đọc sách vớiii
Đào Trung Đạo

ORHAN PAMUK


và tác phẩm

SNOW
/Tuyết

 

Ngày 12 tháng 10 năm 2006 Hàn Lâm Viện Thủy Điển đã tuyên bố trao tặng giải thưởng Nobel Văn Chương năm 2006 cho nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk. Tin vui tới với nhà văn này khi ông đang ở New York, Orhan Pamuk khi nhận được tin này tuyên bố với phóng viên báo Svenska Dagbladet của Thụy Điển: “Tôi rất vui mừng và hân hạnh. Tôi rất hài long. Tôi sẽ cố gắng qua khỏi cú shock này”. Trùng hợp với tin vui này, trong cùng ngày chính phủ Thổ đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ và phản đối việc Quốc Hội Pháp mớ thong qua dự luật coi những người phủ nhận vụ thảm sát Armenian là có trọng tội. Trong quá khứ nhà văn được đọc nhiều nhất của Thổ Nhĩ Kỳ này đã từng bị lôi ra tòa vì tội tranh đấu cho tự do ngôn luận và bị kết tội đã “sỉ nhục người Thổ” khi tuyên bố với một tờ báo Thụy Sĩ rằng đã có 1 triệu người Armenian bị thảm sát ở Thổ trong kỳ Thế Chiến Thứ Nhất và khỏang 30.000 người Kurds đã bị thảm sát trong vài thập niên vừa qua, Việc trao giải Văn Chương Nobel 2006 cho Orhan Pamuk khiến một số người cho rằng hành động của Hàn Lâm Viện Thụy Điển có tính cách chính trị nhiều hơn văn chương. Nói như vậy liệu có công bình với nhà văn này không? Để làm sang tỏ phần nào câu hỏi này, chúng tôi xin sơ lược vài nét về Orhan Pamuk và nói về tác phẩm mới nhất được chuyển sang Anh văn Snow/Tuyết với quí vị và các bạn.

 

Orhan Pamuk sinh ở Istanbul ngày 7 tháng 6 năm 1952. Ngọai trừ 3 năm sống ở New York, ông hiện sinh sống ở Istanbul. Sauk hi tốt nghiệp trung học, Orhan Pamuk vào học ngành kiến trúc ở  Đại Học Kỹ Thuật Istanbul ba năm nhưng rồi chuyển sang học ngành Báo Chí. Từ năm 1974 nhưng không vào nghề làm báo. Ông bắt đầu viết văn  và hoàn thành quyển tiêu thuyết đầu tay Cevdet Bey ve Ogullari (Cevdet Bey và Các Con Trai) gửi dự thi  giải tiểu thuyết do cơ quan xuất bản Milliyet tổ chức năm 1979 và đọat giải này nhưng mãi tới 1982 cuốn sách mới được xuất bản (bản dịch sang anh ngữ in năm 1991) và  sau đó được trao giải Orhan Kemal năm 1983. Tuy nổi tiếng trong nước nhưng tên tuổi Orhan Pamuk được biết tới nhờ tiểu thuyết Tòa Lâu Đài Trắng được dịch sang Anh văn năm 1985 bà nhất là quyển Hắc Thư xuất bản ở Mỹ năm 1990 và  nhất là khi được trao giải Khám Phá Tài Năng Âu Châu của Pháp năm 1991. Orhan Pamuk không những là tác gia được đọc nhiều nhất mà còn là người gây ra nhiều cuộc tranh luận và những ý kiến trái nghịch nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ. Được đọc nhiều vì sách của ông hấp dẫn, nghệ thuật viết tiểu thuyết pha trộn truyền thống và tây phương, có nét hậu hiện đại.

 

