Sơn Táp
Alexander & Alestria
Sơn Táp là một tác giả khá quen thuộc với độc giả Việt Nam qua quyển Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây đă được dịch ra tiếng Việt mấy năm trước đây. Trong một bài đọc sách trước đây chúng tôi cũng đă giới thiểu tác phẩm kế tiếp của nữ nhà văn Trung Quốc này, quyển Hoàng Hậu (The Empress). Mới đây nhất. trong dịp sang New York để giới thiệu những họa phẩm mới, Sơn Táp nhân dịp này giới thiệu với độc giả Mỹ quyển tiểu thuyết mới Alexander và Alestria. Sơn Táp hiện cư ngụ ở Paris, viết truyện bằng Pháp văn, ngoài viết văn cô cũng c̣n là vẽ tranh và làm thơ. Sự đón nhận tác phẩm tiểu thuyết của Sơn Táp ở Âu châu và Mỹ quả có sự khác nhau. Tuy cả ở Âu châu lẫn ở Mỹ người ta rất thích quyển Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây, nhưng đến hai quyển kế tiếp Hoang Hậu và Alexander và Alestria xem ra có sự khác nhau: trong khi ở Pháp – tiêu biểu là bài điểm sách ca ngợi quyển Alexander và Alestria trên tạp chí Lire, th́ ở Mỹ quyển này bị ch́m, không tạo được dư luận dù nhà xuất bản đă làm công việc tiếp thị khá tốt. Nguyên do của việc này xem ra cũng dễ hiểu. Thứ nhất, mỗi tháng ở Mỹ thường xuất hiện ít ra một vài quyển truyện vào loại khá xuất sắc, nghĩa là các nhà văn ở vào một t́nh huống cạnh tranh t́m kiếm độc giả. Thứ nh́, thị hiếu đọc truyện của độc giả Mỹ không giống người đọc Âu châu, sự chú ư về nghệ thuật viết tiểu thuyết và diễn ngôn văn chương đứng hàng thứ yếu so với những ǵ người đọc chờ đợi ở một quyển truyện được coi là hay. Hơn nữa, người Mỹ thường thích đọc tiểu thuyết viết bằng Anh văn hơn là đọc truyện dịch. Lư do thứ ba liên quan với lư do thứ nh́: có lẽ phải đọc Sơn Táp qua bản Pháp văn mới thấy được sự tài t́nh, gây ấn tượng trong việc sử dụng câu chữ của nữ nhà văn này. Nhận xét này chúng tôi căn cứ trên việc đọc nguyên bản Pháp văn quyển Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây so sánh với bản dịch sang Anh văn của Adriana Hunter th́ thấy rơ ràng người dịch đă không mấy thành công trong việc chuyên chở được giọng văn, văn phong của tác giả
Hai nhân vật lịch sử được Sơn Táp tái tạo là Alexander Đại Đế của xứ Macedonia (336-323 trước Công nguyên), cha là Vua Philip Đệ Nhị và mẹ là bà Olympias (người vợ thứ tư của nhà vua) và Alestria, Nữ Hoàng của xứ Amazones băng tuyết thuộc vùng sâu Siberia, một nhân vật lịch sử ít được nhắc tới. Hai nhân vật này được tác giả dựng lại không phải với ư định viết tiểu thuyết lịch sử nhưng hư cấu một truyện t́nh để mô tả hai tính cách điển h́nh nam/nữ. Tương truyền trong thời thơ ấu Alexander bị vua cha vừa thương yêu vừa hành hạ v́ vẻ đẹp và tài năng phi thường phát ttriển quá sớm của Alexander. Alexander cũng c̣n bị bà hoàng Olumpias ,người mẹ đầy quyền uy vùi dập, đẩy vào bóng tối. Nhưng khi lớn lên, kế nghiệp vua cha, Alexander đă trở thành một Đại Đế oai hùng chinh Đông phạt Tây – dựng nên đế quốc Macedonia rông lớn nhất trong lịch sử. Thưở nhỏ Alexander có vị thày học là triết gia lừng danh Aristotle. Không những là một nhà quân sự đại tài, Aleaxander c̣n được nhắc tới như một người t́nh lăng mạn nồng cháy, đương thời đă cưới hai bà hoàng phi người ngoại quốc. Một trong hai người đó là Alestria. Alestria vốn là một bé gái bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi c̣n trứng nước, được Bà Hoàng xứ Amazons đem về nuôi và sau này truyền ngôi báu cho cô. Vương quốc Amazons nằm ở vùng chỏm Bắc cực, một vùng mênh mông hoang dă chỉ có băng tuyết và núi lửa bao lâu được cai trị bởi những vị nữ vương cương cường, oai hùng, nhưng cũng rất thù ghét nam giới. Alestria không những xinh đẹp, tài giỏi, mà c̣n cực kỳ dũng mănh tài năng. Trong cuộc chinh phạt châu Á, Alexander đă đụng đầu với Alestria trên trận địa. Ngạc nhiên v́ đối thủ của ḿnh lại là một phụ nữ tuyệt sắc, Alexander bỗng trở thành một con người khoan ḥa dịu dàng. Phần Alestria, ngẩn ngơ trước vẻ đẹp oai hùng của Alexander, quyết định sẽ bắt cóc vị Đại Đế này về ‘’ làm vợ’’.
