đào trung đạo
thi sĩ / thi ca
(74)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74,
RENÉ CHAR
Mặc dầu Bataille nhận thấy thế giới hiện thời đang ch́m đắm trong đêm tối nhưng không cảm thấy tuyệt vọng “Trong sự bất lực đáng ngạc nhiên của tôi, tôi vẫn bám víu vào một sợi dây. Tôi không biết có phải v́ tôi yêu thích đêm tối, điều này rất có thể, bởi vẻ đẹp mong manh của con người chỉ làm tôi xúc động tới mức phiền muộn, khi biết rằng từ nơi đêm tối khôn lường vẻ đẹp từ đó đi ra không biết nó sẽ đi về đâu. Nhưng tôi yêu mến cái diện mạo xa xa mà con người đă vạch ra và không ngừng để chính ḿnh ở trong những vùng tối đó! Nó làm tôi hân hoan và tôi yêu thích nó và điều này thường làm tôi khổ sở v́ quá yêu thích nó: nhân loại thô lậu hay dịu dàng dù đang ở trong những khốn khó, những ngu xuẩn và những tội ác của ḿnh, luôn lạc lối, với tôi dường như là một thách thức say sưa.” Đêm tối nhân loại có những tiếng kêu gào để tự nó tan ră và khi đêm tối làm cho nó dơ bẩn hơn nữa, khi sự hăi hùng của đêm tối biến con người thành rác rưởi. Xác định ḿnh không chống đối lư trí hay trật tự hữu lư nhưng Bataille cho rằng thế giới không c̣n có ǵ là đáng yêu để có thể chịu đựng được nữa. Tự nhận ḿnh có thể lầm lẫn v́ bị giới hạn bởi chủ thuyết vô thần, đă đ̣i hỏi cơi đời này không kém so với những tín đồ Ky tô đ̣i hỏi Thương đế, Bataille nêu nghi vấn: khái niệm Thượng đế chính nó trong khi làm cho thế giới hữu lư phải chăng lại tự nó trở thành “không thể tha thứ”? Nói cho cùng chúng ta chẳng biết chú về hiện hữu và chẳng có cái ǵ làm cho nó hữu lư. Thế nên sự bất lực hay cái chết của con người là biểu tượng thấy rơ duy nhất. Bataille cũng chẳng nghi ngờ ǵ khi chúng ta xa rời cái làm chúng ta an tâm th́ chúng ta tiếp cận chính chúng ta kể từ khoảnh khắc thiêng liêng đă chết trong chúng ta, khoảnh khắc này đă có sự lạ lùng của tiếng cuời và vẻ đẹp của một niềm im lặng gây xao xuyến. “Chúng ta biết điều này từ lâu rồi: Chẳng có cái ǵ chúng ta t́m thấy nơi Thượng đế mà chúng ta lại không thể t́m thấy nơi chúng ta. Một cách chắc chắn, trong chừng mực hành động hữu ích đă không làm nó trung ḥa, con người là Thượng đế, tự nguyện, bằng một chuyển di liên tục, tới một niềm vui “không thể tha thứ.” Thế nhưng con người bị trung ḥa ít ra lại chẳng có chút ǵ của cái phẩm hạnh xao xuyến này: ngày nay chỉ có nghệ thuật thừa hưởng, dưới con mắt chúng ta, vai tṛ và tính chất mê sảng của những tôn giáo: chính nghệ thuật ngày nay thay h́nh đổi dạng và gậm ṃn chúng ta, thần thánh hóa và nhạo báng chúng ta, nghệ thuật bằng những dối trá cố t́nh của nó biểu tỏ một chân lư trống rỗng rốt cuộc chẳng có ư nghĩa rơ ràng.”
