đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(62)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62,

 

RENÉ CHAR

4. Cư ngụ đêm tối: Hypnos và sự mất ngủ.

Đêm đối với kháng chiến quân là “đêm trần trụi nhất” (nuit la plus nue) – v́ đêm là thời khoảng của sự cận kề nơi xa như René Char tuyên bố v́ đêm đă trở thành sờ mó được: cái ở xa có thể là giờ phút chờ đợi dù thả vũ khí, thức trắng đêm để đợi chờ…là những hoàn cảnh kháng chiến quân chạm sâu vào đêm tối. “Được đặt tên trong khoảng cách ngắn ngủi của những thử thách, những mệnh lệnh của ngày, chúng là cái nền của quyển sách, của nơi chốn hay thần linh – HYPNOS – những tờ sổ tay từ đó mà ra.”[128] Sống trong mật khu giấc ngủ đối với kháng chiến quân có giá trị khác với b́nh thường, giấc ngủ tê dại của họ không c̣n có giấc mơ – câu “Đố ai nằm ngủ không mơ” không c̣n đúng trong trường hợp này – như René Char viết ở frag.193: “L’insensibilité de notre sommeil est si complète que le galop du moindre rêve ne parvient pas à le traverse, à le refraîchir/Sự tê dại của giấc ngủ của chúng tôi hoàn toàn đến mức ngay cả bước phi nhanh của chút đỉnh giấc mơ cũng không tới để băng ngang qua nó, cũng không làm cho giấc  ngủ dịu đi.” Với mùa đông, giống như Hypnos, kháng chiến quân “nắm lấy mùa đông và mặc cho nó tấm áo bằng đá.” Giấc ngủ nặng nề như thể rơi vào “những bóng tối của đá tảng (ténèbres du roc)”. Rơi vào giấc ngủ, kháng chiến quân như “cảm thấy tạm thời chết đi” như René Char viết ở frag.224. Như tạm thời chết chứ không phải là ngủ. Hay nói cách khác đó là ngủ bên ngoài giấc ngủ: “Trong trạng thái hiện thời của thế giới, chúng tôi kéo dài một ngọn nến bằng máu nguyên si ở phía trên cái có thực và chúng tôi ngủ bên ngoài giấc ngủ.”[129]  Theo Jean-Claude Mathieu, mất ngủ có một giá trị dương, tích cực (valeur positive) trong đó biện chứng của giấc ngủ và giấc mơ được thay thế bởi cuộc đối thoại giữa đêm tối và ngọn nến. [130]  Ở đây có thể thấy René Char ra ngầm qui chiếu mất ngủ với bị thôi miên bởi tư tưởng quốc xă. Chờ đợi chôn con người xuống sự mất ngủ choáng váng cho nên “Thi ca sống trải sự mất ngủ hoài hủy”. Thi ca sống trong sự mất ngủ bị cắt ĺa khỏi đêm tối đào sâu bản ngă, đêm trắng chờ đợi mở ra đêm đen “Thi ca nhập thể trong thời gian và hấp thụ thời gian. Nơi đêm trắng ngừng lại, đêm đen tiếp tục.”[131] Đêm trắng=Mất ngủ, Đêm đen=Văn tự thi ca. “La couleur noir renferme l’impossible vivant. Son champ mental est le siège de tous les inattendus. de tous les paroxysmes. Son prestige escorte les poètes et prépare les hommes d’action /Màu đen chứa đựng bất khả sinh tồn. Phạm vi trí tuệ của nó là chỗ của những cái không chờ đợi, của mọi cực điểm. Uy tín của nó hộ tống thi sĩ, và huấn luyện con người hành động.”(frag.229). V́ thế màu đen cũng chứa đựng màu sắc của tất cả những cái có thể và những cái không được chờ đợi sẽ xảy ra. Đó là một màu sống động, cũng là cái nền bóng tối nhuộm màu của tất cả sự nhuộm màu, màu đen “trước khi trở thành màu của sự trống không và của hư vô, đúng ra là màu sắc dương tính, nó làm cho thực tại sâu thẳm xuất hiện, và v́ vậy tối tăm, của tất cả mọi vật” như  Michel Leiris chỉ ra (Aurora, trang 45). Gaston Bachelard khai triển thêm ư tưởng của Michel Leiris: “Màu đen nuôi dưỡng mọi màu sắc sâu thẳm, nó là chốn cư ngụ thân thiết của những màu sắc.”[132] René Char rất ngưỡng mộ Georges de La Tour trong những họa phẩm đă vẽ những mảng bóng tối biến “đêm tối trần trụi nhất” của sự mất ngủ thành đêm tối có thể cư ngụ được (nuit habitable). Đêm tối trong tranh Georges de La Tour được ngọn nến soi sáng chân trời nơi xa: “Vous tendez une allumette à votre lamp et ce qui s’allume n’éclaire pas. C’est loin, très loin de vous que le cercle s’allume/Anh đưa một que diêm tới ngọn đèn của anh và cái cháy lên không chiếu sáng. Chính là ở xa, rất xa từ chỗ anh, cái ṿng tṛn cháy sáng.”(frag.120) Ngọn nến trong bức tranh Le Prisonnier xác lập mối tương quan với đêm tối nơi xa, và mối tương quan này cho phép “sống với cái không biết (l’inconnu) ở phía trước bản thân”. Bức tranh cho thấy cuộc đối thoại giữa người phụ nữ và tù nhân với ngọn nến chiếu vào đêm tối làm cho nơi xa trở thành gần cận và cũng tạo nên mối tương quan cho phép ta sống với “cái/kẻ chưa biết phía trước bản ngă.” René Char trong bài thơ Éclore en hiver/Hiện ra trong mùa đông [134] giải thích tại sao ngọn nến xuyên qua bóng tối là con đường dẫn gần tới xa: “Từ ngọn lửa lập ḷe tôi học được cách cúi xuống và đứng thẳng người lên dễ dàng theo hướng không thay đổi của đường chân trời kề cận chỗ tôi, để nh́n thấy dần dần một cái bóng sinh ra một cái bóng bằng cách gián tiếp của một vệt sáng, và …”[133]

