A Concise Chinese-English Dictionary for Lovers

 

Hoa-Anh Từ Điển Giản Yếu Cho T́nh Nhân

 

quách tiu l

 

 

Có thể nói Quách Tiểu Lộ là một “hiện tượng văn hóa” trẻ Trung Quốc ở hải ngoại. Quách Tiểu Lộ sinh năm 1973 tại một làng đánh cá hẻo lánh ở bờ biển Tây Nam Trung Quốc, gia đ́nh theo Hồi giáo. Sau khi tốt nghiệp Học Viện Điện Ảnh Bắc Kinh cô bắt đầu viết truyện và bấm máy đạo diễn phim tài liệu. Bắt đầu từ năm 2002, Quách Tiểu Lộ có dịp sang London để theo học ngành điện ảnh và tŕnh chiếu phim của cô ở các đại hội điện ảnh quốc tế. Cuốn phim tài liệu “Cá của Bạn Hôm Nay Ra Sao” được bầu chọn trong Đại Hội Sundane năm 2007 và được trao giải tại Đại Hội Điện Ảnh Nữ Đạo Diễn ở Paris cùng năm. Cuốn phim tài liệu “Chúng Ta Đă Tới Xứ Thần Kỳ” của Quách Tiểu Lộ được chọn để tŕnh chiếu trong chương tŕnh Đạo Diễn Mới/ Phim Mới tại Lincoln Center, New York năm 2008. Sau khi tỵ nạn ở London một thời gian hiện nay Quách Tiểu Lộ chọn Paris là nơi sinh sống và sáng tác. Khi c̣n ở trong nước cô đă xuất bản được 6 tiểu thuyết và rất được giới trẻ hâm mộ. Bắt đầu từ quyển Hoa-Anh Từ Điển Giản Yếu cho T́nh Nhân cô sáng tác bằng Anh văn, Quyển này được vào chung kết giải văn chương Orange năm 2007. Không những là một nữ đạo diễn trẻ xuất sắc Quách Tiểu Lộ qua các tác phẩm tiểu thuyết c̣n chứng tỏ cô là một nhà văn có tài. Trong một cuộc đàm thoại do sự dàn xếp của Daniel Asa Rose với Mă Kiếm, một tác giả  Trung Quốc lưu vong nổi tiếng thuộc thế hệ trước cô, Quách Tiểu Lộ đă thẳng thắn nói rằng “Ở Trung Quốc nhà văn được gọi là bất đồng chính kiến (ngoài luồng) là hữu danh vô thực, v́ cái danh hiệu đó cũng là do Đảng chỉ định. Cho nên những người nào cho ḿnh là nhà văn bất đồng chính kiến thực ra cũng chỉ là một phần của cơ chế mà thôi. Không làm ǵ có tư cách độc lập dành cho một nhà văn muốn lên tiếng….Thế nên, những tác phẩm lớn của Văn Chương Trung Quốc là những tác phẩm được viết một cách thật sự phê phán của những nhà văn ngoài cơ chế. Đó là những tác phẩm có giá trị lâu dài.” Qua phát biểu này ta hiểu được lư do tại sao Quách Tiểu Lộ đă chọn một quốc gia Tây phương để sống để được tự do sáng tác.

 

