đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(59)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59,

 

RENÉ CHAR

 

Sự quyến rũ của cái chết được những ghi chú đặt ở giới hạn của văn tự. Khi h́nh dung về cái chết René Char cũng đặt cái chết ra ngoài lề, coi cái chết như một kẻ dạo chơi kế cận trong khi Cái Đẹp được đón nhận và hiện diện khắp nơi. Tuy cái chết vẫn ám ảnh – ám ảnh về cái chết của những chiến hữu và sự chết chóc do chủ nghĩa Quốc xă gây nên – nhưng theo Char con người cần sự bất động của cái chết để biết chắc ḿnh đang sống, phủ nhận cái chết trong việc tự đặt ḿnh trước sự kiện ḿnh sẽ chết đi. Jean-Claude Mathieu chú giải thêm: “Với một sức mạnh lớn lao của văn tự, Char đă ghi: “Cái kim tự tháp của những kẻ tử đạo ám ảnh trái đất” (trong bài “Bouge”). Bị ám ảnh, đó chính là sống dưới kiến trúc đè nặng của những người đă chết, những kim tự tháp, những phiến đá mộ phần, chúng đè nén và giữ ǵn. “Những kẻ tử đạo” ngược lại do “hơi và gió” tạo nên. (frag.228)[106]  Góp phần vào việc xô đẩy cái chết ra ngoài lề văn tự theo Char chính là việc từ chối sự tởm lợm, hèn hạ, đê tiện để cho “thực tại cao thượng” hướng tới hành động như trong frag. 217 “…Le sang sur le parois de la cuvette demeurait hors de portée de mon imagination. À quoi eût servi de se représenter la silhouette honteuse, effrondrée, le canon dans l’oreille, dans son enroullement gluant?/Máu trên mép của cái chậu rửa nằm bên ngoài phạm vi trí tưởng tượng của tôi. Chẳng để làm ǵ việc h́nh dung cái h́nh bóng đáng hổ thẹn, trôi tuột đi, khẩu súng trong lỗ tai, trong ḍng chảy nhầy nhụa của hắn?” Cái chết không chỉ được đặt ra ngoài lề văn tự nhưng giới hạn đặt ra c̣n thúc đẩy văn tự hướng nội, băng qua nội giới hay thích nghi với nội giới mà không bị hủy hoại như trong bài Commune présence/Hiện diện chung cùng René Char đă viết “Si tu rencontres la mort durant ton labeur/Reçoit-la comme la nuque en sueur trouve bon le mouchoir aride/Nếu như ngươi gặp cái chết trong khi làm việc/Th́ hăy tiếp nhận nó như cái gáy đẫm mồ hôi t́m ngay được cái khăn lau khô.” Cái chết không làm cho văn tự thành tiếc nuối v́ ta phải đi qua cái chết để sống, bay lên trên cái chết bằng Lời, bằng thi ca: “Le poète ne peut pas longtemps demeurer dans la stratosphère du Verbe. Il doit se lover dans de novelles larmes et pousser plus avant dans son ordre/Thi sĩ không thể cứ măi ở trong vùng không khí êm ả của Lời. Hắn phải quấn ḿnh trong những giọt lệ mới và xô đẩy ḿnh hơn nữa vào trong chính mệnh lệnh của hắn.”(Feuillets d’Hypnos, frag.19). Trong tập thơ này khi Char nói đến cái chết của những chiến hữu (Roger Bernard, Émil Cavagni, Roger Chaudon chẳng hạn) là để nh́n nhận một món nợ và ngợi ca một kỷ niệm để có thể tiếp tục sống và hành động. Thế nhưng những cái chết này quá tàn nhẫn, không thể chấp nhận trong lúc Char ghi chú. Chuyển động sầu muộn của văn tự tang chế (écriture du deuil) chỉ ra sự bất khả chia phần giữa kẻ sống người chết. Việc nhắc tới lời lẽ của người đă chết chuyển tang chế thành nỗi sầu muộn. Sầu muộn trong câm nín để hướng tới hành động là thái độ của Char. Đưa cái chết như một cái có thực vào hành động như một bông hoa ngậm giữa môi. Tiếng hét ngậm trong miệng của kẻ bị hành h́nh như hành vi của Osip Mandelstam được Char ghi lại trong bài Entretien sur Dante/Đàm đạo về Dante: “Sự rung lên của tiếng kêu, nó làm cho tấm khăn bịt miệng bung lên: Mandelstam là hiện thân hành vi này.[107] Trong bài La Bibliothèque est en feu Char viết: “Par la bouche de ce canon il neige/ C’était l’enfer dans notre tête. Au même moment c’est le printemps au bout de nos doigts./ Từ miệng của cây súng đại bác này, trời đổ tuyết./ Đó là địa ngục trong đầu chúng ta. Đồng thời đó cũng chính là mùa xuân trên đầu những ngón tay của chúng ta. Miệng khi chỉ thể thốt ra tiếng kêu không thể nín chứ không c̣n thể thốt ra lời là “tiếng gầm lên như tiếng nổ” (“Arrière-vertige”, Clothes). Thế nhưng hiếm khi trong sổ tay Char lột trần tiếng kêu mà thay vào đó chỉ dùng tiếng kêu để gây chú tâm căng thẳng, mạnh mẽ vào biến cố đă xảy ra và tạo hiêu ứng lay động bản văn. Thêm nữa, tiếng kêu cuồng nộ cũng là việc nôn mửa chất phế thải, những lời thốt ra giống như ói mửa, xuất tinh, tống bă ra khỏi những bộ phận của cơ thể. René Char viết: “Những v́ sao tháng Năm…Mỗi khi tôi ngước mắt nh́n trời, cơn buồn nôn tiêu đi trong hàm răng. Tôi không c̣n nghe thấy ǵ nữa, ngoài tiếng rên la của sự ham muốn, tiếng th́ thầm của người phụ nữ hé mở dâng lên từ sự tươi mát của những tầng dưới sâu của tôi.”[108]

