đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(79)

 

RENÉ CHAR

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79,

Nietszche/Char

 

Trong bài thơ NOVAE Char viết vào năm 1947: “L’optimisme des philosophes ne nous est plus suffisant/Chủ thuyết lạc quan của những triết gia với chúng ta không c̣n là đủ nữa” cho thấy Char đă đồng hành với Nietszche triết gia tiên phong chủ trương thuyết bi quan của sức mạnh, một thứ thuyết bi quan lên cao (ascendant), hướng thượng như trong quyển Naissance de la Tragédie ou Hellénisme et pessimisme/Khai sinh của Bi kịch hay Chủ thuyết Hy Lạp và thuyết bi quan được Nietszche cổ vũ. Lên cao được biểu đạt bằng ẩn dụ chim ưng bay ṿng trên trời cao, bạn bè với rắn, là “chim ưng vị lai” (l’aigle au futur) [La bibliothèque en feu, O.C. trang 377], “Ô front de mon amour/Il est temps de sortir/De brutaliser la sottise/Ôi vầng trán t́nh yêu của tôi/Đă đến lúc đi ra/Để đối xử tàn bạo với sự ngu xuẩn”, sự ngu xuẩn ở đây chính là sự ngu xuẩn của kẻ lạc quan yếu đuối, sản phẩm của khái niệm b́nh đẳng phát sinh từ tôn ti thứ bậc trưởng giả. Như chúng ta biết Nietszche chủ trương một sự chuyển vị/đổi giá trị (transévaluations) khi phê b́nh nhằm lật đổ những giá trị đạo đức luân lư truyền thống. Siêu nhân là kẻ thực hiện sự chuyển đổi này. V́ vậy đó là một chủ thuyết bi quan tích cực (pessimisme actif), một thứ chủ thuyết bi quan của sức mạnh (pessimisme de la force) như Nietszche viết trong bài Tựa quyển Khai sinh của Thảm kịch (1886). Char coi bi quan tích cực, bi quan của sức mạnh là sự khẳng định việc phủ nhận nỗi tuyệt vọng của kẻ hèn yếu, bi quan tiêu cực như trong bài Abondance viendra “À la question, le désespoir ne se rétracte que pour avouer le désespoir/ Để trả lời vấn đề/câu hỏi này, sự tuyệt vọng chỉ co rút để thú nhận sự tuyệt vọng.” Char đưa nỗi tuyệt vọng đă cạn kiệt lên cao/thượng nguồn và đặt nó trong nhánh cành của băng tảng (la branche du glacier). Khi tuyệt vọng đă được miễn nhiệm (congédié) nó tự hủy hoại, ruỗng nát, không c̣n khả năng phát ra năng lực chống đối. Char đă t́m thấy chủ thuyết bi quan tích cực ở Nietszche cũng như ở Héraclite – Char gọi Héraclite là người vùng cao (thượng) chắp cánh (le montagnard ailé) – nhưng là người có sự nhạy cảm đặc biệt và đă chỉ ra chủ thuyết bi quan như h́nh thức hoàn chỉnh của sự bí mật giúp con người sở hữu thực tại tương lai.[284]

Quay trở lại với thuyết bi quan tích cực, sáng suốt và sự đón nhận của thượng nguồn để tắm gội trong sự bí ẩn bằng bạo động của sự thù ghét nỗi phẫn hận: “Bạo động thực sự (cũng là sự nổi loạn) không có nọc độc. Đôi khi là chết người nhưng chỉ là hoàn toàn t́nh cờ [...]”[285] và thi sĩ nếu không muốn làm hỏng sự sáng suốt tỉnh thức của ḿnh phải vỗ cánh lao lên không trung không vướng bận t́nh cảm phạm tội, cho bóng ma phẫn hận nghỉ hè, đi chơi chỗ khác. Qui luật của sự Trở lại (Retour) được Char nói đến ngay ở đoạn rời đầu tiên của bài Partage formel/Chia phần h́nh thức: “Trí tưởng tượng cốt ở việc trục khỏi thực tại thật nhiều những kẻ bất toàn để, đưa vào sự đóng góp của những sức mạnh ma thuật và lật đổ của ham muốn, để đạt được sự trở lại của họ dưới h́nh thức của một sự hiện diện hoàn toàn thỏa đáng. Chính khi đó thực tại không được sáng tạo không thể tắt ngấm.”[286] Jean-Claude Mathieu cho rằng để nhận ra được gốc gác quan niệm của René Char về Trở lại ta cần lấy khởi điểm từ cốt lơi của đoạn rời sau đây: “Gốc gác không được đặt trong một tính chất có trước, nhưng [...] trong tính chất thứ cấp/có sau của một sự trở lại.”[287] Để minh họa cho nhận định trên Jean-Claude Mathieu trích dẫn bức thư René Char gửi cho Gilbert Lely ngày 22 tháng 10, 1939: “Từ TRỞ LẠI nguyên vẹn trong tôi, máu của tương lai sẵn sàng hiện ra [...]” và cũng trích dẫn từ bài “Vivres du retour” quan niệm của Char về một “sự trở lại làm thay đổi” (retour transformateur) trong cái được tưởng tượng ra về sự nhập thể bằng lời: “cái trở lại, trở lại dưới h́nh thức dinh dưỡng, trở lại và chuẩn bị hành trang cho trở lại”, cộng thêm  trích dẫn câu sau đây từ bài “Éléments”: “Và như sự mong manh dễ vỡ và nỗi âu lo nuôi nấng thi ca, bù lại những kẻ du hành lên cao này sẽ được đ̣i hỏi phải thực ḷng muốn hồi ức.”

