郭小櫓

Quách Tiểu Lộ

 

những đoạn rời đời tôi

 

 

 

Ở một vài xứ, một con chó phải đeo một thẻ căn cước, và với mèo cũng vậy. Hẳn v́ vậy mà cảnh sát công an thành ra thêm bận rộn. Một bữa nọ, v́ họ chẳng c̣n việc ǵ hay ho hơn để làm, v́ thế mỗi chú tôm dưới biển cũng sẽ nhận được một tấm thẻ căn cước – không có thẻ tôm sẽ không được phép sống trong nước. Tôi tự hỏi, một cách thật xuẩn ngốc, có phải xă hội chúng ta rồi ra cũng sẽ như vậy không.

 

“Căn cước”, trong hầu như mọi trường hợp, là một cái ǵ đó có thực nhưng lại không được chọn lựa. Và người ta phải nhận lấy nó bằng không th́ sẽ mất vị trí xă hội. Tôi cũng vậy, tôi có một cái thẻ nhựa quí phái – thẻ này ghi: Người Trung Quốc, dân thiểu số Hồi, Nông dân Nội trợ. Tôi đă mang tấm thẻ nhựa này hơn 30 năm nay và tôi thật chẳng bao giờ hiểu Hồi là ǵ và tại sao tôi lại là một nông dân. Tôi chỉ biết có mỗi một điều là gia đ́nh tôi gốc gác vùng quê Hồi theo Hồi giáo, trong khi đại đa số người Trung Quốc là người Hán, họ chiếm 92 phần trăm dân số 1 tỉ 3 của Trung Quốc.

 

Đối với cá nhân tôi, có cái thẻ căn cước này cũng được thôi. Tôi đă học nói tiếng Quan thoại ở các trường và ở Bắc Kinh., và tôi cũng ăn cả thịt heo nữa. “Không biệt lệ”, đúng như những người cộng sản già nua vẫn nói thế; không có một ai được ở một vị trí cao hơn người khác. Mọi người đều b́nh đẳng, đàn ông hay đàn bà, đa số hay thiểu số.

 

Nhưng tại sao lại Hồi? Tại sao lại nông dân? Chúng tôi chẳng bao giờ có được một tấc đất cắm dùi hay bất cứ một thứ ǵ khác. Chúng tôi sống trong một làng đánh cá; đất đai th́ chỉ là mẩu băi biển có cá chết. Gia đ́nh tôi chẳng bao giờ nói cho tôi biết tại sao. Nếu như tôi thuộc về dân Hồi, là những người theo đạo Hồi, có gốc gác Thổ hay Ba Tư, th́ tại sao chúng tôi lại không sinh sống trong vùng phía tây của Trung Quốc, trong vùng thảo nguyên  Xinjiang, hay ở Qinghai, hay ở trong Vùng Tự Trị Ningxia của người Hồi? Và tại sao chúng tôi lại không đội khăn trắng hay trang phục áo dài như những người Uyhurs và Giáo dân Hồi?

 

Không có câu trả lới. Không có lời giải thích. Ông nội tôi đă tự sát khi tôi mới lên 10. Tôi cho rằng ông là một người Hồi thực thụ, nhưng ông cũng ăn thịt heo như chúng tôi vậy. Vậy th́ tại sao ông lại là “người Hồi” và ông gốc gác ở đâu vậy?  Chẳng ai biết. Chẳng có ai biết v́ sao ông lại tự sát. Nhưng làm sao lại không có ai biết được v́ lư do ǵ một người lại muốn chết? Tôi đặt câu  hỏi. Dân làng đă trả lời tôi bằng khuôn mặt trơ trơ. Ở trong một ngôi làng “nông dân” như cái làng tôi xuất thân, không có ai đặt câu hỏi, tra vấn về cái ǵ cả; những câu chuyện tào lao bay bổng trong không khí, và rồi một ngày nào đó chuyện tào lao đó cũng chết ngoẻo luôn, giống như ruồi biến mất khi gió thu tới. Cho nên khi ông nội tôi chết đi, ông đă không để lại một dấu vết nào về việc ông đă nghĩ tưởng suốt cuộc đời ông.  Không di chúc, không ghi chú, không tiền bạc, không có cái ǵ để lại cho chúng tôi để hiểu được cái quyết định tự sát của ông. Ông đă uống một chai thuốc trừ sâu DDT- thứ thuốc độc để giết côn trùng. Chết bằng cách nuốt DDT, thật là tuyệt vọng quá. Không biết ông có cảm thấy sự đau đớn chạy xuyên qua bao tử ông cho tới lúc chết không? Hay là ông cũng chẳng c̣n quan tâm tới sự đau đớn và sự chết nữa?

