Patrick Modiano
diễn từ nobel
đào trung đạo dịch
Ngày 7 tháng 12, 2014.
Một cách đơn giản tôi muốn nói với quí vị rằng tôi hạnh phúc biết bao khi ở giữa quí vị và thật xúc động về vinh dự quí vị dành cho tôi trong việc long trọng trao cho tôi giải Văn chương Nobel này. Đây là lần đầu tiên tôi phải đọc một bài diễn văn trước một tập hợp khá đông đảo và tôi cảm thấy dường như ḿnh khá ngại ngùng. Người ta thường hay cho rằng đối với một nhà văn thực hành công việc này là tự nhiên và dễ dàng. Nhưng một nhà văn – ít ra là với một người viết tiểu thuyết – thường có những quan hệ khó khăn với lời nói. Và nếu như người ta c̣n nhớ đến sự phân biệt sơ đẳng giữa viết và nói, th́ một người viết tiểu thuyết có tài viết hơn là nói. Hắn ta có thói quen giữ im lặng và nếu như hắn muốn nhập vào một không khí, hắn phải lẫn ḿnh vào đám đông. Hắn nghe những lời đàm thoại nhưng không ra vẻ là ḿnh nghe, và nếu như hắn can dự vào những lời đàm thoại này, th́ chính là để đặt ra một vài câu hỏi kín đáo để hiểu rơ hơn những người nữ và người nam quanh hắn. Hắn có một lời lẽ ngập ngừng, lư do bởi hắn có thói quen gạch bỏ những cái hắn viết ra. Đúng thế, sau không biết bao nhiêu gạch bỏ, văn phong của hắn có thể thành trong suốt. Nhưng khi hắn cất lời, hắn không c̣n có phương tiện sửa chữa những ngập ngừng của hắn nữa.
Và v́ tôi thuộc vào một thế hệ người ta không để cho trẻ con lên tiếng, ngoại trừ trong một số trường hợp hiếm hoi và nếu chúng có xin phép được nói. Nhưng người ta không nghe chúng nói và người ta rất hay cắt ngang lời chúng. Đó là điều giải thích sự khó khăn của một số trong chúng tôi khi nói, khi th́ ngần ngại, khi th́ quá liến thoắng, như thể mỗi chốc sợ bị ngắt lời. Dĩ nhiên từ đó sự ham muốn viết này đă chiếm hữu tôi, cũng như rất đông những người khác, ngay từ tuổi trưởng thành. Bạn hy vọng rằng người lớn sẽ đọc bạn. Họ cũng sẽ bị buộc phải nghe bạn nói mà không ngắt lời bạn và họ sẽ hiểu chỉ một lần thôi điều chất chứa trong tim bạn.
Việc tuyên bố giải thưởng này dường như không có thực với tôi và tôi năng nổ muốn biết tại sao quí vị đă chọn tôi. Vào bữa đó [ngày tuyênbố giải thưởng], tôi mới cảm thức được một cách mạnh mẽ rằng một người viết tiểu thuyết lại mù tịt biết bao đối với chính những quyển sách của hắn và những độc giả lại hiểu về cái hắn đă viết ra hơn hắn rất nhiều. Một người viết tiểu thuyết chẳng bao giờ lại là một người đọc của ḿnh, ngoại trừ để chỉnh sửa những lỗi về cú pháp hay những trùng lập trong bản thảo của hắn, hay bỏ đi một đoạn văn thừa thăi. Hắn ta chỉ có một h́nh dung mù mờ và không đầy đủ về những quyển sách của hắn, giống như một họa sĩ c̣n mải vẽ một bức tranh trên trần nhà, và nhà họa sĩ này nằm dài trên một cài dàn cao, và đang làm việc về những chi tiết, ở quá gần, không thấy được toàn thể bức tranh. Viết là một hoạt động đơn độc thật đáng ngạc nhiên. Bạn trải qua những khoảnh khắc nản ḷng khi bạn viết những trang đầu tiên của một quyển tiểu thuyết. Mỗi ngày, bạn có cảm tưởng đi lầm đường. Và thế rồi, sự hối thúc lớn lao quay trở lui và bạn đi vào một ngả đường khác. Chớ có thuận theo sự hối thúc này nhưng hăy tiếp tục cùng một con đường. Đó hơi giống như ngồi trước tay lái một cái xe hơi, vào ban đêm, mùa đông và lao xe trên đường đóng băng, chẳng nh́n thấy ǵ hết. Bạn không có sự chọn lựa, bạn không thể lái xe lùi, bạn buộc phải tiếp tục tiến tới trong ḷng tự nhủ con đường rồi ra sẽ vững vàng và rằng sương mù sẽ tan.
