đào trung đạo
thi sĩ / thi ca
(64)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,
RENÉ CHAR
Chương 4
Đối thoại Char/Heidegger
Năm 1970 Dominique Fourcade chủ biên tuyển tập Cahier de l’Herne: René Char (xuất bản năm 1971) Martin Heidegger đóng góp 6 bài thơ viết tặng René Char [151] Trong số 6 bài thơ này bài số 5 “Cézanne” gây ngạc nhiên cho người đọc: tại sao Heidegger lại nhắc tới nhà danh họa này ở đây? Thắc mắc này được Jean Beaufret giải đáp trong bài Heidegger et la pensée du déclin [152]: Vào năm 1959 [đúng ra là 1958, ĐTĐ] Heidegger đọc bài thuyết tŕnh Hegel und die Griechen/Hegel và những người Hy Lạp [152], trước khi ngỏ lời cảm tạ những người đă mời ông đến thuyết tŕnh Heidegger đă nhắc tới cuộc đi dạo ở vùng này và nói: “Tôi t́m thấy ở đây con đường của Cézanne, phải chăng từ đó, từ khởi đầu cho đến kết thúc con đường của ông, con đường tư tưởng của tôi đáp lời theo cách của ông ta.” Jean Beaufret khi giải thích câu nói của Heidegger cho rằng Heidegger nhắc tới Cézanne ở đây v́ nhà danh họa này đối với Heidegger là kẻ mở đường, là mầm gieo (le germe) hai đỉnh cao hội họa Braque và Picasso, và đột nhiên câu hỏi về ư nghĩa mối tương quan này được đặt ra: phải chăng cần suy nghĩ về mối tương quan này như Hegel khi Hegel quan niệm triết lư Hy Lạp như một cái cây chứa đựng mầm gieo bị triết lư của Platon và Aristote chối bỏ? Ngược lại, phải chăng cần cảm nhận được trong sự nẩy mầm có một bản chất khác phải được suy tưởng, bản chất này rất có thể là Cézanne, nằm bên dưới lớp bao phủ của cái lâu nay người ta gọi là “sự vụng về” của ông ta v́ khi vẽ “đường bao quanh [đối tượng] trốn chạy” ông ta, và chính điều này lại thiết yếu và sâu thẳm hơn cái làm cho ông ta rực sáng rất nhiều sau đó. Khi nói về hội họa Cézanne của những tác phẩm cuối đời mà Heidegger đă cho là trong đó “sự khác biệt của cái đi vào có mặt/hiện diện và của chính sự có mặt đă được chuyển dạng thành nhất thể tính của sự bí ẩn (transfigurée en identité d’énigme) như trong bài thứ 4 “Cho những ai tư tưởng cái Cùng Một /trong sự giầu sang của chính hữu của ḿnh,” và rất có thể mở ra một vùng “dẫn tới một sự có mặt/hiện diện chung cùng của bài thơ và của tư tưởng” như trong những bài thơ thứ 5 Cézanne “ông ta đă gây trồng cái không hiện ra suốt dọc con đường Lauves.” Như vậy khi Heidegger nói về Cézanne cũng nhằm nói lên chính kinh nghiệm tư tưởng của ḿnh về mối liên hệ thi ca-tư tưởng. Theo Françoise Dastur hiển nhiên cái mà Heidegger đă t́m thấy trong thi ca René Char chính là chỉ dấu về sự “cùng thuộc vào”(co-appartenance), cái “nhánh cành duy nhất” (unique rameau) “Những bài ca và những tư tưởng, chúng khác nhau, tuôn tràn/từ cùng một nhánh cành:/ban ân huệ những dấu chỉ đột nhiên trong tăm tối nguồn cội gửi đi.