photo:http://images.contentreserve.com//
Shahriar Mandanipour
censoring an iranian love story
kiểm duyệt một truyện t́nh xứ iran
Người ta tự hỏi: ở những xứ độc tài toàn trị theo ư thức hệ cọng sản hay giáo điều tôn giáo, đành rằng báo chí truyền thông phải tuân lệnh vị “tổng biên tập vô h́nh” kiểm soát chặt chẽ khi loan tải thông tin vê những vấn đề chính trị xă hội nhạy cảm, kể cả nhà văn viết tiểu thuyết cũng không dễ ǵ thoát khỏi chế độ kiểm duyệt, nhưng c̣n nhà văn “viết truyện t́nh” th́ sao? Rất có thể nhiều người cho rằng tiểu thuyết t́nh không đến nỗi bị cái ṿng kim cô kiểm duyệt chụp lên đầu, nếu truyện t́nh không vi phạm những chuẩn mực xă hội, không đồi bại kích dục, không đầu độc giới trẻ. Nhưng quả thực nếu nghĩ như vậy rơ ràng là đă không hiểu tận tường thực trạng kiểm duyệt ở những xứ độc tài toàn trị. Qua những thông tin lọt ra bên ngoài thế giới tự do cho biết th́ truyện t́nh ở những xứ độc tài cũng không là ngoại lệ, cũng vẫn cứ bị kiểm duyệt như thường! Nếu như đó là truyện t́nh của những con người không thỏa hiệp với chế độ hay qua truyện t́nh nhà văn muốn nói lên khát vọng tự do, lật đổ hay vượt lên trên những giá trị hay chuẩn mực ư thực hệ thống trị đă thiết định. Tiêu biểu cho việc kiểm duyệt truyện t́nh, và ở một mức độ cực đoan nhất, phải nói nước cọng ḥa Hồi giáo Iran hiện nay được xếp đầu bảng. Cho nên khi nhà văn Iran lưu vong Shahriar Mandapour cho ra mắt quyển tiểu thuyết Censoring An Iranian Love Story (CILS)/Kiểm Duyệt Một Truyện T́nh Iran vào tháng 5 vừa qua ở Mỹ do Sara Khalili dịch từ tiếng Farsi, quyển truyện lập tức được đón nhận nồng nhiệt v́ người đọc muốn hiểu biết hoàn cảnh bị vây bủa thực sự của người viết tiểu thuyết t́nh ở Iran cũng như những thủ đoạn của cơ chế kiểm duyệt đă diễn ra như thế nào. Shahriar Mandanipour sinh ở Shiraz năm 1959 và là nhà văn nổi tiếng hàng đầu của Iran từ thập niên 90s, tác giả của gần chục đầu tiểu thuyết có giá trị văn chương hiện đại. Nhưng từ năm 1992 cho tới 1998 ông đă không thẻ in ấn tác phẩm mới, bị Bộ Văn Hóa và Ban Hướng Dẫn Hồi Giáo xứ Iran trù dập đàn hặc cho nên vào năm 2006 khi được mời dự một cuộc hội luận văn chương ở đại học Brown, ông đă quyết định không trở về Iran, chấp nhận cuộc sống lưu đầy. Hiện nay ông là thành viên của Hiệp Hội Sáng Tác Thế Giới của đại học Brown, tiểu bang Rhode Island, Mỹ.
Sau khi mở đầu truyện bằng vài trang tả một cuộc biểu t́nh của sinh viên thanh niên trên đường Tự Do trước cổng đại học Teheran phản đối chính quyền, chống giam giữ tù đầy và trước mặt họ là đám vệ binh thuộc Đảng của Thượng Đế phe chính quyền cộng ḥa Hồi giáo sẵn sàng đàn áp, với những đoạn truyện xen kẽ khi th́ in chữ đậm (có nghĩa là nếu xuất bản ở Iran những đoạn này được phép in) khi th́ in chữ b́nh thường (không được được cho phép hoặc bị cắt bỏ) – nhưng ngay cả ở những đoạn truyện in đậm cũng có những phần tác giả gạch ngang thân chữ nhưng vẫn có thể đọc được - tác giả có lẽ là người đầu tiên có sáng kiến tŕnh bày một trang sách theo kiểu mới mẻ này. Nh́n những đoạn văn trên trang sách bị gạch xóa người ta có thể nghĩ tới cách Jacques Derrida đă sử dụng trong phép hủy tạo, tuy có khác ở chỗ Derrida làm vậy không phải để chỉ những chữ bị kiểm duyệt nhưng để qui chiếu về những từ đă bị “hủy/ch́m”, là những vết vạch (arche) chỉ ra sự biệt hóa (differance).