Trong quyển sách này, theo chúng tôi, Sơn Táp có chủ ư nói lên nữ tính của con trai và nam tính của con gái khi c̣n nhỏ, điều từ lâu đă được tâm-phân-học nói tới. Ngay từ đầu quyển truyện, tác giả đă mô tả Alexander bị mẹ cho ăn mặc như một bé gái và được dạy nói rằng ḿnh « không muốn là một người nam », và lần đầu đến trường học khi gặp một đứa học tṛ nam câu đầu tiên Alexander hỏi thằng bé này là « mày có phải là một thằng con trai không ? » Ngược lại, ngay từ thời thơ ấu Alestria lại vẫn được giáo dục như một đứa con trai. V́ vậy ngay lần đầu gặp nhau cả hai tỏ ra rất rất nghi ngờ lúng túng về bản thân, có nhận thức lầm lẫn về giới tính của người đối diện. Trong những lời đối đáp khi hai người gặp nhau, Alestria nghi rằng Alexander không phải là một người đàn ông, và Alexander không tin Alestria là một người đàn bà nên đă nhảy vút qua đống lửa tới ôm chặt Alestria rồi đè Alestria xuống để « khám xét ». Khi biết sự thực, Alexander kinh hoàng thốt lên hai tiếng « zougoul », thóat chạy về phía con ngựa yêu quí Buchephalus. Trong quá khứ quả thực cả Alexander lẫn Alestria chưa từng gặp kẻ ngang tài ngang sức, đồng cân đồng lạng. Và cơ duyên nay đă đến với hai con người đếu có tính cách « khác người, hơn người ». Phải chăng đó cũng là một thứ t́nh yêu định mệnh do lịch sử sắp đặt. Truyện t́nh của hai người được Sơn Táp mô tả sau khi họ gặp gỡ nhau trên cái nền của những cuộc viễn chinh. Alestria đă bỏ lại bộ lạc Amazones sau lưng, cùng với Alexander tung vó dẫn đoàn quân bách chiến bách thắng vượt ngàn trùng để chinh phạt từ cổ Hy Lạp. Ba Tư, Ai Cập qua các xứ Iran, Iraq thời xua cho đến sát lănh thổ bán đảo Ấn Độ. Truyện được kể lại qua lời tự sự của Alaxander, Alestria, và một phần ngắn ngủi của Ania, thị nữ tín cẩn của Alestria.
Khi viết Alexander và Alestria tuy Sơn Táp có sử dụng sử liệu nhưng mục đích của tác giả như trên đă nói, không phải là viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Chủ đích của tác giả, theo chúng tôi nghĩ, là muốn đưa ra một chân dung Alexander Đại Đế gần gũi với con người hơn để phá bỏ huyền thoại về một nhân vật cái thế anh hùng lư tưởng lưu truyền trong dân gian qua cố sử. Ngoài ra Sơn Táp đă để nhiều trang sách mô tả thời thơ ấu của Alaexander nhằm đưa ra một cách lư giải phân tâm học theo trường phái Jacques Lacan, cho thấy tính cách cái thế anh hùng của vị đại đế này là kết quả của một tiến tŕnh phát triển nhân cách phức tạp trong đó mặc cảm Oeudipe có một vai tṛ quyết định kèm theo một lề lối giáo dục khắc nghiêt Alexander đă bị đặt vào. Trong h́nh thành tính cách này vai tṛ của « biểu tượng » (le symbolique) là quan trọng. Sơn Táp cũng cho người đọc thấy những nét quá độ của tính cách các nhân vật này như : yêu ḿnh quá độ (narcicism), luôn khắc khoải thắc mắc về bản thân « ta là ai ? », và cảm thấy bị tổn thương…Chẳng hạn Alexander đă có những lúc tâm sự : « Ta chẳng có cái ǵ khác ngoài t́nh yêu, t́nh yêu này như một ngọn lửa yếu đuối lập ḷe trong một vùng thảo nguyên rộng lớn ch́m ngập trong bóng tối. Ta chẳng có ǵ khác ngoài ngọn lửa truyện tṛ với ta, sưởi ấm ta, nâng đỡ cưu mang ta để chiến thắng bóng tối, để chiến thắng sự sợ hăi. » Ngoài ra, phải nói rằng Sơn Táp là một nữ nhà văn nhiều nam tính và rất nữ quyền. Cách xây dựng nhân vật tiểu thuyết của cô ngay từ quyển Thiếu Nữ Chơi Cờ Vây, qua đến quyển Nữ Hoàng, và nay là Alexander và Alestria, tác giả đều đưa ra một điển h́nh phụ nữ mạnh mẽ, can đảm, có bản ngă và khả năng đối nghịch không những ngang tay mà nhiều khi c̣n thượng phong với đàn ông. Nhưng người phụ nữ ấy trong văn chương Sơn Táp cũng lại là một tính cách nồng cháy đam mê sẵn sàng băng ḿnh trong t́nh yêu. Như lời Sơn Táp đă từng tuyên bố : ḿnh là kẻ dạo chơi trên một mái nhà bốc cháy để được nh́n thấy những bông hoa quanh chốn đó đẹp tuyệt với như thế nào.
đào trung đạo
© gio-o 2008