Bataille xác quyết: toàn bộ tư tưởng con người không đổi hướng khỏi đối tượng của nó, đối tượng này là cái mà chúng ta hiện hữu một cách tối thượng (ce que nous sommes souverainement): mắt chúng ta cũng không cần đổi hướng khỏi sự chói ḷa của mặt trời. Với những kẻ chỉ muốn tự giới hạn trong việc nh́n cái mà những con mắt của những kẻ không được thừa hưởng, điều này quan hệ tới sự mê sảng của một nhà văn...Không bỏ chạy, đào ngũ khỏi đối tượng tư tưởng Bataille đặt câu hỏi cho Char: “Bạn có tin rằng một đối tượng như vậy lại không đ̣i hỏi những người bàn về nó phải chọn lựa? Một quyển sách thường bị khinh miệt, quyển sách này ít nhất cũng làm chứng cho một trong những thời điểm cùng cực ở đó số phận nhân loại tự truy t́m, quyển sách này nói rằng không kẻ nào có thể phục vụ hai ông chủ. Tôi sẽ nói ngay rằng không ai có thể, dù ham muốn cách mấy đi nữa, phục vụ một ông chủ (dù cho ông chủ đó là ai), mà lại không chối bỏ nơi chính họ tính chất tối thượng của đời sống.”[244] Tuy cho rằng không thể bỏ qua hoạt động thực dụng, hữu ích nhưng đáp ứng và để cho sự thiết yếu buồn bă (la triste necessité) đi vào những phán đoán quyết định thái độ lại là chuyện khác. Cũng là chuyện khác khi coi sự khổ cực của con người là giá trị và là quan ṭa tối cao so với việc chỉ coi đối tượng Bataille đề cập tới là tối thượng. “Cuộc sống, một mặt, được tiếp nhận trong một thái độ qui phục, như một gánh nặng và như một nguồn gốc của sự bó buộc, nghĩa là một luân lư tiêu cực, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ của sự cưỡng buộc, mà không ai lại có thể phản đối mà không [coi như] tội ác. Trong nghĩa khác, cuộc sống là sự ham muốn cái ǵ có thể được yêu thích không chừng mực, và [là] luân lư tích cực: đời sống duy chỉ dành giá trị cho sự ham muốn và cho đối tượng của nó. Việc xác định một sự bất khả dung chấp của văn chương với luân lư ấu trĩ là thường t́nh (người ta vẫn nói không thể làm văn chương hay ho với những t́nh cảm tốt đẹp). Để cho minh bạch, phải chăng chúng ta phải nhấn mạnh để đối trọng lại rằng văn chương như một giấc mơ, là sự biểu lộ của ḷng ham muốn – của đối tượng của ḷng ham muốn và do vậy của sự vắng mặt sự cưỡng bức, sự bất tùy thuộc nhẹ tênh?”[245]
Trích dẫn Maurice Blanchot trong bài La littérature et le droit à la mort/Văn chương và quyền đối với cái chết trong đó Blanchot phủ nhận sự nghiêm trang của câu hỏi “văn chương là ǵ?”, coi đó là một câu hỏi bấy lâu vẫn chỉ nhận được những câu trả lời vô nghĩa v́ “Văn chương...giống như yếu tố của cái trống không...trên đó sự suy tư, với sức hút của riêng nó, không thể tự quay trở lại mà không đánh mất sự nghiêm trang của nó.” Bataille nêu câu hỏi: “Chúng ta có thể nào nói rằng từ yếu tố này nó chính là đối tượng tôi nói đến không, đối tượng này tuyệt đối là tối cao, nhưng nó lại được thể hiện bằng ngôn ngữ, phải chăng nó chỉ là một cái trống không giữa ḷng ngôn ngữ, bởi v́ ngôn ngữ “cho nghĩa” và rằng văn chương rút về những câu văn cái sức mạnh chỉ ra cái ǵ khác hơn đối tượng của tôi? Hoặc là, từ đối tượng này, có phải tôi quá vụng khi nói về, chính bởi nó chẳng bao giờ hiện ra, rằng nó biến mất ngay khi tôi nói về nó, bởi dường như, ngôn ngữ “là một khoảnh khắc riêng biệt của hành động và không hiểu được bên ngoài hành động.” (Sartre)[246] Cũng cần nhắc lại đối tượng tranh luận của Bataille đă được chỉ ra ở tựa đề lá thư gửi cho René Char “Về những bất khả dung chấp của nhà văn” (Sur les incompatibilités de l’écrivain).