Ở chỗ hoàn tất một quyển sách, h́nh như đối với bạn quyển sách này tách ĺa khỏi bạn và nó đă hít thở không khí của tự do, giống như những đứa trẻ, trong lớp học vào ngày trước kỳ nghỉ hè vậy. Chúng lơ đăng và huyên náo và không c̣n để ư tới lời thày nữa. Tôi muốn nói ngay vào lúc bạn viết những đoạn cuối cùng, quyển sách bày ra một sự thù nghịch nào đó trong sự vội vă tự giải phóng khỏi bạn. Và nó từ giă bạn ngay khi bạn viết con chữ cuối cùng. Thế là hết, nó không cần bạn nữa, nó đă quên hẳn bạn rồi. Từ nay nó sẽ tự khám phá ḿnh qua những độc giả. Trong khoảnh khắc đó bạn cảm thấy một sự trống rỗng to lớn và cái cảm giác bị bỏ rơi. Và cũng c̣n có một thứ không hài ḷng nữa do mối liên hệ giữa bạn và quyền sách này, một mối lên hệ đă bị cắt đứt quá nhanh. Sự không hài ḷng và cái cảm giác về một cái ǵ đó chưa hoàn tất xô đẩy bạn viết quyển sách kế tiếp để lấy lại thăng bằng, dù cho bạn chẳng bao giờ đạt tới đó được. Rồi những năm tháng trôi qua, những quyển sách nối tiếp nhau và những độc giả sẽ nói về một “tác phẩm”. Nhưng rồi bạn sẽ có cái cảm giác rằng nó chỉ liên quan tới một cuộc chạy trốn dài về phía trước mà thôi.
Đúng vậy, người đọc hiểu một quyển sách nhiều hơn chính tác gia của quyển sách. Giữa một quyển tiểu thuyết và độc giả của nó, diễn ra một hiện tượng tương tự như sự khai triển những bức h́nh, như cái cách người ta đă thực hành trước thời đại mă số. Vào khoảnh khắc tấm h́nh in ra trong pḥng tối, tấm h́nh dần dần nh́n ra được. Trong chừng mực người ta tiếp tục đọc một quyển tiểu thuyết, th́ cùng một diễn tiến hóa học như vậy diễn ra. Nhưng để có thể có sự đồng ư giữa người đọc và tác gia như vậy, th́ nhất thiết người viết tiểu thuyết đừng bao giờ ép buộc người đọc của ḿnh – hiểu theo nghĩa một ca sĩ ép buộc giọng ca của ḿnh – nhưng kéo người đọc theo một cách không thấy được và dành cho người đọc một cái lề vừa đủ để cho quyển sách thẩm thấu dần dần, và làm điều này bằng một nghệ thuật tương tự như thuật châm cứu chỉ cần nhấn mũi kim vào một nơi rất chính xác và rồi để cho gịng khí truyền dẫn trong hệ thống thần kinh.
Mối liên hệ thân thiết này và hỗ tương giữa người viết tiểu thuyết và người đọc này, tôi nghĩ rằng người ta cũng t́m thấy sự tương đẳng trong phạm vi âm nhạc. Tôi luôn luôn nghĩ rằng viết/văn tự là gần cận với âm nhạc nhưng lại không mấy thuần túy bằng âm nhạc và tôi luôn ganh tỵ với những nhạc sĩ họ h́nh như thực hành một nghệ thuật cao hơn so với tiểu thuyết – và với những thi sĩ, họ gần với các nhạc sĩ hơn những người viết tiểu thuyết. Vào thời niên thiếu tôi đă bắt đầu viết những bài thơ và không thể nghi ngờ được chính nhờ thế mà tôi hiểu rơ hơn suy tư tôi đă đọc được ở đâu đó rằng: “Nhũng người viết văn xuôi được tạo nên từ những thi sĩ dở.” Thêm nữa, liên hệ tới âm nhạc, với một người viết tiểu thuyết thường cần phải kéo mọi nhân vật, cảnh thổ, những điều phối âm nhạc hắn có thể quan sát ở đó người ta t́m thấy cùng những đoạn ḥa âm từ một quyển sách này sang một quyển sách khác, nhưng là một sự điều phối dường như không hoàn hảo đối với hắn. Nơi người viết tiểu thuyết sẽ có, sự hối tiếc ḿnh đă không là một nhạc sĩ thuần túy và đă không soạn được bản Les Noctures/Dạ Khúc của Chopin.
Sự thiếu sáng suốt và xa lánh phê b́nh của một người viết tiểu thuyết đối với toàn bộ chính những quyển sách của hắn cũng do một hiện tượng tôi đă nhận thấy trong trường hợp của tôi và trong trường hợp của khá nhiều nhà văn khác: mỗi quyển sách mới, vào lúc viết nó, xóa bỏ quyển có trước nó tạo cho tôi ấn tượng đă quên hẳn nó. Tôi nghĩ rằng đă viết chúng hết những quyển này sang những quyển khác một cách không liên tục, với những cú quên lăng kế tiếp nhau, nhưng thường vẫn cùng những khuôn mặt, những cái tên giống nhau, những nơi chốn giống nhau, những câu văn giống nhau trở lại hết câu này đến câu khác, như những mô típ của một tấm thảm mà người ta đă dệt trong trạng thái nửa thức nửa ngủ. Nửa thức nửa ngủ hay đúng ra một giấc mộng thức. Thường một người viết tiểu thuyết là một kẻ mộng du, hắn càng bị đắm ḿnh do cái hắn phải viết ra, và người ta có thể e rằng hắn sẽ bị xe cán khi hắn băng qua một con đường. Nhưng người ta quên mất sự chính xác cực kỳ của những kẻ mộng du đi bộ trên những mái nhà mà chẳng bao giờ ngă cả.
