ĐÀO TRUNG ĐẠO

thi sĩ / thi ca

(6)

 

       Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, 

Derrida: Thời điểm trong Văn Thơ Celan

Tuy chủ đề của bài thuyết tŕnh là về “date/dater” (hiểu nôm na là thời điểm, ghi ngày tháng năm) trong thi ca của Celan, nhưng thật đáng ngạc nhiên khi Derrida dẫn nhập vào chủ đề này bằng câu mở đầu: “Một lần duy nhất: việc cắt bao da qui đầu chỉ xảy ra một lần. Ít ra sự ló/hiện ra được trao đến chúng ta là như thế, và truyền thống của sự ló ra, chúng ta đừng nói là truyền thống về giả tượng.” (Une seule fois: la circoncision n’a lieu qu’une fois. Telle nous est du moins livrée l’apparence, et la tradition de l’apparence, ne disons pas du simulacra). Ngay sau đó Derrida xác định phải đi ṿng quanh sự xuất/ló hiện không phải để khoanh tṛn (cerner) hay chạy ṿng quanh để đuổi bắt (circonvenir) chân lư nào đó của việc cắt da qui đầu nhưng đúng ra để chúng ta được tiếp cận sự phản kháng/chống đối cái một lần có thể cung cấp cho tư tưởng. Và đó là một câu hỏi/vần đề về việc cung cấp và về sự phản kháng như vậy khiến chúng ta phải suy nghĩ (donner à penser). Derrida nói tiếp một cách xa xôi bóng gió: “C̣n về sự phản kháng, đó cũng sẽ là chủ đề của chúng ta, nó sẽ chỉ về hướng cuộc chiến tranh cuối cùng, tất cả mọi cuộc chiến tranh, tính chất bí mật, những phân tuyến, sự kỳ thị, những thông hành và những mật khẩu.”(23) Trước khi chúng ta tự hỏi cụm từ một lần (une fois) có nghĩa ǵ nếu như quả thật nó có nghĩa, và lần (fois) trong cụm từ chỉ một lần (une seule fois) muốn nói ǵ, trước khi diễn giải chúng với tư cách triết gia hay nhà triết học về ngôn ngữ, nhà thông diễn hay nhà thi pháp học nghĩa cụm từ một lần (une fois) trong tiếng Pháp Derrida cho rằng chúng ta dĩ nhiên phải ngưng lại lâu trên suốt dọc những biên giới ngữ học và suy ngẫm “nơi, như quí vị biết, cần phải phát âm đúng từ schibboleth để có được cái quyền đi qua, thực ra là quyền có đời sống.” (il faut bien prononcer schibboleth pour avoir le droit de passage, en vérité le droit à la vie.) Derrida cho rằng cụm từ một lần (une fois) tưởng như dễ dàng được phiên dịch thành einmal, once, one time, una volta. C̣n về sự thịnh suy thăng trầm của tính chất la tinh của chúng ta: (vicissitudes de notre latinité), về từ vez trong tiếng Tây Ban Nha, về toàn thể cú pháp của những từ vicem, vice, vices, vicibus, vicissim, vice versa, và ngay cả vicarious, và những đường ṿng, ṿng trở lại, những thay thế và những bổ nghĩa, những chuyển động xoay quanh và những qui tŕnh của nó sẽ được xét đến sau. Tạm thời Derrida đưa ra nhận xét: những từ này về mặt ngữ nghĩa không thể lập tức được dịch từ từ này sang từ kia v́ chúng không đồng nhất. Lấy thí dụ: cụm từ tiếng Anh one time chỉ thời gian trong khi từ once, einmal, hay những từ tương tự trong tiếng Pháp, Tây Ban Nha lại không như vậy và rồi những thành ngữ la-tinh (idioms latins) lại cầu viện tới đường đi quanh, tới kiểu nói (tournure) và tới việc xoay quanh. “Tuy nhiên, bất chấp biên giới này, con đường đi qua của việc chuyển ngữ thông thường xảy ra thường ngày mà chẳng hề có sự không rơ rệt chút nào mỗi lần cái khoa ngữ nghĩa của đời sống thường ngày lại áp đặt những qui ước của nó. Mỗi lần như vậy nó lại xóa bỏ thành ngữ đi.” (24)