Sau màn tả cảnh biểu t́nh vào truyện tác giả tự giới thiệu:
Nếu như bạn hỏi tôi rằng tôi là ai vậy, tôi sẽ trả lời:
Tôi là một nhà văn Iran đă chán ngấy việc cứ phải viết những truyện tăm tối và đắng cay, những truyện đầy rẫy nhân vật là những con ma và những người kể truyện đă chết với những kết thúc truyện đoán trước được về sự chết chóc và tàn phá. Tôi là một nhà văn nay đang ở ngưỡng cửa của tuổi năm mươi đă thấu hiểu rằng cái thế giới thực tục lụy quanh chúng ta đă có quá đủ sự chết chóc, tàn phá và buồn phiền rồi, và rằng tôi không có quyền cho thêm sự thất bại và tuyệt vọng vào cái thế giới đó nữa trong những truyện của tôi. Trong những truyện ngắn và truyện dài của tôi có những người đàn ông tôi đă dựng nên với một thân xác và một bản chất trữ t́nh chính bản thân tôi cũng không có. Tương tự như thế, những phụ nữ trong truyện có thân xác và bản ngă tôi đă tái tạo từ cái thân xác và tâm hồn của người phụ nữ tôi hằng ao ước đă thấy trong những giấc mơ của tôi – mặc dù chẳng bao giờ tôi có được sự thành thực gán cho người phụ nữ tưởng tượng này một khuôn mặt cố định để tôi khỏi lẫn lộn cô ta với một phụ nữ bằng xương bằng thịt ngoài đời….Chính v́ những lư do đó mà tôi muốn viết một truyện t́nh. Truyện t́nh của một người con gái chẳng bao giờ nh́n thấy mặt người đàn ông là kẻ đă phải ḷng, thầm yêu trộm nhớ cô ta cả một năm trời và chính cô ta cũng rất yêu người đàn ông này. Một truyện t́nh với cái kết thúc như một cánh cửa mở ra cho ánh sáng tràn vào. Một truyện t́nh dù chẳng có một cái kết thúc có hậu như trong phim t́nh cảm Hollywood, nhưng vẫn cứ có một cái kết thúc sẽ không làm cho độc giả của tôi sợ hăi yêu đương. Và, dĩ nhiên, một truyện t́nh không thể bị dán nhăn hiệu chính trị. Tôi ở trong cảnh tiến thoái lưỡng nan rằng tôi muốn xuất bản quyển truyện t́nh của tôi trong xứ sở của tôi…Chẳng giống những xứ trên thế giới, việc viết và xuất bản một tiểu thuyết t́nh ở quê hương yêu dấu Iran của tôi không phải là công việc dễ dàng. (CILS trang 7-8)
Trong Kiểm Duyệt Một Truyện T́nh Iran có hai truyện t́nh: một truyện t́nh tiểu thuyết hư cấu in bằng chữ in đậm, và một chuyện t́nh luôn bị chỉnh sửa, thay đổi hoặc bởi chính tác giả muốn đánh lừa kiểm duyệt, hoặc do tác giả tưởng tượng ra chỗ nào sẽ bị kiểm duyệt nên sửa đổi trước khi con mắt kiểm duyệt nh́n vào trang bản thảo.
