đào trung đạo
thi sĩ / thi ca
(45)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,
RENÉ CHAR
Cần xét lại ư kiến của một số người trong giới phê b́nh trước đây cho rằng René Char tiếp cận Héraclite và chọn cách viết đoạn rời là do ảnh hưởng của nhóm Siêu thực. Trong những năm đầu thập niên 20 thế kỷ trước phong trào Siêu thực, đứng đầu là André Breton, coi Héraclite, Rimbaud, Lautréamont và Sade là những “tiền nhân” của phong trào. Sự tuyên nhận này cốt để chứng tỏ tính chất chính đáng lịch sử của phong trào Siêu thực. Trong bài Tuyên ngôn chủ nghĩa Siêu thực năm 1924 Breton đưa ra danh sách 20 “nhà văn nhà thơ được coi là có tính chất siêu thực” không có tên Héraclite. Thế nhưng, Marguerite Bonnet trưng dẫn bài viết “Surrealism yesterday, to-day and to-morrow” [25] đăng trên tạp chí This Quarter năm 1932 André Breton lại nêu Héraclite lên đầu danh sách 26 tên “những người là siêu thực v́ một cái ǵ đó “ (ceux qui sont surréalistes en quelque chose), và cho rằng “Heraclitus is surrealist in dialectic/Héraclite là siêu thực trong biện chứng pháp”. Vào những năm cao điểm của phong trào Siêu thực với bản viết Surréalisme au service de la révolution/Chủ nghĩa Siêu thực phục vụ cách mạng việc đưa tên Héraclite vào danh sách của Breton chỉ nhằm mục đích nêu ra mối quan tâm của nhóm tới mọi h́nh thức biện chứng tinh thần và Breton cố t́nh bóp méo tư tưởng của triết gia cổ đại này để phục vụ cho việc coi phép biện chứng trong chủ thuyết Siêu thực là chính đáng khi cho rằng Héraclite là tiền nhân của Hegel và nhất là của Marx. Những đồng chí của Breton nhắc đến Héraclite sớm hơn Breton cũng tỏ ra không v́ lư do thực hành văn tự và tư tưởng đoạn rời mà chỉ chú trọng tới những điểm không mấy quan trọng về Héraclite, chẳng hạn Pierre Naville coi hành xử và tư tưởng của Héraclite có tính chất nghịch lư, gây hấn, tạo ś-căng-đan, c̣n Louis Aragon t́m cách gắn liền Héraclite với biện chứng pháp duy vật lịch sử của Marx theo kiểu diễn giải của Lénin.[26]. Không phải là điều quá đáng khi đặt câu hỏi: Naville, Aragon, Breton, Salvador Dali (họa sĩ) và những người khác trong nhóm Siêu thực có thực sự đọc và hiểu Héraclite không? Nếu căn cứ vào Thư Mục của Marcel Conche trong bản dịch Héclatite sang Pháp văn [27] th́ ta thấy ở Pháp trước thời xuất hiện nhóm Siêu thực hầu như chỉ có Paul Tannery (1887 tái bản bởi A. Diès 1930) sau đó là Maurice Solovine (1931) có dịch và viết về Héraclite những năm đầu thế kỷ 20 trong khi đó các dịch giả Đức, Anh và Ư đă dịch và viết sách về Héraclite từ những năm cuối thế kỷ 19 và thập niên đầu thế kỷ 20, nhất là bộ sách nổi tiếng của Hermann Diels dịch tác phẩm của những triết gia tiền-Socrate in rải rác từ 1901 đến 1934 – quyển đầu là Herakleitos von Ephesos (xuất bản năm 1901) – được coi như bản dịch đáng tin cậy nhất để nghiên cứu và trích dẫn. [28]
