đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(66)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66,

 

RENÉ CHAR

Chương 5

Char và Blanchot

 

Trong khi mối giao t́nh Heidegger-Char có thể nói là thuận buồm xuôi gió th́ mối liên hệ Char-Blanchot tuy thân thiết hơn nhưng lại nhiều thăng trầm. Nếu dùng h́nh ảnh để mô tả hai mối liên hệ này th́ mối liên hệ Heidegger-Char là hai con đường song song/hành c̣n mối quan hệ Char-Blanchot là hai con đường đan chéo nhau (chemins croisés).Theo Christophe Bident, René Char và Maurice Blanchot gặp nhau từ 1940 và Blanchot khi đó “có những liên hệ bí mật với Kháng Chiến” [166].  Nhưng hai người chỉ thực sự tham gia kháng chiến hai hay ba năm sau đó. René Char và Maurice Blanchot có chung người bạn chí thiết là Georges Bataille nên mối liên hệ giữa hai người càng gắn bó hơn. Từ  năm 1950 khi Bataille chuyển tạp chí Critique sang nhà xuất bản Minuit cả Char lẫn Blanchot đều là những cộng tác nhiệt thành. Điều đáng ngạc nhiên về mối liên hệ Char-Blanchot: tính cách hai người hầu như hoàn toàn đối nghịch. Trong khi Blanchot là “kẻ chung phần vô h́nh” (Partenaire invisible) như cách nói của Christophe Bident, rất quả giao, bí ẩn (Blanchot tuyệt đối tránh chụp h́nh, sau khi Blanchot từ trần người ta chỉ t́m được vỏn vẹn 3 tấm h́nh để lại) th́ Char lại là người quảng giao, có khá nhiều bạn thân, nhất là giới họa sĩ. Quan niệm về t́nh bạn của Blanchot cũng khá đặc biệt: gần mà xa, xa mà gần, nhớ để quên, quên để nhớ, và đă là bạn thân th́ không nói về nhau nhưng là nói với nhau như Blanchot đă viết: “Về người bạn này, làm sao chấp nhận nói? Chẳng phải để ca ngợi, cũng chẳng trong lợi ích của sự thực nào đó. Những đặc điểm tính cách của hắn, những dạng thức cuộc sống của hắn, những giai đoạn cuộc đời của hắn, ngay cả có ăn khớp với sự t́m kiếm hắn cảm thấy có trách nhiệm tới tận vô trách nhiệm, tất cả những cái đó chẳng thuộc về ai. Chẳng có chứng nhân nào. Những kẻ gần gũi nhất chỉ nói về cái ǵ gần gũi họ, chứ không phải kẻ xa cách sẽ khẳng định sự gần gũi đó, và kẻ xa cách hết xa cách ngay khi sự hiện diện chấm dứt. Quả thực chúng ta có ư duy tŕ, bằng lời nói của chúng ta, bằng bản viết của chúng ta, cái vắng mặt; quả thực, rằng chúng ta trao cho hắn sự thu hút của những kỷ niệm của chúng ta và c̣n thêm cả một diện mạo nữa, niềm hạnh phúc của việc vẫn hiện diện, cuộc sống kéo dài của một bề ngoài trung thực. Chúng ta chỉ t́m cách làm đầy một khoảng trống, chúng ta không chịu nhận nỗi khổ đau: [đó là] xác nhận khoảng trống đó. Kẻ nào lại có thể bằng ḷng đón nhận sự vô nghĩa từ đó, sự vô nghĩa quá mức mà chúng ta không có kư ức có khả năng dung chứa nó và chính chúng ta đă phải trượt vào sự quên lăng để mang vác nó, thời gian của sự trượt vào tới tận sự bí ẩn mà nó tượng trưng? Tất cả điều chúng ta nói mục đích chỉ để che đậy sự xác nhận duy nhất: rằng tất cả phải xóa bỏ đi và chúng ta chỉ thể vẫn trung thành trong khi canh chừng cái chuyển vận tự xóa bỏ này, nơi đó một cái ǵ đó trong chúng ta ném trả lại mọi kỷ niệm đă thuộc về nơi đó.[…]

