đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(31)

 

                       Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31,

 

Jean-Pierre Lefebvre đọc bài Andenken của Celan

                                                               ANDENKEN

                                                         Feigengenährt sei das Herz

                                                         darin sich die Stunde besinnt

                                                         auf das Mandelauge des Toten.

                                                         Feigengenährt.

 

                                                         Schroff, im Anhauch des Meers

                                                         die gescheiterte

                                                         Stirne,

                                                         die Klippenschwester.

 

                                                         Und um dein Weisshaar vermehrt

                                                         das Vlies

                                                         der sömmernden Wolke.

                                                                   (trong tập Von Schwelle zu Schwelle, 1955)

 

                                                              HỒI TƯỞNG

                                                   

                                                    Được nuôi dưỡng bằng vả là trái tim

                                                    trong một giờ hồi tưởng

                                                    về con mắt hạnh nhân của kẻ đă chết

                                                    Được nuôi dưỡng bằng vả.

 

                                                    Sâu thẳm, trong luồng gió biển,

                                                    vầng trán

                                                    kẻ chết ch́m,

                                                    vách đá-chị em.

 

                                                    Và mái tóc trắng của người tung bay

                                                    phiêu du

                                                    mây tắm nắng hè

 

Jean-Pierre Lefebvre viết bài “Để kỷ niệm về Để kỷ niệm về để kỷ niệm về…(Về bài thơ Andenken của Paul Celan)”[179] với chủ ư nói về ảnh hưởng và nhất là sự chống đối Heidegger của Celan. Có khá nhiều bài thơ mang tựa đề Andenken trong văn chương Đức nhưng có lẽ nổi danh hơn cả là bài thơ của Hölderlin, nhất là khi bài thơ này được Heidegger thông diễn trong Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung/Minh giải Thi ca Hölderlin [180] vốn là một giáo tŕnh giảng khóa mùa Đông 1941-1942 và được xuất bản năm 1943 để kỷ niệm 100 ngày sinh Hölderlin. Kể từ khi được xuất bản cho đến nay Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung tạo ra một làn sóng phản biện khá gay gắt nhất là sau khi Heidegger tạ thế và nhà Vittorio Klostermann cho xuất bản Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein”/Những bài Tụng ca “Germanien” và “Der Rhein” của Hölderlin” [là những giáo tŕnh mùa Đông 1934-1935] quyển số 39 trong Gesamtausgabe/Toàn Tập năm 1980. Đọc hai bài Andenken của Hölderlin và của Celan, môt thứ văn tự tỏa sáng kỷ niệm riêng tư nên Jean-Pierre Lefebvre cho rằng “Nói thế khác, người ta không thể không tư tưởng về, không thể không sống trong kỷ niệm của những bài thơ này ngay sau khi đă đọc từ đầu gợi ra với một sự chính xác một kinh nghiệm rơ rệt: một hoàn cảnh trong sự hiện hữu, trong không gian và trong lịch sử, trong đó, ở một thời điểm trở thành của nó, tư tưởng, những ấn tượng, và tiếng nói thi ca gặp gỡ nhau. Bài thơ của Hölderlin, được đặt trên một tấm bản đồ thế giới, đi ngang qua kinh tuyến của một quá khứ rơ rệt, đă kết thúc, là quá khứ của nguyên ủy của nó: ngày 21 tháng Ba năm 1802, ngày lễ hội, ngày đầu tiên của mùa Xuân. Thế nhưng khoảnh khắc của chuyển di tới kinh tuyến của quá khứ này cũng là quá khứ của những từ nói lên kỷ niệm của điều ǵ đă xảy ra sau mùa Xuân 1802 đó: cái chết của Suzette Gontard [người yêu của Hölderlin, ĐTĐ chú], sự thất bại trong đời sống của ông ta, hiện ông đang ở trong hoàn cành ra sao, một ngày nổi gió đông bắc. Từ cuối Wehet trong câu thơ đầu, cũng có nghĩa sự khổ đau, Weh. Người ta ghi nhận rằng bản đánh máy chữ bài thơ của Celan gồm – điều không nhất quán như vậy ở giai đoạn này – cũng chỉ ra một nơi chốn (La Ciotat) và một thời điểm (ngày 27 tháng 9, 1954)”[181]