Căng thẳng (La tension)  

Như chúng ta biết Char đă viết những ghi chú trong sự căng thẳng (Ces notes furent écrites dans la tension…). Căng thẳng làm gia tăng thái độ “khắc kỷ” (stoïque) của ḿnh giống như Marc-Aurèle trong việc sắp đặt những ghi chú – Char cũng nói tới sự không khoan nhượng của Saint-Just – hay bản viết mang cái khiên thời Trung cổ chống đỡ với nụ cười như danh xưng (surname) cho người chiến sĩ kháng chiến trung thành ở frag.9 “Arthur le Fol, après les tâtonnements du début…/Arthur Khùng, sau những ḍ dẫm ban đầu…). Trong frag.80 sức căng cân bằng sự chệch hướng “…(je dois combattre mon penchant pour ce genre de pessimisme atonique, héritage intellectuel…/tôi phải vật lộn với thiên hướng ngả theo thứ bi quan chủ nghĩa rề rà, di sản trí thức…”. Thế nhưng khắc kỷ thô thiển phải song hành với sự giảm thiểu bằng kỷ luật. Bản thân Char cũng đă tập trung năng lực để giới hạn được giữ vững tùy hoàn cảnh như trong bức thư gửi cho F.C. Char nói rằng nơi ḿnh có một con quỉ của công lư và của dung thứ, một nhân vật bắc cực. Jean-Claude Mathieu cho rằng “Căng thẳng này tuy vậy không phải là một sự tự-hoại; nó tự nuôi dưỡng ở “điểm vàng” của kẻ vô vọng, đàm đạo với người không quen biết. Căng thẳng tạo nên hành vi làm chủ bản thân – tự giới hạn, tự kiểm soát – để mở ra một tương lai, chẳng hạn “thiên thần màu đỏ” của họa sĩ Georges de La Tour làm biến thái sự câm nín căng thẳng bằng “lời của niềm im lặng tầng cao vút” (la parole du plus haut silence). Cũng vậy, khắc kỷ “chính là tự sững sờ bằng đôi mắt đẹp của chàng Narcisse, kiểm tra theo t́nh huống sự đớn đau thân xác do đồ tể gây ra trong tư thế tái tim thắt lại tiến thẳng tới đối diện tên đồ tể. Chúng ta thấy Char đối nghịch sự dịu dàng của h́nh ảnh Narcisse soi mặt trên nước với sự chấp nhận đớn đau một cách dũng cảm: “Kiên tŕ” có trái tim của nó trong kỳ vọng (“Perséverance” a son âme dans l’espérance”, Frag.93).