5. Những lời nói cận kề: tin cậy, thầm th́.

Không gian của lời lẽ những ghi chú trong Feuillets d’Hypnos là không gian của lời riêng tư thân thiết (l’espace de parole intime) trong đêm tối. Jean-Claude Mathieu nhận xét René Char mở rộng không gian này trong những bài thơ đêm (poèmes nocturnes) viết sau Feuillets d’Hypnos như bài “Congé au vent” trong tập Seuls demeurent hay bài “Hymne à voix basse” trong Le Poème pulverisé chẳng hạn. Trong frag.204 René Char viết: “Ô vérité, infante mécanique, reste terre et mumure…/Ôi chân lư, công chúa máy móc không được truyền ngôi, vẫn là trái đất và lời thầm th́…” nói lên những lời tâm sự của tự nhiên và của con người gửi gấm vào quyển sổ tay, chúng trụ vững trên cái nền của thế giới và của ngôn ngữ, có lúc đưa ra một vài chỉ hiệu (indices) được ghi ngày tháng chẳng hạn “Mùa Đông 1943, mùa đông của tự nhiên tin cậy…”(Cisca Grillet, 1947, O.C. trang 687). “Tiếng nói” là cái tự nhiên hóa thân và văn tự chia phần và nối cả hai lại với nhau “…notre angoisse confidente, dans la voix d’or du météore/nỗi khổ năo tín cẩn của chúng tôi, trong tiếng vàng óng của sao băng” (frag.230), tiếng nói đó cũng là “ma voix d’encre/tiếng nói của mực viết của tôi”(frag.194). Theo Jean-Claude Mathieu “Sự thân gần của tự nhiên và của con người được sự cận kề đi từ bản ngă tới bản ngă nhân đôi trong chính tiếng nói của riêng nó: “Là kẻ thân thuộc của…”[134] Lời nói trong Feuillets d’Hypnos là lời thân t́nh hướng về các chiến hữu kề bên. Tuy thân t́nh nhưng cũng rất trang nghiêm v́ sự đ̣i hỏi của hành động: “Ne souriez pas. Écartez le scepticisme…/Đừng có cười mỉm. Tránh xa hoài nghi…”(frag.7), nén giận dữ: “Tout ce qui a le visage de la colère et n’élève pas la voix/Tất cả cái ǵ có bộ bặt của sự tức giận và đừng có lớn tiếng”(frag.92), để cho sự giận dữ thầm ch́m lắng như sự cuồng nộ của nước: “Ce n’est pas toujours facile d’être intelligent et muet, contenu et révolté […] Confie-toi à voix basse aux eaux sauvages que nous aimons/Không phải luôn luôn dễ dàng để vừa thông minh vừa câm nín, làm chủ bản thân và nổi loạn. […] Hăy thầm gửi gấm ḿnh cho nước man dại mà chúng ta yêu mến” (Viết ngắn  gửi Francis Curel, O.C. trang 632.)