 

Ngay cả bà nội tôi cũng chẳng biết v́ sao bà là một gnười Hồi. Bà chết ngay sau chồng bà vào thập niên 80s. Cả hai đều mù chữ, không biết viết tên ḿnh như thế nào. Kế đến là cha tôi, một người được thuyết phục và là kẻ tin tưởng nhiệt thành Chủ nghĩa Cọng sản. Có lẽ  ông đă quá muộn màng để hiểu được gốc gác của ḿnh. Một gia đ́nh câm nín. Một gia đ́nh điếc đặc. Một gia đ́nh không biết tí ǵ về quá khứ. Một gia đ́nh chỉ biết sống trôi theo tất cả những sự thường t́nh của đời sống ngày qua ngày, không  tra hỏi, không thắc mắc. Căn nhà của chúng tôi là một căn nhà của sự im lặng – chỉ có tiếng ho thôi, một thứ tiếng ho đồng phục, với cùng một cao độ và cùng một thứ cảm xúc đè nén mỗi lần ho.

 

Ai đó có nói rằng gia đ́nh chúng tôi xuất thân từ tỉnh Fujian, một làng ở bờ biển phía Đông nơi mọi người đều là người Hồi theo Hồi giáo. Cả làng đă di dân từ phía Tây Bắc Trung Quốc, nói vậy có nghĩa là, từ Xinjiang hay Ningxia hay Qinghai hay Gansu. Nếu đúng như vậy th́ có phải gia đ́nh và tổ tiên chúng tôi hẳn là người Thổ hay Ba Tư? Tôi chẳng biết nữa. Chẳng ai biết ất giáp ǵ cả. Tại sao lại hỏi? Người ta nh́n tôi cḥng chọc khi nghe tôi hỏi -  chẳng phải là cuộc sống đă có quá nhiều cái phải đặt câu hỏi rồi hay sao? Sao c̣n đặt thêm những câu hỏi nữa?

 

Rồi đến một ngày, khi tôi đă 20 tuổi, tôi đi đến Xinjiang (trên biên giới Tây Tạng). Chúng tôi lái một chiếc xe jeep cà khổ băng ngang vùng thảo nguyên rộng mênh mông, hay đúng ra đó là một băi sa mạc với những đám cỏ gai. Hết giờ này kế tiếp giờ sau, không thấy có ǵ ngoài đá tảng màu trắng và cát màu nâu. Sau đó tôi cưỡi một con ngựa ô, con ngựa nhỏ bé nhất người dân có thể cung cấp cho tôi. Chúng tôi cố sức lên tới ngọn  Thiên Sơn, để quay một cảnh cho truyền h́nh thương mại quảng cáo thuốc chế bằng cỏ có thể chữa khỏi bệnh thấp khớp và chứng c̣i. Lẽ ra ở trên độ cao 3000 thước hẳn phải có những loài hoa rất đẹp mọc trên giải tuyết. Đó là giống hoa huyền hoặc chúng tôi đều đă biết qua những bài ca và những quyển sách giáo khoa của chúng tôi – có lẽ rất ít người đă nh́n thấy được loài hoa đó, tôi cũng chẳng biết tại sao nữa. Vậy nên, ngay từ khi c̣n thơ ấu tôi đă rất phấn kích về giống hoa huyền ảo đó. Nhưng vấn đề ở đây là con ngựa của tôi, nó bước đi loạng quạng quá mức khiến tôi sợ hăi muốn chết được.  V́ vậy khi nó phóng chạy là tôi bắt đầu khóc. Sau cùng rồi chúng tôi cũng đến được chân núi và rồi đột nhiên con ngựa đổi hướng và phóng về phía một con sông. .Sau đó nó ngừng lại giữa sông và bắt đầu uống nước sông. Tôi không biết bơi. Tôi không thể xuống ngựa. Tôi gào khóc.