Trong bản tuyên ngôn tiếp sau lời tuyên bố giải Nobel này, tôi giữ lại câu sau đây, câu văn này là một ám chỉ tới cuộc chiến tranh thế giới sau chót: “Ông ta phơi bày thế giới Bị Chiếm đóng.” Tôi cũng như tất cả phụ nữ và người nam ra đời vào năm 1945, tôi là một đứa trẻ của chiến tranh, và chính xác hơn nữa, bởi tôi ra đời ở Paris, là một đứa trẻ thủ đắc sự ra đời của ḿnh ở Paris Bị Chiếm đóng. Những người đă sống trong cái thành phố Paris đó đă muốn quên nó thật nhanh, hoặc chỉ nhớ lại những chi tiết hàng ngày, những chi tiết cho ta cái ảo tưởng rằng cuối cùng rồi đời sống của mỗi ngày đă chẳng khác ǵ với đời sống họ sống trong thời b́nh thường. Một giấc mơ xấu xa và cũng là một sự hối tiếc mơ hồ v́ đă từng là những kẻ sống sót theo một loại nào đó. Và khi con cái họ sau này tra vấn họ về thời này và về Paris khi đó, câu trả lời của họ là lảng tránh. Hay họ giữ im lặng như thể họ muốn xóa bỏ những năm tháng tăm tối đó khỏi kư ức của họ và muốn dấu diếm chúng ta điều ǵ đó. Nhưng trước những im lặng của cha mẹ chúng ta, chúng ta đă đoán ra được hết thảy, như thể chúng ta đă sống trải cuộc sống đó.
Cái Paris thời Chiếm đóng đó là một thành phố lạ lùng. Bề ngoài, cuộc sống tiếp diễn, “như trước đây”: những hí viện, những rạp chiếu bóng, những pḥng ḥa nhạc, những tiệm ăn vẫn mở cửa. Người ta nghe những ca khúc nơi máy phát thanh. Lại có cả những hí viện và những rạp chiếu bóng đông khách hơn cả trước khi chiến tranh xảy ra, như thể những nơi chốn đó là những là những chỗ trú ẩn nơi người ta qui tụ lại và người này áp sát người kia để được an toàn. Nhưng những chi tiết lạ lùng này chỉ dấu rằng Paris không c̣n như trước đây nữa. Bởi vắng xe cộ, đó là một thành phố im lặng – một sự im lặng ở đó người ta nghe thấy tiếng xào sạc của những cái cây, tiếng lộp cộp của vó ngựa, tiếng động chân bước của đám đông trên những thông lộ và tiếng thầm th́ của những giọng nói. Trong sự im lặng của những phố phường và của việc bị mất điện xảy đến vào mùa đông từ năm giờ chiều và trong thời khoảng này chút ánh sáng nơi cửa sổ cũng bị cấm đoán, cái thành phố đó dường như vắng mặt ngay cả chính nó – cái thành phố “không có cái nh́n”, như những kẻ chiếm đóng quốc xă nói thế. Người lớn và trẻ con có thể biến dạng bất kỳ lúc nào, không để lại một vết tích nào hết, và ngay cả giữa bạn bè với nhau, người ta nói lấp lửng và những lời nói chuyện không bao giờ là thành thực cả, bởi người ta cảm thấy một sự đe dọa trong không khí.
Trong cái Paris của giấc mơ xấu xí này, nơi người ta rất có thể là nạn nhân của một lời tố cáo và một loạt đạn khi vừa bước khỏi bến xe, của những gặp gỡ t́nh cờ giữa những người chẳng bao giờ gặp nhau trong thời b́nh, của những mối t́nh tạm bợ nảy sinh dưới bóng mờ của giới nghiêm mà người ta không chắc có c̣n nh́n thấy nhau trong những ngày sắp tới. Và chính sau những gặp gỡ thường không có ngày mai này, và đôi khi từ những gặp gỡ không tốt đẹp này, sau đó những đứa trẻ được sinh ra. Thế nên tại sao cái Paris của thời Bị Chiếm đóng này với tôi luôn luôn như một đêm tối nguyên thủy. Không có nó tôi sẽ chẳng bao giờ chào đời. Cái Paris đó đă không bao giờ ngưng ám ảnh tôi và đôi khi những quyển sách của tôi bơi trong cái ánh sáng bị che khuất của nó.
Và đó cũng là chứng cớ rằng một nhà văn bị đánh dấu một cách không thể gột sạch được bởi ngày sinh của hắn và bởi thời đại của hắn, dù cho hắn đă không tham dự một cách trực tiếp vào hành động chính trị, ngay cả hắn có tự tạo ấn tượng là một kẻ cô độc, khép ḿnh trong cái người ta thường gọi là “tháp ngà” đi nữa. Và nếu hắn viết những bài thơ, th́ những bài thơ đó phản ánh h́nh ảnh của thời đại hắn sống và không thể nào có thể được viết ra ở một thời đại khác được.