Đọc Héraclite Tối Tăm [Héraclite l’Obscur] như thế nào là câu hỏi tiên quyết không thể không đặt ra. Trước hết là vấn đề khác nhau giữa ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại với ngôn ngữ hiện đại: Clémence Ramnoux nhắc nhở “Khi, trong lúc đọc Héraclite, người ta phiên dịch Ngày Đêm, Chớp sáng Lời nói bằng những danh từ chung của người ngày nay, th́ người ta đă hiểu trái nghĩa rồi, bởi v́ những danh từ hiện đại không là những từ trừu tượng theo cùng một cách.[29] Kế đến là vấn đề: lấy khởi điểm để đọc/diễn giải Heraclite từ Đoạn rời (Fragment) nào? Những chuyên gia nghiên cứu Héraclite đều có nhận định chung là những đoạn rời của Héraclite bổ túc chồng chéo ư nghĩa cho nhau không theo trật tự trước sau. Trong cuộc Hội Luận về Héraclite với hai tham dự viên chính là Martin Heidegger và Eugen Fink mỗi người đă lấy một đoạn rời khác nhau làm khởi điểm: trong khi Fink khởi đầu bằng Fragment 64 “Sự soi sáng dẫn dắt vũ trụ” [theo bản dịch của Diels] c̣n Heidegger lại khởi đầu bằng Fragment 1 Héraclite nói về logos [diễn ngôn].[30] Như vậy đủ thấy đọc/diễn giải Héraclite ngay cả đối với những triết gia bậc thầy như Heidegger và Fink không đơn giản. Eugen Fink ngay từ lời mở đầu cuộc hội luận đă xác định: đọc Héraclite để t́m kiếm vấn đề suy/tư tưởng (matter of thinking) của Héraclite – “vấn đề tư tưởng” không phải là cái có sẵn trước mặt chúng ta – và Fink đă quyết định không đi theo thứ tự những đoạn rời được sắp xếp theo Diels để t́m ngả tư tưởng [về] Héraclite.
Trong bài “Trả lời” cho cuộc khảo sát của Les Cahiers G.L.M. về Thi ca Thiết yếu (La poésie indispensable) năm 1938 René Char cho biết ḿnh chính yếu chịu ảnh hưởng của Héraclite, Lautréamont và Rimbaud [31] Như chúng ta đă biết kể từ 1937 René Char đă tách rời khỏi nhóm Siêu thực, cho rằng “đôi giầy Siêu thực quá chật,” René Char không c̣n “đọc” Héraclite dưới ảnh hưởng của những người trong nhóm Siêu thực, giải phóng Héraclite khỏi giả thuyết “biện chứng” về sự đối nghịch như Naville, Aragon, và Breton chủ trương.[32] Hay như Blanchot ngầm cảnh báo về những ngộ nhân của những người trong nhóm Siêu thực rằng “Đă sống bên Héraclite, trong khi những hiểm nguy, thật gần, xuyên suốt thời gian, điều này nói sự chọn lựa, bằng sự chọn lựa này [theo] “thiên tài kiêu hănh, vững vàng và ưu tư”, như René Char gọi ông ta [Héraclite], vẫn có thể khả hữu, trong câu trả lời những thiết yếu tức thời, định hướng đời sống của chúng ta một cách thận trọng.” [33] Trước đó trong bài thơ “Drames” viết năm 1932 René Char quan niệm “La présence et l’absence reconciliées/ Hiện diện và khiếm diện được ḥa giải” – “ḥa giải” chứ không là Aufhebung/vượt bỏ biện chứng – và trước đó trong bài “Chaîne” (1931) ngay từ câu mở đầu “Le grand bûcher des alliances/Ḷ sưởi lớn của những liên kết” cho thấy sức căng của cặp đối nghịch đưa đến không phải một tổng hợp mà là sự khai sinh một cái ǵ khác. Trong bài Partage formel (1942) ta thấy trong câu IX René Char ngợi ca Héraclite và Georges de La Tour [34] và ở câu XVII riêng về Héraclite: [35]
IX
TẶNG HAI NGƯỜI XỨNG ĐÁNG. – Héraclite, Georges de La Tour, tôi thật biết ơn các người về những khoảnh khắc đă đẩy sự cám dỗ này ra khỏi từng nếp gấp thân thể riêng tôi: cái thân phận làm người rời rạc, đă xoay chiếc nhẫn trần trụi của phụ nữ theo cái nh́n của khuôn mặt đàn ông, đă làm cho sự chuyển dịch của tôi thành mau chóng và được tiếp nhận, đă dùng sức lực của các người nơi tôn xưng cái hậu quả vô lường của ánh sáng tuyệt đối cưỡng buộc hành động chống lại cái có thực, được truyền thống cho là có ư nghĩa, cái h́nh bóng và thu nhỏ sự vật.