Tiểu thuyết Tuyết lấy cảnh thổ là thành phố Kars, một thành phố xa lắc và tiều tụy nằm phía Đông Bắc. Tiếng Thổ ‘kar’ có nghĩa là tuyết. Nhân vật chính là Kerim Alakusoglu nhưng thường được gọi tắt là Ka. Ka thuộc gia đình khá giả, chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, từ 12 năm nay là một nhà thơ sống lưu đầy ở Franfurt, Đức. Nay nhân một chuyến trở vế quê hương để dự đám tang mẹ, anh cũng nhận viết phóng sự về cuộc bầu cử hội đồng thành phố Kars và điều tra về hiện tượng có khá nhiều phụ nữ  tự sát nghe đâu vì không chịu được áp lực không cho phéi chòang khăn chùm đầu và tin này hiện  gây sự chú ý trong giới truyền thông Âu-Mỹ. Nhưng cũng còn một lý do khác của chuyến ttrở vế thăm quê nhà: Ka phong phanh nghe tin Ipek, bạn gái cùng trường thửo trước anh yêu say đắm và giờ đây nàng đã ly dị và hiện đang sống cùng mẹ ở thành phố này, và Ka muốn tìm Ipek để nối lại mối tình đầu. Khi Ka tới nơi thì thành phố này từ hơn một tuần nay đang chịu cơn bão tuyết dai dẳng, mọi sinh hoạt ngưng trệ, thành phố hầu như bị cô lập, cắt đứt với thế giới. Trước cảnh ấy Ka tự nhủ “ Mổi cuộc đời cũng giống như một bong tuyết,” nhìn từ xa từ tất cả các bong tuyết đều có hình dạng giống nhau nhưng mỗi bong sẽ có hình dạng riêng được định bời bất kỳ một sức mạnh bí mật nào đó. Và đó chính là ẩn dụ làm chủ đề cho quyển tiểu thuyết này.

 

Như chúng ta đã biết, trong nhiều thập niên và cả trong hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn là một đất nước bất ổn, nhất là về mặt chính trị xứ sở này vẫn nằm trong sự đối nghịch giữa hai thế lực một bên là chính quyền dung tục và bên kia là đạo Hồi, và một bên là khuynh hướng theo Tây phương đối nghịch với những người bảo tồn những giá trị truyền thống. Chính quyền dung tục trong tay những hậu duệ của Kemal Ataturk với khuynh hướng tuy đổi mới nhưng vẫn sử dụng những thủ đoạn tàn ác và nhất là bóp nghẹt tự do ngôn luận. Tất nhiên, với lý lịch của Ka một kẻ than tây phương, anh bị chính quyền theo dõi, tín đồ hồi giáo nghi ngờ, giới truyền thong trong nước coi là kẻ thơ ngây. Tình cờ nơi khách sạn Ka ở cũng  lại là nơi Ipek và mẹ hiện đang trú ngụ. Để làm cuộc điều tra về vụ thiếu nữ tự sát, Ka đã phải đụng đầu với rất nhiều trở ngại: chính quyền và những người về phe chính quyền ngăn cản không muốn Ka đưa sự thực ra ngòai cho báo chí Tây phương, gia đình các thiếu nữ theo Hồi giáo cho Ka là kẻ vô thần nên không hợp tác. Chứng kiến cảnh và người ở Kars, cộng them nhưng giây phút tình ái nồng nàn với người yêu cũ, Ka từ lâu đã không thể làm thơ được nay thấy hào hứng và làm thơ trở lại. Orhan Pamuk kể lại cuộc hành trình làm phóng sự của Ka sôi nổi hấp dẫn như truyện trinh thám xen vào những đọan truyện tình giữa hai người yêu nhau nay trùng phùng rất tuyệt vời. Cuộc đụng đầu giữa Ka với những nhân vật rất độc đáo như  Blue, một tay khủng bố Hối giáo cực đoan, hay với tay chủ nhiệm tờ báo trong tỉnh đã loan tin về Ka vừa hoàn thành bài trường thi “Bão Tuyết” gồm 19 bài trong khi chính anh chưa làm bài thơ này. Khi cật vấn vị chủ báo, Ka nhận được biết báo chí sứ này rất thường loan những tin ttrước khi sự việc xảy ra.

 

Trong một đọan gần cuối quyển tiểu thuyết, một nhân vật nói với người kể chuyện là Orhan như sau: “Nếu anh viết một quyển sách lấy cảnh thổ ở Kars và lấy tôi là một nhân vật, thì tôi muốn nói cho những độc giả sách anh là đừng có tin bất cứ điều gì anh nói về cá nhân tôi cũng như vế tất cả chúng tôi ở đây. Không có một kẻ nào ở xa tít tắp bên ngòai có thể hiểu được chúng tôi.” Đó là một kết luận tiểu thuyết rất hậu hiện đại. Và Orhan Pamuk cũng muốn nhắn nhủ người đọc ông, không phải là “Tôi tư duy, tôi hiện hữu” mà là “Tôi kể chuyện, tôi hiện hữu”.

 

 

© 2006 gio-o

đọc các bài viết khác của Đào Trung Đạo