Quay trở lại việc cắt da qui đầu Derrida cho rằng dù chỉ một lần nhưng cũng là (à la fois), tuy là lần đầu nhưng cũng là lần cuối và đó là sự ló ra mà “chúng ta phải quay ṿng trở lại, như quanh một cái ṿng tự phác họa ở đó, cắt ṿng quanh hay cắt rời ra. Cái ṿng này gộp chung một cái nhẫn, kết ṿng của sự hợp đồng, của ngày kỷ niệm và của sự quay trở lại của năm. Vậy nên tôi sẽ đồng thời vừa nói về cắt bao qui đầu vừa nói về một lần duy nhất, nói thế khác, về cái quay trở lại để tự đánh dấu như một lần duy nhất: điều mà đôi khi người ta gọi là một thời điểm.”(25)

Không nói về thời điểm một cách tổng quát Derrida chỉ muốn nghe Celan nói về thời điểm mà thôi, hay hơn thế nữa, quan sát Celan đắm ch́m trong việc ghi lại những thời điểm có thể không thể nh́n thấy, không thể đọc được như: những ngày kỷ niệm, những chiếc nhẫn, những tụ hội và lập lại (constellations et répétitions) của những biến cố riêng biệt, duy nhất, không thể lập lại như từ “unwiederholbar”  chính Celan hay dùng. Derrida nêu câu hỏi: “Làm sao ghi lại thời điểm cái không lập lại nếu như việc ghi thời điểm cũng triệu hồi một h́nh thức nào đó của quay trở lại, có phải nó triệu hồi trong tính chất có thể đọc được của một sự lập lại không? Nhưng làm sao ghi thời điểm một cái ǵ khác với chính cái không bao giờ lập lại đó?”(26) Dùng từ unwiederholbar của Celan và dịch sang tiếng Pháp bằng từ l’irrépétable/cái không thể lập lại Derrida muốn chỉ ra tiếng Pháp và những biên giới dịch thuật của nó bằng cách trích dẫn một bài thơ của Celan có tựa đề bằng tiếng Pháp – bài À la pointe acérée phần v́ tựa đề này qui chiếu về bài “Confiteor de l’artiste” của Baudelaire – không phải v́ nó có một quan hệ tức thời nào với việc giải phẫu cắt bao qui đầu nhưng v́ nó hướng về,  trong đêm tối, con đường của những câu hỏi Nach/dem Unwiederholbaren/Đêm/Trên cái không thể lập lại hướng về (27), về cái không thể lập lại. Trước hết Derrida chỉ giới hạn ở những viên phấn trắng nhỏ trên một tấm bảng, một thứ không-văn tự (non-écriture) ở đó sự cụ thể hóa ngôn ngữ cứng đanh lại:

Ungeschriebenes, zu

Sprach verhärtet […]        

 

Du non-écrit, durci

en langue […]        

 

Về cái không-viết ra, cứng lại

thành ngôn ngữ […]                      

Derida        diễn giải: “Không viết ra, phi-viết, cái không viết liền trung chuyển qua câu hỏi của việc đọc trên một tấm bảng này rằng có thể ngươi là một tấm bảng. Ngươi là một tấm bảng hay một cái cửa: rất lâu sau chúng ta sẽ thấy một lời nói có thể tự cất tiếng như thế nào, nghĩa là gửi gấm cho một cái cửa, tin vào một cái cửa mở vào một cái cửa khác.”(28) Derrida cho rằng từ einst trong câu thơ Tür du davor einst, Tafel tuy được dịch là “autrefois/xưa kia” cũng vẫn có nghĩa “une fois, une seule fois/một lần, một lần duy nhất.” Derrida nhận thấy trong những câu thơ kế tiếp mit dem getöteten/ Kreidestern drauf:/ ihn/ hat nun ein – lesendes – Aug.) có ṿng chuyển xoay rời rạc, không liên tục, bị ngắt quăng (césurés), những tỉnh lược một cách tự nhiên (naturellement elliptiques) của giờ (Waldstunde) hay của dấu vạch, dấu vạch của một bánh xe quay trên chính nó (Radspur) nhưng ở đây cái Derrida t́m kiếm là câu hỏi t́m kiếm về (vers) hay kế đó (après/Nach) cái không thể lập lại xuyên qua những hàng rào cây sồi (haies de hêtres) giữa những quả sồi (Buchecker). Những quả sồi này có thể được đọc như những góc (coins) của quyển sách hay những góc độ mở (angles ouverts), những khoảng há rộng (béants) của một bản văn như trích dẫn đoạn cuối bài thơ A la point acéréWege dorthin…kommt” với lời diễn giải: những con đường (Wege) nghĩa là một cái ǵ đó đi tới, nó có thể đi (Etwas, das gehn kann, […] kommt) và nêu câu hỏi: “Cái ǵ đi, đến, đi đến, đi và đến? Và trở thành trái tim? Ngả đường nào, biến cố riêng biệt nào? Sự lập lại bất khả nào là vấn đề ở đây? (Qu’est-ce qu’aller, venir, aller venir, aller et venir? Et devenir cœur? De quelle venue, de quel événement singulier s’agit-il? De quelle impossible répétition (Nach/dem Unwiederholbaren, nach/ihm…)? Về câu hỏi làm thế nào để trở thành tim (Comment devenir cœur?) Derrida không vội t́m đến Pascal, Heidegger hay Thánh Kinh mà chú ư t́m hiểu một cách kiên nhẫn và cẩn trọng phép tỉnh lược sắc bén của Celan v́ đó là luật tắc của sự tạm ngưng (la césure/caesura) thu tập trong sự cẩn trọng của cái không liên tục, trong việc cắt đứt mối tương quan với kẻ khác hay trong sự gián đoạn việc nói với, như chính sự nói với.