XVII
Héraclite nhấn mạnh trên sự liên kết khát bỏng của những đối nghịch. Ông ta nh́n thấy trước hết nơi chúng điều kiện hoàn hảo và động cơ thiết yếu để sản sinh sự ḥa hợp. Trong thi ca người ta đă nh́n nhận rằng vào thời khắc của sự ḥa nhập những trái nghịch này hẳn sẽ nổi lên một hậu quả không có nguồn gốc rơ rệt mà tác động ḥa tan và đơn độc của nó gây ra sự trượt đi của những vực thẳm mang bài thơ theo nó một cách thật phản-vật-lư. Chính là tùy vào thi sĩ có lập tức chấm dứt sự hiểm nguy này bằng cách với, hoặc một yếu tố truyền thống đă được chứng nghiệm, hoặc bằng lửa của một đấng sáng tạo thật huyền diệu để triệt tiêu lộ tŕnh đi từ nguyên nhân sang hậu quả. Khi đó thi sĩ có thể thấy những đối nghịch – những ảo ảnh đúng thời điểm và huyên náo này – đưa tới, bằng gịng giống nội tại của chúng việc cá nhân hóa, thi ca và chân lư, như chúng ta đă biết, là đồng nghĩa.
Tương quan giữa hai đoạn rời trích dẫn trên: đoạn rời XVII chuyển “tôi” cá nhân của đoạn IX sang lời nói trống không có chủ từ “Héraclite nhấn mạnh trên sự liên kết khát bỏng của những đối nghịch” và cũng cho thấy “những trái nghịch không cân bằng với nhau nhưng sản xuất ra năng lượng vượt lên trên chúng và theo Héraclite ở đây là vấn đề sự “khát bỏng”, ẩn dụ “động cơ thiết yếu” để sản xuất sự ḥa điệu như trong Đoạn rời số 9 của Héraclite “Những trái nghịch ḥa hợp nhau, sự không ḥa hợp tạo ra ḥa âm đẹp hơn cả, và toàn thể sự trở/diên thành là một sự đấu tranh.”[36]
Những trích dẫn trên không những cho thấy Char “đọc/hiểu” Héraclite Tối Tăm/Héraclite l’Obscure hoàn toàn khác với những người trong nhóm Siêu thực mà c̣n chứng tỏ Char chịu ảnh hưởng của Nietszche trong diễn giải nhà tư tưởng cổ đại này qua các quyển La naissance de la tragédie, Ainsi parlait Zarathoustra, và Le Gai Savoir như Jean-Claude Mathieu nhận xét.[37] Người ta cũng c̣n dẫn chứng bài “Héraclite, texte de Nietszche” một trích dẫn trong quyển La Philosophie à l’époque de la tragédie grecque của Nietszche (1873) khi quyển sách này chưa có bản dịch sang Pháp văn đăng trên tạp chí Ancéphale số 2 tháng Giêng năm 1937 do đó có thể cho rằng René Char người thường xuyên cộng tác với Ancéphale hẳn đă đọc bản viết này của Nietszche. Năm sau (1938) quyển La Philosophie à l’époque de la tragédie grecque của Nietszche được Geneviève Bianquis dịch toàn bộ và do nhà Gallimard xuất bản. Anne Reinbold – rất thân thiết với René Char – đă nhắc tới ảnh hưởng của quyển sách này của Nietszche trong hai tập thơ Le Marteau sans Maître và Dehors la Nuit est Gouvernée của René Char.[38]
C̣n có khá nhiều chứng cớ khác cho thấy việc đọc Héraclite của Char chịu ảnh hưởng Nietszche. Nietszche coi Héraclite như “kẻ ẩn cư trong đền Artémis ở Éphèse,” “có t́nh cảm cô đơn, như một vị thần linh truyền giảng học thuyết về qui luật diên thành (devenir) và của tṛ chơi trong thiết yếu tính (jeu dans la nécessité),” “vén mở tấm màn trên những quang cảnh lớn rộng nhất” báo hiệu cho qui luật của Qui hồi Vĩnh cửu (Éternel Retour). Năm 1948 René Char trong bài Héraclite d’Éphèse (Recherche de la base et du sommet) – được dùng làm Tựa cho quyển sách của Yves Battistini – coi Héraclite là “một kẻ quê mùa chắp cánh” có “khả năng vượt lên cao thượng đẳng” (souverain pouvoir ascensionnel), “là thiên tài kiêu hănh, vững vàng và ưu lự, kẻ đi qua những thời khắc di động mà ông đă tŕnh bày, củng cố và quên đi ngay sau đó để chạy lên phía trước chúng, trong khi trên đường đi ông thở trong kẻ này hau kẻ kia giữa chúng ta.”