 Chúng ta phải từ chối nhận biết nơi những kẻ chúng ta gắn kết một điều ǵ đó thiết yếu; tôi muốn nói, chúng ta phải đón nhận họ trong mối tương quan với cái chưa biết ở đó họ đón nhận chúng ta, chúng ta cũng thế, trong sự xa cách của chúng ta. T́nh bạn, cái tương quan không có sự phụ thuộc này, không có t́nh tiết và nơi đó tất cả sự đơn giản của cuộc sống đi vào, bởi nhận biết qua sự lạ lẫm chung không cho phép chúng ta nói về bạn hữu của chúng ta, nhưng chỉ nói với họ, không phải để làm một chủ đề đàm thoại (hay những bài viết), nhưng [để nói về] cái chuyển vận của sự thấu hiểu ở đó, khi chúng ta nói, họ giữ lại, ngay cả trong sự thân t́nh nhất, cái khoảng cách vô tận, sự phân cách căn bản này khởi từ đó cái phân cách trở thành mối tương quan. Ở đây, sự cẩn trọng không phải ở trong việc từ chối nêu ra những chuyện riêng tư (làm thế có thể là thô lỗ, ngay cả việc nghĩ tới chúng cũng vậy), nhưng sự cẩn trọng là khoảng ngưng, cái khoảng ngưng thuần túy, khoảng ngưng từ tôi đến kẻ khác là một người bạn này đo lường tất cả những ǵ có giữa chúng tôi, sự đứt quăng của hiện hữu không bao giờ cho phép tôi tùy tiện hắn, kể cả bày ra sự hiểu biết của tôi về hắn (dù rằng chỉ để ca ngợi), và khoảng ngưng lại này, thay v́ ngăn cản mọi thông giao, lại gắn kết người này với người kia trong sự khác biệt và đôi khi trong niềm im lặng của lời nói.[…]

Nói cho gọn, chúng ta có thể nhớ nhau. Thế nhưng tư tưởng biết rằng người đời chẳng nhớ ǵ hết: không kư ức, không nghĩ tưởng, nó đă đấu tranh trong cái không thể nh́n thấy ở đó tất cả lại rơi vào sự lănh đạm. Đó chính là sự đớn đau sâu thẳm của nó. Nó cần phải đi cùng t́nh bạn trong sự lăng quên.”[167]

Về những điểm khác biệt giữa hai người trước hết phải kể tới sự khác nhau về tŕnh độ học vấn: trong khi Blanchot đậu tú tài khi chưa đầy 16 tuổi và sau đó theo học ở đại học Strasbourg, thân thiết với Emmanuel Lévinas và được Lévinas giới thiệu tác phẩm Sein und Zeit của Heidegger, tháng 6, 1930 tŕnh luận án cao học (Diplôme d’Éudes Supérieures) ở Sorbonne với đề tài “La conception du dogmatisme chez les sceptiques/ Quan niệm về chủ nghĩa giáo điều nơi những triết gia hoài nghi.” Đồng thời Blanchot cũng theo học ngành y khoa ở Sainta-Anne chuyên về thần kinh học và trị liệu tâm thần nhưng không tŕnh luận án tiến sĩ và theo nội trú.Trong khi đó Char là một học sinh trung học ngang ngược, trốn trường trốn lớp và không có bằng tú tài.