Thắt chặt: “Kim cương tuyệt vọng”

Trong Feuillets d’Hypnos René Char sử dụng khá nhiều ẩn dụ của sự chắt lọc do việc thắt chặt: “C’est quand tu es ivre de chagrin que tu n’a plus du chagrin que le cristal/Chính khi ngươi say sưa với nỗi buồn phiền th́ ngươi không c̣n cảm thấy nỗi buồn phiền nào khác  pha lê” (frag.200): pha lê của nỗi buồn, rượu của khổ đau, kim cương của thất vọng; sự chán nản quá mức, sự chật hẹp của đêm tối đưa hành động đến “điểm kim cương”; kim cương cũng biểu trưng đời sống ẩn sâu của kháng chiến quân trong việc thông giao ngắn gọn kết tinh; t́nh thân hữu cũng chính là đá tảng kết tinh[109]. Đứng trước các chiến hữu trái tim Char nở rộ trong khi tiến tới kẻ thù bằng trái tim thắt lại: thắt chặt và rộng mở bản ngă như “bông hồng của cây sồi” tắm gội đêm tối bằng một bài ca hay bằng sự tươi mát làm cho không gian giăn nở trong sự tuôn trào của trái tim sau chuyển vận bừng nở vs tập trung cao độ. Trong bài La lune d’Hypnos Char viết: “Pouquoi me suis-je serré, puis ouvert brusquement. Je plois sous l’afflux d’une ruisselante gratitude/Tại sao tôi thắt lại, rồi bỗng nhiên mở toang ra. Tôi nghiêng ḿnh dưới ḍng chảy của một sự biết ơn dạt dào,” và trong bài “Hommage” trong tập Seuls demeurent: “Nous étions serrés sous le grand chêne de larmes. Le grillon chanta/Chúng tôi ôm chặt nhau dưới cây sồi lớn của những giọt lệ. Con dế ca hát.” Chúng ta nhận ra liên-văn-bản của đoạn rời trên trong frag.178 của Feuillets d’Hypnos khi Char nói về bức tranh Prisonnier của Georges de La Tour: “…Elle serre le cœur mais combien désaltère!/Bức tranh làm thắt tim nhưng làm nguôi cơn khát biết bao” cũng như ở frag.112 “Le timbre paradisiatique de l’autorisation cosmique. (Au plus étroit de ma nuit, que cette grâce me soit accordée, bouleversante et significative plus encore que ces signes perçus d’une telle hauteur qu’il n’est nul besoin de les conjecturer/Con tem thiên đường của sự ủy quyền vũ trụ. (Rằng ân sủng này đă được ban cho tôi nơi chật hẹp nhất của đêm tối của tôi, tràn ngập và ư nghĩa c̣n hơn những dấu hiệu nh́n thấy từ một chiều cao như thế mà chẳng cần ước đoán chúng.).

