đào trung đạo
thi sĩ / thi ca
(96)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,
GIUSEPPE UNGARETTI
Chương II
Thi pháp và Thi ca của Ungaretti
Thi ca (tiếp)
Những chuyên gia viết về Ungaretti thường cho rằng lộ trình thi ca của ông có thể chia ra ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất với Allegria/Hân hoan (1914-1919), thời kỳ thứ nhì bắt đầu với Sentiment del tempo/Tình cảm Thời gain (1919-1935), La Terra promessa/Đất hứa (gồm những đoạn rời khởi đầu viết từ 1935 cho đến 1953) [15] và thời kỳ thứ ba với Il Dolore/Khổ đau (1937-1946) cùng những bài thơ viết khi về già như Un grido e paesaggi/Một tiếng kêu và những quang cảnh (1949-1952), Il taccuino del vecchio/Sổ tay của lão ông (1952-1960) và những bài thơ cuối cùng trong tập Dialogue/Đối thoại (xuất bản năm 1966).
Tập thơ viết thời trẻ tuổi Allegria đánh dấu một khởi đầu khai phá thi ca rực rỡ của Ungaretti. Chính vì hào quang của tập thơ đầu tay xuất hiện vào thời điểm thi ca Tây phương đang bế tắc nên các nhà nghiên cứu Ungaretti nói đến Allegria nhiều hơn so với những tập thơ thời trưởng thành và cuối đời của Ungaretti. Tuy nhiên buổi đầu khi ra mắt người đọc không phải Allegria không gặp những chống đối, phê phán (sẽ được đề cập khi nói về Ungaretti và những nhà phê bình.) Năm 1931 tác giả giải thích về Allegria [16] như sau: “ Quyển sách cũ kỹ này là một quyển nhật ký. Tác giả không có tham vọng nào khác, và hắn nghĩ rằng ngay cả những nhà thơ lớn cũng không có tham vọng nào khác ngoài việc để lại cho đời sau một tiểu sử đẹp đẽ. Những bài thơ của hắn như thế biểu trưng cho những trăn trở có tính hình thức của hắn, nhưng hắn cũng mong người đời nhận rõ ra được rằng hình thức chỉ làm hắn trăn trở vì hắn muốn nó gắn liền với những biến thái của tinh thần hắn, và nếu như hắn ta có làm được sự tiến bộ nào đó như một nghệ sĩ, thì hắn cũng muốn rằng sự tiến bộ này cho thấy sự có hoàn thiện nào đó của con người [ĐTĐ nhấn mạnh]. Hắn đã trở thành một người chín chắn giữa những biến cố đặc biệt mà hắn chẳng bao giờ là kẻ xa lạ đứng ngoài cả. Chẳng bao giờ phủ nhận tính chất phổ quát thiết yếu của thi ca, hắn luôn nghĩ rằng vũ trụ, để có thể tưởng tượng ra được, phải hòa đồng với tiếng nói riêng tư của thi sĩ thông qua một tình cảm tích cực về lịch sử.” Philippe Jaccottet cũng ghi lại trích dẫn bình luận của Ungaretti khi Toàn Tập được Mondadori xuất bản năm 1969: “Tựa đề ban đầu, người ta bảo là lạ, vốn là Allegress des naufrages. Lạ, nếu như hết thảy chẳng phải là đắm tàu, nếu như tất cả đã chẳng bị đảo lộn, nghẹt thở, bị thời gian tiêu hóa. Nỗi hân hoan khoảnh khắc cho ta, khi xảy đến, bởi vì là nhất thời, cái khoảnh khắc mà chỉ có tình yêu có thể dứt ra khỏi thời gian, thứ tình yêu mạnh mẽ hơn cả cái chết. Chính ở đó lả điểm nơi phun ra sự hớn hở của một khoảnh khắc, nỗi hân hoan này, nó như một con suối, sẽ chẳng bao giờ phải khẩn cầu tình cảm về sự hiện diện của cái chết. Nó không dính dáng gì tới triết lý cả, nó dính dáng tới kinh nghiệm cụ thể, thủ đắc từ hồi còn thơ ấu sống ở Alexandrie và rằng cuộc chiến tranh 14-18 phải đánh thức, làm cho cứng, sâu xa và choàng hoa nó. Nỗi hân hoan của đắm tàu là sự ý thức, sự khám phá bản ngã ban đầu hoàn tất từ từ, rồi đột nhiên dâng cao trong một bài ca viết vào ngày 16 tháng 8 năm 1916, trong chiến tranh đang diễn ra, trong hố ẩn núp, và bài thơ này có tựa đề là Những dòng sông. Trong bài thơ này bốn nguồn được kể ra, bốn nguồn này trộn lẫn nước của chúng trong tôi, bốn con sông mà chuyển vận của chúng đọc cho tôi viết ra những bài ca mà tôi viết khi đó...”[17] Allegria gồm năm phần: Chấm dứt thời kỳ đầu (12 bài), Hải cảng chìm sâu (33 bài), Đắm tầu (17 bài), Kẻ lang thang (5 bài) và Những khởi đầu mới (7 bài). Nhìn chung toàn bộ tập thơ toát lên những tình cảm, nghĩ tượng cô đọng được biểu đạt bằng một ngôn ngữ thi ca kết tinh, tỉnh lược, bí ẩn của một nội lực thi ca sung mãn và trí tuệ.
