đào trung đạo
thi sĩ / thi ca
(76)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76,
RENÉ CHAR
Quan niệm của Char về tối thượng
Cả Bataille lẫn Char đều luận về tối thượng trong quan hệ với Thi ca. Trong bài Tựa cho quyển Héraclite d’Éphèse (dịch Héraclite) của Yves Battini (1948) René Char viết: “[...] Héraclite sở hữu sức mạnh lên cao tối thượng khai mở và phú bẩm cho ngôn ngữ sự chuyển động bằng cách làm cho ngôn ngữ phục vụ chính sự tiêu thụ của ông ta.”[261] Bataille đặt tối thượng đối nghịch với sự khép kín (clôture) của Lời (Verbe) và ư nghĩa v́ thi ca – với Bataille là tối thượng – đưa từ cái đă biết (connu) tới cái không biết (inconnu) trong khi hoàn tất sự hy sinh của ngôn ngữ phục vụ (langage servile). Nói thế khác, thi ca có tính chất tối thượng của một ngôn ngữ mở và cảm xúc (langage ému). Cùng trong suy nghĩ này Char viết: “Chủ ư của thi là làm cho chúng ta trở thành tối thượng trong khi biến chúng ta thành vô ngă (impersonnel), nhờ bài thơ chúng ta chạm tới sự tràn đầy của cái trước đó mới chỉ được phác họa hay đă bị biến dạng do những tự tâng bốc của cá nhân.”[262] Trong L’Expérience intérieure Bataille đặt cái tôi tư duy của Descartes (le je cartésien) đối nghịch với cái ipse/[tự] ngă phi lư(absurde), không thể nhận thức (inconnaissable), vô ngă (impersonnel) thi ca thường sử dụng. Thêm nữa, cái vô ngă này theo Bataille chỉ thể được cảm thấy, tồn tại trong khoảnh khắc. Cái tối thượng, theo Bataille, là không thể tách biệt khỏi cái bất khả.[263] Char trong Recherche de la Base et du Sommet cho rằng con người không có quyền tối thượng/cao (hay đă không có hoặc chưa có) tự ư sắp đặt, làm cho màu mỡ đời sống thực sự ngoại trừ trong những tia lóe sáng ngắn ngủi giống như những khoái lạc cực độ (orgasmes).
Khái niệm tối thượng chỉ ra sự khác biệt tư tưởng giữa Bataille và Char khá rơ nét. Với Bataille khái niệm tối thượng luôn được xem xét gắn liền với khái niệm bất khả. Trong khi Bataille quan niệm tối thượng là một sự mất mát, sa đọa, đi xuống – như huyền thoại về chàng Icare với cặp cánh bằng sáp khi bay gần mặt trời cánh sáp bị chảy tan và rơi xuống biển – Char có quan niệm ngược hẳn lại. Bài thơ với Char là “một sự lên cao cuồng nộ” (ascension furieuse) như trong Feuillets d’Hypnos Char khẳng định “Le poème est ascension furieuse”(frag.56). Jean Starobinski cho rằng “lên cao cuồng nộ” này là một động tác kép vừa dâng cao từ từ vừa bật lên cao mạnh mẽ (surrection-insurrection).[264] Ngoài ra cũng trong thơ René Char như chính thi sĩ đă chỉ ra c̣n có sức căng giữa sự dâng cao và dối trá (surrection-déception), giữa cuồng nộ và bí ẩn (fureur-mystère). Trong bài À une sérénité crispée Char viết: “Sự tối thượng có được do sự vắng mặt của một thảm kịch cá nhân trong mỗi chúng ta, đó chính là cái bẫy”[265] và trong phần cuối bài thơ POST-MERCI Char cảnh báo “L’honneur cruel de décevoir! Vinh dự tàn bạo của việc lừa dối!”[266] Chàng Icare trong huyền thoại được chủ nghĩa siêu thực mô tả thi sĩ – Bataille nhắc tới khi tranh luận với André Breton về thi ca siêu thực – Char viết trên dải băng quấn quanh (bandeau) tập thơ Retour amont (1966) của ḿnh: “Chúng ta cảm thấy hoàn toàn rời khỏi Icare kẻ muốn là chim [...] Chúng ta măi măi, sống và chết, với những con sói, một cách trung thành tộc hệ, trên mảnh đất tráng nhựa này.”[267] Sau hết trong tập Recherche de la base et du sommet, Phần I Pauvreté et Privilège Char viết: “Đời sống tinh thần [...] chỉ hấp dẫn, trong sự quyến rũ của thi ca, bởi một đối tượng tối thượng không thể đụng chạm tới, đối tượng này bay lên từng mảnh khi, trong khoảng cách đă vượt qua, chúng ta sắp chạm tay vào nó.” Trong nỗi cuồng nộ và trong sự bí ẩn h́nh ảnh thi sĩ đưa ra cho chúng ta cho thấy vinh quang biến thành sự thất bại, mất mát. Nhưng tuy mất mát, thất bại trong vinh quang thi sĩ vẫn thúc dục con người tiến bước để làm lại cuộc hành tŕnh.
