đào trung đạo
thi sĩ / thi ca
(88)
RENÉ CHAR
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88,
Một vài vấn đề văn chương quanh René Char
4. Di sản thi ca của Char
Trước Dominique Fourcade “anh khổng lồ” Char của thi ca Pháp nửa sau thế kỷ 20 còn có một đệ tử trung thành khác là Jacques Dupin. Cuộc gặp gỡ Char-Dupin tuy xảy ra tình cờ nhưng khởi đầu cho một mối liên hệ thân thiết kéo dài hơn hai mươi năm: Năm 1947, Jacques Dupin hai mươi tuổi từ vùng quê Privas (thuộc tỉnh nhỏ Arderche miền Nam nước Pháp) “ lên Paris” ghé nhà xuất bản José Corti. Khi đang quanh quẩn trong thư viện của nhà xuất bản bỗng chú ý tới một cái phong bì ghi tên René Char đặt trên nột chồng sách. Cái tên René Char thúc dục chàng trai trẻ đánh bạo tới tự giới thiệu và đưa cho Char đọc mấy bài thơ của mình. Ngay sau lần gặp đầu tiên này tình cảm tốt đẹp nảy sinh giữa hai người tuy khoảng cách tuổi tác khá lớn (Char 47 tuổi còn Dupin mới 20). Char-Dupin có mối liên hệ cả ngoài đời lẫn trong thi ca. Nhưng so với mối quan hệ Char-Fourcade thì mối quan hệ Char-Dupin phức tạp hơn.
Về mối quan hệ ngoài đời: Trước hết chính Char là người đã dẫn dắt Dupin tham dự vào sinh hoạt nghệ thuật. Nhờ sự hậu thuẫn của Char nhà thơ trẻ Dupin năm 1949 hợp tác với tạp chí Empédocle với bài viết đầu tiên “Comment dire?” có giọng điệu trẻ trung nổi loạn đầy cuồng nộ làm người đọc nhớ lại những bài thơ thời trẻ của Char ở giai đoạn còn theo chủ nghĩa Siêu thực. Sau đó cũng qua trung gian của Char tạp chí Cahiers d’Art của cặp Yvonne và Christian Zervos trao cho Dupin chức thư ký tòa soạn. Với chức vụ này Dupin quen biết hai họa sĩ nổi tiếng Miró và Giacometti. Và bắt đầu tứ 1955 Dupin làm việc cho viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Maeght phụ trách mảng xuất bản những tác phẩm nghệ thuật. Cũng nhờ sự khuyến khích thúc đẩy của Char nhà Gallimard xuất bản thi phẩm Gravir của Dupin năm 1963. Cùng trong năm đó để trả ơn Dupin cùng với Bernard Pingaud chủ biên số báo L’Arc nổi tiếng về René Char trong đó Dupin có bài khảo luận nói về tập thơ Dehors la Nuit est gouvernée hết sức ngợi ca Char, cho rằng tập thơ này của Char là: “sự khai mở của một kinh nghiệm thi ca đi tới giới hạn [tận cùng] của sự biểu lộ.” Vào năm 1971 chính do Dupin mà Maeght làm cuộc triển lãm hoành tráng về René Char. Dupin viết trên bản Mục lục (Catalogue) những dòng vinh danh Char như sau: “Bài thơ của Char chính là cái thân thể tỏa sáng trong chuyển động lên cao, chuyển động này đáp ứng sự tra hỏi cao nhất của thi ca như thể với không có nhiều những mời gọi của thực tại.”
Ngoài ra, Char còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định chính trị của Dupin. Vào tháng 9 năm 1960 khi cuộc chiến tranh Algérie ở cao điểm các trí thức, giáo sư, văn nghệ sĩ nổi tiếng cùng ký vào (cả thảy có 121 chữ ký nên được gọi vắn tắt là “le Manifeste des 121”) Bản Lên Tiếng Quyền Bất tuân trong chiến tranh Algérie (Déclaration sur le droit à l’insoumission dans la guerre d’Algérie) do Maurice Blanchot và Dionys Mascolo soạn thảo sau đó được đăng trên tạp chí Vérite-Liberté Char đã khuyên Dupin không nên ký và sau này Dupin nhận ra là Chae có lý. Nhưng vào năm 1966 khi Char khởi xướng bản lên tiếng “Phản đối việc đặt căn cứ phóng hỏa tiễn nguyên tử ở Haute-Provence” dĩ nhiên Dupin đã ký vào bản lên tiếng này.