Như trên đă chỉ ra lộ tŕnh bằng hữu Char-Blanchot là vắt chéo, cắt nhau chứ không song hành. Cắt nhau, gặp gỡ về văn chương nhưng chia xa phần lớn về quan điểm và thái độ đối với những biến động chính trị thời đại, v vấn đề bài-Do thái, và đôi khi có thái độ khác nhau đối với một vài người bạn chung của hai người. Quan điểm chính trị của Blanchot khá cực đoan trong khi Char nhiều khi thường tỏ ra dung ḥa, rộng lượng. Trước hết là thái độ chính trị đối với những biến cố đầy xáo trộn trong thời đại hai người sống trải. Maurice Blanchot ở những thập niên 30 thế kỷ trước có quan điểm chính trị đi từ thái cực này sang thái cực khác: từ cực hữu sang cực tả. Từ năm 1931 Blanchot là một kư giả viết những bài chính luận trên những tờ báo cực hữu bảo thủ và có mối ác cảm với nước Đức, tỏ ra có nhận định sáng suốt về Hitler như trong một bài báo tựa đề “Un discours logique/Một diễn ngôn hữu lư” trên Journal des débats ngày 17 tháng 9, 1933: “Âu châu ngày nay không c̣n có thể kiềm chế được Hitler và những đảng viên quốc xă.[…] Đức hoàn thành việc tái xây dựng quân đội của nước này và đang chuẩn bị culàm đảo lộn Âu châu. […] Khi mà Đức có dụng cụ của sức mạnh của nó, nó sẽ dùng để làm cho những quyết tâm của nó thắng thế bằng ngoại giao, và điều này đủ để, và, khi cần thiết, sẽ sử dụng bạo động.”[168]  Từ đầu thập niên 30 thế kỷ với Blanchot chủ nghĩa Marx là một chủ thuyết tiêu hủy tinh thần (déspirituation), phản nhân bản (déshumination) và cũng là sự phản bội tư tưởng cách mạng, nhất là chủ nghĩa Stalin. Việc tham dự vào chính trị đương thời qua báo chí của Blanchot có lộ tŕnh khá phức tạp không thể nói hết ở đây. Ngay như trong biến cố cuộc nổi dây của sinh viên Pháp năm 1968 trong khi Blanchot đóng vai tṛ tích cực (dù ẩn mặt) Char lại dửng dưng và không tin vào triển vọng tương lai của cuộc nổi dậy này.

Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bài-Do thái của Blanchot thật dứt khóat và quyết liệt dựa trên châm ngôn “Pense et agis de telle manière qu’Auschwitz ne se répète jamais/Hăy tư tưởng và hành động sao cho Auschwitz không bao giờ tái diễn” như trong một bức thư Maurice Blanchot gửi cho Raymond Bellour (được in lại trong Cahier de l’Herne: Henri Michaux, 1966). Thật ra quan điểm này của Blanchot – Blanchot không phải là người có gốc Do thái – không kể về mặt tư tưởng có gốc rễ sâu đậm do quan hệ thân tộc và thân hữu: về thân tộc, anh trai của Blanchot là René Blanchot năm 1938 có người vợ tên là Georgette Goldtein gốc Do thái phải lẩn trốn chiến dịch tập trung dân Do thái của Hitler, chính Anne Wolf vợ của Blanchot cũng gốc Do thái, và nhất là Emmanuel Levinas người bạn thân gốc Do thái cũng bị quốc xă tù đày. Dịp này Blanchot đă nhường căn nhà của ḿnh cho vợ và con gái Levinas ở tạm rồi sau đó đem họ sống ẩn núp trong nhà thờ nữ tu Saint Vincent-de-Paul. Levinas cũng c̣n có người em chết trong trại tập trung quốc xă [từ sự kiện này Blanchot viết truyện kể Aminadab], Blanchot và em gái cũng đă giúp Paul Levy vốn là chủ nhiệm một tờ báo Blanchot hợp tác trước đây trốn tránh mật vụ quốc xă lùng bắt.