(bài số 6) và khởi từ đó “khu biệt những bài ca và những tư tưởng (diffèrent chants et pensées). Heidegger cũng đă t́m thấy trong thi ca của René Char sự “ban phát ân sủng cho những dấu chỉ bất ngờ vụt hiện từ sự tăm tối của sinh mệnh “khởi đi từ sự chấp nhận một sinh mệnh không ngưng nghỉ (bài số 2) và thi ca này cũng có ư nói cái quang cảnh này tư tưởng không thể tiếp cận, và thi ca này cũng chỉ là một khai điệu nghèo nàn “dám ca những bài hát chỉ khả hữu với riêng thi sĩ/một bài khai điệu nghèo nàn.” (bài số 6) Theo Dastur, trong khi với René Char nơi chốn thi sĩ cư ngụ là “ánh chớp” (éclair) vụt hiện c̣n với Heidegger đó là Ereignis/Tương hữu.[154] Dastur cũng không quên giải nghĩa từ Ereignis của Heidegger: đây là một từ không thể phiên dịch và phải hiểu từ này vừa theo nghĩa thường được hiểu như “biến cố” (événement), với ư nghĩa rút ra theo từ nguyên b́nh dân (étymologie populaire) “appropriement/thích ứng, thích đáng” vừa theo nghĩa gắn liền với tiếng Đức Auge/mắt theo đó từ này là được Heidegger giải thích trong bài Das Wort là “cái nh́n mà ánh rọi của nó chuyển tới tận tâm điểm cái ǵ hiện hữu và được coi như vật hiện hữu.”[155]
2. Về phần René Char
Gạt sang một bên những tranh căi ồn ào một thời ở Pháp về mối quan hệ Heidegger-Char chúng ta đă đọc những bản văn của Heidegger viết về/cho Char như đă tŕnh bày ở phần trên. Nay thử xem xét Char đă để lại những bản văn nào liên hệ tới Heidegger. Trước cuộc gặp mặt vào năm 1955 Heidegger không phải là xa lạ đối với Char như chính trong bài Impressions anciennes/Những ấn tượng cũ trong Recherche de la base et du sommet Char đă xác nhận “Một số những ấn tượng xưa cũ mà tôi sẽ nói tới thường hiện ra ở giao điểm của một việc đọc không mỏi mệt, theo từ ngữ của Jean Beaufrtet, những bản văn lớn của Martin Heidegger và từ sự thao dượt hàng ngày của đời sống một con người mà đa số chúng ta đă thử cân bằng, mà không quá đi vào chi tiết của nó, bởi cái thấp và cái cao. Những ấn tượng này là một bày tỏ của ḷng kính trọng, của sự nh́n nhận và của sự yêu mến đối với Martin Heidegger.”[156] Bài này René Char khởi viết từ năm 1959 và sau đó chỉnh sửa hai lần vào năm 1962 và 1964. Chi tiết René Char không dấu diếm đă đọc Heidegger “không mỏi mệt” – nghĩa là liên tục trong một thời gian dài – những bản văn lớn của Heidegger cho phép chúng ta suy ra Char đă đọc những tác phẩm được dịch sang Pháp văn của Heidegger như: Qu’est-ce que la métaphysique? (1938), De l’essence du fondement (1938), Hölderlin et l’essence de la poésie (1938) [in chung với những trích đoạn quyển Être et Temps và Kant et le problème de la métaphysique,] bài De l’essence de la vérité (1948) sau đó được tập hợp trong Essais et conférences (1954) cùng với bài La question de la technique, ba bài viết về Parménide và Héraclite, và sau hết là quyển Lettre sur l’humanisme lần đầu được in trên Cahiers du Sud (1953), thêm bài thuyết tŕnh ở Ceresy-la-Salle được xuất bản cùng năm đó.
