trung tâm đă vắng mặt, bị liệt vị, không nói năng được nữa tuy ông có những người vào thăm là những nhân vật nổi danh như mục sư Jesse Jackson, ca sĩ Judy Collins và rất nhiều người nổi tiếng khác nữa. Từ biến cố này mọi chi tiết truyện từ quá đến hiện tại về gia đ́nh Joel-Audrey được tác giả kể lại. Về cốt truyện Zoe Heller bị phê b́nh là xếp đặt t́nh tiết không mạch lạc chặt chẽ, và tuy đây là một khuyết điểm nhỏ nhưng cũng làm cho cuốn sách bớt giá trị phần nào.
Trước hết là truyện về bà mẹ Audrey. Joel gặp gỡ cô thư kư người Anh Audrey ở London năm 1962. Đúng như câu tục ngữ “nồi nào úp vung nấy” tính cách của Joel thật xứng hợp với tính cách của Audrey: Ngay từ khi c̣n trẻ Audrey đă là một phụ nữ rất “quái chiêu” với những đặc điểm nổi bật: ích kỷ, không bao dung, hay phê phán người khác một cách đầy hậu ư, miệng lưỡi sắc xảo cay độc, rất tự hào v́ sự “trung thực quả cảm, sẵn sàng phát biểu những ǵ người đời nghĩ ttrong đầu mà không dám nói ra.” Nhưng dưới ngọn bút miêu tả trào lộng của Zoe Heller th́ bà là một bà già ưa phát biểu nhưng “không phải cái sự thực trong những nhận xét của bà làm cười ta cười phá ra, mà cái làm người ta cười là sự không xoằng phẳng và tàn bạo không ngờ được của những nhận xét đó.” Bốn mươi năm làm vợ Joel, trongḷng ngấm ngầm hận thù ông chồng đạo đức giả, sự tức giận chồng con và nỗi tuyệt vọng cuộc đời làm vợ buồn bă đă ngấm xâu vào xương tủy nội tạng Audrey. Joel và Audrey có hai con gái và một con nuôi nhưng Audrey khinh miệt các con, coi chúng đều là những đứa khùng điên ngu dại. Hiện Audrey cảm thấy đớn đau tủi nhục v́ mới đây bà khám phá ra Joel có khá nhiều t́nh nhân, và cũng đă có một đứa con riêng với một người t́nh. Đớn đau buồn khổ nhưng tính nết Audrey không những không bớt phần gây hấn mà c̣n trở thành dữ dằn hơn, khăng khăng đóng vai tṛ “một phụ nữ trung niên chúa tể,” không ngớt gay gắt xa xả la mắng các con, nhất là Karla. Theo thiển ư tác giả, tính ưa gây hấn của bà khiến bà không già đi được. Cô con gái lớn Karla đóng vai tṛ “tấm thảm lót chân” trước cửa gia đ́nh: không có sắc đẹp quyến rũ, hiền lành chịu đựng, sớm bị bệnh ph́ nộn, Mike ông chồng cưới cô ta không v́ t́nh yêu mà v́ tham vọng chính trị hy vọng dựa dẫm vào tiếng tăm ảnh hưởng của ông bố vợ để thăng tiến trong hoạt động nghiệp đoàn công nhân. Chán nản vỉ hôn nhân thất bại, đi làm cán sự xă hội giúp đỡ thanh thiếu niên bất hạnh, thường trực bị mẹ đay nghiến hành hạ, cuối cùng Karla ngoại t́nh với một anh chàng người Ai-cập bán hàng trong tiệm bách hóa nằm trong khu bệnh viện. Karla chọn lối thoát, cố đi t́m chút hạnh phúc, khoái lạc này v́ cô nghĩ người đàn ông di dân này đă thực sự yêu cô một cách sinh động khiến người đọc đặt ra câu hỏi: làm vậy liệu Karla có thật sự hạnh phúc không hay cũng chỉ là ảo tưởng? Ngược lại với nhân vật Audrey tạo ác cảm nơi người đọc có lẽ nhân vật Karla tuy người đọc không mấy yêu mến nhưng có thể sẽ cảm thấy thương xót ngậm ngùi cho số phận cô ta.
Rosa là một nhân vật lấp lánh nhất trong truyện: trí tuệ, cô đơn, nổi loạn chống truyền thống gia đ́nh nhất là ông bố đạo đức giả, có tài ăn nói, sẵn sàng lao ḿnh đuổi theo một lư tưởng. Ngay từ khi c̣n nhỏ, như lời tác giả kể “cô bé đă chia bánh ăn cùng với Daniel Ortega, đi biểu t́nh hát lớn những bài hát cách mạng,” Khi 18 tuổi chứng kiến cảnh cha mẹ bị bắt v́ chính quyền kết tội bất phục tùng, và bản thân Rosa cũng đă hai lần bị cảnh sát bắt giữ. Quả thực Rosa là một điển h́nh thanh niên trí thức Mỹ thiên tả thời đại của những năm 70s. Sau khi bỏ nước Mỹ sang sống ở Cuba 4 năm, hiện Rosa vỡ mộng vế chủ nghĩa xă hội và trở về Mỹ. Vỡ mộng ư thức hệ, Rosa quay qua theo đuổi niềm tin Do Thái Giáo, chăm chỉ đến đền thờ, nhưng lại trở thành một tín đồ ngang ngược phê phán lề lối suy đồi và đời sống đạo đức giả dối của giới truyền giảng cũng như của bầy trừu tín đồ bấy lâu tự hào về niềm tin ngu ngốc của ḿnh. Tuy vậy, qua việc chạm mặt với niềm tin tôn giáo, lắng nghe những bài thánh ca và lời tụng niệm, Rosa với óc phân tích sắc bén cũng nhận ra được cái cảm thức ẩn mật của sự thuộc về do tôn giáo khai mở. Rosa nhận thức được cảm thức này ta không thể không nhận biết, cưỡng lại hay phủ nhận được. Nh́n chung quyển Tín Đồ của Zoe Heller sẽ cho người đọc ấn tượng khá đậm nét về cuộc sống tinh thần của giới trí thức trung lưu Mỹ hiện nay với những đổ vỡ, mất mát của cuộc sống bề ngoài tưởng như êm đềm thanh thản, đầy đủ về mặt vật chất của xă hội Mỹ thường được coi là tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Nhưng bài học về sự mất niềm tin Zoe Heller đưa ra là bài học của những người trẻ tuổi ở nước Mỹ: khi họ vỡ mộng tuy tâm hồn tan nát nhưng họ vẫn có tự do trước mặt để trước hết nói ra sự thực mà không sợ bị xă hội khinh bỉ hoặc trả thù. Nghĩa là họ vẫn có thể khởi đầu lại từ sự đổ nát. Điều này không thể có ở những xứ theo chủ nghĩa toàn trị: dù mất niềm tin nhưng những kẻ đă có một thời ngụp lặn trong niềm tin đó ngày nay hoặc phải luồn lách để tồn tại hoặc trở thành thứ “vệ binh xanh đỏ” ngoài mặt có những hành động ngôn ngữ phê phán chế độ nhưng trong đáy ḷng vẫn c̣n ấp ủ niềm tin trong quá khứ, không có can đảm dứt khoát với quá khứ. Cho nên cuộc sống tinh thần của những kẻ “cuồng nộ với niềm tin đă xụp đổ” này là thảm họa không thể cứu văn, là một thứ “ung thư tâm hồn” họ không thể dứt bỏ khi từ giă cơi đời.
đào trung đạo