Theo Jean-Claude Mathieu “Lược đồ thắt chặt này mà văn tự soi sáng qua những hành vi và những phối trí khác nhau, ẩn chứa những bó buộc của đạo đức cũng như những mệnh lệnh của văn phong. Nỗ lực của Char nhằm kích hoạt con người lên tầm cao, “một nhúm người đơn độc”, “một bầy đoàn tản mác”, “kết khối” đă “ở điểm trở thành một khu cây trái xum xuê ngoại hạng giữa những bàn tay của những con người thông minh và sáng suốt.” (“Ghi chú về mật khu”). “Hăy cộng vào, đừng có chia ra […] Thu góp những tin đồn và tổng hợp chúng”(87) [110] René Char/Đại úy Alexandre lănh tụ kháng chiến luôn thắt chặt quan hệ với các chiến hữu bằng nhiều cách: ăm uống chung, cùng thu thập dù tiếp tế vũ khí thuốc men, làm bản tổng kết tin tức nhận được và đưa ra mệnh lệnh v.v…Phần vụ của Char được chính Char viết trong frag.223: “…ma part justifiée dans le destin commun au centre duquel ma singularité fait tâche mais retient l’amalgame/…phần vụ của tôi được minh chứng trong sinh mệnh chung nơi trung tâm của nó tính chất cá biệt của tôi tuy đứng riêng ra nhưng vẫn giữ cái hỗn tạp lại.” Có thể tóm tắt Char có hai phần vụ: “khuôn mẫu” (modeler) các kháng chiến quân và liên kết họ lại.

Lược đồ chuyển từ dung tưởng (représentation) sang văn tự (écriture) thể hiện dung tưởng trong Feuillets cần có bước nhảy: từ việc thắt chặt của văn tự qua ẩn dụ “nhảy” sang việc văn tự h́nh dung đời sống văn tự tự hoàn thành trong chính nó. Jean-Claude Mathieu chỉ ra: “Bên trong một sự không ngừng thắt chặt của ngôn ngữ, c̣n có riêng những chuyển vận cú pháp, những chuyển vận này bày tỏ bằng cử chỉ, giữa nh́n và nghe cái thấy được, sự tập trung trên “một điểm hiện thời được kim cương hóa”, chúng hội tụ nhăn quan trên một thực tại h́nh-điểm. Cần có những dạng thức ngữ pháp thắt chặt một chùm lại, làm đặc một khí hậu trong một điểm nhọn của một yếu tố riêng biệt: “Tất cả phẩm chất của bầu trời tháng Tám, của nỗi xao xuyến tâm tư của chúng tôi, trong tiếng nói vàng kim của sao băng” (230)[111];  tự sự về một kinh nghiệm kể ra được tập hợp lại trong mạch câu để căng thành mũi tên hướng tới tương lai như trong những đoạn rời sau đây: “Ce que tu as appris des hommes – leur ravirements incohérents, leurs humeurs inguérissables, leur goût du fracas, leur subjectivité d’arlequin, doit t’inciter à…/Điều ngươi học hỏi được từ những con người – sự đảo chiều bất nhất, khôi hài bất trị, thích ồn ào, chủ quan tính tṛ hề của họ, phải thúc đẩy ngươi không được…”(frag.233), “Vie de moins en moins garnie, de moins en moins patiente, désigne-moi ma part…/Cuộc sống ngày càng ít được điểm tô, ít kiên nhẫn, xin hăy chỉ định phần tôi…” (frag.223) v.v…hoặc một h́nh thức loại trừ (forme d’exclusion) để làm lộ ra yếu tố đứng ngoài hay để đối trọng như trong các đoạn rời “Nous n’appartenons à personne, sinon au point d’or de cette lampe inconnue…/Chúng ta không thuộc về bất kỳ người nào, ngoại trừ về điểm vàng của cây đèn chúng ta không biết…”(frag.5), “Toute l’autorité, la tactique et l’ingéniosité ne remplacent pas une parcelle de conviction au service de la vérité/Tất cả quyền uy, sách lược và tài trí chẳng thay thế được một mảnh nào của sự lên án cho việc phục vụ chân lư cả.”(frag.10), hoặc dùng một trạng từ chỉ nơi chốn trong việc kéo dài một khẳng định tổng quát có mục đích qui tụ cường độ vào một điểm chính xác như trong các đoạn rời: “…tout lendemain fertile étant fonction de la réussite de ce projet, surtout là où s’élance…/tất cả ngày mai màu mỡ là tùy vào sự thành công của dự án này, trên hết nơi từ đó phóng tới…”(frag.6), “Tiens vis-à-vis des autres […] est ton contrat/Giữ nguyên điều ngươi hứa hẹn với chính ḿnh đối với những người khác […] Khế ước của ngươi nằm ở đó.”(frag.161), “L’Enfant ne voit pas l’homme […] est le secret/Trẻ con không nh́n người lớn […] Bí ẩn nằm ở chỗ đó.” (frag.225)