Hoa-Anh Từ Điển Giản Yếu là một quyển truyện không những thú vị đối với người bản xứ nói tiếng Anh mà c̣n thú vị hơn đối với những người mới học nói tiếng Anh, nhất là dân Á Châu. Nhưng đằng sau chủ đề về sự khác biệt ngôn ngữ tác giả c̣n muốn đào sâu chủ đề đời sống người di dân trẻ tuổi Á Châu ở những xứ Âu-Mỹ, sự cô đơn và những mất mát cũng như h́nh bóng quê nhà nay đă biệt khuất. Cách cấu trúc của truyện dập mẫu theo một quyển từ điển với mỗi chương bắt đầu bằng một mẫu tự. Truyện kéo dài trong thời gian 13 tháng, xảy ra ở thủ đô London, Anh Quốc. Nhân vật chính có tên đầy đủ theo tiếng Hoa là Zhuang Xiao Qiao, 23 tuổi, cô được cha mẹ làm nghề buốn bán giầy nay đă khá giả nên gửi sang London để học tiếng Anh trong ṿng một năm. Khi c̣n ở trong nước cô cũng có học Anh ngữ nhưng thứ tiếng Anh học trong nước rất lọang quạng, ngô ngọng. Ngay từ khi bước chân xuống phi trường, khi được hỏi tên, cô nói tên ḿnh bằng tiếng Quan Thoại và không cách chi người Anh phát âm được nguyên tên cô nên đành cho cô một cái tên mới là Cô Z. Cô ta than thở bằng tiếng Anh “I unpronounceable.” Vậy cái hành trang vốn liếng ngoại ngữ của cô cũng như cái xe đẩy hành lư mang từ trong nước sang đă bể bánh ngay từ lúc xuống phi trường, cả hai thứ đều coi như là vô dụng. Biết khả năng Anh ngữ của ḿnh rất giới hạn nên Cô Z cũng đă thủ thân đi đâu cũng kè kè quyển từ điển bỏ túi do nhà xuất bản Collins in, quyển Collins English Dictionary và rất yên tâm v́ trên b́a sách đă ghi rơ “Authority on Current English”. Chắc bụng v́ đă có sách nên cô rất hăm hở quyết tâm t́m hiểu đời sống ở London. Có lẽ chính v́ sự dạn dĩ này nên tuy lúc đầu thứ tiếng Anh cà cộ của cô nói ra làm người bản xứ từ ngơ ngác sửng sốt nhưng sau đó họ cũng hiểu được cô muốn nói ǵ và kết cục là họ không khỏi nổ ra những tràng cười thú vị. Thế nhưng, dù thơ ngây bạo dạn, chính bản thân Z nhiều khi cũng chùn ḷng, tự hỏi không biết v́ sao ḿnh lại phải học cái ngôn ngữ kỳ khôi này. Cô nói: “Why I must to study English? I not caring if I speaking English or not.” Đây đúng là thứ tiếng Anh dịch từ một thứ tiếng mẹ đẻ sang, chắp chữ theo kiểu những người học tiếng Anh từ sách vở (book-learned English).

 

Nhưng xin người đọc đừng nản ḷng, hăy cố gắng tiếp tục những chương sách kế tiếp và sẽ thấy nhiều cảnh rất thích thú. Tác giả Quách Tiểu Lộ là một nhà văn trẻ thông minh, dí dỏm. Chưa tới nửa quyển truyện ta đă thấy khả năng  Anh ngữ của nhân vật tự sự cô Z tiến bộ rơ ràng. Từ cái cảm giác ban đầu thấy ḿnh như một là một thứ “alien”, một sinh vật lạ thuộc một thế giới khác, tác giả cho thấy Cô Z với những từ ngữ tiếng Anh mới học được đă mô tả  đời sống ở Anh cũng như đặt ra những câu hỏi đáng ngạc nhiên về Anh ngữ. Chẳng hạn khi ở lớp học tiếng Anh Z tự nhủ “Nhưng, có ai quan tâm đến “một cái bàn” khi chữ này thuộc loại trung tính? …Mọi thứ trong tiếng Anh đều rất khoa học và có vấn đề. Không may cho tôi bởi khi trước ở trường học tôi rất dở về môn khoa học, và tôi chẳng bao giờ hiểu toán là ǵ  cả. Ngay ngày đầu tiên tôi đă biết ḿnh là kẻ thua cuộc (loser) rồi.” Tất nhiên Z cảm thấy cô đơn lạc lơng trên xứ lạ nên ngoài giờ học sinh ngữ trong lớp cô chỉ c̣n biết lang thang phố phường và chui vào rạp xem phim. Chỉ mới hơn một tháng sau khi đến London, nhân một buổi đi xem phim Z nồng nhiệt đáp ứng sự chú ư của một “nam nhân” bản xứ - một người đàn ông đă ngoài bốn mươi – và mối quan hệ tiếp theo đó của hai người quả thực rất mực bi hài. Nam nhân này Z chẳng cần (và có lẽ cũng không có khả năng) nhớ tên anh ta là ǵ nên cứ gọi là “You” cho dễ. You nói sẽ dắt Z đi đến tiệm bánh (patisserie) và Z không biết chữ này nên cho đó à chữ “Patty surly”, You mua bánh ngọt “éclair” cho cô ăn rồi đưa cô về căn hộ Z thuê. Trong mục (entry) chữ L, Z ngạc nhiên khi thấy chữ “love” theo nghĩa động từ được chia theo thời gian (tenses) nên cô ghi chú về sự khác biệt giữa “loved” (được yêu), “will love” (sẽ yêu) hay “have loved” (đă yêu)  Từ đó Z suy ra rằng t́nh yêu đối với người Anh là thứ có giới hạn thời gian, một điều không hề có trong tiếng Hoa, v́ trong Hoa ngữ t́nh yêu là vô tận v́ không có thời gian, t́nh yêu có nghĩa là hiện hữu, là một con người, một hoàn cảnh. Z ghi chú trong cuốn từ điển giản lược của cô :”Mỗi câu anh ấy nói ra, tôi ghi ngay vào cuốn từ điển riêng của tôi. Ngày hôm sau tôi mở ra xem lại và suy nghĩ về mỗi chữ. Tôi đi thẳng vào óc năo anh.” Quả thực đây là một ghi chú tuy ngây ngô nhưng cũng thật lăng mạn say mê.

