đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(99)

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,

GIUSEPPE UNGARETTI

Chương II

Thi pháp và Thi ca của Ungaretti

Trong Thời cảm sa mạc, kinh nghiệm và ký ức về sa mạc trong quá khứ đã phai nhòa và thi sĩ khi quay trở về sống ở Rome dấn thân vào con đường phiêu lưu tình yêu bừng nở, quang cảnh quê cũ quen thuộc mến yêu hiện rõ trong những bài thơ viết trong giai đoạn này. Bài thơ L’Isola/Đảo được nhắc tới nhiều nhất trong giai đoạn này: “Dọc theo một bãi cát nơi buổi chiều luôn/Là buổi chiều của những khu rừng cổ xưa, hắn đi xuống/Và bước tới/Và tiếng cánh chim vỗ gọi hắn trở lại...”. Hugo Friedrich diễn giải bài thơ khá bí ẩn này: đây là một bài thơ tự do tuy có nhịp điệu trầm bổng với những câu thơ giản dị nhưng vắng bóng cái “Tôi”, và thay vào đó là “hắn”. Nhưng “hắn” ở đây là ai? “Không có câu trả lời, chỉ có sự bất định của những từ chỉ định – nhất là, những danh từ chỉ người, những danh từ này, theo đúng với tiếng Ý thông thường, vẫn tỉnh lược và chỉ được biểu hiện dưới dạng động từ. [...] Những đối tượng thôn dã  tạo thành chất liệu cho hành động: một hòn đảo, rừng, một nữ thủy thần, một kẻ chăn trừu, và những con trừu.” Đến câu “Ở đó bóng tối đọng lại trong mắt/Những trinh nữ..” [22] Hugo Friedrich đặt câu hỏi “Những trinh nữ? Hành động dừng lại ở đây. Nó vẫn là một đoạn rời không nguyên cớ hay mục đích. Kết thúc đứng lặng. Sự tập hợp những từ càng bất thường hơn: “Cành thả xuống/Một cơn mưa những mũi tên lười biếng...những con trừu...gậm cỏ/ Dọc đồng cỏ lấp lánh/Tay của những kẻ chăn gia súc làm bằng thủy tinh/Được mài bóng bởi hơi nóng e thẹn.” Kẻ đến đó ở đâu? Hình ảnh tĩnh lặng kết thúc bài thơ đã quên mất hành động khởi đầu như thể cả hành động lẫn kẻ hành động chẳng hề hiện hữu. Và kẻ hành động lại òn vô nghĩa hơn cả hành động. Nội dung của bài thơ nằm ở tuyến chuyển động: tới, chạm mặt, bất hành. Những chuyển động trừu tượng; chỉ mình chúng chỉ ra ý nghĩa và nhuộm đẫm bởi sự bí ẩn của hành động không thể giải thích được mà những chuyển động này tạo thành. Kết thúc [của bài thơ] cũng không giải quyết sự bí ẩn; thay vào đó, lại thêm vào một bí ẩn khác nữa. Dù tĩnh có thể chấm dứt động, tuy vậy sự không hòa hợp của hình ảnh (những bàn tay như thủy tinh) đạt tới một độ cao hơn, cái cao độ của ngôn ngữ tuyệt đối và chuyên chế, để chuyển vào sự tối tăm.”[23]  Trong ghi chú cho nhận định này Hugo Friedrich tranh biện với diễn giải bài thơ này của Leo Spitzer [24] cho rằng Đảo rõ ràng (straighforward) là một bài thơ tình theo truyền thống thi ca đồng quê (pastoral poetry), phiếm từ “hắn” được giả thiết như đồng nhất với “kẻ chăn trừu” của câu thơ áp chót, chủ từ này do đó là chủ thể-tác nhân (subject-agent) của bài thơ. Hugo Friedrich phản biện: Dù cho sự đồng nhất này có chủ ý đi nữa, tuy nhiên người ta vẫn phải nhận thấy việc kể lại một hành động mà tác nhân hành động không được nói tới mãi tới cuối câu chuyện là bất thường và làm lạc hướng. Còn về từ “hắn” có sự khác biệt đáng kể giữa tính chất bất dịnh của nó so với từ “Tôi” hay “anh/chị” vốn thường được dùng trong thi ca, từ này dù cho không có sự qui chiếu chính xác đi nữa, cũng biến một bài thơ thành một độc thoại hay đối thoại. Để có thể nhìn bài thơ của Ungaretti rõ ràng cũng như không rắc rối, thì người ta phải có một bộ tọa điểm phối hợp (a set of coordinates); thế nhưng bài thơ lại chẳng hề ám chỉ bất kỳ điểm qui chiếu nào. Nhắc lại ý kiến của Gustave Picon cho rằng một số thi sĩ thuộc dòng thi ca bí ẩn khiến người đọc có cảm tưởng bài thơ kết thúc với việc “đóng xập cánh cửa lại” Hugo Friedrich cho rằng thuyết bí ẩn (hermeticism) một khi là hành cử kỳ cục bất thường như vậy đôi khi lại rất được ngưỡng mộ. Những nhà văn nhà thơ tiền phong khi quá tự hào  thường quá đà trong những nhận định lang bang vô nghĩa. Ngay cả Rimbaud đôi khi cũng cảm thấy tội lỗi như vậy. Và hậu quả của việc này là làm cho những nhà phê bình không còn biết căn cứ, bám  víu vào đâu.