Ngôn ngữ của phân tích: V́ tập thơ này gồm những ghi chép lại những sự việc, những biến cố (événements) xảy ra trong mật khu nên người ta không khỏi thắc mắc: René Char đă sử dụng thứ ngôn ngữ nào để nói về những biến cố này? Những biến cố xảy ra phải chăng có tính cách bất ngờ? Cũng vậy khi ghi chép cũng như khi viết lại về chúng Char không thể không tự hỏi: tại sao chúng đă xảy ra (nói khác đi: tại sao chúng lại không xảy ra) – nghĩa là tra hỏi về sự t́nh cờ, ngẫu nhiên, bất ngờ –  và ư nghĩa (sens) của chúng là ǵ. Để giải đáp hai câu hỏi này Jean-Claude Mathieu đă sử dụng hai ư của Maurice Blanchot và Giles Deleuze. Maurice Blanchot [112] : “nâng cái chết lên tới chính nó.” (élever la mort à elle-même” như một lời khuyên nhủ nên Char khẳng định khi nghĩ đến cái chết có thể bất ngờ, t́nh cờ, ngẫu nhiên xảy đến với ḿnh: “Tôi không thể nào chết đi” (Je ne suis plus capable de mourir). Tính từ “capable” ở đây được dùng ở dạng phủ nhận nghe thật lạ tai. Phải chăng nghĩa của tính từ này khi dùng như vậy cũng có nghĩa “Cố gắng tồn tại” (S’efforcer de conserver) – kiểu nói hài ngôn, “tiếng nói của mực” (voix d’encre) – để trả lời một nhu cầu “Nécessité de controller l’évidence, de la faire créature/Sự thiết yếu xem xét kỹ cái hiển nhiên, biến nó thành thực thể được sáng tạo” (frag.194). “Hiển nhiên” ở đây chính là cái chết, điều không ai tránh khỏi. Thực thể được sáng tạo chính là con người tự tái sinh, “đứa con của những biến cố của riêng ḿnh (fils de ses propres événements). Giles Deleuze: “Tiếng vang động, sự huy hoàng của biến cố, chính là ư nghĩa của Biến cố chứ không phải là cái xảy tới (tai nạn), nó là cái ở trong điều xảy tới, cái được biểu lộ thuần túy chỉ dấu cho chúng ta và chờ đợi chúng ta.”[113] Biến cố là tức thời và kư thác (consigner) biến cố không thể không soi sáng nó, làm cho nó huy hoàng rực rỡ như có ư nghĩa. Giống như cái chết cần phải nâng biến cố lên tầm mức của nó.