Bataille cho rằng trong những điều kiện như vậy quả thật sự khốn cùng (misère) của văn chương thật lớn lao: đó là một sự vô trật tự do sự bất lực của ngôn ngữ trong việc chỉ ra cái vô ích, cái hời hợt, trong việc hiểu thấu thái độ con người vượt qua hoạt động hữu ích. Tuy nhiên Bataille cho rằng đối với nhà văn chúng ta khi thực sự coi văn chương là nỗi âu lo đặc quyền (le souci priviligié) th́ chẳng có ǵ quan trọng hơn những quyển sách – những quyển sách chúng ta đọc và viết ra – nếu đó chẳng phải là cái những quyển sách này nhắm tới, và nhà văn cần lưu ư tới nỗi khốn khổ không thể tránh này. Trong viễn tượng này Bataille tŕnh bầy quan niệm của ḿnh về viết, về nhà văn: viết là thêm một nét (un trait) vào cái nhăn quan (vision) gây bất ổn tạo nên sự ngạc nhiên, sự sợ hăi: rằng con người không ngừng là chính ḿnh. Tuy biết rằng những diện mạo do văn chương vẽ ra dễ dàng bị chối bỏ, và dù cho cứ giả dụ rằng tṛ chơi văn chương được thu giảm vào việc phục vụ hành động đi nữa, th́ cái diện mạo thần kỳ văn chương vẽ ra vẫn có đó. Khi sự bất lực tức thời trước sự đàn áp và dối trá lớn hơn sự bất lực của văn chương đích thực (la littérature authentique) nhiều lần th́ hậu quả đơn giản sẽ là: sự im lặng và bóng tối tràn lan. Thế nhưng, theo Bataille, sự im lặng và những tối thẳm tràn lan đó chuẩn bị cho tiếng động chớp loáng, cho những tia sáng báo hiệu run rẩy của trận băo mới, chúng chuẩn bị cho sự trở lại của những ứng xử tối cao không thể thu vào việc phục vụ lợi ích. “Nhiệm vụ của nhà văn là không có chọn lựa nào khác ngoài sự im lặng, hay sự tối cao băo nổi này. Loại bỏ ra bên ngoài những âu lo quan yếu, hắn chỉ có thể tạo ra những diện mạo quyến rũ này – vô số kể và không thực –, mà sự cầu viện tới “chỉ nghĩa” của ngôn ngữ làm tiêu tan, nhưng ở đó nhân loại đă mất t́m lại được chính ḿnh. Nhà văn không làm thay đổi sự cần thiết bảo đảm những dưỡng chất – và sự phân chia chúng giữa con người, – hắn cũng chẳng thể từ chối sự tùy thuộc vào những cứu cánh này của một phần thời gian trong tầm tay, nhưng chính hắn đặt ra những giới hạn của sự tùng phục, sự tùng phục này không những chỉ có giới hạn mà c̣n là không thể tránh được. Chính tại nơi hắn, chính do hắn mà con người học hỏi được rằng con người măi măi là không thể cầm giữ được, một cách nhất thiết là không thể tiên liệu, và rằng chung cuộc tri thức phải tan loăng trong sự đơn giản của cảm xúc. Chính ở nơi hắn và do hắn mà hiện sinh một cách tổng quát là cái mà người thiếu nữ là ǵ đối với người nam kẻ ham muốn cô ta, rằng cô ta yêu hay tránh xa hắn, rằng cô ta đem lại cho hắn niềm vui hay sự thất vọng. Sự bất khả dung chấp của văn chương và của sự dấn thân như vậy chính là sự bất khả dung chấp của những đối nghịch.”[247] Bataille cho rằng người dấn thân hoặc chỉ thể viết điều dối trá hoặc sẽ không vượt qua được sự dấn thân. Bằng không sự dấn thân ở đây không phải là kết quả của một sự chọn lựa đáp ứng cho t́nh cảm trách nhiệm hay bó buộc, nhưng chỉ là hậu quả của một sự đam mê, của sự ham muốn không thể vượt qua, chúng không bao giờ để lại sự chọn lựa. Bằng những lư giải trên chúng ta thấy Bataille hoàn toàn bác bỏ quan niệm văn chương dấn thân của Sartre. Theo Bataille, thật rơ ràng rằng nhà văn không viết tác phẩm để đóng góp cho những hoạch định của xă hội tiện ích (la société utile), và nếu như tác phẩm muốn phục vụ th́ nó chẳng thể có giá trị tối thượng nữa. Quả thật sự bất khả dung chấp của văn chương và của sự dấn thân dù cho là căn cốt nhưng nó lại không luôn luôn đi ngược lại những sự kiện. Thường th́ cái phần do hành động có ích bó buộc đè nặng trên toàn thể đời sống với nỗi hiểm nguy, sự cấp bách và bị làm nhục không có chỗ cho cái vô bổ. Nhưng như