Muriel  barbery

 

L’élégance du hérisson

(vẻ tao nhă của con nhím)

 

Câu hỏi “Tại sao một quyển tiểu thuyết lại có thể trở thành một quyển sách bán chạy nhất (best-seller)?” không những là mối quan tâm hàng đầu của giới xuất bản sách trên toàn thế giới mà c̣n là một câu hỏi không nhiều th́ ít cũng đă ám ảnh tâm trí giới sáng tác. V́ viết sách ai chẳng muốn có nhiều người đọc, thành công về mặt tài chính trước hết, rồi sau mới tính đến chuyện tác phẩm có bị thời gian loại trừ hay không. Cho đến nay, câu hỏi này đối với giới xuất bản – những nhà xuất bản lớn ở các xứ Âu-Mỹ - vẫn là một điều bí ẩn, không có câu trả lời. Nhưng ít nhất người ta cũng đă hiểu được phần nào những lư do khi đặt những câu hỏi nhỏ hơn, chẳng hạn: tại sao một quyển sách bán rất chạy ở một vài xứ này lại trở thành ế ẩm, không được hâm mộ ở những xứ khác. Chẳng hạn có rất nhiều quyển tiểu thuyết rất ăn khách ở Tây-Âu nhưng độc giả ở Mỹ lại hờ hững, và ngược lại. Nói khác đi: có một mẫu số chung của thị hiếu đọc sách trên toàn thế giới không? Cuối mùa hè năm nay câu hỏi này lại đang chờ đợi một câu trả lời – dù cho câu trả lời đó chỉ mới đúng trong một vài trường hợp – khi quyển tiểu thuyết Vẻ Tao Nhă của con Nhím/The Elegance of the Hedgehog của Muriel Barbery được dịch sang Anh văn và xuất bản ở Mỹ. Tác giả quyển này là một nữ nhà văn Pháp, và quyển sách khi mới xuất bản cũng không quá “nóng”, nhưng dần dần đă lên hàng best-seller số 1 trong ṿng 2 năm với con số ấn bản bán được hàng triệu cuốn ở Pháp. Vẻ Tao Nhă của Nhím cũng bán rất chạy ở Ư, Tây-Ban-Nha, Đức, Đại Hàn… Phải nhận rằng, về mặt tài chính, một nhà văn chỉ thực sự “hốt bạc” nếu tác phẩm trở thành best-seller ở Mỹ. Liệu Muriel Barbery với quyển Vẻ Tao Nhă của Con Nhím có được sự may mắn của Gabriel Garcia-Marquez với Trăm Năm Hiu Quạnh hay Salman Rushdie với Những Đứa Trẻ Sinh Vào Lúc Nửa Đêm không? Với số lương bán cả triêu cuốn riêng ở Pháp, với hàng chục hợp đồng bản quyền kư cho bản dịch ra nhiều ngoại ngữ và hợp đồng với hăng sản xuất phim, Muriel Barbery đă có dư tiền bạc để tạm thời nghỉ dạy học 2 năm và sang sống ở Kyodo, Nhật bản như vẫn từng mong ước. Là người kín đáo, không cảm thấy thoải mái khi phải xuất hiện trên truyền h́nh, phỏng vấn, hay ra trước đám đông nên tiểu sử của Muriel Barbery chỉ có vài nét đơn sơ: sinh năm 1965 ở Casablanca thuộc Morocco, tốt nghiệp ngành Triết ở Trường Sư Phạm phố Ulm, cái tên École Normale Superieure đủ nói lên không những học vấn mà c̣n cả tài năng hiếm hoi của người xuất thân ở đại học này. Muriel Barbery hiện làm giáo sư môn Triết, đă có gia đ́nh và mới chỉ mới có một tiểu thuyết xuất bản trước Vẻ Tao Nhă của Nhím, đó là cuốn   La Gourmandise.