Điều cần lưu ư khi đọc Feuillets d’Hypnos: những ghi chú ở đây không phải là nhật kư (journal) không những v́ chúng không có tính cách hàng ngày mà v́ “chỉ viết những từ thiết yếu” (mots essentiels). Văn tự của tập thơ rút sự việc/sự cố ra khỏi những giới hạn của cái hàng ngày và sự đều đều hàng ngày. Cũng có thể coi những ghi chú như những đối thoại thầm th́ thân thiết trong đêm tối trao đổi giữa những người bạn như trong các frag.30,131,148, 221, 222. Jean-Claude Mathieu cũng nhận ra tính chất thân thiết này trong những bài thơ ngợi ca bạn hữu  (René Cazelles, Adrienne Monnier, Jean-Paul Samson, Franz Hellens, Saint-John Perse…) René Char viết sau khi nước Pháp được giải phóng. Ngoài ra trong những ghi chú chúng ta không chỉ nghe được giọng điệu, tiếng nói của Char mà c̣n có cả giọng điệu, tiếng nói của các thân hữu.

6. Phát ngôn của h́nh ảnh (Le parler des images): Trước hết phải nhắc đến thứ ngôn ngữ “lạ tai”, khác thường của kháng chiến quân trong mật khu đă khiến một sĩ quan từ Bắc Phi tới thăm mật khu không thể hiểu được ư nghĩa v́ đây là thứ tiếng lóng nói bằng h́nh ảnh. Cũng có thể nói đó là tiếng nói của thi ca trong không khí tự do, tiếng nói của đời sống sinh động. “Cách ‘nói bằng h́nh ảnh’ không chỉ là sự biểu lộ bóng bẩy những tương quan của con người và của tự nhiên; nó là việc thử nắm bắt cái tự nhiên sắp qua đi, vào thời khắc khi những sự vật dường ra hiệu, và vào lúc những dấu hiệu, để tiếp thu được những sự vật, thuận t́nh đi vào chỗ tối tăm. Sự dâng lên của h́nh ảnh trong tiếng nói, đó chính là tự nhiên (con thằn lằn) ra dấu, và cũng ra dấu “một cách dị đoan” (tang chế).[135] Như vậy h́nh ảnh chứng kiến đà đi tới của tiếng nói đáp lời sự dâng trào, sự khát khao ở đó chất liệu trở thành “chất liệu-cảm xúc” (matière-émotion) và những dấu chỉ tiếp nhận sự thân thiết của các sự vật. Dấu chỉ và sự ra dấu là biến đổi của hiện tượng tinh luyện tự nhiên. René Char mở đầu Feuillets d’Hypnos: “Au-delà est fumée. Où il y a fumée, il y a changement/Ở đâu có khói, [hẳn] có sự thay đổi”(frag.1) cho thấy “khói” được trả lại giá trị cảm giác, vật chất của nó, được tái lập trong tự nhiên và kinh nghiệm sống trải: khói dâng lên trên đỉnh núi có thể là dấu hiệu của cái ác/xấu hay cái thiện/tốt đối với kháng chiến quân nên cần được thấu hiểu để trao đổi. Khói có nghĩa sự thay đổi, là sự hoàn thành lịch sử của hơi (vapeur) tinh luyện. Ấn dụ được dùng trong bản văn này luôn luôn được đặt ở điểm chính xác nơi hoàn thành một sự vượt qua (dépassement), hiện thực một sự khao khát thực tại. Những ẩn dụ của René Char thường thường là sự kết hợp cụ thể với trừu tượng. Chẳng hạn một thực tại cụ thể như nổi loạn chống đối được tách khỏi nơi xảy ra và di dời sang thành năng lượng thuần túy trừu tượng, sự di dới này mở ra phần vắng mặt để cho thực tại cụ thể có tính chất chuyển động, làm cho nó phải rời xa những ràng buộc ban đầu của ư nghĩa của nó. “Cái trừu tượng, hay cái bất khả thị của “trường trí tưởng”, tự vượt, tự tinh luyện đến tận điểm ở đó nó trở thành cụ thể hóa, kết tinh hóa, là đối tượng thuần túy, khả thị và khả xúc”[136] như René Char viết trong frag.189: “Elle est indicible la sensation de cette profondeur qui se volatilize en se concrétisant/Cảm giác về chiều sâu không thể mô tả này bốc hơi khi trở thành cụ thể”, frag.160: Rosée des hommes qui trace et dissimule des frontières entre le point du jour et l’émersion du soleil…/Sự tươi mát (sương mai) của con người vạch dấu và che khuất những biên giới giữa ngày và sự hiện lên của mặt trời…” Có khá nhiều thí dụ khác như frag.200 nói về nỗi buồn trở thành pha lê, frag.218 nói về mùi hương đêm dịu dàng, hay hương thơm của những năm tháng thiết yếu trong frag.195, hạnh phúc nhuộm xanh trong frag.145. Jean-Claude Mathieu nhận xét ở nửa sau tập Feuillets d’Hypnos René Char thường sử dụng ẩn dụ nhiều hơn khi nói đến những thời điểm cuộc chiến đấu trở thành gay go hơn và niềm hy vọng giải phóng mới chỉ manh nha. Ngược lại có khá nhiều so sánh đan kết những mối liên hệ giữa tự nhiên và con người, những phương sách nhằm chống lại quan niệm “phản-đời sống” của chủ nghĩa quốc xă ở nửa đầu tập thơ. Ấn dụ và so sánh không đối lập nhau mà đan kết vào nhau.