 

Là một trong những người phản bác diễn giải Hölderlin của Heidegger – một diễn giải có tính chất lịch sử-chính trị tôn xưng Hölderlin như “đại thi sĩ của dân tộc Đức” – Jean-Pierre Lefebre chỉ ra Heidegger đă bóp méo thơ Hölderlin khi Heidegger đảo ngược hướng đi của gịng song Danube về hướng Đông và Đông Á thay v́ về hướng Tây như trong chính bài thơ chỉ ra. Một chi tiết thú vị được Jean-Pierre Lefebvre đưa ra: “Những giáo tŕnh của Heidegger, được xuất bản năm 1943 để kỷ niệm 100 năm [ngày sinh của Hölderlin], đă được diễn giảng suốt trong khóa mùa Đông 1941-1942…Mùa Đông kế tiếp cũng là mùa đánh dấu cái chết của cha mẹ Celan trong những trại [tập trung]…” [182] Celan biết tường tận bài thơ Andenken của Hölderlin cũng như những hậu ư trong diễn giải của Heidegger về bài thơ này. Thế nhưng bài thơ cùng tựa đề Andenken của Celan – theo cách tương phản – đă được viết “tại chỗ”, kư ức bài thơ gợi ra là tức thời. Ngày 27 tháng Chín năm 1954 Celan đă có mặt cả tuần lễ ở Rustique Olivette kế cận La Ciotat là nơi Daniel Guérin mời các văn nghệ sĩ đến dự. Bài thơ Celan viết lúc đầu không có tựa, và khi đánh máy lại Celan cũng không đặt tựa. Cũng trong thời gian này Celan đọc và ghi chú hai quyển Was heißt denken?/Cái ǵ gọi là tư tưởng? [gồm bài Dẫn nhập và 12 bài thuyết tŕnh.] và Einführung in die Metaphysik/Dẫn vào Siêu h́nh học của Heidegger. Và chắc chắn Celan cũng đă đọc những bài diễn thuyết của Heidegger về Hölderlin trong quyển Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung/Minh giải Thi ca Hölderlin, nhất là bài về bài thơ Andenken. Thế nên, theo Jean-Pierre Lefebvre, việc đặt tựa đề Andenken trong tập Von Schwelle zu Schwelle/Từ Ngưỡng đến Ngưỡng tất nhiên để nói đến một sự qui chiếu. Ngoài ra cũng có mối quan hệ tới bài thơ cuối của tập Von Schwelle zu Schwelle tựa đề “Mit wechselndem Schlüssel/Với cái ch́a khóa biến đổi”, chuỗi thơ trong tập này bắt đầu bằng bài “Grabschrift für François/Văn bia cho François” là bài thơ độc nhất khi xuất bản có ghi thời gian sáng tác tháng Mười 1953 để ghi nhớ kỷ niệm đứa con trai đầu ḷng đă chết không lâu sau khi được sinh ra, và trong bài thơ Assisi kế tiếp tên “Franz” của đứa con trai chết yểu này được Celan dùng làm từ kết thúc câu thơ cuối. Có thể nói tập Von Schwelle zu Schwelle là một chuỗi “với cái ch́a khóa biến đổi” những bài thơ Celan nói về cái chết của con trai, cha mẹ và những người đă chết khác.

 