thế th́ không c̣n có sự chọn lựa nữa. Người ta có lư khi đưa ra trường hợp nhà văn Richard Wright: ông ta là một người Da Đen của miền Nam nuớc Mỹ đă không thể nào thoát khỏi những điều kiện cưỡng bách đè nặng trên người đồng chủng của ông khi viết văn. Những điều kiện này ông nhận được từ bên ngoài chứ không phải ông ta đă chọn lựa dấn thân vào. Vậy mà Jean-Paul Sartre đă đưa ra nhận định: “...Wright, viết cho một công chúng bị xé rách, đă biết cách vừa duy tŕ vừa vượt qua sự rách nát này: ông ta lấy nó làm lư cớ cho một tác phẩm nghệ thuật.” (...Wright, écrivant pour un public déchiré, a su maintenir, à la fois, et dépasser cette déchirure: il en fait le prétexte d’une œuvre d’art.) Bataille mỉa mai Sartre: Xét cho cùng chẳng có ǵ là lạ lùng khi một lư thuyết gia về dấn thân của nhà văn lại đặt tác phẩm nghệ thuật – đúng là cái vượt khỏi một cách vô ích những điều kiện cho sẵn – ra khỏi sự dấn thân, cũng chẳng có ǵ lạ lùng khi một lư thuyết gia về sự chọn lựa lại chính ḿnh nhấn mạnh về sự kiện Wright đă không thể chọn lựa mà không rút ra những hậu quả. Bataille c̣n cho rằng thật là chuyện vô bổ khi cứ c̣n phải bàn tới một học thuyết chỉ đạt tới những đầu óc xao xuyến, bị dằn vặt bởi một thứ tự do u mặc (liberté d’humeur) quá lớn, quá mơ hồ. Ngoài ra, về một mặt, ít nhất người ta có thể nói rằng học thuyết này không thể đặt nền tảng cho sự bó buộc chính xác và nghiêm túc v́ tất cả vẫn c̣n ở trong sự mơ hồ về mặt thực tiễn. Mặt khác, chính tác giả học thuyết này cũng thầm nhận ra sự mâu thuẫn ông ta vấp phải: cái luân lư hoàn toàn cá nhân ông ta chủ trương là một luân lư của sự tự do về chọn lựa nhưng đối tượng của sự chọn lựa lại vẫn cứ là một điểm nhấn của luân lư truyền thống: cả hai thứ luân lư này là độc lập nhau và người ta không thấy có cách nào để đi từ cái này sang cái kia. “Vấn đề này không phải là hời hợt: Chính Sartre đồng ư như vậy, rằng cái nền của luân lư cũ đă ruỗng mục, và tư tưởng của ông ta cốt nhằm làm sập nó...” (Ce problème n’est pas superficiel: Sartre lui-même l’accorde, l’édifice de la vieille moral est vermoulu, et sa pensée achève de l’ébranler...)
Sau khi chứng minh văn chương bất khả dung chấp sự dấn thân Bataille đưa ra những hậu quả: Nếu đưa văn chương đi tới th́ phải thú nhận rằng chúng ta không mấy quan tâm tới sự tăng trưởng tài nguyên của xă hội; kẻ điều khiển hoạt động hữu ích – hành động hữu ích hiểu theo nghĩa tăng trưởng chung những sức mạnh – chấp thuận những lợi ích đối nghịch với những lợi ích của văn chương; nhà văn, tuy không từ bỏ thiên chức của ḿnh, có thể hóa ra đồng ư với một hành động chính trị hữu lư theo cái nghĩa sự tăng trưởng những sức mạnh xă hội nếu như hành động này là một phê phán hay phủ nhận cái ǵ đă được thực hiện một cách thực sự, nhà văn chối bỏ chính hắn khi hậu thuẫn hành động chính trị được cho là hữu lư, đánh mất tinh thần của văn chương vốn dĩ không có mục tiêu nhất định, là sự đam mê tự gậm nhấm: văn chương luôn luôn đối nghịch với sự điều khiển. Để làm rơ những ư trên Bataille thêm: vấn đề ở đây không phải là cho rằng nhà văn có lư c̣n xă hội điều khiển là sai lầm v́ luôn luôn cả hai vừa có lư vừa sai lầm, trong xă hội kinh tế (société économiaue) luôn có hai ḍng chảy bất khả dung chấp: nhưng kẻ bị điều khiển (les dirigés)và những người điều khiển (les dirigeants) trong đó người điều khiển muốn sản xuất càng nhiều càng tốt và giảm thiểu sự tiêu dùng trong khi ngược lại người bị điều khiển lại muốn tiêu dùng càng nhiều và lao động càng ít càng tốt: “Và, trong toàn bộ, do bản chất, những người làm văn chương đồng ư với những kẻ thích hoang phí.” (Et, dans l’ensemble, par nature, les littérateurs sont d’accord avec ceux qui aiment dilapider).