Hai nhân vật nam nữ trong cuộc t́nh là Sara và Dara, núp sau cuộc t́nh này là hai nhân vật có thực ngoài đời là tác giả Shahriar Mandanipour và vị “tổng kiễm duyệt” tên là Porfiry Petrovich (cũng chính là tên của nhân viên cảnh sát điều tra Raskolnikov trong tiểu thuyết Tội Ác và H́nh Phạt của Dostoevsky), hai nhân vật này chơi tṛ duổi bắt “nắn lại, đổi hướng” truyện t́nh giữa Sara và Dara. Thời gian truyện là những năm sau cuộc Cách Mạng Hồi Giáo 1979, cảnh thổ truyện là thủ đô Teheran. Tác giả cho Sara và Dara xuất hiện chứ không phải là gặp nhau trong một cuộc biểu t́nh của sinh viên trường Đại học Teheran. Sara là một nữ sinh viên ngành Văn không thuộc vào một đảng phái chính trị nào đứng trong đám biểu t́nh tay giương cao tấm biểu ngữ khá kỳ cục với hàng chữ: Tử H́nh Tự Do, Tử H́nh Ḱm Kẹp! Vào thời điểm sau cuộc cách mạng năm 1979, t́nh h́nh chính trị ở Iran rất phức tạp hỗn loan, những người đi biểu t́nh thuộc đủ thành phần, cọng sản có, ủng hộ chế độ cộng ḥa hồi giáo cực đoan có, cách mạng lẫn lộn với phản cách mạng. Nhưng dưới chính quyền lănh đạo tối cao là giáo chủ Khomeini, lực lượng công an cảnh sát cũng như đoàn vệ binh quốc gia bất kể những kẻ đi biểu t́nh thuộc thành phần nào, muốn nói lên điều ǵ, theo lệnh trên cứ thẳng tay đàn áp, bắt bớ. Ngu ngơ lạc lơng với tấm biểu ngữ trên tay Sara c̣n đang bối rối th́ cô nghe thấy một giọng nói của một kẻ ẩn nấp đâu đó bảo cô hăy mau mau vứt tấm biểu ngữ đi và chạy về nhà ngay lập tức bằng không sẽ nguy khốn. Sara tuy không thể nhân diện được kẻ đă nói với ḿnh là ai nhưng đă nghe lời và làm theo. Thật ra kẻ ẩn mặt đó là Dara, một sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Điện ảnh mấy năm trước đây nhưng cũng v́ quan điểm chính trị chống đối và đă tham dự vào những cuộc biểu t́nh của sinh viên nên bị bắt cầm tù. Hai năm sau khi được thả ra Dara bị tước đoạt hết căn cước cũng như nhân thân, bằng cấp nên không thể kiếm được một việc làm chính thức nào và đành phải làm công việc phi pháp là cho thuê lén lút những cuốn phim nổi tiếng của Âu-Mỹ để kiếm sống nhưng rồi lại không những bị bắt lần nữa mà lần này bị biệt giam. Tác giả đă kể lại khá cặn kẽ t́nh cảnh của một tù chính trị trong chế độ độc tài Cộng Ḥa Hồi Giáo. Cảnh dở khóc dở cười nói lên sự ngu xuẩn của chế độ kiểm duyệt văn hóa phẩm cực điểm với màn kiểm soát phim ảnh ở Iran với kẻ có quyền quyết định tối cao trong lúc duyệt một phim lại là một tên mù! Trong cuộc biểu t́nh nói trên Dara đă nấp ở một nơi kín đáo quan sát, theo dơi Sara và đâm ra say mê người thiếu nữ này nên muốn cô ta thoát hiểm. Vào thời điểm này, dưới sự cai trị tàn bạo của chính quyền, phụ nữ bị đặt trong những khuôn khổ tín điều cực đoan như phải che mạng, không được quan hệ với nam giới, ngoài đường phố khi một phụ nữ đi cùng với người đàn ông th́ người đàn ông đó phải là chồng chính thức, cha ruột hoặc cha chồng, hoặc anh em họ hàng ruột thịt, bằng không đội tuần cảnh chống đồi bại sẽ bắt giam tức khắc. V́ vậy dủ Dara có yêu Sara cách mấy, cả hai rất khó có cơ hội gặp mặt nhau.