Cũng cần phải kể đến sự tương tự về hoàn cành sáng tác hai bài thơ cùng tên Andenken, theo Jean-Pieere Lefebvre. Hoàn cảnh sáng tác của Hölderlin: trong hai bức thư gửi cho Böhlendorff  thi sĩ có nhắc đến chuyến du hành sang Pháp năm 1802; hoàn cảnh sáng tác của Celan: ngày 15 tháng Chín 1953 Celan nhận được một bức thư của Hans Bender mời viết bài về “nghề” làm thi sĩ và ngày 18 tháng Một Celan viết cho Bender một bức thư dài để nói về những giới hạn của khái niệm thủ công hay nghề thi sĩ. Khái niệm này đă được Hölderlin đề cập tới trong những nhận định về vờ kịch Œdipe của Sophocle. B́nh luận về từ Handwerk/Thủ công Celan tỏ ra không lạc quan như Hölderlin khi dùng phạm trù này cho thi ca. Cũng trong thời gian này Celan ở trong cuộc đối thoại với những suy tưởng của Heidegger  nhất là về hệ h́nh bàn tay (paradigme de la main) Heidegger đă gán cho vai tṛ quan trọng trong vấn đề về mối tương quan giữa diễn ngôn thi ca (das Gedicht) và diễn ngôn triết lư (das Gedachte). Heidegger cho rằng hệ h́nh này là cơ sở tư tưởng bài thơ của Hölderlin. Trong Was heißt denken? Heidegger dựa trên Hölderlin để luận về sự khác biệt giữa thi ca và triết lư, giữa dichtendenken, và cho rằng chỉ sau khi đă biết sức mạnh của diễn ngôn thi ca người ta mới có thể bắt đầu làm việc trên cái cái ǵ phải suy tư. Nỗ lực chính của Heidegger là chỉ ra ở Hölderlin chúng ta vừa khám phá vừa học hỏi được rằng con người chỉ là con người nếu con người đi theo con đường qui ẩn và trở thành một dấu chỉ. Với Heidegger, Hölderlin, Trakl, Rilke và Stefan Georg là những thi sĩ đă đưa ra dấu chỉ trong một ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ trong một hệ thống những dấu chỉ-tương đương hay thay thế được nhưng là dấu chỉ cho một sự trở lại của tư tưởng về câu hỏi/vấn đề Hữu. Lời của Hölderlin thiết lập sinh hữu (étant) như thể đă được đưa ra ánh sáng lần đầu tiên, chỉ định nơi chốn để alétheia/soi sáng có thể diễn ra, nơi có thể triển khai tiếp cận Hữu. Thêm nữa, Mnemosyne/Kư ức/Mẹ của những Nàng Thơ vừa bao gồm cây kim chỉ thời gian vừa là khoảnh khắc của mối tương quan tư tưởng-thi ca, thi ca cùng hiện hữu với cơ sở tư tưởng, nếu tư duy là nền th́ con đường thi sĩ-nhà tư tưởng là một sự dịch chuyển. Heidegger kư tặng Celan một bản khi tái bản Was heißt denken? cùng với quyển Einführung in die Metaphysik mới xuất bản năm 1953. Bài viết về Hölderlin trong Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung không quá trừu tượng như trong Was heißt denken? và  Einführung in die Metaphysik. Celan đă đọc rất kỹ những quyển này với những ghi chú. Môt cách tóm lược: con đường đối thoại với tư tưởng Heidegger của Celan khởi đầu bằng ngưỡng mộ và kết thúc bằng phản kháng. Sự phản kháng này khởi đầu với bài Andenken và cao điểm ở bài Todnauberg.

 

 