Sau cuộc gặp mặt năm 1955 và trong giai đoạn những cuộc gặp mặt 1965, 1966 và 1968 René Char hẳn đă đọc những bản văn sau đây của Heidegger: những khảo luận về Hölderlin trong tập Approche de Hölderlin (1962), Chemins qui ne mènent null part (1962) đặc biệt trong đó có bài Pourquoi des poètes Heidegger đọc nhân kỷ niệm 20 Năm ngày mất của Rilke, bài Chemin de la champagne và L’expérience de la pensée trong Questions III là những bài trực tiếp liên quan tới thi ca-tư tưởng. Việc đọc những bản văn này củng cố thêm sự gần gũi Char-thi sĩ với Heidegger-triết gia. Ngoài phần khai từ để tặng Martin Heidegger trong Impressions anciennes năm 1966 trong tập Le Nu perdu René Char c̣n viết một đoạn rời tựa đề À M.H. ngày 11 tháng 9, 1966 là ngày Heidegger rời Thor sau những buổi hội luận với các đệ tử: “L’automne va plus vite, en avant, en arrière, que le râteau du jardinier. L’automne ne se précipite pas sur le cœur qui exige la branche avec son ombre/Mùa thu tới lui chẳng nhanh hơn cái bừa cào của người làm vườn. Mùa thu chẳng vội vă trên trái tim đ̣i cành cây [nhập] với cái bóng của nó.” T́nh cảm của Char với Heidegger đă khiến Char trong bài La barque à la proue altérée gửi Jean Beaufret năm 1967 trong đó René Char viết: “Ainsi les philosophers et les poètes d’origine possèdent-ils la Maison, mais restent-ils des errants sans atelier ni maison/Như thế phải chăng những triết gia và những thi sĩ của nguồn cội sở hữu Căn Nhà, nhưng họ vẫn cứ là những kẻ lang thang chẳng có xưởng làm việc cũng chẳng có nhà.”(O.C. trang 719). Chúng ta không khó nhận ra René Char đă ám chỉ tới câu nói “ngôn ngữ là căn nhà của hữu” của Martin Heidegger trong Lettre sur l’humanisme và trong bài viết “Sprache und Heimat/Ngôn ngữ và quê nhà” dành tặng thi sĩ Johann Peter Hebel, người bạn của căn nhà năm 1960 và Heidegger đă kết thúc bài viết bằng cách đổi tựa đề thành “Sprache als Heimat/Ngôn ngữ như quê nhà” theo như ư đă viết trong Lettre sur l’humanisme “chỉ có lời thi ca để cho những kẻ tử sinh cư ngụ trên trái đất, duới bầu trời và trước những thần linh.”
Một chi tiết khác cũng cần nhắc tới: trong Recherche de la base et du sommet René Char đă viết bài “Aisé à porter” (phần I) nhân ngày mất của Martin Heidegger: “Martin Heidegger est mort ce matin. Le soleil qui l’a couché lui a laissé ses outils et n’a retenu que l’ouvrage.../Sáng nay Martin Heidegger đă từ trần. Mặt trời đưa ông ta vào giấc ngàn thu đă bỏ lại cho ông ta những dụng cụ của ông và chỉ giữ tác phẩm….” [Mercredi, 26 Mai 1976] (O.C. trang 725)
__________________________________________________
[151] Đào Trung Đạo, René Char, Thi sĩ/Thi ca #35, Gió-O.
GEDACHTES
Für René Char
in freundschaftlichem Gedenken
Cho René Char
trong khi nghĩ và lại nghĩ về hắn trong t́nh thân hữu.
Bài Gedachtes/Trầm tư của Heidegger gồm 7 bài thơ: Zeit/Thời gian, Wege/Những con đường, Winke/Những dấu chỉ, Ortschaft/Nơi chốn, Cézane, Vorspiel/Khai từ, và Dank/Chứng thực.
Bài 1:
GEDACHTES
Für René Char
in freundschaftlichem Gedenken
Cho René Char
trong khi nghĩ và lại nghĩ về hắn trong t́nh thân hữu.
Bài Gedachtes/Trầm tư của Heidegger gồm 7 bài thơ: Zeit/Thời gian, Wege/Những con đường, Winke/Những dấu chỉ, Ortschaft/Nơi chốn, Cézane, Vorspiel/Khai từ, và Dank/Chứng thực.