Sau khi xem xét ý kiến trên của Hugo Friedrich trong Die Structure  der modernen Lyrik nhất là phần chú giải có nhắc đến mình Leo Spitzer đưa ra phản bác trong bài viết ngắn L’Île [25] sau đây: Trước hết Leo Spitzer đưa ra nhận xét: Hugo Friedrich tin rằng mình nhận ra một đặc điểm chung cho tất cả thi ca hiện đại là “die eigenmächtige Sprache” nghĩa là quyền tự chủ của ngôn ngữ (autonomie du langage), nó cho phép thi sĩ –  đơn độc với ngôn ngữ của mình –  đi tới bất cứ chỗ nào mình muốn bất chấp mọi diễn giải hữu lý. “Theo Friedrich, trong bài thơ L’Île, “sự bất hòa hợp có tính ẩn dụ” ở cuối bài (những bàn tay như của thủy tinh), chủ trì một loạt những đặc điểm “thông diễn” chẳng hạn như đại từ “egli”, một “từ chỉ định không được xác định” và những diễn đạt nhắm gợi ra “một đường chuyển động” (tới nơi, gặp gỡ, nghỉ) hơn là nói đến những sự vật hay những con người đồng quê (đảo, rừng, nữ thủy thần, kè chăn cừu, cừu cái) tất cả điều đó cho thấy một cấp độ của “eigenmächtige Sprache”.[26]  Spitzer nhấn mạnh “với tư cách một nhà ngôn ngữ học (linguist)” – ý nói Friedrich không phải là một nhà ngôn ngữ học – xin đưa ra một diễn giải khác với diễn giải của Friedrich. Với một nhà ngôn ngữ học thì những bí ẩn của ngôn ngữ có thể được chú ý đến hơn là đối với một người không phải là một nhà ngôn ngữ học vốn là người có thể có khuynh hướng vội vàng từ bỏ và có những nhượng bộ quá đáng đối với một thứ ngôn ngữ không có ý nghĩa (un langage sans signification). Theo Spitzer  từ “egli”, đại từ chung giữ vai trò phương tiện “điển hình”   (moyen exemplatif) cũng như từ “io” hay “tu” trong mọi thi ca trải qua nhiều thế kỷ: vào khởi đầu bài thơ của chúng ta, nó đi xuống (về phía bờ của đảo và về những khu rừng nguyên sinh bao phủ đảo), khi nó được kêu gọi lên cao và ở đó, đi từ “vẻ ngoài” (bóng ma trở thành nữ thủy thần) tới “ngọn lửa thực sự”, nó tìm thấy một bãi cỏ với những trinh nữ mắt chứa bóng tối, giống như bóng tối của “buổi chiều đặc quánh dưới gốc cây olive” – hiển nhiên chỉ có duy nhất một điểm tối tăm trong quang cảnh rực sáng này – với những cái cây phun tỏa ra “một trận mưa tặn tiện những tia sáng”, với những súc vật ngủ say trong bầu không khí “phẳng lặng” ấm áp hay những con trừu bận rộn gặm “tấm chăn lóng lánh” (couverture lumineuse) của trảng cỏ. Và sau hết những bàn tay của kẻ chăn trừu hiện ra giống như thủy tinh được mài nhẵn thì hầu như rõ ra rằng đây là mô tả một hòn đảo ở miền Nam cằn cỗi với khí hậu nóng nực. Theo Spitzer “thủy tinh được mài nhẵn” (verre poli) là mô-típ báo trước cho “sần sùi” (lisse). Trong khung cảnh này sự mô tả là tác phẩm của tình yêu bỏng cháy mãi mãi có đó nhưng không bùng dậy. Tình yêu này tiêu thụ hết thảy vật chất sinh động của người tình. “Ở đây chúng ta có cái mà chúng ta sẽ gọi tên bằng tiếng Đức là “Verdinglichung”, một sự vật chất hóa những chủ đề đồng quê của ngọn lửa tình yêu và của đảo tình yêu (và “Verdinglichung” này đối nghịch và bổ túc cho “Entdinglichung” là hiện thực hóa đặc trưng của thi ca hiện đại – là những khuynh hướng cả hai đều tách xa kiểu mẫu có thể quan sát được trong ngoại giới). Verdinglichung này là tương ứng hiện đại và triệt để hơn của tính chất tinh lọc trong đó những ẩn dụ được nối tiếp đến cùng, hay những ý niệm của một người như [thi sĩ] Quevedo mà cái “luận lý ý niệm” của ông ta được Amedée Mas làm nổi bật lên trong quyển sách mới đây của mình là quyển Phác họa Phụ nữ...trong tác phẩm của Quevedo.”[27] Chẳng hạn, khi Quevedo đoan chắc với chúng ta rằng chính tâm hồn, huyết mạch, tủy của ông ta sôi bỏng tình yêu, cùng với cái chết trở thành “tro có thể cảm nhận” cendres sensibles) và “bụi có sức hút” (poussière aimante) chúng ta đối diện cùng với một kiểu “vật chất hóa trong lý luận của một ý niệm” giống như Ungaretti với “những bàn tay của người chăn trừu đang yêu trở thành “thủy tinh mài nhẵn” vậy. Sau khi đưa ra diễn giải của mình Leo Spitzer kết luận một cách vừa thách thức vừa khôi hài rằng: “Xin để sư phụ quyết định xem diễn giải này có đúng không.”