Cũng vậy bài thơ của Yeats, thi sĩ vĩ đại của xứ Ái-nhĩ-Lan đó, bài thơ Những con thiên nga hoang dă ở Coole (1) khi đọc lên đă luôn luôn làm tôi xúc động. Trong một công viên, Yeats quan sát những con thiên nga lướt trên mặt nước:
Mười chín thu qua
Từ khi bắt đầu đếm
Nh́n trước khi đếm hết;
Chúng đột nhiên bay lên
Và trôi dạt xoay ṿng đứt khúc
Những đôi cánh lấp lánh
Băng luớt trên mặt nước thinh lặng
Ẩn mật mỹ miều
Mai đây làm tổ trên bụi cây nào,
Bờ hồ nào, đầm lầy nào
Hát ca mắt nh́n ngỡ ngàng một mai
Nơi đâu nẻo khuất bay đi ?
Những con thiên nga thường thấy trong thi ca thế kỷ 19 – ở thơ của Baudelaire và Mallarmé. Nhưng bài thơ này không thể nào được viết ra vào thế kỷ 19. Bằng vào nhịp điệu riêng biệt và nỗi u buồn của nó, nó thuộc về thế kỷ 20, và cũng thuộc về năm nó được viết ra.
Cũng vậy một nhà văn thuộc thế kỷ 20, đôi khi cảm thấy ḿnh là tù nhân của thời đại và rằng việc đọc những nhà tiểu thuyết lớn của thế kỷ 19 – Balzac, Dickens, Tolstoï, Dostoïevski – gây cho hắn một nỗi hoài cổ nào đó. Ở thời đại đó, thời gian trôi đi một cách chậm răi nhiều hơn ngày nay và sự chậm răi này thích hợp với công việc của người viết tiểu thuyết bởi v́ hắn có thể tập trung năng lực và sự chú tâm nhiều hơn. Đến nay, thời gian tăng tốc và tiến về phía trước bằng những chuyển động không đều đặn và đột ngột, điều này giải thích được sự khác biệt giữa những khối khổng lồ tiểu thuyết trong quá khứ, với những kiến trúc của những thánh đường, và những tác phẩm đứt đoạn và mảnh vụn của ngày nay. Xét trong viễn tượng này th́ tôi thuộc về thế hệ trung gian và tôi sẽ ngạc nhiên xiết bao để biết được những thế hệ kế tiếp được sinh ra với internet, với máy tính lưu động, với thư tín qua mạng và những tweets, bằng văn chương họ sẽ diễn tả cái thế giới nơi mỗi người thường trực được “kết nối” với nhau và ở đó những “mạng xă hội” xâm nhập cái phần của sự riêng tư và của sự ẩn mật vốn vẫn c̣n là cái quí giá của chúng ta cho tới một thời đại mới đây thôi – sự ẩn mật cung cấp chiều xâu cho con người và đó có thể là một chủ đề tiểu thuyết lớn. Nhưng tôi vẫn muốn lạc quan về tương lai của tiểu thuyết và tôi được thuyết phục rằng những nhà văn trong tương lai sẽ bảo vệ được sự liên tục như từng thế hệ trước đây kể từ Homère…
Song le, mỗi nhà văn, cũng như mọi nghệ sĩ, thật hoài công trong việc gắn liền ḿnh với thời đại của hắn một cách hẹp ḥi mà hắn không thể trốn khỏi và rằng cái không khí duy nhất hắn hít thở là “không khí thời đại”, hắn luôn luôn biểu tỏ trong những tác phẩm của hắn một cái ǵ đó “phi thời gian.” Trong những dàn dựng những vở kịch của Racine hay của Shakespeare, những nhân vật trang phục kiểu cổ xưa hay nhà đạo diễn cho họ trang phục quần jeans và áo da thật chẳng quan trọng ǵ. Đó là những chi tiết không quan trọng. Người ta quên đi, khi đọc Tolstoi, việc Anna Karenine mặc những chiếc áo của năm 1870 tuy vậy cô ta vẫn gần gũi chúng ta sau hơn một thế kỷ rưỡu. Và cũng c̣n có một số nhà văn nữa, chẳng hạn Edgar Poe (2), Melville hay Stendhal, nay họ được người đọc thấu hiểu hơn sau hai trăm năm họ đă chết đi so với những người đọc cùng thời của họ.
Sau chót, khoảng cách chính xác là bao xa một người viết tiểu thuyết tại vị? Chỉ ở bên lề cuộc sống để viết mà thôi – bởi nếu bạn lao ḿnh vào cuộc sống – bằng hành động – bạn sẽ có h́nh ảnh không rơ nét về cuộc sống. Nhưng cái khoảng cách không bao xa chẳng ngăn cản khả năng đồng nhất vốn thật là ḿnh với những nhân vật và với những người nữ người nam gây cảm hứng cho bạn trong đời sống thực. Flaubert chẳng đă nói: “Bà Bovary là tôi.” Và Tolstoi đă đồng nhất ḿnh với một phụ nữ ông ta đă nh́n thấy lao ḿnh xuống dưới một một toa xe lửa tại một nhà ga ở Nga vào một đêm nọ. Và cái tài năng trời cho đó c̣n đi xa hơn nữa khi Tolstoi ḥa ḿnh vào bầu trời và cảnh vật ông ta mô tả và ông ta đă thẩm thấu hết thảy, đến tận cả cái nheo mày nhè nhẹ của Anna Karenine. Cái trạng thái thứ cấp này đối nghịch hẳn với việc tự yêu ḿnh (narcissisme) bởi nó giả định đồng thời một sự quên đi bản thân và một sự chú tâm mạnh mẽ, cốt để có thể thu nhận được chi tiết nhỏ bé. Điều này cũng giả định một sự cô độc nào đó. Sự cô độc này không phải là một sự gấp kín ḿnh lại, nhưng là việc nó cho phép đạt tới sự chú ư ở một mức độ nào đó và tới sự minh-mẫn-siêu-đẳng trước ngoại giới để đem nó vào trong quyển tiểu thuyết.