 

Theo Derrida không thể tách rời những bài viết văn xuôi có tính chất lư thuyết với tác phẩm thi ca của Celan trong việc t́m hiểu chủ đề thời điểm. Derrida trước hết đọc bài diễn từ (văn) Das Meridian: Thời điểm của bài diễn từ này là ngày 22 tháng Mười năm 1960 để nói về nghệ thuật, đúng hơn kư ức về nghệ thuật (mémoire de l’art) hay tuy nghệ thuật như một thứ của quá khứ như lời Hegel “nhưng [nghệ thuật] cũng vẫn cứ là một vấn đề mà những thành tố của nó  hóa ra, như người ta thấy, là có thể biến thiên, nhưng có sự phản kháng cảm nhận được, nghĩa là vĩnh viễn” theo cách riêng của Celan mỉa mai “Meine Damen und Herren! Die kunst, das ist, Sie erinnern sich…Thưa Quí Bà, Quí ông! Nghệ thuật, vâng, quí vị có nhớ  …” Việc nhớ về quá khứ của Nghệ thuật của những ai đă đọc Büchner nhưng cũng là một vấn đề về Nghệ thuật tương lai v́ đó là một vấn đề vĩnh cửu, và trên hết một con đường hướng đến thi ca – tuy chỉ là một trong những con đường và không phải là một con đường ngắn nhất “Nghệ thuật, do đó, sẽ là một con đường mà thi ca phải đi suốt qua – không hơn không kém – Tôi biết rằng c̣n có những con đường khác và những con đường ngắn hơn nữa. Nhưng thi ca, chính nó cũng, hơn một lần đi trước chúng ta. Đốt cháy những giai đoạn của chúng ta.” (Das Meridian). Derrida viết: “Ở chỗ giao tiếp của những con đường giữa nghệ thuật và thi ca, ở nơi mà thi ca đôi khi đi con đường của nó mà không có ngay cả sự kiên nhẫn của con đường, đó chính là sự bí ẩn của thời điểm.”(29). Câu văn này cần được nhấn mạnh ở: đó chính là sự bí ẩn của thời điểm. Derrida cho rằng sự bí ẩn này chống lại mọi câu hỏi, mọi h́nh thức tra vấn triết lư, mọi khách thể hóa (objectivation), mọi việc đặt thành chủ đề có tính chất lư thuyết-thông diễn (thématisation théorico-herméneutique). Derrida ghi lại những thời điểm Celan nêu ra trong bài diễn từ: 1909, thời điểm của một tác phẩm dành cho Jakob Michael Lenz do một giảng viên tên M.N. Rosanov ở Mạc Tư Khoa, đêm 23 và 24 tháng Năm, 1792 được nêu ra trong tác phẩm này về cái chết của Lenz, thời điểm trên trang đầu quyển Lenz của Büchner rằng ngày 20 tháng Giêng Lenz đă đi vào núi. Derrida đặt câu hỏi: “Ai đă đi vào núi, ở thời đểm này?” (Qui allait dans la montagne à cette date?) Celan xác định: Hắn ta, Lenz, chứ không phải