Andenken rất cô đọng và tỉnh lược. Diễn giải của Jean-Pierre Lefebvre: Về khổ đầu “một khi tựa đề được nhận biết như sự chỉ định của một bước tiến, một thể loại, và…của một bài thơ của Hölderlin, nhưng một cách độc lập “rằng được nuôi dưỡng bằng quả vả - nuôi dưỡng bằng vả - trái tim trong trái tim của giờ hồi tưởng con mắt-hạnh nhân của kẻ đă chết…”[183] Cụm từ giờ/thời gian hồi tưởng besinnt sich, khi dùng như giờ/thời gian có nghĩa: giờ/thời gian của khoảnh khắc chống đối, của sự tràn ngập  thời gian trôi qua dù rằng không có ǵ trôi qua. Giờ/thời gian là giờ cùa lời làm tràn ngập (irruption), tuôn trào (effraction) dâng cao theo chiều thẳng đứng (die Stunde steht) ra khỏi tất cả cài ǵ c̣n lại. Kẻ đă chết ở đây rất có thể là đứa con trai Celan đă nói tới trong bài Grabschrift mở đầu cho chùm thơ Von Schwelle zu Schwelle. “Nhưng tính chất tổng quát của lời tuyên bố, được cá biệt hóa bởi từ hạnh nhân (liên quan tới một cái chết định rơ) hoàn toàn bị gộp vào bởi một từ có tính chất tràn lấn đâc biệt và bởi sự quay trở lại nghịch thường (quả vả), được dựng lên ở đây trong một hệ h́nh của thức ăn. Qui chiếu-kỷ niệm về cây vả này mà Hölderlin nói tới bao gồm một đường chân trời ít tính chất Hy Lạp nhưng có tính chất kinh thánh hơn đường chân trời tri nhận-xây dựng của Heidegger. Rằng được nuôi nấng bằng vả, vào mùa Thu, bởi những trái chín của cây vả nuốt chửng ngàn vạn hạt, kẻ hồi tưởng, kẻ nghĩ đến người Do thái đă chết.”(184) Dẫn chi tiết trong Kinh Thánh (1. Mos. 3,7) cho rằng lá vả được Adam và Eve dùng để che thân thể, cây vả là vua của các loại cây (Rois, 1,4), và trên hết cây vả là cây tượng trưng cho bản sắc Do thái. Thêm nữa, theo Jean-Pierre Lefebvre, nếu như cây vả tượng trưng cho sự sung măn và sự phong phú th́ nó cũng có thể có nghĩa sự khô cằn của khoa học, và đây là nghĩa Jesus nói với Nathanaël trí giả (Math. 21, Marc, 2, 12 và kế tiếp, Jean, 1,49). Cây vả trở thành đại diện cho Giáo đường Do thái theo cách tượng trưng của Ky tô giáo nhưng v́ đă không biết lời truyền giảng về liên minh mới nên đă không đơm trái. “Cây vả nuôi dưỡng trái tim (nơi chốn của t́nh yêu làm cho “nghĩ tưởng tới”) như vậy không nằm trong những chỉ nghĩa Hy Lạp như Friedrich Beissner đă khám phá ra khi diễn giải Celan. “Ngược hẳn lại với cái Heidegger đưa ra, nơi chốn của tư tưởng như thế được định nghĩa như sự thúc hối thi ca theo nghĩa Celan định cho từ này, cũng có nghĩa là có tính lịch sử và cá nhân. Từ Feige, ở đây, trong vị trí được nhấn mạnh và nhắc lại gợi ư sự tấn công liên tục lbằng cách lập lại phụ âm của từ Stabreime của thi ca cổ Đức này đă hoàn toàn hủy bỏ h́nh thái hầu như cũ kỹ của tính từ freiherzig, và chỉ dấu về cái sẽ trở thành sự báng bổ khu vườn của Heidegger, về ư nghĩa sinh dục của từ “Orchis/Lan”, như trong bài thơ Todnauberg. Nhớ tưởng chỉ là cùng một với chống đối sự biến mất (trong những trường hợp khác, bằng sự giao hợp và sinh sản t́nh dục). Trong ngôn ngữ thông thường, cây vả là biểu tượng của giống cái nhưng cũng là biểu tượng của ḥn dái. Trong một bài thơ viết muộn màng [cuối đời], bài thơ này nói đến kỷ niệm về sự phá hủy (ngôi đền Dänenschiff, tượng đài được dựng lên ở Jerusalem để tưởng niệm việc cứu sống những người Do thái Đan mạch bởi những thủy thủ xứ này), một mảnh cây vả được móc vào môi của người thân yêu: tất cả bài thơ bị làm rời ră ra bằng sự trở lại của động từ stehen, động từ cuối cùng để chỉ một cách không dấu diếm sự dựng đứng/cương cứng.”[185]

 