 

Quả thực chúng tôi đă t́m cách t́m những bông hoa tuyết, nhưng chúng xấu ơi là xấu; đó là một cây to đùng và dày cục giống như một cây rau cải, màu tuyết xám – có lẽ đó là một thứ triết lư của Darwin chưa chịu tuyệt chủng. Chúng tôi quay phim những đóa hoa và nhặt đem về một đóa như một kỷ vật buồn bă.

 

Rồi vị giám đốc tiếp thị cùng với tôi lái chiếc jeep thêm hai ngày nữa, băng qua không biết bao nhiêu dặm đường mà không gặp một sinh vật nào, chỉ thây toàn là cỏ màu vàng và đôi khi một chú ḅ. Sau cùng xa xa thấy có một trạm nghỉ chân, quanh trạm có mấy con ngựa đang gặm cỏ.  Chúng tôi ngừng xe bên một căn lều và có hai anh em nhà Uyghur ra chào đón chúng tôi. Thấy chúng tôi hắt hơi nhảy mũi và lạnh cóng, người anh đi vào trong lều nấu cho chúng tôi chút trà mặn chát trên bếp sưởi, nơi tôi đang hết sức muốn xán đến bên. Chúng tôi đưa cho họ 200 quan tệ để  trả tiền đồ ăn, một món tiền hẳn phải gấp đôi tiền lương tháng của anh ta. V́ vậy anh ta sai đứa em đi làm thịt một con trừu cho chúng tôi ăn. Người em quơ lấy một cuộn thừng và nhảy lên con ngựa của anh ta. Anh ta bắt đầu đuổi bắt một con trừu con, cung cách anh ta đối với chúng tôi thật đẹp đẽ và chuyên nghiệp, và rồi anh đă tóm được một con bằng sợi dây thừng thần kỳ bay bổng đó.

 

Con thú được nấu trong một cái nồi to đùng, c̣n đồ nêm chỉ là một nắm muối cât từ nước hồ. Chúng tôi ăn bằng cách tay trái cầm một tảng thịt tay phải cầm một con dao sắc bén, xẻo ra từng miếng thịt tươi rói và ngoạm. Chúng tôi cũng uống cả thứ nước dùng mỡ màng và mặn chất muối đó nữa.

 

Đă muộn. Một phụ nữ đến nhà mang thêm bánh tới. Chúng tôi biết được rằng hai anh em nhà này cùng lấy chung một vợ, cả ba người ngủ chung một giường. “Chúng tôi không có tiền để kiếm thêm một người đàn bà nữa,” người anh nói. Tôi không hiểu biết chút ǵ về họ và đời sống trong vùng thảo nguyên tuyết phủ, nhưng tôi đă hiểu được sự nghèo khổ ở đây.

 

Thế rồi chúng tôi trở lại Bắc Kinh và biên soạn chương tŕnh truyền h́nh khuyến măi “Tuyết Hoa Phấn  – đời sống của bạn, t́nh dục của bạn, sức khỏe của bạn!”. Đó là cái khẩu hiệu của chương tŕnh truyền h́nh. Đó là một cuốn phim nhạt nhẽo nhất tôi đă  làm. Nhưng nhờ khoản tiền họ trả cho chúng tôi nên tôi cũng sống qua ngày được vài tháng.

 

Sau này, khi ở Học Viện Điện Ảnh Bắc Kinh, tôi nhớ lại về hai anh em người Uyghurs ở Xinjiang, và thấy rằng ḿnh thật đă chưa gặp mặt một người Hồi nào ở đấy cả. Người ta nói có đến 10 triệu người Hồi ở Trung Quốc –những tỉnh ở phía Tây như Qinghai, Xinjiang, và Ningxia lẽ ra phải là quê hương của họ. Nhưng tôi nhớ tôi có hỏi dân chúng sống ở vùng Sa mạc Gobi hay ở vùng núi Thiên Sơn rằng họ “có phải là người Hồi” không th́ họ trả lời “Không phải”, với gương mặt rám nắng trơ trơ khi họ đứng trước lều của họ. Vậy th́ người Hồi ở nơi đâu? Cái dân tộc mà tôi thuộc về đó?