[39] Với Char, Héraclite chính là kẻ “chỉ hướng bằng ngón tay trỏ bị tuốt móng” máu chảy thành mực cho thi sĩ viết ra bài thơ. Trong Partage formel René Char quan niệm “Héraclite khép lại chu tŕnh hiện đại, chu tŕnh này dưới ánh sáng của Dionysos và của thảm kịch, tiến về phía trước cho một bài ca kết thúc và một cuộc đọ mặt cuối cùng.” (Héraclite ferme le cycle de la modernité qui, à la lumière de Dionysos et de la tragédie, s’avance pour un ultime chant et une dernière confrontation.) Không khó nhận ra ảnh hưởng diễn giải Héraclite của Nietszche trong nhận định trên của Char: Héraclite Tối Tăm cũng chính là nhà tiên tri Qui hồi Vĩnh cửu. Trong lần xuất bản thứ nh́ năm 1945 tập thơ Le Marteau sans Maître René Char cho thêm câu nói của Héraclite và của Empédocle làm hai đề từ mới (exergues nouvelles). Câu của Héraclite: “Cũng cần phải nhớ lại kẻ quên mất con đường dẫn tới đâu” [40] được Yves Battistini lấy từ bản dịch của Diels. Theo Patrick Née, câu đề từ này quan trọng hơn nữa khi được đi kèm theo tên tập thơ, “Le marteau/Búa” gợi đến tuyên bố của Zarathoustra: “Ngươi chỉ nh́n thấy những đốm sáng của tinh thần: nhưng ngươi tảng lờ cái đe nào là của tinh thần, và ngươi không biết sự tàn bạo của cái búa của tinh thần!” “Búa” cũng được Nietszche dùng đặt tên cho một tác phẩm khác là quyển Le Crépuscule des idoles ou comment on philosophe au marteau/Hoàng hôn của những thần tượng hay người ta triết lư bằng cái búa như thế nào. Đề từ bằng câu nói của Héraclite và “Búa” của Nietszche được Char gắn liền với nhau nhằm cho người ta hiểu rằng việc từ chối sự làm chủ của cái búa tương ứng với việc quên đi mục đích và những gắn kết để định hướng. Patrick Née nhận xét: Le Marteau sans Maître được viết theo đoạn rời, mỗi bản văn là một cú búa không chủ, nghĩa là không được hướng dẫn suy tính trước, tạo thành một “nơi cư ngụ lạ lẫm” (demeure inaccoutumée) như lời Empédocle mà Char dùng làm câu đề rừ thứ nh́ sau câu của Héraclite.[41] Patrck Née cũng chỉ ra khi viết bài thơ “Rougeur des Martinaux” vào năm 1949 sự hiện diện của Héraclite trong trí tưởng René Char thật rơ ràng sau khi Char viết bài Tựa cho quyển sách của Yves Battistini (1948) cũng như Char đặt tựa cho tập thơ là Fureur et Mystère ra mắt cùng năm cho thấy ảnh hưởng của Héraclite trong cặp đối nghịch Cuồng nộ với Bí ẩn và Char cũng đưa ra định nghĩa thi sĩ in trên giải “băng đô/bandeau” [giải giấy choàng quanh] tập thơ: “Thi sĩ, người đời biết vậy, trộn lẫn cái thiếu hụt với cái quá độ, mục tiêu và quá khứ.” (Le poète, on le sait, mêle le manque et l’excès, le but et le passé). Điểm quan trọng Nietszche chỉ ra: Héraclite là nhà tư tưởng độc nhất quan niệm thời gian theo ṿng tṛn nên Char đă trộn lẫn các cặp đối nghịch “manque vs excès” và “but vs passé”. Nếu phân tích và so sánh kỹ lưỡng bài “Rougeur des Martinaux” chúng ta c̣n thấy có rất nhiểu từ và đoạn rời René Char dùng theo nghĩa của