Mối quan hệ thi ca Char-Dupin khá thú vị với những thông tin và tài liệu của cả Char lẫn Dupin. Về phía Dupin chúng ta có thể đọc quyển M’instroduire dans ton histoire trong đó Dupin viết tới ba bài viết về Rene Char, Pierre Reverdy, Francis Ponge, Paul Celan, Andre du Bouchet, Philippe Jaccotte...
Năm 1950 Char viết bài Tựa cho tập thơ Cendrier du voyage của Dupin và gọi Dupin là “cher compagnon/ bạn đồng hành thân mến”: “Jacques Dupin không thể nào được khám phá cũng chẳng thể nào được đề nghị với những kẻ rình rập của lục địa không thể khuấy động nên chú ý tới.[...] Jacques Dupin xuất hiện với một cơ thể đối xử hữu hảo với hắn và một sự bộc lộ toát ra không kém riêng hắn. Chúng tôi nghe bạn, này người bạn đồng hành thân mến, nhưng chúng tôi cũng cảnh báo bạn rằng chúng tôi sẽ rất khó đối với bạn đấy.”[324] Không những khen ngợi, khuyến khích thi sĩ trẻ Dupin đàn anh Char còn giới thiệu Cendrier du voyage với các bạn văn nghệ, chẳng hạn với Edmond Jabès. Năm 1956 Char một lần nữa gọi Dupin (cùng với André du Bouchet) là “đồng hành” trong tựa đề bài thơ Les Compagnons dans le Jardin/Những Bạn Đồng hành trong Vườn Cây: “Tình bạn của chúng ta là mây trắng mặt trời ưa thích/Tình bạn của chúng ta là một vỏ cây tự do. Nó không tự tách khỏi những kỳ công của trái tim..”[325] Một điểm khác cũng nên nêu ra về tình thân giữa Char và Dupin: cả hai cùng ngưỡng mộ Rimbaud. Trong dịp Dupin mới khám phá được một bức chân dung Rimbaud cả Char lẫn Dupin vào năm 1951 đều chung sức với Alfred-Jean Garnier làm tập sách nhỏ (plaquette) Arthur Rimbaud, Boulevard d’Enfer để giới thiệu bức chân dung này trong nỗ lực duy trì ánh sáng khai mở của Rimbaud trong tập thơ Illuminations. Trong một bài viết năm 1971 Dupin nhấn mạnh: “Có lẽ René Char là người duy nhất, khởi đi từ sự lấp lánh của Rimbaud, đã đào sâu và cho vào tác phẩm, đẩy xa tới những giới hạn cùng tận của nó, những khả hữu rộng lớn của ngôn ngữ, được khai thác theo chiều thẳng đứng.” [326] Tuy nhận thấy ở thơ của Char âm hưởng của Rimbaud nhưng Dupin cho rằng Char đã thoát ra khỏi ảnh hưởng siêu thực: “Hình ảnh siêu thực, trong việc truy tìm cái lạ kỳ bằng cách tiệm cận những thực tại càng xa càng hay, là một sự bần cùng đơn giản hóa đối với sự phong phú và sự phức tạp của những gặp gỡ mà Char làm nổi lên.”[327]
Không khó nhận ra ảnh hưởng của Char trong những tập thơ của Dupin như Cendrier du voyage, Moraines, Ce tison la distance, Le corps clairvoyant. Rất nhiều nhà phê bình nhận ra có sự gần gũi về giọng điệu thơ giữa Char và Dupin. Thế nhưng Marie-Agnès Kircher khi so sánh hai thi sĩ cho rằng “nếu như sự giống nhau thấy rõ giữa bản văn thi ca của Char và bản văn thi ca của Dupin trải dài theo thời gian, [là ở chỗ] những cách dùng lại từ vựng, cú pháp, hình thức [của Char] không có mấy thay đổi cho tới những bản viết sau cùng.”[328] Vào năm 2007 Anne Gourio cho rằng trong cả hai tác phẩm thi ca của Char và của Dupin đều có đối thoại giống nhau với những sức mạnh đêm tối: sấm và bão, chớp và tia sáng.[329]