Cũng chính v́ thái độ quyết liệt chống lại những người có tư tưởng bài-Do thái nên Blanchot có thái độ rất quyết liệt trong “L’affaire Beaufret/Vụ án Beaufret”: Vào năm 1967 François Fédier (đệ tử của Jean Beaufret) khởi xướng một tuyển tập mời nhiều người đóng góp để vinh danh nhân sinh nhật thứ 60 của Jean Beaufret. François Fédier gửi thư mời Beda Allemann, Jean-Paul Aron, Kostas Axelos, Maurice Blanchot, Jacques Derrida, Michel Deguy, Roger Munier…cộng tác. Tất cả những người kể trên đồng ư đóng góp bài vở cho tuyển tập sẽ xuất bản với tên gọi L’Endurance de la pensée sẽ do nhà Plon xuất bản. Nhưng sự cố không may xảy ra: trong một buổi ăn sáng với Derrida người bạn thân Laporte kể lại cho Derrida nghe vụ việc sau đây: Trong cuộc tuyển chọn giáo sư cho đại học Clermont Jean Beaufret có phát biểu rằng “Nếu như tôi phải chọn giữa Clémence Ramnoux, X, Y, và một người Do thái, dĩ nhiên tôi sẽ bầu chọn Clémence Ramnoux.” Ngoài ra Jean Beaufret được biết người vốn không ưa thích Ramnoux. Nhưng  sau đó Beaufret lại nhấn mạnh đến việc ḿnh đă từ chối bầu chọn Ramnoux. Tiết lộ này đối với Derrida (gốc Do thái) là hết sức trầm trọng v́ Derrida cho rằng Beaufret là một người ngoài việc là một giáo sư ra c̣n là kẻ thân cận Heidegger mà tại sao lại có lời lẽ ác độc và tầm thường một cách tự nhiên như vậy. Theo Derrida, việc vinh danh một người như thế là không thể. Nhất là câu nói kỳ thị của Beaufret tuy thoáng nghe có vẻ chung chung nhưng Derrida lại cho rằng Beaufret đặc biệt nhắm vào Emmanuel Levinas, một thân t́nh của Derrida. Trong một bức thư gửi cho Fédier sau đó Derrida nhấn mạnh “Tuyệt đối […] không thể nghi ngờ được tính chất trung thực của điều đă được báo cáo với tôi,” nhưng đă không tiết lộ tên người báo cáo và đi đến quyết định sẽ rút lại bài viết ḿnh sẽ đóng góp cho tuyển tập. Blanchot không hề hay biết những sự cố xảy ra v́ không ai thông báo cho Blanchot biết mọi việc cũng như t́nh h́nh căng thẳng thư đi tin lại giữa Fédier và những người được mời cộng tác, việc Fédier tố cáo Laporte, cuộc họp giữa Beaufret, Derrida và Laporte ở văn pḥng của Derrida tại trường Cao đảng Sư phạm (ENS) và sau đó ở tư gia Michel Deguy v́ Deguy muốn làm trung gian ḥa giải. Cuộc họp mặt này có chủ đề chính thảo luận về tư tưởng bài-Do thái và chủ nghĩa cực đoan chính trị của Heidegger. Khi hay biết mọi chuyện Blanchot viết thư cho Fédier và nhận được thư trả lời của Fédier lời lẽ khá gay gắt làm Blanchot khó chịu nên t́m Derrida và hẹn gặp nhau. Tuy nhiên sau cuộc gặp mặt này Blanchot cũng báo cho Fédier biết sẽ không rút lại bài viết Parole de fragment/Lời của đoạn rời (viết từ năm 1964 về René Char, sau này được cho vào L’Entretien infini trang 451-455) nhưng đặt điều kiện trong L’Endurance de la pensée Fédier phải in kèm lời đề tặng của Blanchot cho Levinas trên đầu bài viết của Blanchot, cũng như muốn Fédier phải gửi cho tất cả những người cộng tác một lá thư giải thích mọi sự việc đă xảy ra. Sau khi cùng với Derrida đến thăm Levinas tại tư gia của người bạn cố cựu Blanchot nhận thấy Levinas không mấy quan tâm tới vụ việc này và khuyên mọi người tránh bi thảm hóa, hăy xuất bản tất cả các bài viết để tránh việc đóng đinh Beaufret vào chủ nghĩa bài-Do thái.[169] Cuối cùng sau nhiều dàn xếp L’Endurance de la pensée được xuất bản với các bài của: René Char, Martin Heidegger, Beda Allermann, Jean-Paul Aron, Kostas Axelos, Jacques Berque, Maurice Blanchot, Hartmut Buchner, Michel Deguy, Dominique Fourcade, Gérard Granel, L. Krummer-Schrot, Roger Laporte, Henri Mathieu, Roger Munier, H.W. Petzer, Eugène Vinaver.