Ảnh hưởng của Nietszche trên Char cũng được thấy trong quan niệm của Char về Baudelaire và về Sade. Char cho rằng Sade là “Siêu nhân” theo kiểu Nietszche theo lời kể của Jean Pénard. Trong bài “Baudelaire không hài ḷng Nietszche” Char viết: “Chính Baudelaire là người đẩy lùi thời điểm và nh́n chính xác từ con thuyền khổ đau [288] của ông ta , khi ông ta chỉ định chúng ta là như thế nào. Nietszche, hoài hủy địa chấn, phân chia lănh thổ toàn thể đấu trường của chúng ta. Đó là hai người gánh/cung cấp nước của tôi.”[289] Từ “con thuyền của khổ đau” Baudelaire đă tiên kiến chúng ta sẽ như thế nào và hoàn cảnh của chúng ta sẽ ra sao: văn tự của Baudelaire đă đẩy thời điểm từ quá khứ bản viết tới hiện tại của chúng ta.Thế nhưng, con thuyền của Baudelaire đă bị cơn địa chấn của Nietszche thách thức buộc đổi hướng, quay trở lại nếu không sẽ đắm. Con thuyền chứa nặng khổ đau của Don Juan kẻ lưu đầy bỏ xứ khinh miệt không thèm ngó ngàng tới những địa ngục, con thuyền lướt qua đó sẽ chịu số phận nào? Ch́m đắm hay bị đẩy trở lại chốn cũ? Baudelaire kẻ lưu đầy (exilant) và Nietszche kẻ hồi hương (repatriant) qua ngả Qui hồi Vĩnh cửu được Char đặt vào vị thế cân bằng (gánh nước) của nhất thể. Trong bài “Comme le Feu ses Étincelles” Char viết: “Chúng tôi tạo đường đi như lửa tạo những đốm. Không có bản đồ phân chia khu vực. Đất đai trồng cây trái của chúng tôi luân dưỡng. Trái đất rên rỉ rũ mục trong hy vọng.[...]”[290]. Patrick Née nhận thấy Nietszche ở đây được Char h́nh dung như kẻ hối thúc tất cả những ǵ tham dự vào chuyển vận kép “quay ṿng” (volte) thành “nổi dậy/loạn” (révolte). Và tại sao “Nietszche kẻ [...] phân chia lănh thổ toàn thể đấu trường của chúng ta” nhưng vùng đất cây trái của Char lại “không có bản đồ phân chia khu vực”? Chính v́ chuyển vận kép (volte, révolte) nói trên làm cho vùng đất được dùng làm đấu trường phân khu thành vùng cây trái không phân khu. Trong bài “Page d’ascendants pour l’an 1964”[291]  René Char cho rằng trong khi Baudelaire xây những vết thương của trí thông minh của trái tim trên một nỗi khổ đau đối địch linh hồn th́ Nietszche phá hủy trước khi tạo thành chiến lũy vũ trụ: kẻ trước “xây” người sau “phá”, con thuyền của Baudelaire được Nietszche sau khi biến nó thành chiến lũy lập tức bể nát tan tành trong hố nước xoáy cuộn.