Nhưng Dara cũng vẫn cố t́m cách liên lạc với Sara. Một bữa nọ Sara vào một tiệm sách hỏi mua quyển tiểu thuyết Con Chim Cú Mù Ḷa t́m ở thư viện trong trường không có, đi mua ở một tiệm sách ngoài phố nhưng tiệm sách này cũng không có bán v́ quyển sách đă bị cấm. Dara theo dơi Sara nên giả làm một người bán sách cũ bên lề đường bày quyển này để chờ Sara đến mua. Đem sách về đọc Sara ngạc nhiên thấy một số chữ trong những trang sách được ghi dấu. Khi chép những chữ này ghép lại trên một trang giấy th́ ra đó là một bức thư Dara gửi cho Sara. Tuy rất cảm động sung sướng nhưng Sara không t́m cách viết thư trả lời và tiếp tục đi mua những quyển tiểu thuyết cô ưa thích khác của người bán sách cũ trên vỉa hè này và t́m thấy thêm những bức thư Dara viết cho cô. Bức thư cuối Dara hẹn gặp Sara trong một tiệm cafe-internet. Sau cuộc gặp gỡ này hai người tuy rất thận trọng đă găp gỡ nhau ở những nơi thật bất ngờ đối với bọn tuần cảnh chống đồi trụy. Họ gặp nhau trong rạp chiếu phim mờ tối, trong căn pḥng cấp cứu của một bệnh viện (ư kiến này do Shahriar Mandanipour ngầm chỉ cho Dara v́ trước đây tác giả có viết một truyện ngắn cho hai kẻ yêu nhau gặp gở trong một nghĩa trang.) Càng lén lút cuộc t́nh của Dara và Sara càng nồng nàn sôi nổi. Những biến cố, những khúc rẽ của cuộc t́nh từ nay là những sắp đặt, những mưu toan, kết quả cuộc đấu trí giữa Shahriar Mandanipour và Petrovich qua lời kể của tác giả cho nên người đọc không biết được thực sự cuộc t́nh đă diễn ra như thế nào nếu căn cứ vào lời kể in chữ đậm trong sách của tác giả. Shahriar Mandinapour c̣n đưa vào truyện nhân vật Sinbad giàu có nhờ thời cơ mán mung là kẻ được gia đ́nh Sara chấp thuận cho cưới cô. Ngay từ đầu quyển sách tác giả đă nói ông muốn viết một truyện t́nh có hậu. Nhưng oái oăm thay cuối cùng chính “ông tổng biên tập” Petrovich lại say mê Sara và đ̣i cưới nàng làm vợ. Cho nên Petrovich buộc Shahriar Mandanipour phải kết thúc truyện t́nh như vậy bằng không hắn sẽ cho người ám sát Dara, và buộc tác giả phải kết thúc truyện bằng việc Sara thù ghét Dara!
Tôi không c̣n sức lực hay sự đam mê để viết lách nữa. Tôi sẽ phải đem xuống mồ giấc mơ viết xuống cái giai đoạn say đắm vào đoạn kết của một truyện t́nh hay.
Tôi nói:
“Thưa Ngài, xin ngài đừng có đùa rỡn nữa. Đă quá muộn. Trong suốt chặng đường viết truyện t́nh này, rút cuộc tôi lại quay lại với cái kết luận rằng việc viết một truyện t́nh với một cái kết có hậu không phải là số phần của những nhà văn thuộc thế hệ tôi…và công việc của tôi về truyện t́nh này thế là đă xong rồi. Từ nay tôi chẳng c̣n có quyền kiểm soát về truyện t́nh này cũng như về những nhân vật trong truyện nữa.”
………
“Hăy nghe đây! Sara muốn tự ḿnh phát biểu.”
Sara nói với Dara:
“Trong cái luống hoa ở sân trước nhà anh…Cái bụi hoa nhài ấy…”
“Ừa, từ lâu anh cứ định tỉa bũi hoa đó, nhưng rồi chẳng có th́ giờ.”
“Không, đừng…Cho phép một cái cây được tự do mọc lan ra khắp vườn th́ thật đẹp.”
Dara và tôi (tác giả) và Ông Petrovich kinh hăi nh́n vào câu nói đẹp đẽ của Sara. Sara nh́n chăm chú vào hai vạch gân máu tím trên mắt cá chân ḿnh. Cô ta dùng ngón tay xoa xoa chúng và chà sát cái mắt cá chân oải mệt.
Thế rồi, dường như chợ nhớ ra việc ǵ đó, hai mắt cô mở lớn; cô ta ớn lạnh:
“Em làm sao vậy, Sara? Cái ǵ vậy?”
“Khi em bước vào vườn, cái đầu tiên em nh́n thấy là bụi hoa nhài đó…Thành thực mà nói, bụi hoa đó làm em sợ hăi. Bây giờ th́ em nhận ra được rằng dường như từ trong bụi hoa đó có hai con mắt đầy đe dọa nh́n em.”