Đối chiếu với bài Andenken của Hölderlin và bài Andenken của Celan: Ở khổ 3 cây vả trong bài thơ của Hölderlin  đột nhiên xuất hiện trong một cái sân, sau từ “aber/nhưng” [từ bắt đầu khổ 3 : Es reiche aber”], từ này gây thắc mắc cho việc phê b́nh, nhưng nó cũng tự giải thích bởi tương phản của cái cây được bảo vệ này với những cái cây khác như Eichen, Silberpappeln, Ulme. Câu thơ thứ 4 ờ khổ 2 “Im Hofe aber wächset ein Feigenbaum/Nhưng trong sân một cây vả mọc lên” Hölderlin nhắc đến kỷ niệm về cây vả trong đó từ “aber” dùng để chỉ thi tính tức thời của kinh nghiệm, tạo sự hiện diện lập tức trong kư ức người đọc nhưng lời lẽ có tinh chất Hy Lạp khi mói đến cái cây Achille bị té xuống gốc trong bài Mnemosyne. Thế nhưng từ “aber” này, theo Jean-Pierre Lefebvre, cũng nói về khoảnh khắc hiện tại, nơi chốn như Stuttgart hay Nûrtingen không có cây vả mà Hölderlin hồi ức. C̣n trong bài thơ của Celan cây vả xuất hiện ngay từ đầu: Kẻ phải nuôi dưỡng trái tim trong đó thời khắc hồi ức về con mắt hạnh nhân của kẻ đă chết cũng ở trong  vực thẳm của kỷ niệm. Khác với Hölderlin, Celan là kẻ đến từ một xứ sở của cây vả quay nh́n Hắc Hải cũng là xứ Colchide nơi kỷ niệm về bài thơ Colchiques của Appolinaire [Celan dịch sang tiếng Đức] ch́m đắm. Trong bản dịch này câu thơ của Appolinaire “laine blanche des nuages estivants” trở thành từ Vlies. Celan dùng lại từ này trong bài Andenken. Và Colchide cũng ở trong “kư hiệu” của Celan để chỉ cái xứ sở hạnh phúc của những chuyến du hành thời thơ ấu, “Miền Nam” quê hương của Celan. Jean-Pierre Lefebvre cũng nhận ra trong khổ 2 bài thơ Celan đào sâu mối tương quan với Hölderlin một cách đáng ngạc nhiên bằng cách cũng lập trục tung/hoành cho chiều kích bài thơ như Hölderlin đă làm trong bài thơ của ḿnh.

 

Jean-Pierre Lefebvre cho rằng Heidegger thông diễn cái nh́n của Hölderlin trong bài Andenken là cái nh́n về quê nhà (nước Đức) nhưng ngược hẳn lại trong bài thơ cho thấy đây là cái nh́n hướng ra biển cả v́ nơi chốn được gợi ra là đỉnh cao của những con đường đá thoát hiểm trên núi từ đó người ta có thể nh́n thấy tỉnh Bordeaux và biển (“meerbreit der Strom…”) nơi Hölderlin – trong kỷ niệm của ḿnh – nghĩ ngợi về ư nghỉa của cuộc đời ḿnh, một cuộc đời khổ đau, bất trắc. Jean-Pierre Lefebvre cũng nhận ra có sự liên hệ tuổi đời khi làm hai bài thơ Andenken của Celan với bài Hälfte des lebens/Nửa đời người của Hölderlin: Hölderlin sáng tác bài Hälfte des lebens khi 33 tuổi và Celan viết Andenken lúc 34 tuổi. Nếu như cho đến năm 1954 là năm Celan viết bài Andenken) chưa có người b́nh giải bài thơ của Hölderlin nào chỉ rơ được một cách chính xác nơi chốn Hölderlin nói đến trong bài thơ nhưng Celan “độc giả chuyên tâm” của Hölderlin đă đi ngay tới những dữ kiện không gian qua những từ trong bài thơ Hölderlin chỉ ra một cách cẩn mật để định không gian, thời gian, ư nghĩa của ḿnh và đối thoại với Hölderlin qua diễn giải của Heidegger. Chính Hölderlin là người Celan nghĩ tưởng tới như mấy năm sau đó Celan đă viết trong Niemandsrose: “xưa, khi có một Trên-cao” có ư nói về thi ca “đỉnh cao” (poésie “élevée”) của Hölderlin, thi ca của hơi thở thượng đẳng (poésie du souffle supérieure/Anhauch) của một lời nói gặp gỡ-chạm mặt (parole rencontrant-affrontant) vầng trán cao thượng của tư tưởng và xuyên suốt chân lư sáng tỏ vào tâm điểm của những sự vật. Bằng giọng điệu mỉa mai Jean-Pierre Lefebvre viết: “Nếu tựa đề nói về andenken, bản văn lại nói về “sich besinnt”: kư ức không phải là sự thu tập quí phái (Andacht) của Tư Tưởng, cũng không có “reiner Bezug” hơi huyền bí, như trong thơ Rilke do Heidegger diễn giải, nhưng [có] một mối tương quan triệu tập những ư nghĩa (một thi hiếu thích ăn trái vả, sich be-sinnt) và nhắc nhở tới, dưới cái nh́n sững lại của nhà tư tưởng, con mắt hạnh nhân của người Do thái bị ám sát, sức thơm vầng trán ḿnh bằng mùi hương của biển cả (của t́nh yêu, của thi ca, của cái chết).[186]