Tôi luôn nghĩ rằng thi sĩ và người viết tiểu thuyết đă cho những con người đắm ch́m bởi cuộc sống hàng ngày, cho những sự vật bề ngoài xem ra tầm thường sự bí ẩn, – và điều đó là do sức mạnh của việc quan sát chúng với một sự chú tâm bền bỉ và với một cách thế thôi miên. Dưới cặp mắt họ, đời sống b́nh thường rồi ra được bao phủ bởi sự bí ẩn và có được một thứ tính chất lấp lánh chúng không có khi ta thoạt nh́n nhưng tính chất này đă ẩn dấu sâu thẳm. Đó chính là vai tṛ của thi sĩ và của người viết tiểu thuyết, và cũng của nhà họa sĩ nữa, nhằm phơi lộ sự bí ẩn và sự lấp lánh đó nằm sâu trong mỗi con người. Tôi nghĩ tới người anh em họ xa của tôi, họa sĩ Amedeo Modigliani tác gia những bức tranh sơn dầu xúc cảm nhất là những bức trong đó ông ta đă chọn những người mẫu vô danh, những đứa trẻ và những đứa con gái của đường phố, những đầy tớ, những người nhà quê tầm thường, những kẻ tập sự học nghề. Ông ta vẽ họ với những nét sắc xảo nhắc ta nhớ tới truyền thống Tuscan, truyền thống của Botticelli và những họa sĩ thành Vienne ở thời đại Quattrocento. Ông ấy cũng cho họ – hay đúng ra đă phơi lộ – toàn bộ ân sủng và sự quí phái có nơi họ nằm dưới vẻ ngoài khiêm tốn. Công việc của người viết tiểu thuyết phải đi theo hướng đó. Trí tưởng tượng của hắn, thay v́ làm cho thực tại méo mó, phải đi vào chiều xâu của thực tại, phơi mở thực tại cho chính thực tại với sức mạnh của những màu cực đỏ và cực tím để khám ra cái ở đằng sau bề ngoài. Và tôi cũng gần như nghĩ rằng người viết tiểu thuyết trong những trường hợp tốt nhất là một thứ người ngắm nh́n và ngay cả là người viễn kiến nữa. Và hắn ta cũng là một cái máy đo địa chấn, luôn sẵn sàng ghi lại những chuyển động không thể cảm nhận được.
Tôi luôn ngần ngại trước khi đọc tiểu sử nhà văn này hay nhà văn kia tôi vốn hâm mộ. Nhưng người viết tiểu sử đôi khi bám chặt vào những chi tiết nhỏ bé, những chứng nhân thường là không xác thực, những nét tính t́nh hiện ra thật ngỡ ngàng hay đáng thất vọng, và tất cả những cái đó gây cho tôi những nhiễu âm làm rối loạn một số những buổi truyền thanh và làm cho âm nhạc và tiếng nói không c̣n nghe được nữa. Chỉ có việc đọc những quyển sách của nhà văn đưa bạn vào sự thân thuộc và chính khi đó hắn ta mới là hay nhất và hắn thầm th́ nói với bạn mà tiếng hắn nói không bị nhiễu thanh làm cho lộn xộn. Nhưng khi đọc tiểu sử của một nhà văn, đôi khi người ta khám phá ra đánh dấu một biến cố tuổi thơ của hắn, biến cố này như thể là mầm mống của tác phẩm tương lai của hắn và dù hắn không luôn luôn có ư thức rơ rệt, th́ cái biến cố ghi dấu này sẽ trở lại, dưới những h́nh thức khác nhau, ám ảnh những quyển sách của hắn. Bữa nay tôi nghĩ đến Alfred Hitchcock, tuy ông ta không là một nhà văn nhưng những cuốn phim của ông ấy có cái sức mạnh và sự chặt chẽ của một tác phẩm tiểu thuyết. Khi đứa con trai của ông được năm tuổi ông bố Hitchcock bảo nó mang một bức thư đến giao cho một người bạn của ông ta, ông này là một sĩ quan cảnh sát. Đứa bé trao bức thư cho ông bạn của bố và ông cảnh sát này nhốt thằng bé vào căn pḥng tạm giam của sở cảnh sát vốn là nơi để giam giữ những nghi phạm qua đêm. Thằng nhỏ kinh hăi đă bị giam ở đó cả tiếng đồng hồ trước khi ông sĩ quan cảnh sát tha nó ra và bảo nó: “Nếu cháu ở đời không đàng hoảng th́ bây giờ cháu biết cái ǵ sẽ chờ đợi cháu.” Ông sĩ quan cảnh sát này, kẻ quả thực có những nguyên tắc giáo dục con cái quái đản, hẳn ở nguồn gốc của không khí kinh dị và lo lắng bồn chồn người ta thấy trong tất cả các phim của Hitchcock. Tôi không muốn làm cho quí vị buồn chán với trường hợp cá nhân của tôi nhưng tôi nghĩ rằng một số giai đoạn tuổi