Chúng ta thấy có sự khác nhau về hướng chuyển vận nền-đỉnh trong quan niệm về tối thượng của Bataille và của Char. Trong khi Bataille coi tối thượng là sự sa đọa của ham muốn, tối thượng có nguồn gốc tôn giáo nên phải lật đổ, tối thượng chỉ là một sự mất mát vô bổ (la perte inutile) đưa con người xuống tầng sâu, tối thượng (đỉnh) phải bị hạ thấp (nền) và bằng lật đổ nó trở thành sự hành hạ (supplice) th́ Char tuy ngợi ca sự lên cao cuồng nộ nhưng từ đỉnh xuống nền là một chuyển động hạ thấp cập bờ, chậm răi. Trong lời mở đầu cho tập Recherche de la Base et du Sommet/Đi t́m Nền và Đỉnh Char viết: “Nền và Đỉnh, cốt để cho con người di dịch và tách rời, tan biến một cách nhanh chóng. Thế nhưng có sức căng của việc t́m kiếm.[...] Tôi lo ngại về điều ǵ đă hoàn tất trên mặt đất này, trong sự lười biếng của những đêm tối của nó, dưới mặt trời mà chúng ta bỏ lại. Tôi gắn kết với sự sôi sục của nó. Bằng sự ngưng lại những quyết định sự hấp hối nào đó triển hạn.”
_________________________________
[261] René Char, O.C. trang 721: [...] Héraclite possède ce souverain pouvoir ascentionnel qui frappe d’ouverture et doue de mouvement le langage en le faisant servir à sa propre consommation.
[262] René Char, O.C. trang 359: Le Rampart de Brindilles (trong La Parole en Archipel/Poèmes des deux Années 1952-1960): Le dessein de la poésie étant de nous rendre souverain en nous impersonnalisant, nous touchons, grâce au poème, à la plénitude de ce qui n’était qu’esquissé ou déformé par les vantadises de l’individu.
[263] Georges Bataille, Méthode de méditation: Une existence souveraine, d’aucune façon, n’est séparée de l’impossible; je ne vivrais souverainement qu’à hauteur d’impossible.
[264] Jean Starobinski, René Char et la définition du poème trong René Char. Faire du chemin avec R.C. do Marie-Claude Char biên tập, nxb Gallimard 1992 trang 307.
[265] René Char, O.C. trang 752: La souveraineté obtenue par l’absence dans chacun de nous d’un drame personnel, voilà le leurre.
[266] Sđd trang 760.
[267] Sđd trang 656: Bandeau de “Retour Amont”: Nous nous sentons complètement détachés d’Icare qui se voulut oiseau et de Léonard qui le poussa à l’être, bien que le second, avec un génie qui nous laissa de meilleures visions, naquit longtemps après que le premier fut revenu en purée de l’air du ciel. Nous resterons, pour vivre et mourir, avec les loups, filialement, sur cette terre formicante.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2017