người nghệ sĩ [Lenz là một kịch tác gia khùng điên như trong tác phẩm của Büchner] bận tâm bởi những câu hỏi về nghệ thuật, chính hắn ta trong tư cách “tôi”, “Hắn ta như một Tôi” (er als ein Ich) “lui en tant que je” và Celan không loại bỏ rằng “tôi” ở đây có thể là thi sĩ, nhưng nhất thiết đó không phải là một nghệ sĩ. Derrida chỉ ra “cá nhân hóa” trong cách đặt câu của Celan củng cố cho “dấu hiệu của việc cá nhân hóa” tạo dựng mỗi bài thơ v́ bài thơ là “lời của duy nhất một diện mạo đă thành” (gestaltgewordene Sprach eines Einzelnen) như Celan đă khẳng định. Và tính chất cá biệt này cũng là sự cô đơn: bài thơ là một ḿnh (einsam) và v́ yếu tính rất riêng tư của sự cô đơn của nó nên nó trên đường đi tới (unterwegs) “và khao khát tới một hiện diện” (und seinem innersten Wesen nach Gegenwart und Präsenz). V́ là một ḿnh, chỉ một ḿnh, có thể v́ vậy bài thơ giữ nó trong “sự bí ẩn của Gặp gỡ” (secret de la Rencontre). Derrida đặt câu hỏi: “Cái ǵ ấn định cái một ḿnh tới thời điểm của nó? Thí dụ, đă có một ngày 20 tháng Giêng. Một thời điểm như thế đă có thể được viết ra, một ḿnh, duy nhất, thoát khỏi sự lặp lại. Song le đặc trưng tuyệt đối này cũng có thể được chép lại, xuất cảng, trục xuất, chiếm đoạt, tái chiếm hữu, lập lại trong tính chất riêng biệt tuyệt đối của nó. Nó phải như vậy ngay cả nếu nó phải tự tŕnh ra, liều đánh mất bản thân trong một tính chất có thể đọc được. Cái tính chất tuyệt đối này có thể phát biểu, dấu hiệu của cá nhân hóa, một cái ǵ đó như yếu tính của bài thơ, cái chỉ một ḿnh. Celan thích nói “mọi bài thơ” hơn là “mỗi bài thơ”: “Có thể nói được rằng nơi mọi bài thơ một ngày “20 tháng Giêng” vẫn có đấy và vẫn cứ được ghi dấu không?” Đó là một tính chất tổng quát: để canh giữ mỗi bài thơ, nghĩa là của tất cả mọi bài thơ, việc ghi lại gửi gấm một thời điểm, thí dụ một “ngày 20 tháng Giêng”. Nhưng mặc cho tính chất chung của luật tắc, thí dụ vẫn cứ là không thể thay thế được. Và cái phải ở đấy, cam quyết canh giữ, nói cách khác về chân lư của mỗi bài thơ, chính là cái không thể thay thế này: thí dụ chỉ được đưa ra là thí dụ nếu như nó không có giá trị cho bất kỳ thí dụ nào khác. Nhưng nó lại cho thí dụ trong chính sự kiện này, và là thí dụ duy nhất có thể có, rằng nó là cái duy nhất để đưa ra: một ḿnh nó.”(30)

 