thơ của tôi sau này được dùng như mầm mống cho những quyển sách của tôi. Tôi thường ở xa cha mẹ, trọ nhà những người bạn ông bà tin cẩn gửi gấm mà tôi chẳng hiểu biết chút ǵ về họ, cứ liên tục ở hết nơi chốn này đến căn nhà nọ. Ngay lúc đó, th́ một đứa trẻ chẳng ngạc nhiên ǵ cả, và ngay cả nếu nó có ở trong một hoàn cảnh bất trắc, th́ điều đó dường như đối với nó là hoàn toàn tự nhiên thôi. Măi rất lâu sau này tôi mới thấy tuổi thơ của tôi là bí ẩn và tôi đă thử t́m hiểu rơ hơn về những người khác nhau mà cha mẹ tôi đă gửi gấm tôi và về những nơi chốn khác nhau không ngừng thay đổi. Nhưng tôi đă không thành công trong việc nhận diện những người này cũng như định vị trí với một sự chính xác địa h́nh tất cả những nơi chốn và những căn nhà trong quá khứ. Cái ư muốn giải quyết những bí ẩn không thực sự thành công và việc thử xuyên thủng một bí ẩn đă cho tôi sự ham muốn viết, như thể viết chữ và tưởng tượng cuối cùng có thể giúp tôi giải đoán những bí ẩn và những bí mật đó.
Và bởi đó là vấn đề về những “bí mật”, tôi nghĩ đến, bằng liên tưởng tưởng, tựa đề một quyển tiểu thuyết Pháp của thế kỷ thứ XIV Những bí mật của Paris. Cái thành phố rộng lớn, hóa ra là Paris, thành phố chôn nhau cắt rốn của tôi, được gắn liền với những ấn tượng tuổi thơ đầu tiên của tôi, và những ấn tượng này thật quá mạnh mẽ đến nỗi, tử đó trở đi, tôi không ngừng khám phá “những bí mật của Paris”. Khi chín hay mười tuổi, tôi có dịp đi bộ một ḿnh, và mặc dù sợ bị lạc, vẫn cứ đi xa tít tắp, trong những khu phố tôi không quen biết, trên bờ bên phải của sông Seine. Khi đó trời c̣n sáng và điều này khiến tôi an tâm. Vào lúc bắt đầu tuổi thanh niên, tôi đă cố gắng chiến thắng sự sợ hăi của ḿnh và phiêu lưu bằng xe điện về phía những khu xa hơn nữa vào ban đêm. Đó là cách người ta tập sự làm quen thành phố, và tôi làm theo kiểu của phần đông những người viết tiểu thuyết tôi hâm mộ, và đối với những tiểu thuyết gia này, kể từ đầu thế kỷ XIX, th́ thành phố lớn – mang tên Paris, Londres, Saint-Petesburg, Stockholm – đều đă là bối cảnh và là một trong những chủ đề chính của những quyển sách của họ. Edgar Poe (2) trong truyện ngắn “Người của những đám đông” là một trong những người đầu tiên nói đến những làn sóng người kế tiếp nhau không ngừng trên những vỉa hè ông ta quan sát từ phía sau những cánh cửa kính của một tiệm cà phê. Ông ta chọn một ông già bề ngoài có dáng là lạ và ông ấy đi theo ông già này vào ban đêm trong những khu khác nhau của Londres để t́m hiểu rơ hơn về ông già này. Thế nhưng nhân vật ẩn danh này lại là “Người của đám đông” và thật là uổng công theo gót ông ta bởi v́ ông ta sẽ măi măi là một kẻ vô danh, và người ta sẽ không bao giờ biết ǵ về ông ta. Ông ta không có sự hiện hữu cá nhân, ông ta đơn giản thuộc vào thành phần của đám người qua lại đi theo những hàng san sát nhau hay chen lấn nhau và rồi mất dạng trong những khu phố. Và tôi cũng nghĩ tới một giai đoạn thời thanh niên của thi sĩ Thomas de Quincey đă ghi dấu suốt đời ông. Ở Londres, trong đám đông ở đường Oxford, ông ta kết bạn với một thiếu nữ, trong một trong những cuộc gặp gỡ t́nh cờ điều thường xảy ra ở thành phố lớn. Ông ta đă sống nhiều ngày cùng với cô ta và rồi ông rời Londres vài bữa. Hai người đồng ư rằng sau khoảng một tuần lễ, chiều nào cô cũng sẽ chờ ông ta vào cùng một giờ ở góc đường Tichfield. Nhưng rồi họ chẳng bao giờ t́m thấy nhau. “Chắc chắn là chúng tôi đă nhiều lần đi t́m nhau, ở cùng một thời điểm, qua khắp cái mê cung rộng mênh mông của Londres; rất có thể chúng tôi đă chỉ ở cách nhau vài thước – chẳng cần phải cách xa nhau hơn nữa để đạt tới một chia ĺa vĩnh viễn.”