Một vài tư liệu nói lên sự ngưỡng mộ Nietszche của Char: trong bài vinh danh Camus khi nhà văn này được trao giải Nobel Văn chương Char viết: “Je veux parler d’un ami/Tôi muốn nói về một người bạn” (1957) và ngay trong lời mở đầu dùng câu nói của Nietszche để nói về Camus: “Từ hơn mười năm tôi gắn bó với Camus, rất thường khi câu văn lừng danh của Nietszche tái hiện trong kư ức tôi về người bạn này: “Tôi luôn luôn đặt trong những bản viết của tôi toàn thể cuộc đời tôi và toàn thể con người tôi. Tôi phớt lờ những thứ có thể là những vấn đề thuần túy trí thức.” Chín năm trước trên làn sóng truyền thanh Camus vinh danh Char “Tối nay tấm màn mở ra trên Char...” sau lời mở đầu này là trích dẫn lời Nietszche: “Và tâm hồn tôi cũng là một ngọn nước tuôn trào”, ngợi ca bạn ḿnh “Char mới mẻ như Hy Lạp, trai đất thủy chung, như những nhà tư tưởng tiền-Socrate mà ông ta tuyên nhận chủ thuyết lạc quan bi thảm.” Có khá nhiều trao đổi giữa Camus và Char cho thấy cả hai có chung ḷng hâm mộ nhiệt thành Nietszche, chẳng hạn Camus đă cho Char mượn bức ảnh chân dung Nietszche và Char đă yêu cầu Camus cho ḿnh một bản sao bức chân dung “để tôi đặt vào thư khố bí mật của trái tim tôi.” Nhân nhắc đến Braque người bạn họa sĩ Char viết cho Camus vào 26 tháng Giêng 1950 “Bạn hăy nhớ Nietszche: “t́nh yêu bản thân nghiêm túc.” Lại nữa hai năm sau Char viết thư cho Camus với giọng thân thiết: “Đó là một bức thư im ắng mà tôi yêu thích viết cho bạn, giống như bức mộc bản Parménide mà Nietszche nói tới.” Câu văn trong bức thư này làm ta nhớ tới đoạn văn của Nietszche trong quyển Nguồn gốc của Triêt lư thời thảm kịch Hy lạp: “Hỡi thần linh, hăy trao cho tôi chỉ một sự chắc thực thôi [ Parménide khẩn nguyện] dù đó chỉ là một mảnh ván trên biển mênh mông của sự không chắc thực, mảnh ván đủ rộng để tôi ngủ trên đó!”. Câu văn này của Nietszche trong bản dịch của Genevi Bianquis đă được Char gạch kép ở dưới. Thế nhưng, trong bài Introduction/Mở viết cho bản dịch của ḿnh Bianquis lại quả quyết Parménide không nói lời khẩn nguyện này và Nietszche ở đây cho thấy “một khả năng tâm lư tốt đẹp hơn là một sự chính xác triết lư” nên Char ghi chú bên cạnh nhận định trên của Genevière Bianquis: “G.B. imbécile/G.B. hỗn láo”.

____________________________

[284] René Char, Héraclite d’Ephèse trong Recherche de la Base et du Sommet, O.C. trang 720-721:  Sa vue d’aigle solaire, sa sensibilité particulière l’avaient persuadé, une fois pour toutes, que la seule certitude que nous possédions de la réalité du lendemain, c’est le pessimisme, forme accomplie du secret où nous venons nous refraîchir, prendre garde et dormir.

[285] À une Sérénité crispée trong Recherche de la Base et du Sommet, O.C. trang 755: La vraie violence (qui est révolte) n’a pas de venin. Quelquefois mortelle mais par pur accident.

[286] Partage formel, I: L’imagination consiste à expulser de la réalité plusieurs personnes incomplètes pour, mettant contribution les puissances magiques et subversives du désir, obtenir leur retour sous la forme d’une présence entièrement satisfaisante. C’est alors l’inextinguible réel incrée.

[287] Jean-Claude Mathieu, La Poésie de René Char, t.II: L’originaire n’est pas placé dans une antériorité, mais [...] dans la secondarité d’un retour.

[288] Charles Baudelaire, Les Fleurs du Mal/Hoa Ác câu thơ 19-20 “Don Juan aux enfers”.

[289] René Char, Baudelaire mécontente Nietszche trong La Nuit talismatique qui brillait dans son cercle, O.C. trang 495-496: C’est Baudelaire qui postdate et vois just de sa barque de souffrance. Nietszche, perpétuellement séismal, cadastre tout notre territoire agonistique. Mes deux porteurs d’eau.

[290] Chants de Balandrane, O.C. 562: Nous ferons nos chemins comme le feu ses étincelles. Sans plan cadastral. Nos vergers sont tranhumants. Terre qui gémit pourrit dans l’espoir.

[291] Page d’ascendants pour l’an 1964/Trang của những người lên cao cho năm 1964, O.C. trang 715: Baudelaire fond les blessures de l’intelligence du cœur en une douleur rivale d’âme [...] Nietszche détruit avant forme la galère cosmique.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

© gio-o.com 2017