Héraclite như: “éclair/tia chờp/sáng” tương đương với “foudre/sấm” của Héraclite, đoạn rời “La vérité est personnelle/Chân lư có tính cách cá nhân” đối chọi với “Tư tưởng có tính phổ quát” [Frag. 127 Héraclite], Ngày Đêm theo ư tượng của chu tŕnh đặt cơ sở trên chiều kích của hoài hủy (dimension du perpetuel), câu cuối bài khai từ cho “Rougeur des Martinaux” của Char: “Ôi cái chắn ngang màu đen, trên đường đến cái chết của ngươi, tại sao luôn luôn ngươi là kẻ chỉ ra tia chớp?”[42] Patrick Née cho rằng “barre noire” chính là gịng chữ xuyên qua màu trắng của trang giấy việc đọc vùa làm cho sinh động vừa chạy tới kết thúc – nói thế khác cái chắn ngang màu đen là đoạn rời, và cũng chính trong đường tới lui giữa mệnh đề và đọc mệnh đề này năng lượng phát sinh có thể so sánh với tia chớp. Câu hỏi “Pourquoi/tại sao” trong câu đề từ trích dẫn trên cũng có nghĩa như thể “montrer l’éclaire/chỉ tia chớp” có thể hiểu khác với việc chạm nhau của đoạn rời và chính câu hỏi đến lượt nó lại ném ra sự nghịch lư của việc phải viết đoạn rời.[43] Có thể nói Nietszche đă “đốn ngộ” Char trong việc đọc Héraclite.
_________________________________
[25] Marguerite Bonnet. André Breton, La naissance de l’aventure surréalist (José Cortin 1975) trang 350, ghi chú số 95.
[26] Bài “Vie d’Héraclite” cuả Pierre Naville và “La philosophie des paratonnaires” của Louis Aragon trong La révolution surréaliste số 27, tháng 10 1927.
[27] Héraclite, Fragments, Texte établi, traduit, commenté par Marcel Conche, nxb PUF 1986.
[28] Diels, Fragmente der Vorsokratiker gồm nhiều tập. Có thể tham khảo bản dịch tóm lược bằng Anh văn Ancilla to the Pre-Socratic Philosophers của Kathleen Freeman, Harvard University Press 1966 (162 trang) trong đó Kathleen Freeman chỉ dịch những phần B theo bản in xuất bản lần thứ 5. Đầy đủ hơn có thể tham khảo quyển The Pre-Socratic Philosophers, a Companion to Diels, Fragmente der Vorsokatiker (486 trang) cũng của Kathleen Freeman, Harvard University Press 1966.
[29] Clémence Ramnoux, Héraclite ou l’homme entre les choses et les mots, luận án tiến sĩ do Les Belles Lettres, Guillaume Budé xuất bản năm 1959. Trích dẫn theo Maurice Blanchot trong bài Héraclite (L’Entretien infini trang 119). Blanchot khen ngợi luận án tiến sĩ này của Clémence Ramnoux không những về tính chất uyên bác nghiêm túc mà c̣n về phương pháp nghiên cứu. Clémence Ramnoux (1905-1997) tốt nghiệp Đại học Sư phạm Paris ENS năm 1931 đồng môn của Simone Weil, Jean Beaufret, tŕnh luận án tiến sĩ năm 1957 ở đại học Alger, chuyên viên triết học Hy Lạp cổ đại, cùng với Paul Ricœur và Jean-François Lyotard đồng sáng lập đại học Nanterre (1965).
[30] Martin Heidegger & Eugen Fink, Heraclit, 1970. Bản dịch Anh văn Heraclitus Seminar của Charles H. Seibert, Northwestern University Press 1993. Eugen Fink (1905-1975) là phụ tá cuối cùng của Edmund Husserl. Cả Heidegger lẫn Fink đều dùng quyển Fragmente der Vorsokatiker của Hermann Diels khi trích dẫn Héraclite.
[31] René Char, Œuvres complètes trang 741: J’ai tiré produit d’Héraclite, l’homme magnétiquement le mieux établi, du Lautréamont des poésies, de Rimbaud aux avant-bras de cervelle. Ces trios-là commandent au personnel la voûte.