 

Và rồi hai năm sau, vào năm 1996, tôi đến tỉnh Qinghai, để biên soạn một kịch bản truyền h́nh có liên quan đến vấn đề môi trường. Tôi được một đài truyền h́nh nhà nước trả thù lao. Vùng thung lũng Qinghai-Tibet gió và lạnh hơn ở Xinjiang. Tôi đi thăm vùng hồ nổi tiếng Qinghai, cài hồ nước mặn nằm trong đất liền lớn nhất Trung Quốc. Nước hồ xanh như nước hồ trong truyện cổ tích. Tôi có thể nh́n thấy những con tôm bơi lội trong sóng. Những sinh vật mỏng manh. Cỏ dại mọc đây đó như thể cố sống sót trên thứ đát măn này. Nơi đây trên vùng cao nguyên này ai cũng là người thuộc sắc tộc thiểu số: người Tây Tạng, người Mông Cổ, hay người Hồi. Tôi là kẻ duy nhất mặc một cái áo khoác kiểu mới và cái quần jeans, nói tiếng Quan thoại như một người Hán Trung Quốc sống ở tỉnh thành, miệng than phiền về gió lạnh. Khi đó tôi đang là một sinh viên ngành Nghệ thuật, và những thứ tôi nóng ḷng muốn biết là: Jean-Luc Godard, Hemingway là người như thế nào? Có phải nghệ thuật vẽ tranh của Pollock bắt đầu do t́nh cờ hay ngay từ đầu ông ta đă có tư tưởng triết lư? Khi đó c̣n trẻ, tôi muốn trở thành một công dân thế giới và tôi cóc cần để tâm tới ǵ khác ngoài chuyện đó.

 

Vài năm sau, vào một ngày trong Tháng Tư, tôi rời Trung Quốc, và kết cục tôi đến cư ngụ tại một cái làng giàu có và tĩnh lặng ở Anh Quốc. Mỗi căn nhà trong làng đều bị một quân đoàn cây hoa hồng gai nhọn vây kín. Làng này có tên là Beaconfield, cách thủ đô London 30 phút đi xe hỏa. Một bữa nọ ở trạm bưu điện một bà lăo dân làng Beaconfield hỏi tôi:

 

“Thế cô có phải là cái cô thiếu nữ từ Hồng Kông đến đây thăm viếng năm ngoái đó không?”

“Không phải đâu ạ. Dây là lần đầu tôi đến đây. Tôi từ Trung Quốc tới.”

“À, xin lỗi nhé. Như cô biết đấy, tất cả mọi người Trung Quốc đối với chúng tôi đều trông giống nhau cả.”

 

Lăo bà dân Beaconfield có một giọng nói rất sang trọng. Mái tóc bà tuyệt hảo, cũng như bộ đồ bà mặc và những cái khuy áo mạ vàng.

 

Nhưng điều bà nói ra làm tôi buồn bực. Tôi thù ghét những cây hoa hồng màu phấn hồng quanh những ngôi nhà lớn. Nhưng rồi khi tôi bắt đầu nhận biết được rằng bản ngă thực sự là một thứ quan trọng nhất khi ta sống ở một xứ sở ngoại quốc. Tôi tự hỏi, nếu như một người không có một bản ngă, th́ liệu họ có một khuôn mặt không? Một con người không có một khuôn mặt là một người không có tiếng nói hay kư ức. Đấy là chưa kể tới việc việc người đó đă cố gắng biết chừng nào để trưởng thành như một cá nhân – với tiếng nói và khuôn mặt của riêng ḿnh.

 

Và hiện tại tôi đang sống ở cái Châu Âu mục nát, mắt đang nh́n cái bản đồ Trung Quốc. Một cái bản đồ Trung Quốc với những chũ tiếng Anh trên đó. Điều này thật là rối dắm – khi bạn đọc bản đồ xứ sở ḿnh bằng ngoại ngữ, bạn không c̣n biết chắc nơi nào là nơi nào nữa. Tôi thật sự không t́m được cái nước Triung Quốc với những tỉnh và những thành phố, tất cả những ǵ tôi nh́n thấy chỉ c̣n là những đường biên giới: Mongolia, Kazakhstan, Uzbekistan, Turmenistan, Pakistan, India, Burma, Nepal, Cambodia, Laos, Vietnam, và rất nhiều những xứ khác nữa mất hút trong vùng biển Nam Hải và Thái B́nh Dương. Và cũng trên tấm bản đồ đó tôi vẫn cố t́m xem tại sao tôi là một người Hồi, và tại sao tôi là một nông dân, và tại sao tôi là một người Trung Quốc.

 

 

Quách Tiểu Lộ

 

(Đào Trung Đạo chuyển ngữ. Bài này tác giả viết trước khi rời sang Paris sống.)