sana krasikov
một năm nữa thôi
*one more year*
Khuynh hướng “thời thượng” trong giới xuất bản Mỹ hiện nay khi xuất bản những tác phẩm của những nhà văn di dân có thể lư giải một cách khái quát: trước hết để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của độc giả Mỹ muốn trước hết t́m hiểu kinh nghiện di dân, sau đó là họ muốn biết người ngoại quốc nh́n nước Mỹ như thế nào. Nằm đằng sau hai lư do này c̣n có thể kể đến lư do tiếp thị nhằm thỏa măn thị hiếu người đoc. Vốn là một xứ hợp chủng, trong quá khứ lập quốc nước Mỹ đă mở rộng ṿng tay đón nhận người di dân. V́ vậy ở Mỹ, hơn hẳn ở những xứ khác, có một mảng lớn, một truyền thống văn chương di dân với rất nhiều tác giả nổi danh viết về kinh nghiệm của những kẻ thập phương tứ chiếng tới sinh sống ở đất nước này. Nhung theo thời gian, những khái niệm “giấc mơ nước Mỹ” (American dream), “nồi tinh luyện” (melting pot) đă không c̣n là những khái niệm có giá trị phổ quát khi lịch sử có những biến cố làm thay đổi diện mạo thế giới đang đi vào thời đại toàn cầu. Chỉ mới từ tháng 6, sau khi hai tập truyện ngắn Unaccustomed Earth/Đất Này Chẳng Quen của Jhumpa Lahiri và quyển The Boat/Con Thuyền của Nam Le được độc giả đón nhận nồng nhiêt, tháng 8 này tập truyện ngắn One More Year/Một Năm Nữa Thôi của nữ nhà văn Nga Sana Krasikov lại vừa ra mắt độc giả Mỹ và quyển này đă gây được dư luận, được nhiều nhà điểm sách khen ngợi. Sana Krasikov sinh ra và lớn lên ở Ukraine trước thuộc Georgia, sau đó cô sang Mỹ du học và tốt nghiệp trường dạy viết văn Iowa Writer’s Workshop. Có truyện ngắn đang trên The New Yorker, the Atlantic Monthly, the Virginia Quarterly, Epoch, và Zoetrope, được trao giải văn chương O. Henry và học bổng Fulbright. Sana Krasikov hiện sinh sống ở New York. Những truyện ngắn làm thành tập Một Năm Nữa Thôi đă được đăng trên hai tờ The New Yorker và the Atlantic Monthly.
Tất cả những nhân vật trong các truyện ngắn trong quyển Một Năm Nữa Thôi đều là những di dân gốc ở Ukraina và Georgia di dân sang Mỹ sống sau khi Liên-xô xụp đổ. Và hầu hết những nhân vật chính là những phụ nữ, thuộc đủ mọi thành phần xă hội, có hoàn cảnh đưa đến quyết định rời bỏ xứ sở khác nhau. Nhưng nếu người đọc tinh ư sẽ thấy, cái kinh nghiệm đắng cay về sự xụp đổ chế độ cọng sản Liên-xô luôn luôn ẩn hiện, là một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức họ, làm nền cho cảm xúc và nhận thức về cuộc sống hôm nay trên xứ người. Khác với những di dân trước đây đến nước Mỹ sau khi đă trải qua chiến tranh, những di dân trong truyện của Sana Krasinov có mặt ở Mỹ sau sự xụp đổ của một thể chế chính trị, một mô h́nh tổ chức xă hội, là kết quả đau thương của cuộc chiến tranh lạnh kéo dài trên nửa thế kỷ. Có thể Sana Krasikov đă đẩy văn chương di dân sang một khúc ngoặt hậu-di-dân. Trong truyện Maia ở Yonkers, nhân vật chính là một phụ nữ trung niên sang Mỹ phải làm công việc chăm sóc người già để có tiền gửi về quê ở Georgia cấp dưỡng đứa con trai 12 tuổi hiện sống nhờ bà con thân thích. Rồi bà ta xoay sở bằng mọi cách, kể cả việc giúp đứa con dùng giấy căn cước tên giả và dùng sổ xuất cảnh của người khác để cậu con trai có thể sang Mỹ thăm mẹ. Nhưng khi đến Mỹ con trai bà hoàn toàn thất vọng v́ hoàn cảnh hiện tại của mẹ và những dự tính sang Mỹ sống của nó hầu như chỉ là một ảo tưởng nên nó than phiền mẹ nó “ Năm nào mẹ cũng nói Chỉ Một Năm Nữa Thôi, chỉ một năm nữa thôi!” Người mẹ trong truyện này bị đặt trong hoàn cảnh chênh vênh giữa nhu cầu vật chất cung cấp cho con và sự có mặt của ḿnh bên con cũng cần thiết khôg kém. Và lời than phiền này được tác giả dùng làm tựa đề cho quyển sách.