Một điểm khác biệt căn bản nữa giữa Blanchot và Char: thái độ và tư tưởng đối với Martin Heidegger. Trong khi Char và Heidegger có mối giao t́nh tốt đẹp th́ Blanchot tuy từ thời trẻ tuổi và nhiều năm sau đó chịu ảnh hưởng tư tưởng Heidegger nhưng từ thập niên 60 đă có thái độ xoay ngược chiều, triệt để phê phán Heidegger, chống-Heidegger trong nhiều bài viết: tố cáo và phủ nhận hệ luận hữu thể học về soi sáng Hữu, xét lại quan niệm về phê phán lời nói không trung thực (parole inauthentique) của Heidegger, coi Heidegger phải chịu trách nhiệm về một thứ văn tự ḥa giải, và chỉ ra  triết lư của Heidegger chứa đựng học thuyết hư vô. Để phản bác Heidegger về mặt tư tưởng Blanchot đưa ra khái niệm cái Trung tính (le Neutre) như một đối tượng bất khả của tư tưởng, chỉ hiện diện trong việc rút lui khỏi sự xác định nó, và chỉ có Trung tính là có khả năng thoát khỏi chủ nghĩa hư vô.[170] Thái độ này của Blanchot không hẳn có tính cách chính trị bắt nguồn từ sau khi Heidegger bị tố cáo có tư tưởng bài-Do thái mà đúng ra là việc trở lại của Blanchot với Levinas về triết học, chứng tỏ gần gũi với Levinas hơn sau một thời gian dài im lặng và chia ngả. Trong vụ việc này chúng ta không thấy René Char có thái độ hay hành động nào. Thái độ của René Char đối với “Affaire Beaufret” khác hẳn Blanchot: Char và Munier không tin lời tố cáo của Laporte và Char đóng góp bài “La barque à la proue altérée” cho tuyển tập L’Endurance de la pensée trong đó Char khen ngi sự hiện diện cũng như tư tưởng nguồn cội của Jean Beaufret đă “không ngừng soi sáng quá khứ và hiện tại,” và kết thúc bài viết bằng câu nói thường được nhắc đến “Ainsi les philosophers et les poètes d’origine possèdent-ils la Maison, mais restent-ils des errants sans atelier ni maison.”[171]

Có thể sơ lược về một số điểm giống nhau giữa Char và Blanchot: Thứ nhất, cả hai đều tham dự Kháng Chiến và cùng may mắn thoát chết. Từ 1943 René Char là lănh tụ kháng chiến với bí danh Captain Alexandre c̣n Maurice Blanchot v́ cư ngụ ở Quain thuộc Saône-le-Loire là vùng xôi đậu thuộc miền Nam biên giới giữa vùng bị quân Đức chiếm đóng và vùng chưa bị chiếm đóng nên Blanchot tham dự hoạt động kháng chiến trong vai tṛ bí mật qua lại biên giới chuyên chở tiếp liệu cho kháng chiến quân. Quain khi đó là đối tượng lục soát của mật vụ quốc xă. Christphe Bident kể lại trường hợp Blanchot: Vào tháng 6 [1944] một sĩ quan Đức đến “Château” [chỗ ở của Blanchot] dẫn theo ít nhất cả chục lính. Sĩ quan này nghi ngờ Blanchot là người viết bài cho những tờ báo bí mật nên lôi cổ Blanchot dẫn tới trước một bức tường có đặt sẵn dàn tiểu liên trước khi đi vào trong nhà lục soát t́m kiếm để tịch thu những bản thảo. Lát sau Blanchot cùng với gia đ́nh bị đưa đến chỗ xử bắn. Nhưng may thay vị sĩ quan này lại có việc phải vắng mặt chốc lát, những người lính trong toán đi theo tiết lộ họ vốn gốc dân Nga và bằng ḷng nhận hối lộ một túi tiền và đồ trang sức quí giá từ gia đ́nh Blanchot. Nhờ vậy anh em Blanchot trốn thoát vào rừng.[172]  Trường hợp xảy đến với Char khá tương tự: khi mật vụ quốc xă đến t́m Char lần đầu ở tư gia thay bị bắt ngay Char may mắn được một người lính trong đoàn giữ nhiệm vụ gác cửa thầm báo cho Char biết hăy mau trốn đi v́ ngày mai họ sẽ trở lại để bắt Char.