__________________________________________
[15] Theo ghi chú của Philippe Jaccottet (Vie d’un homme trang 333): căn cứ trên Toàn Tập Ungaretti (trang 545) tác giả có ghi chú như sau: “Quyển này, như khi cho xuất bản, không mấy đầy đủ, lẽ ra phải gồm cả những bài trường ca về Énée, Sổ tay lão ông, và những bài trường ca trong tập Đất hứa một cách nào đó có thể biểu trưng cho một sơ thảo...Ý tưởng đầu tiên của Đất Hứa – người ta còn nhớ – , tôi đã có vào năm 1935, ngay sau khi viết bài thơ Auguri per il proprio compleanno/Những lời tự chúc tụng cho Ngày Sinh Nhật của chính mình mà người ta có thể đọc trong tập Sentiment del tempo...Rồi vào năm 1942, khi Mandadori bắt đầu xuất bản tất cả tác phẩm của tôi, La Terra promessa được loan báo trong lời yêu cầu được kèm vào với tựa đề Trước mùa sau chót. Đó chính là mùa thu tôi nghe thấy tiếng ca hát trong bài thơ của tôi, một mùa thu đến sớm từ nơi ấy những dấu hiệu cuối cùng của tuổi trẻ luôn mãi tách ra, [những dấu hiệu] của tuổi trẻ trần gian, sự thèm khát xác thịt cuối cùng.”
Sinh thời Ungaretti không ngừng chỉnh sửa những bài thơ đã in của mình cũng như tự tay biên soạn những bài thơ để cho vào Tuyển Tập cho nên cần lưu ý năm xuất bản của những bài thơ và những Tuyển Tập này. Theo Joseph Cary, sự chỉnh sửa không ngừng này cho thấy đó là một sự đào sâu, một cuộc du hành từ ngẫu nhiên tình cờ (contingency) tới sự tinh túy, một sự nhìn nhận chậm rãi và khó khăn của cái trước hết thực sự có ý nghĩa hơn, đúng ra là một tiến bộ (progres) hơn là một diển trình (process) [Three Modern Italian Poets trang 136]
[16] Trích dẫn theo Philippe Jaccottet, sđd trang 132: “Ce vieux livre est un journal. L’auteur n’a pas d’autre ambition, et il pense que les grands poètes eux-mêmes n’eurent pas d’autre ambition, que de laisser derrière lui une belle biographie. Ses poésies représentent donc ses tourments formels, mais il souhaite voir reconnu une bonne fois que la forme le tourmente seulement parce qu’il veut qu’elle adhère aux variations de son esprit, et s’il a fait quelque progress comme artist, il voudrait que celui-ci révélât aussi quelque perfectionnement de l’homme. Il est devenu un homme mûr au milieu d’événements extraordinaires auxquels il n’est jamais resté étranger. Sans jamais nier la nécessaire universalité de la poésie, il a toujours pensé que l’univers, pour être imaginable, doit s’accorder à la voix singulière du poète à travers un sentiment actif de l’histoire.
[17] Sđd trang 331: Le titre primitif, étrange a-t-on dit, était Allegresse des naufrages. Étrange si tout n’était naufrage, si tout n’était bouleversé, etouffé, consumé par le temps. Éxultation que l’instant donne, en advenant, parce que fugitif, l’instant que seul l’amour peut arracher au temps, l’amour plus fort que la mort même. C’est là le point d’où jaillit cette éxultation d’un instant, cette allégresse qui, comme une source, n’aura jamais à conjurer que le sentiment de la présence de la mort. Il ne s’agit pas de philosophie, il s’agit d’expérience concrète, acquise depuis l’enfance vécue à Alexandrie et que la guerre de 14-18 devait éveiller, durcir, approfondir et couronner.