 

                               Ba câu cuối khổ 3 đứng vững trong hồi ức thân thiết: quanh mái tóc bạc trắng của kẻ có vầng trán hít thở gió biển làm cho đám mây “nghỉ hè” tăng lên cùng với bóng của màu trắng: Jean-Pierre Lefebvre cho rằng đó là đám mây tro cốt và hơi khói trắng bốc lên trời từ những  trại tử. Đám mây này cũng làm ta liên tưởng tới mây lư tưởng trong những bài thơ cổ cũ, sự thăng hoa của tư tưởng hướng thượng, tương quan đất trời, trên dưới tức là một thực trạng nào đó của thi ca hồi tưởng và có thể làm cho trái tim của kỷ niệm thực hành sự lăng quên rằng tất cả đă hết. Trong bài thơ của Hölderlin những làn gió nhẹ “von goldenen Träumen schwer/chĩu nặng với những giấc mơ vàng óng” trong khi gió thổi hướng Đông Bắc trong bài thơ của Celan mang theo bụi tro cốt. “Giữa hai bài thơ Andenken từ nay có liên hệ tới lịch sử . “Sömmern” có nghĩa tắm nắng, đặt trong nắng, lùa bầy gia súc vào những cánh đồng cỏ mùa Hè (di chuyển bầy gia súc lên ăn cỏ trên núi đối nghịch với thời gian cột thuyền bè ở bến trong mùa mưa), nhưng cũng, về một vài phương diện, đưa chúng đến trước lửa hồng: trong thứ ẩn dụ baroque này cũng nói lên cái chết dữ dội.”(187) Nhận xét về vị trí của cụm từ “das  Vlies” nằm chen giữa hai câu thơ ở khổ cuối Jean-Pierre Lefebvre cho rằng cụm từ này nhằm cách ly hai câu thơ trên dưới và nhấn mạnh tới chiều kích qui chiếu của từ “das” chỉ định. Hai từ được bày ra như một thứ biếu trưng (emblem). Chân trời nội tại của bài thơ được trải rộng tới ṿng tṛn bất tận của những đường ṿng quanh biển và những cuộc đời bị tiêu vong trên những băi đá biển. Trong khi bài thơ của Hölderlin kết thúc với cuộc khởi hành của những chiếc tàu thủy vào mùa Xuân theo hướng Tây-Nam được gió Đông-Bắc đẩy về hướng châu Mỹ nhưng sau một “trận gió chĩu nặng những giấc mơ vàng  (“von goldenen Lüften schwer) qui hợp cái nh́n  những đám mây ngậm đầy mặt trời và vàng chiến lợi phẩm mà mọi nhà du hành tầm vóc thế giới như Ulysse, Jason, Colomb…) mua được, những kẻ có thể được ăn cả ngă về không trong cuộc săn lùng sự giàu có.(“Es biginnet nähmlich der Reichtum/Im Meere […] Es nehmet aber/ Und giebt Gedächtnis die See, […]/Bởi của cải bắt đầu trong biển cả/Và họ […] Nhưng chính biển cả/ Cho và lấy đi hồi tưởng […].” Khác với mây trong bài thơ của Hölderlin, đám mây quần tụ trong bài thơ của Celan kéo dài lịch sử của những cuộc chinh phục ư nghĩa mái tóc bạc phơ của kẻ vừa vấp ngă, thất bại , vào mùa Hè đó, cạn kiệt trong cánh đồng chết. Jean-Pierre Lefebvre cho rằng tuy trong diễn ngôn về Hölderlin của Heidegger có qui chiếu về Mnemosyne nhưng đó không phải là người mẹ suy tưởng nhưng là người mẹ bị ám sát. “Lịch sử này là lịch sử trong cái nó là trong lịch sử: giữa Celan và Hölderlin, hiển nhiên c̣n có Rilke và những nguời [thi sĩ] khác nữa. Trên hết là Rilke: lư do bởi những triền núi dốc đứng của Duino (trên Địa Trung Hải), bởi cây vả trong bài thương ca Thứ Sáu. Những bài thơ của những thi sĩ khác không phải là những qui chiếu, nhưng cũng là chất liệu (tức là h́nh thức) của kinh nghiệm và ư nghĩa của kinh nghiệm chinh phục được: ngay cả trước khi có thể biết được họ ở nơi đâu, bên bờ biển nào, trên băi cồn  được định rơ nào, họ luôn trong cuộc khởi hành cho cái chết trên một băi bờ muôn thưở, trong không gian nguyên sơ ở đó tất cả cái ǵ bồng bềnh trở thành tro cốt: chính ở nơi đó Celan đến nói, đứng để nói, nói để đứng vững, duy tŕ, lập lại, ngọng ngiụ, ấp úng: “feigengenährt…” bởi con mắt của kẻ đă chết là hạnh nhân và rằng cái bóng che phủ tư tưởng, dù rằng đó có là tư tưởng hiện-hữu-để-chết, đă bôi đen cái đẹp của bài thơ. Do đó phải kết hợp theo cú pháp, liên kết những tính từ “schroff” với “vermehrt” ở thể mệnh lệnh của câu thơ đầu tiên, “sei”, để mở ra ư nghĩa hướng về lời công bố thi luận, làm cho chúng nói lên sự ham muốn của một lời đột ngột đứng làm tiền diện, tăng cường, một thỏa thuận như thế, của một vài mức độ bất ḥa đồng.”(188)