Bài 1:
ZEIT
Wie weit?
Erst wenn sie steht, dit Uhr
im Pendelschlag des Hin und Her,
horst Du: sie geht und ging und geht
nich mehr.
Schon spat am Tag die Uhr,
Nur blasé Spur zur Zeit,
die, nah der Endlichkeit,
aus ihr ent-steht.
THỜI GIAN
Đầy tràn nào?
Chỉ khi nó ngừng đập, cái đồng hồ,
sự tới lui của quả lắc
rằng bạn nghe thấy: nó tới, đă tới và
không c̣n tới nữa.
Ngày đă muộn, cái đồng hồ,
không c̣n ǵ khác ngoài luống cày mờ nhạt hướng về thời gian;
hắn, nơi kế cận của hữu hạn,
chính từ đó hắn đi tới.
Bài 2:
WEGE
Wege,
Wege des Denken, gehende selber,
entrinnende. Wann wieder kehrend,
Ausblicker bringend worauf?
Wege, gehende selber,
ehedem offene, jäh die verschlossenen,
spätter. Früheres zeigend,
nie Erlangtes, zum Verzicht Bestimmtes –
lockernd die Schritte
aus Anklang verlässlichen Geschicks.
Und wieder die Not
zögernden Dunkels
im wartenden Licht.
NHỮGN CON ĐƯỜNG
Những con đường,
những con đường của tư tưởng; chúng đi từ chính chúng,
chúng biến đi. Vậy khi nào chúng lại bắt vào khúc quành,
ánh mắt rời bỏ nh́n trên cái ǵ?
Những con đường đi từ chính chúng,
trước đây rộng mở, bất ngờ khép lại,
rất lâu sau. Vươn ḿnh về phía trước,
chẳng bao giờ đến nơi, hiến dâng cho cái không-nói-ra –
lơi bước
khởi đi từ sự chấp nhận một sinh mệnh không ngưng nghỉ.
Và rồi lại xô đẩy
bóng tối chập choạng
vào trong ánh sáng chưa chịu lụn tắt.
Bài 3:
WINKE
Je aufdringlicher die Rechner,
Je massloser die Gesellschaft.
Je seltener Denkende,
Je einsamer Dichtende.
Je notvoller Ahnende,
ahnend die Ferne
retender Winke.
NHỮNG DẤU CHỈ
Những kẻ hoạch định, khi càng không đúng nơi đúng lúc,
th́ đời sống chung càng mất nhịp.
Những kẻ tư tưởng càng hiếm hoi,
th́ thi sĩ càng cô đơn.
Những kẻ nghe tiếng động bị thúc hối phải,
nghe được từ nơi xa xa
tiếng vang vang của những dấu chỉ.
Bài 4:
ORTSCHAFT
Die das Selbe denken
im Reichtum seiner Selbigkeit,
gehen die mühsam langen Wege
in das immer Einfachere, Einfältige
seiner im Unzugangbaren
sich versagenden Ortschaft.
NƠI CHỐN
Cho những ai tư tưởng cái Cùng Một
trong sự giầu sang của chính hữu của ḿnh,
chiều dài những con đường thật khó
cho kẻ đi trên con đường luôn gắn kết, với sự đơn giản –
trong sự không thể đi tới,
hắn từ chối nói ra, nơi chốn của hắn.
Bài 5:
CÉZANNE
Das nachdenksam Gelassene, das inständig
Stille der Gestalt des alten Gärtners
Vallier, der Unscheinbares pflegte am
chemin des Lauves.
Im Spätwerk des Malers is die Zwiefalt
von Anwesendem und Anwesenheit einfältig
geworden, “realisiert” und verwunden zugleich,
verwandelt in eine geheimnisvolle Identität.
Zeigt sich hier ein Pfad, der in ein Zesam-
Mengehören des Dichtens und des Denkens
Führt?