“Chẳng có thể nào như vậy được…Trong nhà này chẳng có ai khác ngoài em và anh.”
“Nhưng em chắc chắn là đă nh́n thấy thế mà. Rất có thể v́ anh đă để cái cửa trước không đóng lại nên có ai đó đă lẻn vào và nấp trong bụi rậm.”
Dara trống ngực đánh th́nh thịch liên hồi, từ phía góc cửa số trong pḥng ngủ của anh nh́n về bụi hoa nhài. Hai mắt anh mở rộng kinh sợ. H́nh như có cái ǵ đó trên những cành cây nhài.
Lát sau, quà kinh hoảng anh ta chạy ra ngoài vườn, và rồi ở đó anh ta sẽ nh́n thấy cái xác của thằng gù lùn xịt hai mắt nh́n trừng ttrừng vào cái cửa trước nhà…
Và tất cả những ǵ tôi biết được là, trước khi đă quá muộn, làm sao càng nhanh càng tốt, ngay cả việc phải dùng tới một tấm thảm bay, tôi phải về nhà tôi ngay và từ bên trong khóa chặt cửa lại…(CILS trang 295)
Viết quyển Kiểm Duyệt Một Truyện T́nh Iran, như tựa đế sách đă chỉ rơ, tác giả làm một lúc hai công việc: vừa kể một truyện t́nh có thực vừa nói về chế độ kiểm duyệt ở Iran. Trong suốt quyển sách 295 trang này Shahriar Mandanipour khi th́ dẫn người đọc theo dơi cuộc t́nh giữa Sara và Dara, khi th́ theo dơi công việc viết truyện t́nh của ḿnh dưới sự kiểm duyệt và tự kiểm duyệt. Có lẽ đây là một quyển tiểu thuyết t́nh chưa từng có trong lịch sử văn chương thế giới. Tác giả tuy mong ước quyển tiểu thuyết t́nh của ḿnh được xuất bản ở Iran xứ sở ông, nhưng dù khéo léo tài t́nh né tránh mạng lưới kiểm duyệt cách mấy, quyển sách viết bằng tiếng Parsi này cuối cùng chỉ thể xuất hiện ở Mỹ. Trong suốt quyển sách tác giả dùng chữ in đậm cho phần truyện t́nh, và chữ in thường để vừa mô tả việc ḿnh muốn viết truyện t́nh này như thế nào, việc phải tự kiểm duyệt nên viết khác đi với hy vọng lọt lưới kiểm duyệt bằng cách vận dụng những thủ pháp tuyệt vời, dùng những ẩn dụ lấy từ văn chương thế giới và nhất là văn chương cổ Iran, tuy nhiều câu nhiều đoạn đă viết ra rồi, đă được để nguyên trong sách nhưng dưới h́nh thức gạch bỏ. Tác giả tâm sự: Tôi hy vọng sau cái thí dụ khá dài ḍng này, quí vị sẽ hiểu được tại sao việc kiểm duyệt ở Iran lại quá ư là phức tạp như vậy, và tại sao văn chương Iran thật ra khá phong phú, lại khó dịch và khó đọc đến thế. T́nh cảnh của nhà văn Iran hiện nay xem ra cũng không khác t́nh cảnh nhà văn Việt Nam hiên nay, dù rằng ở Iran xem ra sự kiểm duyệt có phần gay gắt hơn v́ áp lực của chế độ theo Hồi giáo cực đoan. Nhưng trên những nét chính, việc kiểm duyệt diễn ra rất tương tự ở nhiều điểm như: sự hiện hữu của vị tổng biên tập vô h́nh có quyền sinh sát tác phẩm và nhà văn, nhà văn phải tự kiểm duyệt khi viết tác phẩm, tác phẩm tuy đă được giấy phép xuất bản và nhà in đă cho in quyển sách nhưng phút chót nếu không có “giấy phép phát hành” th́ quyển truyện cũng cứ sẽ nằm vĩnh viễn trong kho. Tương tự, khi một quyển sách được cho là “có vấn đề” th́ cả nhà xuất bản lẫn nhà văn phải tŕnh diện để giải tŕnh những vấn đề, những đoạn văn, những câu chữ bị nghi ngờ.
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2009