Đối với những người đă sinh ra và sống ở [thành phố] đó, theo năm tháng trôi qua, th́ mỗi khu, mỗi phố đều gợi lại một kỷ niệm, một nỗi buồn, một khoảnh khắc hạnh phúc. Và thường th́ đối với bạn cùng một thành phố được gắn liền với những kỷ niệm nối đuôi nhau, hầu như nhờ địa h́nh của một thành phố, tất cả đời sống của chúng ta trở lại kư ức bằng những lớp tiếp liền nhau, như thể bạn có thể đọc ra những chữ viết chồng lên nhau nơi bản viết trên một tấm da cừu (palimpseste). Và cả cuộc đời của những người khác nữa, cuộc đời của triệu triệu những kẻ không quen biết, đă đi xéo qua nhau trong những con đường hay những lối ra vào của đường xe điện ngầm vào những giờ cao điểm. Tương tự như thế trong thời trẻ tuổi của tôi, để giúp cho việc viết lách của tôi, tôi đă cố t́m lại những quyển niên giám điện thoại của Paris, nhất là những quyển kê khai tên người cùng với địa chỉ và số điện thoại. Tôi có cảm tưởng, khi lật từ trang này sang trang khác, đă nh́n thấy dưới con mắt ḿnh một tấm phim chụp bức h́nh của thành phố, nhưng đó là của một thành phố ch́m xâu dưới nước, giống như thành phố Atlantide vậy, và đă hít thở mùi hương của thời gian. Do bao nhiêu năm tháng đă trôi qua, tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại là những vết tích duy nhất triệu triệu những người không quen biết đă lưu lại. Đôi khi một cái tên năm trước c̣n năm sau biến mất. Có một cái ǵ đó làm ta chóng mặt khi lướt nhanh những trang quyển điện thoại niên giám cũ đó trong khi đầu óc ḿnh nghĩ rằng từ nay những số điện thoại chẳng có ai trả lời. Sau này, tôi xúcđộng khi đọc những câu trong một bài thơ của Osip Mandelstam:
Tôi trở lại tận những tiếng nức nở trong thành phố thân yêu
Tận những hạch của tuổi thơ, tận những đường gân nằm dưới da
Pétersburg! [ ]
Em vẫn c̣n giữ nguyên số điện thoại của tôi
Pétersburg!
Ta vẫn có sẵn những địa chỉ trước đây
Nơi ta nhận ra tiếng nói của những người đă chết
Vâng, đối với tôi dường như do chính việc tra cứu những quyển niên giám điện thoại cũ của Paris đó mà tôi có sự ham muốn viết những quyển tiểu thuyết đầu tiên. Ta chỉ cần dùng bút chỉ gạch dưới tên một người không quen biết trong số hàng trăm hàng ngh́n cái tên, địa chỉ và số điện thoại của người này, là đủ để mường tượng ra cuộc đời của người này đă như thế nào. Bạn có thể tiêu ma hay biến mất trong một thành phố lớn. Người ta cũng có thể thay đổi căn cước và sống một cuộc đời mới. Người ta có thể theo đuổi một cuộc điều tra dài để t́m kiếm những vết tích của một người nào đó mà ban đầu chỉ có một hay hai cái địa chỉ trong một khu dân cư nằm biệt lập. Lời ghi chú ngắn gọn đôi khi t́m thấy trên những phiếu truy t́m luôn luôn t́m được tiếng vang nơi tôi: Địa chỉ được biết cuối cùng. Những chủ đề về sự biến mất, nhân thân, thời gian đă qua nối kết chặt chẽ với h́nh thể của những thành phố lớn. Đó chính là lư do tại sao, từ thế kỷ XIX những thành phố lớn thường là phạm vi của những người viết tiểu thuyết và tên một vài người có tầm cỡ lớn trong số họ được gắn liền với một thành phố: Balzac với Paris, Dickens với London, Dostoïevski với Saint-Pétersbourg, Tokyo với Nagaï Kafû, Stockholm với Hjalmar Söderberg. Tôi thuộc về thế hệ chịu ảnh hưởng của những tiểu thuyết gia này, và thế hệ chúng tôi đến lượt ḿnh đă muốn khám phá điều Baudelaire gọi là “những vết gấp quanh co của những thủ đô lớn.” Hẳn là như vậy, từ năm mươi năm nay, nghĩa là vào thời những thiếu niên thuộc vào tuổi tôi đă cảm nhận được những cảm xúc thật mănh liệt trong khi thám hiểm thành phố của ḿnh, những thành phố đó nay đă đổi khác. Một số những thành phố đó ở Mỹ hay ở những nườc thuộc thế giới thứ ba nay đă trở thành những “siêu-đô-thị” với những kích thước gây lo ngại. Cư dân của những thành phố kiểu này bị xếp gọn vào trong những khu thường bị bỏ quên và trong một bầu không khí chiến tranh xă hội. Những thành phố nghèo nàn dựng lên bằng phế liệu ngày càng nhiều và càng tỏa nhánh. Cho đến thế kỷ XX những người viết tiểu thuyết vẫn giữ một kiểu nhăn quan “lăng mạn” về thành phố, không mấy khác so với Dickens hay Baudelaire. Và đó là lư do tôi hiểu được những nhà văn trong tương lai sẽ đưa những đô thị vĩ đại tập trung cư dân vào sáng tác của họ.