 

Với một căn bản học vấn chính qui như vậy, lại là dân học và dạy Triết, một môn rất khô khan, sự thành công trong việc viết tiểu thuyết của Muriel Barbery kể ra cũng đáng ngạc nhiên. Cũng xuất thân từ trường Đại Sư Phạm phố Ulm của Paris, trước Muriel Barbery chúng ta cũng đă có Simone de Beavoir một thời lừng lẫy văn chương tư tưởng trong những thập niên 50s và 60s, nhưng tiểu thuyết của de Beauvoir vẫn nặng phần trí thức nên số người đọc cũng bị giới hạn. Vẻ Tao Nhă của Con Nhím là một quyển truyện không khô khan khó đọc, trái lại rất nhẹ nhàng sâu sắc, gây ấn tượng sâu đậm nơi người đọc. Truyên xoay quanh hai nhân vật, bà quản lư già 54 tuổi Renée Michel của khu chung cư sang trọng ở số 7 đường Grenelle, quận 7, Paris và cô bé 12 tuổi Paloma Josse, con gái một chính trị gia cánh hữu hănh tiến. Renée theo như chính lời tự giới thiêu, tuy bề ngoài là một bà góa, lùn, mặt mày khó coi, mập tṛn, ăn nói có vẻ cọc cằn, nhưng bề trong lại khác hẳn. Renée tuy không thuộc giới khoa bảng nhưng lại là một kẻ tự học có kiến thức thâm hậu. Bà đă đọc hầu hết sách của Kant và rất thích tư tưởng của triết gia Đức này, đọc và chê bai Husserl cha đẻ hiện tượng luận, và tất nhiên Renée cũng không xa lạ ǵ những lư thuyết gia chủ xoái ngành tâm-phân-học. Không những chỉ đọc sách triết, bà cũng đă đọc rất nhiều danh tác văn chương thế giới. Renée thích nghe Mozard và cả nhạc Rap, khoái xem phim giả tưởng đầy hành động Blade Runner của Mỹ, nhất là phim của đạo diễn Nhật Yasujero Ozu. Nhưng v́ có tầm nh́n sâu rộng nên Renée đă không sa đà chọn cái này bỏ cái kia. Ta phải nhận rằng những món Renée thích và có kiến thức toàn là những thứ đáng lẽ phải thuộc về giới trí thức sang trọng chứ khó thấy nơi một người đàn bà b́nh dân làm quản gia như Renée. Bà cũng đă đặt tên con mèo của ḿnh là Léon để tỏ ḷng hâm mộ nhà văn Nga Tolstoi. Nhưng điều đặc biệt là đối với người ngoài, ít ra là đối với tất cả cư dân sang trọng quyền quí ở chung cư số 7 đường Grenelle, Renée hoàn toàn cố gắng dấu kín cái bên trong tao nhă đó của ḿnh. Người ngoài nh́n vào sinh họat của bà chỉ thấy bà thường ngồi coi truyền h́nh và nấu ăn là chính.

 