Trong ttruyện kế tiếp Nửa Kia Khá Hơn, nhân vật chính là Anya, 22 tuổi đang ở trong một hoàn cảnh chẳng đặng đừng khi phải sống với một anh chồng Mỹ hung bạo tên Ryan đến cô ta nỗi phải xin cảnh sát cấp cho ḿnh một cái lệnh cấm chỉ anh chồng đến gần ḿnh. Không đành ḷng trước lời năn nỉ của Ryan xin Anya tha thứ và anh cũng xin quay trở về sống với nàng nhưng khi không thể bỏ Ryan được Anya cũng đă h́nh dung được cuộc sống tương lai bên Ryan nào có khác ǵ trở về Nga sống. Tác giả trong truyện này muốn nói lên mối liên hệ giữa Anya và Ryan là sản phẩm của hoàn cảnh, là sự kết hợp của sự cô đơn và sự cần thiết. Nhân vật Victor trong truyện Kẻ Thay Phiên, một di dân trung niên có đời sống buồn bă v́ không mấy thích nghi với đời sống ở Mỹ, nhưng vẫn lăng đăng mơ ước t́m lại được h́nh ảnh người yêu thưở nào nên đă t́m gặp người con gái của người t́nh cũ nay đang sống ở Mỹ với niềm hy vọng mỏng manh biết đâu ḿnh sẽ chẳng khởi đầu một cuộc t́nh với con gái người yêu cũ. Nhưng sau lần gặp gỡ anh hoàn toàn thất vọng v́ giờ đây cô gái này đă là một thiếu nữ Mỹ-hóa đến tận chân răng. Trong truyện Những Kẻ Hồi Hương, nhân vật chính là một người đàn ông ưa mánh mung quyết tâm trở về Moscow đem những mánh lới đă thu thập được trong giới buôn cổ phiếu ở Wall Street để làm giàu, bất chấp sự ngăn cản cũng như thất vọng về ḿnh của người vợ. Bạn T́nh là câu truyện khá cảm động nhưng cũng không kém chua chát của nhân vật nữ tên Ilona, tuy sắc đẹp c̣n hấp dẫn nữ mặn mà nhưng cũng sắp ở vào giai đoạn thời thanh xuân sắp qua. Ilona, qua bao nhiêu lần thử t́m một người đàn ông nhưng đă không toại nguyện nên đành an phận với niềm vui “chung một mái nhà” với một lăo ông bệnh hoạn nhưng dễ mến. Nhưng khi lăo ông này đột quị phải đưa vào bệnh viện, người con trai của ông cho Ilona biết sau khi ra khỏi bệnh viện lăo ông sẽ về ở với gia đ́nh anh. Lẽ đương nhiên căn hộ sẽ được trả lại chủ. Tuy đứng trước một tương lai bếp bênh không nhà nhưng Ilona không hề buồn tủi, tự nghĩ cứ tới đâu hay tới đó.