Theo Bataille điều luôn ngăn cản việc định rơ sự đối nghịch và sự thu hút căn bản trong xă hội thường bởi, về phía những người tiêu thụ mọi người đi theo những hướng đối nghịch nhau. Hơn nữa kẻ mạnh tự cho ḿnh một quyền lực ở trên hướng đi của nền kinh tế. Lịch sử đă chỉ ra điều này: vua chúa và giai cấp thượng lưu trong khi để mặc giới tư sản điều khiển việc sản xuất đă cố gắng chiếm phần lớn những sản phẩm có thể tiêu thụ. Giáo hội thỏa hiệp với uy quyền của những lănh chúa phong kiến nên đặt lên trên dân chúng những diện mạo quyền uy, sử dụng một đặc quyền rộng răi để chiếm lấy một phần sản phẩm được sản xuất ra. Nói một cách tổng quát, quyền lực có ư nghĩa một sự ḥa giải, những phạm vi đối nghịch nhau được phân chia ra phạm vi tinh thần và phạm vi vật chất nhằm vừa phục vụ phúc lợi xă hội vừa phục vụ lợi ích riêng của quyền lực. Thế nhưng, một thái độ uy quyền hoàn toàn lại rất gần với sự hy sinh, hy sinh này không phải do đ̣i hỏi hay chiếm hữu của những kẻ giàu có. Thái độ thẩm quyền hoặc là sự chính đáng của con người hoặc không là ǵ cả hiển nhiên sẽ thành không chính đáng nếu như nó có một cứu cánh nào không phải chính nó. Thời xưa văn chương âm thầm tùy thuộc tôn giáo hay các vua chúa nên không có sự tự trị, nó đáp ứng những mệnh lệnh hay những sự mong đợi nên có tính chất thứ yếu. Thứ yếu, v́ chỉ là thứ uy quyền giản đơn nên văn chương lạc lơng trong thế giới sinh động, bất khả thỏa hiệp, nhưng nó vẫn cho thấy nó là một vận động không thể thu giảm vào những cứu cánh của một xă hội thực dụng, và dù ǵ đi nữa, trên nguyên tắc, nó vẫn cứ là một trường hợp riêng tư. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thừa hưởng uy quyền của những thầy tu và những vua chúa nhà văn kẻ thừa hưởng mang số phận kẻ bị nguyền rủa. Văn chương hiện đại được sản sinh từ sự suy đồi của thế giới thiêng liêng xem ra gần gũi với cái chết hơn là cái thế giới suy đồi đó. “Sự vô nghĩa (non-sense) của văn chương hiện đại c̣n sâu xa hơn sự vô nghĩa của đá, và v́ vô nghĩa nên cái ư nghĩa có thể quan niệm được của nó là [cho thấy] con người vẫn c̣n có thể cho đối tượng tưởng tượng sự ham muốn của hắn. Một sự quên ḿnh thật hoàn hảo đ̣i hỏi sự lănh đạm hay, đúng ra, sự trưởng thành của một kẻ đă chết. Nếu như văn chương là niềm im lặng của những ư nghĩa, đó thực ra chính là cái nhà tù mà tất cả những kẻ ở trong đó muốn thoát ra.”[248] Nếu cho rằng nhà văn hiện đại là kẻ tiếp nối những đấng quân vương th́ hắn nhận được, để bù đắp cho những nỗi khốn khổ này, một đặc quyền chính yếu: từ chối cái quyền lực vốn là đặc quyền nhỏ nhoi của quân vương, cái đặc quyền của hắn là không có quyền lực và không tự thu giảm ḿnh, trong xă hội sinh động, vào sự hănh tiến (l’avance), vào sự bại liệt của cái chết (paralysie de la mort). Bataille kết luận bài trả lời câu hỏi của Char: Nếu nhà văn hiện đại vẫn chưa biết cái ǵ đè nặng trên hắn – sự lương thiện, chuẩn xác, khiêm nhường sáng suốt do gánh nặng đ̣i hỏi, thật chẳng quan trọng ǵ, nhưng ngay sau đó hắn đă từ bỏ một tính chất tối cao, bất khả dung nhập với sự sai lầm. “Uy quyền tối thượng của hắn, hắn phải biết điều này, không thể giúp ǵ hắn nhưng hủy hoại hắn, cái có thể đ̣i hỏi hắn, đó chính là biến hắn thành một kẻ đă chết vẫn c̣n sống, có thể là vui vẻ đấy, nhưng đă bị cái chết gậm nhấm bên trong.”[249]
______________________________
[243] Sđd trang 48: Nous le savons depuis longtemps: il n’est rien que nous trouvons en Dieu que nous ne puissions le trouver en nous. Assurément, dans la mesure où l’action utile ne l’a pas neutralisé, l’homme est Dieu, voué, en un transport continuel, à une “intolérable” joie. Mais l’homme neutralisé du moins n’a plus rien de cette dignité angoissante: l’art seul hérite aujourd’hui, sous nos yeux, le rôle et le caractère délirants des religions: c’est l’art aujourd’hui qui nous transfigure et nous ronge, qui nous divinise et nous moque, qui exprime par ses monsonges prétendus une vérité vide enfin de sens précis.