“Ngày nay, trong ngày này, ở thời điểm này. Và sự đánh dấu ngày hôm nay có lẽ nói với chúng ta cái ǵ đó về yếu tính của bài thơ hôm nay, với chúng ta lúc này. Không phải là yếu tính của tính chất thi ca hiện đại hay hậu-hiện-đại, cũng không phải là yếu tính của một thời đại hay một giai đoạn trong một lịch sử thi ca nào đó, nhưng là cái xảy ra “hôm nay” “mới tinh” cho thi ca, cho những bài thơ, cái xảy đến với chúng ở thời điểm này. Cái đến với chúng ở thời điểm này, chính là thời điểm, một kinh nghiệm nào đó về thời điểm. Chắc chắn là rất xưa cũ, không thời điểm, nhưng mới mẻ một cách tuyệt đối ở thời điểm đó. Và là mới bởi v́, lần đầu, ở đây nó được sinh ra hay được t́m kiếm một cách “thanh thiên bạch nhật”. Tính chất minh nhiên, tính chất phân biệt, tính chất rơ nét, tính chất đọc thấy được, đó có thể chính là cái mới. Chúng ta đừng nên nghĩ rằng cái trở thành có thể đọc được có thể là chính thời điểm, đúng ra nó chỉ là kinh nghiệm thi ca về thời điểm, một thời điểm như thế, thời điểm này, qui định mối tương quan của chúng ta với nó, một sự t́m kiếm thi ca nào đó. “Có lẽ, rằng tính chất mới của những bài thơ được người ta viết ra hôm nay, đúng vậy, là điều này: rằng ở đây một cách hết sức minh bạch người ta nỗ lực nhắc nhở đến những thời điểm như thế?”(31) Derrida coi từ “Vielleicht/Có lẽ” dùng trong câu nói trên của Celan biểu đạt một giả thiết về đánh dấu thời điểm, giả thiết này liên quan tới mỗi bài thơ của hôm nay, tính chất mới mẻ của từng tác phẩm thi ca của thời đại chúng ta, ở thời điểm này, sẽ có cái tính chất riêng ḿnh (singularité) trong việc ghi thời điểm, trong việc trụ vững trong kư ức về thời điểm (Daten eingedenk zu bleiden). Thế nhưng, giả thiết này cũng chỉ ra cái ghi lại thời điểm thi ca của hôm nay rất có thể chỉ là sự ghi xuống thời điểm hay ít ra là một sự đi tới minh nhiên (clarté), một cách mới mẻ, của một thiết yếu thi ca, nhưng sự thiết yếu này lại không ghi thời điểm ngày hôm nay. Derrida chấm dứt phần diễn giải này bằng một từ cụt ngủn trong tiếng Pháp: “Soit” có nghĩa hăy cứ chấp thuận, đồng ư là như vậy đi, để rồi tiếp tục bàn về ư nghĩa từ “Aber/Mais/Nhưng” được Celan lặp lại nhiều lần trong bài Das Meridian.

_________________________________

(23) Jacques Derrida, Schibboleth, pour Paul Celan, nxb Galilée trang 11: Quand à la résistance, ce sera aussi notre thème, il fera signe vers la dernière guerre, toutes les guerres, la clandestinité, les lignes de démarcation, la discrimination, les passeports et les mots de passe.

(24) Sđd trang 12: Et pourtant, malgré cette frontière, le passage de la traduction courante a lieu tous les jours dans la moindre équivoque, chaque que fois que la sémantique de tous les jours impose ses conventions. Chaque fois qu’elle efface l’idiom.

(25) Sđd, 12-13: Si une circoncision n’a lieu qu’une fois, cette fois est donc à la fois, at the same time, en même temps la première et la dernière fois. Telle serait l’apparance – archéology et eschatologie – autour de laquelle nous devrons tourner, comme autour de l’anneau qui s’y esquisse, découpe ou détache. Cet anneau tient ensemble une bague, celle de l’alliance, la date anniversaire et le retour de l’année. Je parlerai donc en même temps de la circoncision et de l’unique fois, autrement dit, de ce qui revient à se marquer comme l’unique fois: ce que parfois l’on appelle une date.

(26) Sđd, 13: Comment dater ce qui ne se répète pas si la datation fait aussi appel à quelque forme de retour, si elle rappelle dans la lisibilité d’une répétition? Mais comment dater autre chose que cela même qui jamais ne se rèpète?

(27) Nguyên bản tiếng Đức và bản dịch sang Pháp văn của Martin Broda:

À LA POINTE ACÉRÉE                                                                              À LA POINTE ACÉRÉE

Es liegen die Erze bloß, die Kristalle,                                          Les couches de minérai sont à nu, les cristaux

die Drusen                                                                                       les druses

Ungeschiebenes, zu                                                                       Du non-écrit, durci

Sprache verhärtet, legt                                                                 en langue, libère

Einen Himmel frei.                                                                        un ciel

 

(Nach oben verworfen, zutage,                                                  (Rejetés vers le haut, au jour,

überquer, so                                                                                    de travers, nous

liegen auch wir.                                                                                              sommes couchés de même.

 

Tür du davor einst, Tafel                                                                             Toi, porte devant cela, autrefois, tableau

mit dem getöteten                                                                         où l’étoile tuée

Kreidestern drauf:                                                                         fait la craie:

ihn                                                                                                    elle

hat nun ein – lesendes – Aug.)                                                    est maintenant – lit-il? – à un œil.)

 

Wege dorthin                                                                                  Chemins vers la-bas.