Để soi sáng biến cố, phân biệt, tách rời biến cố khỏi cái bất ngờ (l’aléatoire) sự soi sáng không thể không cần tới nỗ lực trừu tượng hóa (l’effort d’abstraction) để lột trần, giải mă biến cố. Jean-Claude Mathieu nhận xét: “Đứng trước một hoàn cảnh câm lặng, bản văn nhả ra những khái niệm, những khái niệm này cho phép phân tích hoàn cảnh này. Song le phân tích này không phải là một “sự ṭ ṃ lạnh lùng”, “một đánh giá không có đối tượng”; nỗ lực trừu tượng hóa có đ̣i hỏi kép: một mặt, “khởi từ một điểm đứng nào đó, bên ngoài những sắc thái và những chi tiết, chỉ c̣n lại cái thiết yếu, “cái thiết yếu có thể nhận thức”: “Khởi từ một điểm đứng sự quan trọng của những ư tưởng nhận được là cực kỳ tương đối, và trên hết vụ việc là một vụ việc sống c̣n, chứ không phải sự chiến thắng của những sắc thái nằm ở trung tâm một nền văn minh mà sự ch́m đắm của nó đe dọa việc không được để lại vết tích trên mặt biển sinh mệnh.” (38)[114]. Chính v́ vậy phân tích phải phân định và giản lược qua việc kiểm định sự tản mác của những hành vi xoay quanh hai hay ba giá trị đơn giản căn cốt như: “đời sống”, “hành động”, và “sự thực”. Thêm nữa, việc trung gian hóa (médiatisation) cái tức thời ám ảnh cũng giúp cho sự trực diện biến cố có một độ lùi, đặt lại cái ǵ là đúng thời điểm (ponctuel) trong tương lai như Char cảnh báo “phải coi chừng chuyện vặt vănh, giai thoại” (prend garde à l’anecdote) và v́ giai thoại có cấu trúc khép kín trong khi biến cố qui chiếu về một hoàn cảnh rộng lớn nên thông tin không đầy đủ của biến cố cần được làm sáng tỏ bằng một sự qui chiếu rộng lớn hơn như Roland Barthes nhận định.[115] Theo Jean –Claude Mathieu trừu tương hóa không phải là rút lui khỏi thời gian, nhưng ngược lại là quay trở lại cảm giác, cử chỉ, một sự đi ṿng quanh biến cố, việc đi ṿng quanh chu vi này củng cố và giải nghĩa biến cố, t́m ra những sự kiện trước đó biến cố phủ nhận, một tương lai biến cố mở ra.

Khía cạnh đầu tiên của ngôn ngữ phân tích này chính là để trở thành thứ ngôn ngữ phục hồi cái ǵ là kích thước tương lai của nó. Ngôn ngữ trừu tượng này chặt nát cái “có thể là” thành mảnh, đánh giá tính chất có thể xảy ra (éventualité) của những biến cố và khả năng của con người. Trong một số đoạn rời René Char dùng động từ “pouvoir/có thể” để nói lên điều này: “Autant qua se peut, enseigne…/Càng có thể càng tốt, chỉ bảo…”, “la douleur qu’éventuellement le bourreau pouvait prélever…/sự đau đớn tên đồ tể có thể ngắt ra…”, “sa prison ne pouvait plus s’ouvrir/ngục của hắn không c̣n thể nào mở ra…”, “le poète ne peut pas longtemps demeurer…/Thi sĩ không c̣n cứ ở măi trong…” v.v…Char cũng sử dụng động từ “đánh giá/évaluer” hay nói gián tiếp việc đánh giá: “le poète, susceptible d’exagération, évalue correctement dans le supplice/thi sĩ, có khả năng cường điệu, đánh giá một cách chính xác trong tra tấn”, “Les yeux seuls sont encore capable de pousser un cri/Chỉ những con mắt là c̣n có thể thốt ra một tiếng kêu.” v.v…Nói chung, Jean-Claude Mathieu qua dẫn chứng những đoạn rời trong Feuillets d’Hypnos nhấn mạnh tới việc ngôn ngữ đạo đức hướng tới hành động thay v́ trí tuệ, những từ chỉ “cái trung tính” trong thơ René Char như Blanchot chỉ ra [116]  là những những tính từ được biến thành danh từ (adjectives substantives) cũng có mục đích thúc đẩy, hướng tới hành động. Trong tập thơ từ đoạn rời này sang đoạn rời khác có một lược đồ cơ học hành động chung (l’esquisse d’une mécanique générale de l’action), một động lực học về những tương quan các lực trong hoàn cảnh hiện thời (une dynamique des rapports de forces dans la situation présente). Một cách tổng quát, ngôn ngữ phân tích có mục tiêu nhắm tới hành động bằng những h́nh thức văn tự khác nhau.