Về sở thích văn chương và triết học hai người tuy không hẳn giống nhau nhưng cũng không mấy khác biệt quan trọng. Trong khi Blanchot, về văn chương, không thích đọc văn chương hiện thời như Blanchot nói trong quyển Après coup rằng “Tôi c̣n nhớ (đây chỉ là một kỷ niệm thôi, có thể là đánh lừa) rằng tôi là kẻ xa lạ một cách đáng ngạc nhiên với văn chương đương đại và chỉ biết thứ văn chương gọi là cổ điển, tuy cũng có đến với Valéry, Gœthe và Jean-Paul.” Thời trẻ ở giai đoạn những năm 30 khi c̣n có khuynh hướng chính trị cực hữu Blanchot yêu thích Maurice Barrès trong khi nhóm siêu thực cực lực lên án nhà văn này. Qua những bài viết trong L’Espace littéraire chúng ta thấy Blanchot chú trọng nhất đến Hölderlin, Mallarmé và Kafka.[173] René Char tuy không thuộc giới khoa bảng nhưng việc đọc không v́ vậy bị giới hạn. Đọc với tư cách một thi sĩ nhưng Char cho thấy có sự hiểu biết các tác gia văn chương và triết học tuy đơn giản nhưng khá thông minh và độc đáo. Qua bài Page d’ascendants pour l’an 1964 sơ lược chúng ta được biết Char việc đọc của Char khá rộng.[174]

______________________________________

[166] Christophe Bident, Maurice Blanchot, Partenaire invisible, nxb Champ Vallon 1998, trang 156.

[167] Maurice Blanchot, L’Amitié, Gallimard 1971, trang 326-330:  De cet ami, comment accepter de parler? Ni pour l’éloge, ni dans l’intérêt de quelque vérité. Les traits de son caractère, les formes de son existence, les episodes de sa vie, même en accord avec la recherche dont il s’est senti responsible jusqu’à irresponsabilité, n’appartienent à personne. Il n’y a pas de témoin. Les plus proches ne disent que ce qui leur fut proche, non le lointain qui s’affirma en cette proximité, et le loitain cesse dès que cesse la présence. C’est vraiment que nous prétendons maintenir, par nos paroles, par nos écrits, ce qui s’absente; vraiment, que nous lui offrons l’attrait de nos souvenirs et une sorte de figure encore, le bonheur de demeurer au jour, la vie prolongée d’une apparence véridique. Nous ne cherchons qu’à combler un vide, nous ne supportons pas la douleur: l’affirmation de ce vide. Qui accepterait d’en acceueillir l’insignifiance, insignificance si démeusurée que nous n’avons pas de mémoire capable de la contenir et qu’il nous faudrait nous-même déjà glisser à l’oubli pour la porter, le temps de ce glissement, jusqu’à l’énigme qu’elle représente? Tout ce que nous disons ne tend qu’à voiler l’unique affirmation: que tout doit s’effacer et que nous ne pouvons rester fidèles qu’en veillant sur ce mouvement qui s’efface, auquel quelque chose en nous qui rejette tout souvenir appartient déjà.[…]