Waldstunde an                                                                                              Heure de forêt au

der blubbernden Radspur entlang                                                              long de la trace de roué qui gargouille

Auf-                                                                                                 É-

gelesene                                                                                                           lue,

kleine, klaffende                                                                                           petite faine, béante,

Buchecker: schwärzliches                                                                           qu’on ramasse: chose ouverte

Offen, von                                                                                      et noirâtre,

Fingergedanken befragt                                                                               qu’interrogent des doigts-pensées

nach - -                                                                                                            sur - -

wonach?                                                                                                         vers quoi?

 

Nach                                                                                                                Sur le non-répétable, vers

dem Unwiederholbaren, nach                                                     lui, vers

ihm, nach                                                                                        tout

allem

 

Blubbernde Wege dorthin.                                                                           Chemins qui gargouillenent, vers là-bas.

 

Etwas, das gehn kann, grußlos                                                   Quelque chose, qui peut marcher, sans saluts.

wie Herzgewordenes,                                                                    non plus qu’un devenu-cœur,

kommt.                                                                                                           vient.

 

(Trong tập Die Niemandsrose)

 

GỬI ĐIỂM NHỌN HOẮT          

 

Những lớp đá vôi trần trụi, những pha lê

những vân nổi

của cái-không-viết, cứng lại

thành ngôn ngữ, giải phóng

một bầu trời

 

(Ném lên cao, vào ngày,

băng qua, chúng ta

cũng nằm.

 

Cửa ngươi phía trước cái đó, đôi khi, bảng

nơi sao bị giết chết

làm cục phấn:

phấn

giờ đây – ngươi có đọc? – bằng một mắt.)

 

Những con đường đi về phía dưới đó.

Giờ của rừng trải

dọc theo vết bánh xe xoàn soạt

Quét-

dính

hạt sồi nhỏ, mở  toác miệng

người ta thu nhặt: vật mở rộng

và đen thui.

được những ngón tay-tư tưởng tra hỏi

về - -

về ǵ?

Về cái không thể lập lại, về

nó, về

hết thảy.

 

Những con đường kêu sè sè, về đó.

 

Cái ǵ đó, nó có thể đi, không đón chào,

không ǵ hơn một thành-tim

tới.

 

Werner Hamacher cho rằng: “Để hiểu bài thơ ‘À point acérée” rơ hơn’ cần biết chi tiết này do Celan đă kể lại trong một cuộc chuyện tṛ [với Dietlinde Meinecke] rằng ông ta đă vay mượn tựa đề bài thơ từ một ghi chú của Baudelaire, ghi chú này được trích dẫn trong nhật kư của Hofmannthal vào ngày 29 tháng 6, 1917: “Có một số những cảm giác tinh tế mà sóng không loại trừ được cường độ, và không có mũi nhọn nào nhọn hoắt hơn Vô tận.” Bài thơ của Celan, như cái tựa đề không rơ rệt chỉ ra, được viết trênvới cái mũi nhọn của vô tận này. Ngay trước trích dẫn từ Baudelaire này người ta thấy Hofmannthal viết ghi chú thứ hai, từ bài thơ  Les Muses của Paul Claudel như sau “Ô mon âme! Le poème n’est point fait de ces letters que je plante comme des clous, mais du blanc qui reste sur le papier/Ôi linh hồn tôi! Bài thơ không phải được làm ra bởi những chữ mà tôi cắm lên như những cái đinh này nhưng bằng  khoảng trắng/để trống trên giấy.” Hofmannthal cũng thêm vào nhận xét này: “Đây chính là h́nh ảnh của sự trống không nó hành hạ tôi.” Sau trích dẫn kế tiếp là nhận xét về văn phong của Claudel: “thơ xuôi độc đáo thượng thặng” rút cục ông ta xác định rằng ông ta thu gọn sự xô đẩy của cảm giác bằng một sự “đóng băng th́nh ĺnh.” Trong bài thơ của Celan, đó không phải là sự tràn ngập của ngôn ngữ nhưng đúng ra là “khoảng trắng c̣n lại trên giấy” đă tự kết tinh; đó là cái “không viết ra” đọng cứng vào ngôn ngữ đúng với một câu nói khác của Hofmannthal rằng Cái Chết nói trong Der Tor und der Tod: con người là những kẻ “diễn giải cái không thể diễn giải,/đọc cái không được viết ra. (Xem Werner Hamacher, The Second Inversion: Movements of a Figure through Celan’s Poetry trong Premises, Essays on Philosophy and Literature from Kant to Celan, Stanford University Press, 1996 trang 383.) Bài The Second of Inversion được viết năm 1984 bằng tiếng Đức và lần đầu được William Jewett dịch sang Anh văn đăng trên Yale French Studies số 69 năm 1985. Derrida khi chỉnh sửa bài thuyết tŕnh Schibboleth cho nhà Galilée xuất bản năm 1986 đă ghi ơn Werner Hamacher về chi tiết này. Nguyên bản tiếng Đức “Die Sekunde der Inversion: Bewegungen einer Figur durch Celans Gedichte” in năm 1988. Cũng có một bản dịch sang Anh văn khác của Peter Fenves in trong tập Word Traces, ed. Aris Fioretos, John Hopkins University Press năm 1994. Khi ghi ơn Werner Hamacher về chi tiết nói trên Derrida hẳn đă đọc bản Anh văn của William Jewett (1984).