[244] Sđd trang 49: Croyez-vous qu’un tel objet ne demande pas de ceux qui l’abordent qu’ils choisissent? Un livre souvent dédaigné, qui témoigne néamoins d’un des moments extrêmes où la destinée humaine se cherche, dit que nul ne peut servir deux maîtres. Je dirais plutôt que nul ne peut, quelque envie qu’il en ait, servir un maître (quel qu’il soit), sans nier en lui-même la souveraineté de la vie.
[245] Sđd trang 49-50: La vie, d’un côté, est reçue dans une attitude soumise, comme une charge et une source d’obligation, une morale négative alors, répond au besoin servile de la contrainte, que personne ne pourrait contester sans crime. Dans l’autre sens, la vie est désir de ce qui peut être aimé sans mesure, et la morale est positive: elle donne exclusivement la valeur au désir et à son objet. Il est commun d’affirmer une incompatibilité de la littérature et de la morale puérile (on ne fait pas, dit-on, de bonne littérature avec de bons sentiments). Ne devons-nous pas afin d’être clairs marquer en contrepartie que la littérature comme le rêve, est l’expression du désir – de l’objet du désir et par là de l’absence du contrainte, de l’insubordination légère?
[246] Sđd trang 50: Mais de cet élément pouvons-nous dire qu’il est justement l’objet dont je parle, qui absolumnent souverain, mais ne se manifestant que par le langage, n’est au sein du langage qu’un vide, puisque le langage “signifie” et que la littérature retire aux phrases le pouvoir de désigner autre chose que mon objet? Or, de cet objet, si j’ai tant de mal à parler, c’est que jamais il n’apparaît, qu’il disparaît même dès l’instant où j’en parle, puisque comme il semble, la langage “est un moment particulier de l’action et ne se comprend pas en dehors d’elle” (Sartre)
[247] Sđd trang 51: Il appartient à l’écrivain de n’avoir d’autre choix que le silence, ou cette souveraineté orageuse. À l’exclusion d’autres soucis majeures, il ne peut que former ces figures fasciantes – innombrables et fausses – , que dissipe le recours à la “signification” du langage, mais où l’humanité perdue se trouve. L’écrivain ne change pas la nécessité d’assurer les subsistances – et leur répartition entre les hommes, – il ne peut non plus nier la subordination à ces fins d’une fraction du temps disponible, mais il fixe lui-même les limites de la soumission, qui n’est pas moins nécessairement limitée qu’inéluctable. C’est en lui, c’est par lui que l’homme apprend qu’à jamais il demeure insaisissable, étant essentiellement imprévisible, et que la connaissance doit finalement se résoudre dans la simplicité de l’émotion. C’est en lui et par lui que l’existence est généralement ce que la fille est à l’homme qui la désire, qu’elle l’aime ou l’écart, qu’elle lui apporte le plaisir ou le désespoir. L’incompatibilité de la littérature et de l’engagement, est donc précisément celle de contraires.
[248] Sđd trang 57: Mais le non-sense de la littérature moderne est plus profond que celui des pièrres, étant, parce qu’il est non-sense, le seul sense concevable, que l’homme puisse encore donner à l’objet imaginaire de son désir. Une abnégation si parfaite demande l’indifférence ou, plutôt, la maturité d’un mort. Si la littérature est le silence des significations, c’est en vérité la prison dont tous les occupants veulent s’évader.
[249] Sđd trang 58: Sa souveraineté, il devait le savoir, ne pouvait l’aider mais le détruire, ce qu’il pouvait lui demander, c’était de faire de lui un mort vivant, peut-être gai, mais rongé au-dedans par la mort.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2017