_____________________________________
THƠ UNGARETTI (tiếp)
I FIUMI
Mi tengo a quest’ albero mutilano
Abbandonato in questa dolina
che ha il languore
di un circo
prima o dopo lo spettacolo
e guardo
il passaggio qieto
delle nuvole sulla luna
Stamani mi sono disteso
in un’ urna di acqua
e come una reliquia
ho riposato
L’Insonzo scorrendo
mi levigava
come un suo sasso
Ho tirato su
le mie quattr’ ossa
e me ne sono andato
come un accrobàta
dell acque
Mi sono accoccolato
vicino ai miei panni
sudici di guerra
e come un beduino
mi sono chinato
a ricevere
il sole
Questo è l’Isonzo
e qui meglio
mi sono riconosciuto
una docile fibra
dell’ universo
Il mio supplizio
è quando
non mi credo
in armonia
Ma quelle acculte
mani
che mi intridono
mi regalano
la rara
felicità
Ho ripassato
le epoche
della mia vita
Questi sono
i miei fiumi
questo è il Serchio
al quale hanno attinto
duemil’anni
forse
di gente mia
campagnola
e mio padre e mia madre
e questo è il Nilo
che mi ha visto
nascere e crescere
e ardere d’inconsapevolezza
nelle estese pianure
pretette d’azzurro
e questa è la Senna
e in quel suo torbido
mi sono rimescolato
e mi sono conosciuto
Questi sono i miei fiumi
contati nell’Isonzo
e questa è la mia nostalgia
che in ognuno
mi traspare
ora ch’è notte
che la mia vita mi pare
una corolla
di tenebre
Cotici il 16 Agosto 1916
NHỮNG DÒNG SÔNG
Tôi tựa vào cái cây bị chặt
đứng chơ vơ trong bụi rậm này
nó có sự lười biếng
của một gánh xiếc
trước hay sau khi trình diễn
và tôi nhìn
dòng trôi lặng lẽ
của những đám mây ngang qua mặt trăng
Sáng nay tôi nằm xoải
trong vạc nước
và như một di vật
tôi ngơi nghỉ
Dòng Isonzo xuôi chảy
tắm gội tôi
như một trong những tảng đá của nó
Tôi nâng nhấc
thịt xương tôi
và bước đi
trên mặt nước
như một tay biểu diễn nhào lộn
Tôi ngồi xổm
bên bộ đồ lính chiến
nhơ bẩn
và như một kẻ du cư
tôi cúi rạp mình đón nhận
mặt trời
Đây là dòng Isonzo
và chính nơi đây
tôi nhận ra mình hơn
một sợi ngoan ngoãn
của vũ trụ
Sự day dứt của tôi
chính khi nào
tôi không tin mình
hòa đồng
Nhưng những bàn tay
huyền bí
nhào nặn tôi
ban cho tôi
hiếm
ân sủng
Tôi duyệt xét
những giai đoạn
đời mình
Đây là
những con sông của tôi
Đây là dòng Serchio
chính do nó người ta đã vét cạn
có thể từ ba nghìn năm trước
của nông dân tôi
và của cha và mẹ tôi
Còn đây là sông Nil
nó đã nhìn tôi
sinh ra và lớn lên
và đốt cháy sự chân thật
trên những cánh đồng mênh mông của nó
Còn đây là sông Sein
trong dòng nước đục ngầu của nó
tôi đã được trộn lẫn và tái tạo
và tôi đã tự biết mình
Đó là những dòng sông của tôi
gồm trong dòng Isonzo
Và đó là hoài niệm của tôi
như hiện hình
trong mỗi dòng sông
giờ đây đêm tới
dường như đời tôi là
một tràng
bóng tối
L’ISOLA
A una proda ove sera perenne
Di anziane selve assorte, scese,
E s’inoltrò
E lo richiamò rumore di penne
Ch’erasi sciolto stridulo
Batticuore dell’acqua torrida,
E una larva (languiva
E rifioriva) vide;
Ritornato a salire vide
Ch’era una ninfa e doemiva
Ritta abbracciata a un olmo.
In sé da simulacro a fiamma vera
Errando, giunse a un prato ove
L’ombra negli occhi s’addensava
Delle vergini come
Sera appiè degli ulivi;
Distillavano i rami
Una pioggia pigra di dardi,
Qua pecore s’erano appisolate
Sotto il liscio tepore,
Altre brucavano
La coltre luminosa;
Le mani del pastore erano un vetro
Levigato da fioca febbre.
ĐẢO
Dọc theo một bãi cát nơi buổi chiều luôn
Là buổi chiều của những khu rừng cổ xưa, hắn đi xuống
Và bước tới
Và tiếng cánh chim vỗ gọi hắn trở lại,
Tiếng kêu thoát ra từ giọng rít lên
Nhịp đập của nước sôi sục,
Và hắn nhìn thấy ảo ảnh
(Mờ dần rồi lại bừng lên);
Khi tiếp tục trèo lên, hắn thấy
Rằng đó là một nữ thủy thần thiếp ngủ,
Thân thẳng tắp và đeo vào một cây du.
Bất định trong lòng về ảo ảnh tựa hồ
Từ một ngọn lửa có thực hắn đi đến một bãi cỏ
Ở đó bóng tối đọng lại trong mắt
Những trinh nữ như
Buổi chiều dưới gốc cây olive;
Cành thả xuống
Một cơn mưa những mũi tên lười biếng;
Ở đây gia súc đầm mình
Dưới hơi ấm tỏa
Những con khác gặm cỏ
Dọc đồng cỏ lấp lánh;
Tay của những kẻ chăn gia súc làm bằng thủy tinh
Được mài bóng bởi hơi nóng e thẹn.
(còn tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2018