Asal có lẽ là ttruyện đặc sắn nhất trong toàn thập. Nhân vật chính là Gulia đă quyết định bỏ đi khỏi Uzbekistan dù đang có cuộc sống sung túc với người chồng tỉ phú tên là Rashid. Quyết định ra đi chỉ v́ ông chồng này c̣n có một người vợ thứ hai ốm đau điên loạn mà không chịu cắt đứt liên hệ để chỉ có một ḿnh Gulia là vợ. Sang Mỹ Gulia phải làm công việc chăm sóc trẻ ở Manhattan cho một gia đ́nh trung lưu. Nhưng theo dự tính của Gulia, nàng không hề có ư định ở lại Mỹ, nàng nghĩ rằng Rashid hẳn sẽ dứt khóat được với người vợ cả để không mất Gulia. Như vậy Gulia đă dặt ḿnh vào một hoàn cảnh thương lương v́ vẫn tin chắc Rashid rất yêu ḿnh và Gulia cũng yệ Rashid không kém. Trong Nợ Nần một cặp vợ chồng di dân sau bao năm chăm chỉ làm ăn chắt bóp có được một căn nhà ở ngoại ô New York City, cuộc sống b́nh lặng của họ bỗng bị xáo trôn v́ cuộc thăm viếng của cô cháu Sonya. Sonya cùng với người chồng Croatian đến thăm cô chú không v́ t́nh nghĩa gia đ́nh, máu mủ ruột thịt chốn quê người nhưng đến thăm với mục đích nă tiền. Khi bị ông chú nặng lời chỉ trích, đang ngồi trước cái bàn Sonya di chuyển bàn tay ḿnh trên mặt bàn giống như “cách một con vật sống dưới biển bám riết lấy đáy biển, biến thành vô h́nh chờ cho sự nguy hiểm qua đi.” Truyện cuối cùng Sẽ Không Có Thành Phố Rome Thứ Tư là một truyện có hậu, khá cảm động, mô tả cuộc đời tâm t́nh của Larisa sau khi chồng bà là Alexei chết đi. Rất lâu sau khi người chồng đă chết, Larisa vẫn để tang chồng. Bà nói với nhân vật tự sự trong truyện rằng vợ chồng bà là một trong những cặp vợ chồng không cần có một ai khác ngoài hai người với nhau. Nhưng theo lời người kể truyện th́ niềm hạnh phúc riêng tư này của họ đă kết thúc bi thảm. Đời sốnglứa đôi dù tràn đầy hạnh phúc nhưng vẫn cứ mong manh v́ cái thảm kịch âm thầm nằm trong bong tối xảy đến bất chợt khi một trong hai người tuy đă biết cách đối xử với nhau nhưng cũng không tránh được biến cố bất thường.
Nh́n chung, tuy Một Năm Nữa Thôi không hẳn là một tác phẩm văn chương tầm cỡ nhưng cũng là một cuốn sách nên đọc. Nên đọc v́ Sana Krasinov có được một vài điểm khác với những nhà văn di dân hiện nay đang sáng tác. Như trên đă chỉ ra, Sana Krasinov viết về kinh nghiệm di dân của những người tuy vừa trải qua sự xụp đổ của một thể chế chính trị độc tài toàn trị nhưng trong tâm tưởng vẫn c̣n mơ hồ mang ảo tưởng về một thời vàng son đă qua. Một điểm khác cũng đáng khen ngợi khi tác giả không rơi vào quan niệm lối ṃn về hành xử của người di dân sống quay quắt quanh quẩn với kỷ niệm, với quá khứ. Hành động của nhân vật trong truyện của Sana Krasinov biến thái, là kết quả của cả hoàn cảnh bên ngoài lẫn sức căng tâm lư. Với Anya, đó là hành xử của người trong hoàn cảnh chặng đặng đừng bị vây bủa bởi cả nhu cầu tồn tại lẫn nỗi cô đơn bám riết. Với Gulia, việc bỏ đi khỏi quê nhà là một hành vi thương lượng. Nhưng như chính Sana Krasikov nhận định, khi bị đặt vào những hoàn cảnh cùng cực, hành vi con người bị biến dạng, và họ không thóat khỏi việc có một “điểm mù”, qua điểm mù này họ không c̣n có thể nhận thức được thực tại. Phần đông người đọc Một Năm Nữa Thôi sau khi đặt quyển sách xuống có cảm giác Sana Krasinov có cái nh́n khá bi quan về đời sống di dân Nga ở Mỹ, và cô h́nh như có ác cảm với thủ đô Moscow. Nhưng không ai có thể ngộ nhận về cách nh́n nhận khá khách quan vấn đề bên này/bên kia bên nào tốt hơn của tác giả: nhận thức đó tùy thuộc tính cách, mối quan tâm, và hoàn cảnh mỗi cá nhân.
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/daotrungdao
© gio-o 2008