Nous devons renoncer à connaître ceux à qui nous lie quelque chose d’essentiel;  je veux dire, nous devons les acceuillir dans le rapport avec l’inconnu où ils nous accueillent, nous aussi, dans notre éloignment. L’amitié, ce rapport sans dépendance, sans épisode et où entre cependant toute la simplicité de la vie, passe par la reconnaissance de l’étrangeté commune qui ne nous permet pas de parler de nos amis, mais seulement de leur parler, non d’en faire un thème de conversation (ou d’articles), mais le mouvement de l’entente où, nous parlant, ils réservent, même dans la plus grande familiarité, la distance infinie, cette séparation fondamentale à partir de laquelle ce qui sépare devient rapport. Ici, la discrétion n’est pas dans le simple refus de faire état de confidences (comme cela serait grossier, même d’y songer), mais elle est l’intervalle, le pur intervalle qui, de moi à cet autrui qu’est un ami, mesure tout ce qu’il y a entre nous, l’interruption d’être qui ne m’autorise jamais à disposer de lui, ni de mon savoir de lui (fût-ce pour le louer) et qui, loin d’empêcher toute communication, nous rapporte l’un à l’autre dans la différence et parfois le silence de la parole.[…]

Nous pouvons, en un mot, nous souvenir. Mais la pensée sait qu’on ne se souvient pas: sans mémoire, sans pensée, elle lutte déjà dans l’invisible où tout retombe à l’indifférence. C’est là sa profonde douleur. Il faut qu’elle accompagne l’amitié dans l’oubli.

[168] Trích dẫn theo Christophe Biden, sđd trang 70: L’Europe est aujourd’hui incapable de controller Hitler et les Nazis.[…] L’Allemagne achève de reconstituer son armée et elle prepare le bouleversement de l’Europe.[…] Dès qu’elle aura l’instrument de sa force, elle s’en servira pour faire triompher ses volontés par la diplomatie, si cela suffit, et, s’il le faut, par la violence.

[169] Theo tường thuật của Christophe Bident, sđd trang 463-468.

[170]  Xem các bài sau đây của Maurice Blanchot trong L’Entretien infini: La pensée et l’exigence de discontinuité, trang 1-11,  L’indestructible/I. Être Juif trang 180-190, René Char et la pensée du neutre trang 439-455,  Réflexion sur le nihilisme 1. Nietszche, aujourd’hui trang 201-227, Le rire des Dieux trong l’Amitié trang 193-207, La parole vaine, trang 145.

[171] Điều khá ngạc nhiên là bài La barque à la proue altérée không được Char cho vào Œuvres completes do nhà Gallimard xuất bản năm 1983 mà chỉ có trong quyển Recherche de la base et du sommet xuất bản lần thứ 3 năm 1971.

[172] Christophe Biden, sđd trang 229.

 [173] Điểm khá đặc biệt là Blanchot thích đọc những tác gia thời đó ít được chú ư như Lautréamont, Sade (là những nhà văn tiền nhân của nhóm siêu thực), Hölderlin, Rilke, Lermontov, Dostoïevski, Poe, Joyce, Nerval, Mallarmé, Thomas Mann, Virginia Woolf, Celan…Về triết, dĩ nhiên v́ Blanchot có căn bản hàn lâm nên đọc chuyên sâu và viết về những triết gia quan trọng trong lịch sử triết học như Héraclite, Parménide, những triết gia tiền-Socarate, Platon, Aristote, Hegel, Marx, nhất là Nietszche và Heidegger cũng như khá đông những triết gia cùng thời kể cả triết gia trẻ tuổi nhất khi đó là Jacques Derrida.

[174] Dante, Villon, Shakespeare, Hölderlin, Rimbaud, Verlaine, Lauréamont, Blake, Keats, Hugo, Melville, Chateaubriand cho đến Kafka, Claudel, Artaud, Michaux…Về triết học: Héraclite, Anaximandre, Anaxagore, Lao-Tsu, Aristote, Maître Eckhart… nhất là Nietszche và Heidegger

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017