_________________________________

[106]  Sđd trang 239, chú thích số 107: Avec une grande force d’écriture, Char avait noté: “La pyramide des martyrs obsède la terre” (“Bouge”). Être obsédé, c’est vivre sous l’écrasante architexture des morts, pyramides, pierres tombales, qui oppressent et protègent. Les “martyrs” doivent être au contraire “de vapeur et de vent” (228). Tựa đề đầy đủ bài thơ Jean-Claude Mathieu nhắc tới ở trên là “Le Bouge de l’historien” (O.C. trang 145)

[107]  Convulsion du cri, qui fait sauter le bâillon; Mandelstam a incarné ce geste:… “nous parvient ce geste, ce tic, qu’aucun instantané n’a pu saisir mais dont ses proches se sont souvenus et que Dante a exprimé pour lui. Mandelstam disait ses vers en renversant la tête: Cosi gridai colla faccia levata…” (Entretien sur Dante, Prière d’insérer).

[108] Feuillets d’Hypnos, frag.54: Étoiles du mois de mai…Chaque fois que je lève mes yeux vers le ciel, la nausée écroule ma mâchoir. Je n’entends plus, montant de la fraîcheur de mes souterrains le gémir du plaisir, murmure de la femme entr’ouverte.

[109] Sđd, frag.17: J’ai toujours le cœur content se m’arrêter à Forcalquier, de prendre un repas chez le Bandouin, de serrer les mains de Marius l’imprimeur et de Figuière. Ce rocher de braves gens est la citadelle de l’amitié.Tout ce qui entrave la lucidité et ralentit la confiance est banni d’ici. Nous nous sommes épousés une fois pour toutes devant l’essentiel/ Tôi luôn hài ḷng khi ghé lại Forcalquier, để ăn ở nhà anh em Bandouin, bắt tay Marius anh thợ in và Figuière. Phiến đá những kẻ can đảm này là thành tŕ của t́nh bạn.  Tất cả cái ǵ ngăn trở sự trong sáng và làm chậm lại sự tin tưởng đều bị cấm chỉ ở đây. Chúng tôi kết hôn với nhau chỉ một lần cho măi măi trước mặt điều thiết yếu.

[110] Jean-Claude Mathieu, La Poésie de René Char, t.2 trang 245: Ce schème du resserrement, que l’écriture élucide à travers des actes et des décors variés, sous-tend les exigences de l’éthique aussi bien que les impératifs du style. L’effort de Char tend à catalyser un précipité “conglomerate” qui a été “sur le point de devenir entre les mains d’hommes intelligents et clairvoyants un extraordinaire verger.” (“Note sur le maquis”). “Additioner, ne divisez pas […] Rassembler les rumeurs et faites synthèse” (87)

[111] Sđd trang 246: À l’intérieur d’un resserrement constant du langage, il y a plus spécifiquement des mouvements syntaxiques qui miment, entre visible et lisible, la concentration sur “un point diamanté actuel”, qui focalisent la vision sur une réalité puncti-forme. Il s’agit de figures syntaxiques qui resserrent en faisceau, concentrent un climat dans la pointe aiguë d’un élément unique: “Toute la vertu du ciel d’août, de notre angoisse confidente, dans la voix d’or du météore” (230)

[112]: Maurice Blanchot: Le pas au-delà.

[113] Giles Deleuze, Logique du sens, nxb Minuit 1969 trang 175: L’éclat, la splendeur de l’évéement, c’est le sens L’événement n’est pas ce qui arrive (accident), il est dans ce qui arrive le pur exprimé qui nous fait signe et nous attend.

[114]  Jean-Claude Mathieu, La Poésie de René Char, t.2 trang 247: “À partir d’un certain point l’importance des idées recues est extrêmement relative, et en fin de compte, l’affair est une affaire de vie et de mort, et non de nuances à faire prévaloir au sein d’une civilization dont le naufrage risque de ne pas laisser de trace sur l’océan de la destinée” (Feuillets d’Hypnos, frag.38)

[115] Roland Barthes, Structure du fait divers trong Essais critiques trang 188-197.

[116] Maurice Blanchot, René Char et la pensée du neutre trong L’Entretien infini trang 438.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017