CÉZANNE
Sự ngơi nghỉ của h́nh, tĩnh lặng, để cho ta suy tưởng
trong cái rộng mở, của Vallier người làm vườn già nua,
ông ta đă gây trồng cái không hiện ra suốt dọc
con đường Lauves.
Trong tác phẩm muộn màng của nhà họa sĩ, sự khác biệt
của kẻ đi vào trong sự hiện diện và của chính sự hiện diện
kết hợp thành sự đơn giản, được “hiện thực” và
đồng thời cũng lại đặt ra với chính nó,
cái được chuyển dạng thành sự đồng nhất của bí ẩn.
Có phải nơi đây một vùng đất tự mở ra, vùng này dẫn tới một sự hiện diện-
chung của bài thơ và của tư tưởng?
Bài 6:
VORSPIED
Lasst die Sage eines Denkens, ausgesetzt
dem Beispiel-losen, in der Stille seiner
Strenge ruhen.
Also warden – selten dann – Gebrauchte im
Ereignis armes Vorspiel wagen zu dẹn
Liedern, die nur Dichter singen, laughin
ungehört.
Zwiefalt sprosst der Lieder und Gedanken
aus dem einen Stamm:
dem Sichverdanken jähen Winken
aus dem Dunkel des Geschicks.
KHAI ĐIỆU
Hăy để lời phát biểu của một tư tưởng, nếu nó tŕnh diện
với chính Tṛ Chơi, an b́nh trong sự lặng lẽ của
sự chính xác của nó.
Như những kẻ, đứng yên trong sự thử thách
của lửa, họ có biết rằng – thật hiếm họa – dám ca
những bài hát chỉ khả hữu với riêng thi sĩ
một bài khai điệu nghèo nàn, quá lê thê
không ai nghe hiểu.
Những bài ca và những tư tưởng, chúng khác nhau, tuôn tràn
từ cùng một nhánh cành:
ban ân huệ những dấu chỉ đột nhiên
trong tăm tối nguồn cội gửi đi.
[152] Martin Heidegger, Hegel und die Griechen, nxb Vittorio Klostermann, Francfort-sur-le Main 1963, bản Pháp văn Hegel et les grecques, Questions I&II trang 351-374, bản Anh văn Hegel and the Greeks, Heidegger, Pathmarks trang 323-336. Trong những ấn bản này không có thông tin như Jean Beaufret nêu ra sau đây.
[153] Jean Beaufret, Dialogue avec Heidegger III, nxb Minuit trang 153: Remerciant ceux qui l’avaient invité à parler devant eux, il évoquait une promenade qu’il aimait faire dans le carrière de Bibemus, jusqu’au bout du sentier où apparaît soudain Sainte-Victoire, et il disait: “J’ai trouvé ici le chemin de Cézanne, auquel, de son début jusqu’à sa fin, mon propre chemin de pensée répond à sa façon.”
[154] Françoise Dastur, René Char et Martin Heidegger, une dialogue trong René Char et son siècle, nxb Garnier 2009 trang 80.
[155] Martin Heidegger, Le Mot trong Acheminement vers la parole, Gallimard 1976 trang 253: Et si l’appropriement – personne ne sait quand ni comment – devenait regard d’éclair (Ein-Blick) dont le coup d’œil éclaicissant fulgure jusqu’au cœur de ce qui est et de ce qui est tenu pour étant? Dastur dịch lại phần sau câu này là “est ce regard dont l’éclair illuminant transporte jusqu’au cœur de ce qui est et est tenu pour l’étant.”
[156] René Char, Impressions anciennes trong O.C. trang 742: Les quelques impressions anciennes que je vais dire sont apparues souvent à l’intersection d’une lecture endurante, selon le mot de Jean Beaufret, des grands texts de Martin Heidegger et de l’exercice quotidien d’une vie d’homme que nous sommes nombreux à avoir tenté d’égaliser, sans la dépeindre, par le bas et par le haut. Elles sont un hommage de respect, de reconnaissance et d’affection à Martin Heidegger.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2017