René Char luôn bênh vực Jacques Dupin. Điển hình là phê phán của Char đối với một quyển sách mỏng viết về Dupin in năm 1973 theo lời kể của Jean Pénard. Char sau khi phê phán lối phê bình ngày nay của những “nhà chuyên khảo” trong giới báo chí là áp đặt vào tác phẩm đem ra phê bình những ý tưởng đã có sẵn trong đầu để tìm mọi cách uốn tác phẩm theo những ý tưởng có sẵn đó. Char nói về Dupin: “Dupin chẳng cần ai cả. Tất cả những bài phê bình đó sẽ chẳng là cái gì nếu không có sự phong phú của việc xuất bản ngày nay. Những tay phê bình này viết vì người ta nài nỉ họ, nài nỉ bất kể cái gì, về bất kỳ ai. Còn về cái có dính dáng tới tôi, xét cho cùng điều người ta nói hay viết về tôi chẳng quan trọng.”[330]
Cũng như trong trường hợp tình thày trò với Dominique Fourcade, hai mươi năm sau tình nghĩa, cuộc đối thoại Char-Dupin cũng dần phai lạt. Vì những lỗi lầm, bất cẩn của đệ tử? Hay vì tính khí Char khi về già trở thành khó tha thứ? Trong trường hợp Dupin có sự bực tức của Char biến thành sự căng thẳng trong mối quan hệ khi ấn bản đặc biệt tập thơ Marteau sans Maître với phụ bản của họa sĩ Miró bị chậm trễ và Char cho rằng do lỗi của Dupin. Như nhận xét của Paul Veyne rằng Char: “càng không mấy thỏa hiệp nếu ông ấy cảm thấy những lỗi lầm về phần ông ấy.” Nhưng sau cơn nóng giận Char lại cảm thấy xấu hổ. Ngoài ra Char cũng không thể bỏ qua bất kỳ kẻ ngưỡng mộ mình nào vừa muốn bình luận về Char như ông ta là thế đấy vừa như ông ta muốn mình là thế nào.[331]
---------------------------------------------
[323] “Le poème de Char c’est ce corps irradiant en mouvement ascensionnel qui répond à la plus haute interrogation de la poésie comme aux moindres sollicitations du réel”, Catalogue de l’exposition René Char, Fondation Maeght/Musée d’Art moderne de la ville de Paris, 1971.
[324] Rene Char, O.C. trang 1319: Jacques Dupin ne saurait être ni découvert ni proposé à l’attention des guetteurs de l’imperturbable continent.[...] Dupin apparaît avec un corps bien à lui et une révélation non moins personnelle. Nous t’écoutons, cher compagnon, mais t’avisons que nous serons exigeants avec toi.
[325] LES COMPAGNONS DANS LE JARDIN
à André du Bouchet
et à Jacques Dupin
[trong Œuvres complètes Char bỏ dòng đề tặng này đi nhưng Marie-Claude Char khi biên tập René Char, Dans l’Atelier du Poète lại giữ nguyên dòng đề tặng theo đúng bài thơ lần đầu đăng trên tạp chí Les Cahiers du Sud số 338, tháng Chạp, 1956.]
L’homme n’est qu’une fleur de l’air tenue par la terre, maudite par les astres, respirée par la mort; le souffle et l’ombre de cette coalition, certaines fois, le surélèvent.
Notre amitié est le nuage blanc préféré par le soleil.
Notre amitié est une écorce libre. Elle ne se détache pas des prouesses de notre cœur.
Où l’esprit ne déracine plus mais replante et soigne, je nais. Où commence l’enfance du peuple, j’aime.
XXe siècle: l’homme fut au plus bas. Les femmes s’éclairent et se déplaçaient vite, sur un surplomb où seuls nos yeux avaient accès.
A une rose je me lie.
Nous sommes ingouvenables. Le seul maître qui nous soit propice, c’est l’Éclaire, qui tantôt nous illumine et tantôt nous pourfend.
Éclair et rose, en nous, dans leur fugacité, pour nous accomplir, s’ajoutent.
Je suis d’herbe dans ta main, ma pyramide adolescente. Je t’aime sur tes mille fleurs refermées.
Prête au bourgeon, en lui laissant l’avenir, tout l’éclat de la fleur profonde. Ton dur second regard le peut. De la sorte, le gel ne le detruira pas.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Un poète doit laisser des traces de son passage, non des épreuves. Seules les traces font rêver.