 

______       _______________________________

[179] Jean-Pierre Lefebvre, En souvenir de En souvenir de en souvenir de…(Sur Andenken de Paul Celan) trong tập Paul Celan, Poésie et poétique, Collection Germanistique, nxb Klinchsieck 2002, trang 51-61. Trong tập này có các bài viết của Jean-Marie Valetin, Jean Bollack, Marc Sagnol, Jean-Pierre Lefebvre, Catherine Fabre, Giuseppe Bevilacqua, Rémy Colombar, Jean-Marie Winkler, Theo Buck, Sabine Markis, Christine Ivanovíc, Evelyn Hünnecke, Joachim Seng (cả 4 tac`1 gia này đều viết tiếng Đức), Marko Pajevíc, Werner Wögerbauer, Bernard Böschenstein, Denis Thouard, và Ralf Zschachlitz. Những bài viết này được xuất bản trong số 3 tạp chí Études Germaniques năm 2000 với chủ đề “Homage à Paul Celan”.

[180] Martin Heidegger, Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung [GA4] gồm 6 bài giảng, “Andenken” là bài thứ 4 trong tập này. Bản Anh văn Elucidations of Hölderlin’s Poetry của Keith Hoeller, nxb Humanity Books 2000. trang 172-173.

[181] Sđd trang 51-52: Autrement dit, on ne peut pas ne pas penser à, ne pas être dans le souvenir de ce poème dès lors qu’on a lu ce premier mot installé dans un paysage et d’autres mots dont Hölderlin – chose rare dans sa poésie – signale au lecteur qu’ils evoquent avec exactitude une expérience précise: une situation dans l’existence, dans l’espace et dans l’histoire, où se sont rencontrés, à un moment de son devenir, pensée (-denken), affects (an-) et parole poétique (Andenken). Le poème de Hölderlin, posé sur une mappemonde, passé au meridien du passé précis, fini, qui fut celui de sa genèse: le 21 mars 1802, jour de fête, premier jour du printemps. Mais le moment du passage au meridien de ce passé est aussi celui des mots qui dissent le souvenir de ce qui s’est produit après ce printemps 1802: la mort de Suzette Gontard’ l’échec de sa vie, le présent où il se trouve, un jour de vent de nord-est. Wehet, dernier mot du premier vers, connote aussi la souffrance, Weh. On notera que le dactylogramme du poème de Celan comporte – ce qui est loin d’être systématique à cette époque – l’indication d’un lieu (La Ciotat) et d’une date (27 septembre 1954).