_____________________________________________

                    

[22] Hugo Friedrich, Die Structure  der modernen Lyrik (1956)/Bản dịch anh văn The Structure of Modern Poetry (1974) rang 142: Who? There is no answer, only the indefiniteness of the determinants – specifically, the personal pronouns, which, in accordance with normal Italian usage, remain elliptical and are represented only in the verb forms. [...] Buconic objects constitute the material of the action: an island, woods, a nymph, a shepherd, and sheep.

[23] Sđd trang 143: Where is the one who arrives? The static image terminating the poem has forgotten the initial action as if neither the action nor its agent had ever existed. And the agent himself is more insignificant than the action. The content of the poem resides in the line of motion: arrival, encounter, inaction. The movements are abstract; they signify themselves alone and are imbued with the mystery of the inexplicable action which they constitute. Nor does the ending solve the mystery; instead, it adds a new one. The stasis may terminate the dynamics, yet the dissonance of the image (hands like glass) reaches a higher level, the level of absolute and despotic langage, to move into obscurity.

[24] Sđd trang 145, chú giải 18: Leo Spitzer interprets L’isola as a straighforward  love poem in the tradition of pastoral poetry (see his review of the first [German] edition of this book in Modern Language Notes, November, 1957, as well as the appendix to Ungaretti’s Il taccuino del veccho [Milan, 1959]], p.120. The indefinite “he” supposedly has the same function as the “I” or “you” generally used in poetry and is identical with the “sherperd” of the penultimate verse, who would just be the subject-agent of the poem. Even if this identity is deliberate, one must nevertherless admit how unusual and disorienting it is to narrate an action whose bearer is not identified until the very end. And as for the “he,” there is a considerable difference between its indefiniteness and that of the “I” or “you,” which is common in poetry and which, even without any precise reference, turns a poem into a monologue or a dialogue. In order to regard Ungaretti’s as clear and straighforward, one would have to have a set of coordinates; yet the poem does not hint at any points of reference. Furthermore, the gentle hermeticism does not in any way detract from its beauty.

[25] Leo Spitzer L’Île trong L’Herne, Ungaretti trang 161-162.

[26] Sđd trang 162: Friedrich croit y reconnaître un trait caractéristique à toute la poésie lyrique contemporaine, “die eigenmächtige Sprache” l’autonomie du langage qui permet au poète, lequel est “seul avec son langage”, d’aller où il veut, défiant toute interprétation rationnelle. Selon Friedrich, dans la poésie de L’Île, la “dissonance métaphorique” finale (des mains comme du verre), dominant une série de traits “hermétiques” comme le pronom “egli”, un “détermiant indéterminé” et des expressions qui evoquent “une ligne de mouvement” (arrivée, rencontre, repos) plutôt que des choses et des êtres pastoraux (îles, bois, nymphe, berger, brebis), tout cela indique un niveau de “eigenmächetige Sprache”.

[27] Sđd trang 162: Nous avons ici ce que nous appellerions en allemand “Verdinglichung”, une matérialisation des thèmes pastoraux de la flamme d’amour et de l’île d’amour (et cette “Verdinglichung” fait contraste et pendant à la “Entdinglichung” réalisation caractéristique à la poésie moderne – tendances qui s’éloignent toutes deux du modèle observable dans le monde exterieur). Cette Verdinglichung est la correspondance moderne et plus radicale de la préciosité dans laquelle les métaphores étaient suivies jusqu’au bout, ou des concepts d’un Quevedo dont la “logique conceptuelle” est mise en relief par Amedée Mas dans son recent livre La Caricature de la Femme...dans l’œuvre de Quevedo (Paris, 1957).

(còn tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

 

 

© gio-o.com 2018