Vivre, c’est s’obstiner à achever un souvenir? Mourir, c’est devenir, mais nulle part, vivant?
Le réel quelquefois désaltère l’espérance. C’est pourquoi, contre toute attente, l’espérance survit.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
[Con người chỉ là một bông hoa bằng khí trời được trái đất giữ đứng, bị tinh tú nguyền rủa, bị cái chết thở hít; hơi thở và cái bóng của sự liên kết này, đôi khi nâng hắn lên cao.
Tình bạn của chúng ta là mây trắng mặt trời ưa thích.
Tình bạn của chúng ta là một vỏ cây tự do. Nó không tự tách khỏi những kỳ công của trái tim.
Tôi sinh ra ở nơi nào tinh thần không còn bật rễ nhưng được trồng lại và chăm sóc . Tôi yêu ở nơi nào tuổi thơ của dân tộc bắt đầu..
Thế kỷ XX: Nhân loại ở mức thấp nhất. Phụ nữ soi sáng và di chuyển nhanh, trên một chỗ nhô ra mà chỉ mắt chúng ta tiếp cận được.
Tôi gắn liền vào một bông hồng.
Chúng ta không thể cai trị được. Sư phụ duy nhất thuận lợi với chúng ta, chính là Ánh Chớp khi thì soi sáng chúng ta khi thì tách rời chúng ta.
Ánh Chớp và bông hồng, bên trong chúng ta, trong sự phù du của chúng, hợp lại, để hoàn thành chúng ta.
Anh là ngọn cỏ trong tay em, kim tự tháp niên thiếu của anh. Anh yêu em trên hàng ngàn đóa hoa khép kín của em.
Trao cho nụ, để tương lai nơi nó, tất cả cái sáng rỡ của một bông hoa sâu thẳm. Ánh mắt nghiêm khắc của em có thể làm vậy. Sao cho sương giá sẽ không hủy hoại nó.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Một thi sĩ phải để lại những dấu vết của nẻo hắn đi qua, chứ không phải những bằng chứng. Chỉ có dấu vết làm chúng ta mơ mộng.
Có phải sống chính là cưỡng chống hoàn tất một kỷ niệm? Có phải chết chính là trở thành, nhưng không ở đâu, vẫn sống.
Cái thực đôi khi làm cho kỳ vọng hết khao khát. Đó chính là lý do tại sao, chống lại mọi sự đợi chờ, kỳ vọng tồn sinh.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
[326] Jacques Dupin, M’instroduire dans ton histoire, P.O.L. trang 115: René Char est peut-être le seul, à partir de l’illumination rimbaldienne, à avoir approfondi et mis en œuvre, poussé à ses limites extrêmes, les immenses possibilités du langage, verticallment exploré.
[327] Sđd trang 115: L’image surréaliste, dans sa recherche de l’insolite par le rapprochement de réalités aussi eloignées que possible, est d’une indigence simpliste au regard de la richesse et de la complexité des rencontres que Char fait surgir.
[328] Marie-Agnès Kircher, L’Écriture poétique de Jacques Dupin ou la conversation souveraine trong L’Injunction silencieuse. Cahier Jacques Dupin, nxb Table Ronde 1995 trang 213: [...] si les ressemblances frappantes entre le texte poétique de Char et celui de Jacques Dupin s’espacent au fil du temps, les reprises lexicales, syntaxiques, formelles n’en demeurent pas moins persistantes jusque dans les derniers écrits. [Trích dẫn theo Valery Hugotte, sđd trang 388)
[329] Anne Guiro, Aux sources de la nuit. Char et Dupin: Genèse d’un imaginaire trong Série René Char do Daniele Leclair và Patrick Nee chủ biên nxb Minard 2007 trang 146.
[330] Jean Pénard, Rencontres avec René Char trang 100: Dupin n’a besoin de personne. Tous ces critiques ne seraient rien s’il n’y avait pas la prolification contemporaine de l’édition. Ils ecrivent, car on les sollicite, n’importe quoi sur n’importe qui. En ce qui me concerne, peu m’importe au fond ce qu’on dit ou écrit de moi.
[331] Paul Veyne, René Char en ses poèmes trang 22.
(còn tiếp)
đào trung đạo