 

Thế rồi hai người không khỏi có chuyện hẹn ḥ t́nh ái. Khi You dùng chữ “guest” (khách) với Z, cô hiểu là You muốn cô dọn đến ở với You nên chẳng ngại ngần ngay tuần sau trả căn pḥng thuê dọn đến ở với You. Cô ghi chú: “Mọi sự khởi đầu bằng ngộ nhận. Khi anh ta nói tôi là “guest” (khách) tôi nghĩ anh có ư  mới tôi đến ở chung.”  Đến ỡ với You   Z mới biết You là một nhà điêu khắc chưa thành danh, theo chủ nghĩa vô chính phủ, lang bạt rong chơi. Từ sau khi về ở chung You trở thành người dạy Z tiếng Anh, văn hóa Tây Phương, và dĩ nhiên không thể thiếu t́nh ái. Nhưng sau đó Z thấy You chẳng khác ǵ một tên vệ binh đỏ sống ở một nước Tây phương. You cũng khuyến khích Z phải đi  đây đó để mở mang trí óc và chính You cũng bỏ mặc Z ở nhà một ḿnh để đi giang hồ. Trong thời gian You đi vắng Z thỏa sức xâm phạm mọi thứ riêng tư của You một cách vô tư v́ theo Z, ở Trung Quốc không có khái niệm “riêng tư”, mọi thứ đều là tập thể hết. Việc này làm You hết sức bực bội. Z viết: “ Chừng nào  mà một người có mắt đen tóc đen, bị cơm gạo ám ảnh, và không thể nuốt nổi món ăn Tây nào, không thể phát âm rành rẽ hai chữ “r” và “l” khác nhau ra sao, và khi nhờ người khác làm việc ǵ không bao giờ dùng chữ please – th́ người đó đúng là một người Hoa điển h́nh rối: một di dân bất hợp pháp, một người Tậy Tạng hay Đài Loan bị bạc đăi, biết ăn ngon nhưng dùng bột ngọt để giết người, ăn thịt chó và uống máu rắn.” Cho nên You thấy chán ngán Z và sau đó việc họ chia tay là điều không tránh khỏi Vả lại thời gian một năm Z được phép ở Anh cũng sắp hết hạn. Kết cục quyển “phiêu lưu kư” của Z cũng thêm được mấy chữ mới như: “dilemma” (lưỡng nan), “contradiction” (đối nghịch), “fatalism” (thuyết định mệnh), và “departure” (ra đi). Nói chung, quyển Hoa-Anh Tử Điển Giản Yếu của Quách Tiểu Lộ đă khéo mô tả sự khác biệt, đối chọi giữa văn hóa và ngôn ngữ Đông-Tây. Và cô cũng gián tiếp chỉ ra việc học một ngôn ngữ đ̣i hỏi người học phải thấm nhuần, hoặc sinh trưởng trong nền văn hóa của thứ sinh ngữ ḿnh muốn học.

 

 

đào trung đạo

 

www.gio-o.com/DaoTrungDao

 

© 2008 gio-o