   Tương tự, cô bé 12 tuổi Paloma Josse bên trong là một đứa con gái cực kỳ thông minh, tài năng phát riển sớm, có vốn hiểu biết đáng kể, nhạy cảm và có óc quan sát sắc bén, nhưng cô bé này cũng cố t́nh tạo cho ḿnh một bề ngoài khác hẳn: học giỏi nhưng giả bộ lười học để không có điểm cao, lạnh nhạt trong tiếp xúc che dấu vẻ khinh khỉnh không những với người chung quanh mà c̣n cả với cha mẹ, đầu óc rất lư tưởng nên coi thường và thất vọng về đám người lớn được xă hội ưu đăi. Không thể chịu được cảnh và người chung quanh nên Paloma đă quyết định đúng vào ngày sinh nhật thứ13 sẽ tự tử. Paloma rất thíich đọc truyện tranh của Taniguchi, thơ haiku và tranh hoạt họa Nhật. Cũng như Renée, Paloma rất yêu thích văn chương của Marcel Proust. Muriel Barbery đă cấu trúc quyển truyện theo kiểu xen kẽ những trang nhật kư của Renée với những trang nhật kư của Paloma. Tất nhiên trong nhật kư hai người họ cũng kể lại những sự việc xảy ra ở ṭa chung cư sang trọng số 7 đường  Grenelle. Tuy Renée ở tầng trệt và Palomas ở trên lầu cao nhưng những chuyện họ kể có chung cái không gian là ṭa chung cư đó Trong nhật kư của Renée cũng có những trang bàn về tư tưởng triết lư văn chương tuy không khô khan nặng nề nhưng là những nhận xét tuy khá chủ quan khi th́ nghiêm trang khi th́ riễu cợt nhưng cũng thật hóm hỉnh sâu sắc. Nhật kư cũng như những mô tả đời sống chung quanh của Renée và của Paloma khiến cho quyển sách có những điểm đổi hướng t́nh tiết và diễn biến truyện. Hai người một già một trẻ có những nét về tính cách khá tương đồng nhưng chưa có cơ hội gần gũi quen biết nhau cho măi tới dịp có một người sống trong chung cư từ trần và họ cùng có mặt trong đám tang người này. Kế tiếp là sự xuất hiện của một người đàn ông trung niên độc thân Nhật tên Ozu – ông này thuộc họ hàng thân thích với đạo diễn Yasujero Ozu – dọn vào căn hộ trống thay thế kẻ cư ngụ trước vừa từ trần. Ozu lập tức chiếm được sự chú ư và cảm t́nh của cả Renée lẫn Paloma  v́ ông ta, theo họ nhận biết, quả thực đúng là một tâm hồn tinh tế thanh tao, tính cách hài ḥa, biết cảm nhận  vẻ đẹp mong manh cuộc sống.

 

   Cách nối nhân vật tiểu thuyết, giải quyết bài toán về mối liên hệ giữa hai nhân vật chính trong truyện của Muriel Barbery rất có ư nghĩa: phải chăng họ đă đến được với nhau qua cái chết của tha nhân (người cư ngụ đă từ trần), và lại cũng có thể do sự xuất hiện của Ozu, một kẻ khác tương thân. Đằng nào th́ cũng là qua một nhịp cầu tha nhân, dù đó là sự chết hay sự sống, vắng mặt hay hiện diện, xô đẩy họ.trở thành thân thiết. Có thể nói Muriel Barbery đă dùng h́nh ảnh con nhím để minh họa tính cách của Renée và của Paloma khá sống động. Như chúng ta đă biết nhím là con vật xấu xí, thân ḿnh tua tủa những chiếc lông màu nâu đậm bẩn thỉu, dài và nhọn hoắt. Nhím hiền lành, không tấn công những con vật khác trong rừng. Nhưng khi bị tấn công, nhím thu ḿnh và x̣e tung lớp lông nhọn để tự bảo vệ, như vậy các thú dữ trong rừng có muốn ăn thịt nhím cũng đành thúc thủ trước vơ khí này của nhím. Qua cái bề ngoài xấu xí nhưng bên trong chứa đựng một sức mạnh nhu nhuyễn, Muriel Barbery đă nh́n thấy ở nhím cái vẻ tao nhă không những đáng mến mà c̣n đáng để người đời suy ngẫm. Có không ít người khi đọc những phê phán mai mỉa sự hời hợt trống rỗng của lớp người có nếp sống giàu sang tự thỏa măn hiện nay trong sách đă cho rằng tác giả muốn đặt vấn đề ư thức giai cấp và có tư tưởng phê phán cay nghiệt. Nhưng chính Muriel Barbery, trong một bài phỏng vấn hiếm hoi, đă cải chính điều này: rằng tác giả mô tả tính cách và tư tưởng các nhân vật trong truyện chỉ để nói lên những ǵ ḿnh thích hoặc không thích chứ không có ư phê phán người đời. C̣n về lời chê trách tác giả đă đưa vào truyện quá nhiều tư tưởng triết lư nặng nề làm cho quyến sách giảm phần hứng thú, tác giả tâm sự rằng bà là người đă khổ ải trải qua con đường học triết dạy triết, nay muốn biến triết lư trở thành nhẹ nhàng hơn  nên đă dùng thể loại tiểu thuyết, và hy vọng phần nào sẽ đạt được mục đich này.

 

đào trung đạo

 

 

© gio-o 2008