 

(28) Sđd trang 13-14: Sans écrit, anécrit, le non-écrit passé ensuite le relais à cette question de la lecture sur un tableau que tu es peut-être. Tu es un tableau ou une porte: nous verrons beaucoup plus tard comment une parole peut s’adresser, voir se confier à une porte, tabler sur une porte à l’autre ouverte.

 

(29) Sđd, trang 17: A cette croisée des chemins entre l’art et la poésie, en ce lieu où la poésie se rend parfois sans même la patience du chemin, voici l’énigme de la date.

 

(30) Sđd, trang 18: Qu’est-ce qui assigne le seul à sa date? Par exemple: il y eut un 20 janvier. Telle date aura pu s’écrire, seule, unique, soustraite à la répétition. Poutant cette propriété absolue peut aussi être transcrite, exportée, déportée, expropriée, réappropriée, répétée dans sa singularité absolue. Il le faut même si elle doit s’exposer, risque de se perdre dans une lisibilité. Cette propriété absolue peut annoncer, signe de l’individuation, quelque chose comme l’essence du poème, le seul. Celan préfère dire de “tout poème”, mieux, de “chaque poème”: “Vielleicht darf man sagen, dass jedem Gedich sein “20 Jänner” eingesschrieben bleibt?”, “Peut-être, avancer qu’en tout poème un “20 janvier” persiste et demeure inscrit?” Voilà une généralité: à la garde de chaque poème, donc de tout poème, se confie l’inscription d’une date, de cette date-ci, par exemple un “20 janvier”. Mais malgré la généralité de la loi, l’exemple demeure irremplaçable. Et ce qui doit demeurer, promis à la garde, autrement dit à la vérité de chaque poème, c’est cet irremplaçable même: l’exemple ne donne l’exemple que s’il vaut pour aucun autre. Mais il donne l’exemple en cela même, et le seul exemple possible, qu’il est le seul à donner: le seul.

 

(31) Sđd, trang 19: Aujourd’hui, en ce jour, à cette date. Et cette remarque de l’aujourd’hui nous dit peut-être quelque chose de l’essence du poème aujourd’hui, pour nous maintenant. Non pas l’essence de la modernité ou de la post-modernité poétique, non pas d’une époque ou d’une période dans quelque histoire de la poésie, mais ce qui arrive “aujourd’hui” de “nouveau” à la poésie, aux poems, ce qui leur arrive à cette date. Ce qui arrive à cette date, c’est justement la date, une certaine expérience de la date. Très ancienne certes, sans date, mais absolument nouvelle à cette date. Et nouvelle parce que, pour la première fois, la voici portée ou recherchée “en pleine clarté” (am deutlichsten). La clarté, la distinction, la netteté, la lisibilité, voilà ce qui serait aujourd’hui nouveau. Ce qui devient ainsi lisible, ne croyons pas que ce soit la date elle-même, seulement l’expérience poétique de la date, ce qu’une date, celle-ci, ordonne de notre rapport à elle, une certaine recherche poétique. “Peut-être, que la nouveauté des poèmes, de nos jours, que l’on écrit, tient, justement, à ceci: qu’en pleine clarté l’on s’efforce d’y preserver dates telles?” (Vielleicht ist das Neue an den Gedichten, die heute geschrieben warden, gerade dies: das shier am deutlichsten versucht wird, solcher Daten eingedenk zu bleiben?)

 

(c̣n tiếp)

 

ĐÀO TRUNG ĐẠO

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016