____________________________________

[128] Jean-Claude Mathieu, Sđd trang 266: Nommés dans l’interstice des épreuves, des mots d’ordre du jour, ils sont l’arrière-pays du livre, le lieu ou le dieu – HYPNOS – d’où sortent les feuillets.

[129] René Char, Âge cassant, O.C. trang 765: En l’état présent du monde, nous étirons une bougie de sang intact au-dessus du réel et nous dormons hors du sommeil.

[130] Jean-Claude Mathieu, Sđd trang 267.

[131] René Char, Propositions-rappel, O.C. trang 1287: La poésie s’incorpore dans le temps et l’absorbe. Où la nuit blanche s’arrête, la nuit noir continue.

[132] Gaston Bachelard, La terre et les rêveries du repos trang 27: Le noir nourit toute couleur profonde, il est le gîte intime des couleurs.

[133] RenéChar, Éclore en hiver trong La nuit talismatique, O.C. trang 503: “[La volte-face de la flame d’une bougie…] D’elle j’appris à me bien pencher et à me redresser en direction constante de l’horizon avoisinant mon sol, à voir de proche en proche une ombre mettre au monde une ombre par le biais d’un trait lumineux…

[134] Jean-Claude Mathieu, Sđd trang 269: L’intimité de la nature et de l’homme se double d’une proximité de soi à soi dans sa proper voix: “Être le familier de…”

[135] Jean-Claude Mathieu, Sđd trang 274: Le “parler des images” n’est pas seulement l’expression figurative des rapports de l’homme et de la nature; il est la tentative de saisir cette nature en train de se dépasser, à l’instant où les choses semblent faire signe, et où les signes, pour les apprehender, consentent à l’obscur. L’affleurement de l’image dans la langue, c’est la nature (l’orvet) faisant signe, et même se faisant signe, “superstitieusement” (le deuil).

[136] Sđd trang 275: L’abstrait, ou l’invisible du “champ mental”, se dépasse, s’alchimie jusqu’au point où il devient concrétion, cristallisation, objet pur, visible et palpable.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017