[32] Tài liệu cho thấy René Char tham dự vào sinh hoạt cuối cùng của nhóm Siêu thực là bản tuyên bố chống lại việc trục xuất Trotski của nhóm vào năm 1934 có chữ kư của Char, sau đó là sự chấm dứt liên hệ với nhóm Siêu thực. Marie-Claude Char trong bài tựa cho tập thơ Le Marteau sans Maître của René Char tái bản năm 2002 cho biếtChar đă âm thầm chống lại chủ trương siêu thực từ khi làm những bài thơ trong tập này và dẫn lời Char nói với Paul Veyne: “Tất cả những tư tưởng ở trong tập Le Marteau sans Maître, tôi đă không nói về chúng với bất kỳ ai, ngay cả với Éluard người bạn thân thiết của tôi. Đó là một cuộc nổi loạn tôi đă một ḿnh sống trải không nói với ai” (Toutes les pensées qu’il y a dans Le Marteau sans Maître, je n’en parlais jamais à personne, pas même à mon intime Éluard. C’est une révolte que j’ai vécue seul sans communiqué.
[33]
IX.
À DEUX MÉRITES. – Héraclite, George de La Tour, je vous sais gré d’avoir de longs moments poussé dehors de chaque pli de mon corps singulier ce leurre: la condition humaine incohérente, d’avoir tourné l’anneau dévêtu de la femme d’après le regard du visage de l’homme, d’avoir rendu agile et receivable ma dislocation, d’avoir dépensé vos forces à la couronne de cette conséquence sans mesure de la lumière absolument impérative l’action contre le réel, par tradition signifiée, simulacre et miniature.
[34] Maurice Blanchot, Héraclite in Entretien infini, ghi chú 1, trang 119: Avoir vécu auprès d’Héraclite, alors que d’autres perils, très proches, traversaient le temps, cela dit le choix par lequel “ce génie fier, stable et anxieux,” ainsi que le nomme René Char, est encore capable, en réponse aux necessités immédiates, d’orienter gravement notre vie.
[35]
XVII
Héraclite met l’accent sur l’exaltante alliance des contraires. Il voit en premier lieu en eux la condition parfaite et le moteur indispensable à produire l’harmonie. En poésie il est advenu qu’au moment de la fusion de ces contraires surgissait un impact sans origine définie dont l’action dissolvante et solitaire provoquait le glissement des abîmes qui portent de façon si antiphysique le poème. Il appartient au poète de couper court à ce danger en faisant intervenir, soit un élément traditionel à raison éprouvée, soit le feu d’une démiurge si miraculeuse qu’elle annule le trajet de cause à effet. Le poète peut alors voir les contraires – ces mirages ponctuels et tumultueux – aboutir, leur ligne immanente se personnifier, poésie et vérité, comme nous savons, étant synonymes.
[36] Yves Battistini, Trois socratiques trang 30: Les contraires s’accordent, la discordance crée la plus belle harmonie: le devenir tout entier est une lutte. Kathleen Freeman trong quyển Ancilla to the Pre-Socratic Philosophers dịch theo bản của Diels Fragment 8: “That which is in opposition is in concert, and from things that differ comes the most beautiful harmony” (trang 25)
[37] Jean-Claude Mathieu, La Poésie de René Char, t.I, Traversée du surréalism, chú thích số 75 trang 121. Ngoài ra Jean-Claude Mathieu c̣n cho rằng “nhất là trong vài năm sau đó [Char] c̣n đọc Nietszche thêm nữa.
[38] Anne Reinbold, Ce fleuve mal apercu… trong Cahiers de l’Herne: René Char trang 92-103.
[39] René Char, Recherche de la base et du sommet trang 101: Héraclite est ce genie fier, stable et anxieux qui traverse les temps mobiles qu’il a formulés, affermis et aussitôt oubliés pour courir en avant d’eux, tandis qu’au passage il respire dans l’un ou l’autre de nous.
[40] René Char, VARIANTES/Le Marteau sans Maître trong Œuvres complètes trang 1193: Il faut aussi se souvenir de celui qui oublie où mène le chemin. Héraclite.
[41] Sđd, trang 1193: J’ai pleuré, j’ai sangloté à la vue de cette demeure inaccoutumée/Tôi đă khóc, tôi đă nức nở khi nh́n thấy nơi cư ngụ lạ lẫm này.
[42] Sđd trang 328: Ô grande barre noire, en route vers ta mort, pourquoi serait-ce toujours à toi de montrer l’éclair?
[43] Patrick Née, sđd trang 57.
(c̣n nữa)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2016