Quí vị đă đặc ân ám chỉ tới “nghệ thuật của kư ức mà những số phận con người không thể được nắm bắt nhất đă được đưa ra nhờ nghệ thuật này.” Nhưng lời khen tặng này vượt quá cá nhân tôi. Cái kư ức riêng biệt này thử thu thập những mẩu, những miếng của quá khứ có rất ít dấu tích của những kẻ vô danh và những người không quen biết đă để lại trên mặt đất này cũng dính dáng tới năm sinh của tôi: 1945. Ra đời vào năm 1945 khi những thành phố đă bị phá hủy và toàn bộ dân số đă biến mất, đă khiến tôi, cũng như những người thuộc thế hệ tôi, nhậy cảm hơn với những chủ đề về kư ức và lăng quên. Nhưng thật bất hạnh, dường như đối với tôi, việc đi t́m thời gian đă mất không c̣n có thể thực hiện với sức mạnh và ḷng thành thật của Marcel Proust. Cái xă hội ông mô tả khi đó vẫn c̣n bền vững, một xă hội của thế kỷ XIX. Kư ức của Proust khiến cho quá khứ nổi bật lên như một bức tranh sống động với không nhiều chi tiết. Tôi có ấn tượng rằng ngày nay kư ức không mấy tự tin và không ngừng phải chống lại bệnh mất trí nhớ và sự lăng quên. Chính v́ cái lớp, cái khối của sự lăng quên này phủ kín hết thảy nên người ta sẽ chỉ nắm được những đoạn rời của quá khứ, những dấu vết không liên tục, những phận người trôi tuột và hầu như không thể nắm bắt. Nhưng chắc chắn đó chính là nghề nghiệp của người viết tiểu thuyết, đối diện với trang giấy trắng rộng lớn của sự quên lăng này, làm tái hiện một số nững con chữ đă bị xóa đi một nửa, tựa như những tảng băng trôi bồng bềnh trên mặt đại dương.
____________________________
(1) Nguyên tác Anh văn:
The Wild Swans at Coole
The
trees are in their autumn beauty,
The woodland paths are dry,
Under the October twilight the water
Mirrors a still sky;
Upon the brimming water among the stones
Are nine-and-fifty Swans.
The nineteenth autumn has come upon me
Since I first made my count;
I saw, before I had well finished,
All suddenly mount
And scatter wheeling in great broken rings
Upon their clamorous wings.
I have looked upon those brilliant creatures,
And now my heart is sore.
All's changed since I, hearing at twilight,
The first time on this shore,
The bell-beat of their wings above my head,
Trod with a lighter tread.
Unwearied still, lover by lover,
They paddle in the cold
Companionable streams or climb the air;
Their hearts have not grown old;
Passion or conquest, wander where they will,
Attend upon them still.
But now they drift on the still water,
Mysterious, beautiful;
Among what rushes will they build,
By what lake's edge or pool
Delight men's eyes when I awake some day
To find they have flown away?
(Coole là tên một lâu đài cổ ở phía Bắc Ái-Nhĩ-Lan phong cảnh đẹp nhất là hồ nước nằm kế cận.)
Patrick Modano trích đoạn và dịch (hay dùng bản dịch của một dịch giả nào đó không thấy ghi rơ)
Le
dix-neuvième automne est descendu sur moi
Depuis que je les ai comptés pour la première fois ;
Je les vis, avant d’en avoir pu finir le compte
Ils s’élevaient soudain
Et s’égayaient en tournoyant en grands cercles brisés
Sur leurs ailes tumultueuses
Mais
maintenant ils glissent sur les eaux tranquilles
Majestueux et pleins de beauté.
Parmi quels joncs feront-ils leur nid,
Sur la rive de quel lac, de quel étang
Enchanteront-ils d’autres yeux lorsque je m’éveillerai
Et trouverai, un jour, qu’ils se sont envolés ?
(2) Patrick sai sót khi viết là Edgar Poe. Có thể lư do của sự sai sót này do cách viết tên kép giữa người Pháp và Anh-Mỹ khác nhau: Với tên kép người Pháp viết có dấu nối ở giữa (chẳng hạn Jean-Paul Sartre) c̣n lối viết Anh Mỹ thường không có dấu gạch nối. V́ vậy đúng ra phải hoặc viết đầy đủ tên Edgar Allan Poe hoặc, Edgar Poe hoặc gọn hơn chỉ viết Poe. (Chú thích của người dịch)
Đào Trung Đạo dịch nguyên tác Pháp văn “Conférence Nobel”
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2014