[182] Sđd trang 52: Le cours de Heidegger, publié pour le centenaire en 1943, fut prononcé au cours de semestre d’hiver 1941-1942…L’hiver suivant est celui de la mort du père et de la mère de Celan dans les camps…

[183] Sđd trang 56: La première strophe du poème, une fois le titre identifié comme designation d’une demarche, d’un genre, et…d’un poème de Hölderlin, mais indépendamment de ce rappel explicite, semble convoquer par deux fois cette reference: “que soit nouri de figue – nouri de figue – le cœur au cœur

duquel (darin!) l’heure se souvient de l’œil-amande du mort…”

 [184] Sđd trang 56 : Mais la généralité de l’énoncé, singularisée par le mot amande (il s’agit d’un mort determiné) est d’emblée subsumée par un mot proprement irruptif et par son retour intempestif (figue), instalé ici dans le paradigme de la nourriture. Cette référence-souvenir au figuier dont parle Hölderlin comporte un horizon mois grec et plus biblique que l’horizon perçu-construit par Heidegger. Que soit nouri de figue, à l’automne, de fruits mûrs du figuier gorges de milliers de grains, celui qui se souvient, qui pense au mort juif.

[185] Sđd trang 57: Contrairement à ce que propose Heidegger, le siège de la pensée est ainsi defini comme instance poétique au sens célanien du terme, c’est-à-dire également historique et personnelle. Le mot Feige, à cette place, dans cette position accentuée et répétée qui suggère l’attaque allitérante des Stabreime de l’ancienne poésie germanique abolit d’un coup la forme un peu désuède de l’adjectif  feigherzig et fait signe vers ce qui deviendra dans Todnauberg la profanation floral du jardin germanique de Heidegger soi-même, vers le sens génital du mot “Orchis”. Se souvenir  ne fait qu’un avec la résistance (entre autres,  par la copulaion et la reproduction sexuée) à la disparation. Dans le langage familier, la figue est le symbole du sexe feminin (comme l’amande au demeurant), mais aussi du testicule. Dans un poème tardif, qui évoque le souvenir de la destruction (le Dänenschiff, monument érigé à Jerusalem en souvenir du sauvetage des juifs danois par les marins du pays), un morceau de figue accroché à la lèvre de l’aimée: tout le poème est scandé par le retour du verbe stehen, le dernier désignant explicitement l’érection.

[186] Sđd trang 59: Si le titre dit andenken, le texte dit “sich besinnt”: la mémoire n’est pas le noble recueillement (Andacht) du Penser, il n’y a plus de “reiner Bezug” un peu mystique comme chez Rilke commenté par Heidegger, mais une relation qui convoque les sens (un goût de figue, sich be-sinnt) et évoque, sous le regard arête du penseur l’œil-amande du juif assasiné, enfume son front d’une odeur de mer (d’amour, de poésie, de mort).

[187] Sđd trang 60: Entre les deux poèmes Andenken il y a désormais de l’histoire. “Sömmern” signifie ensoleiller, mettre au soleil, mettre les troupeaux dans les prairies d’été (l’estivage par opposition à l’hiverage), mais aussi, à certains égards, les exposer au feu brûlant: dans cette sorte de métaphore baroque se dit aussi la mort violente.

[188] Sđd trang 60-61: Cette histoire est celle de la poésie en ce qu’elle est dans l’histoire: entre Célan et Hölderlin, passent ici sans doute encore Rilke et d’autres. Rilke surtout: à cause des falaises de Duino (sur la Méditerranée), à cause du figuier de la sixième Élégie. Les poèmes des autres ne sont pas des références, mais substance même (donc la forme) de l’expérience et de son sens conquis: avaanr même peut-être de savoir où ils sont, au bord de quelle mer, sur tel ravage déterminé, ils sont en partance pour la mort sur une rive de toujours, dans l’espace primordial où tout ce qui estive deviant cendre: c’est là que Celan vient dire, tient à dire, dit pour tenir, maintient, répète. Balbutie, bégaie…

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016