michael ondaatje

DIVISADERO

 

Tên quyển truyện DIVISADERO được chính Michael Ondaaje* thay lời nhân vật Anna giải thích “Divisadero, lấy từ tiếng Tây-Ban-Nha để chỉ sự ‘phân chia’ là tên cái con đường một thời đă là đường phân ranh San Francisco với những cánh đồng của vùng Presido. Có thể chữ này gốc ở chữ divisar, có nghĩa là ‘nh́n ngắm một cái ǵ đó từ xa.’(Kế đó có một khu ‘đồi cao’ được đặt tên là El Divisadero.) Cứ coi như đó là một điểm từ đấy bạn có thể nh́n mênh vào khoảng xa….Tôi nh́n vào cái khoảng cách xa đó để t́m ṭi những người tôi đă mất, làm vậy tôi sẽ nh́n thâư họ ở mọi nơi.”(Divisadero, p.142)

 

Quả thực khi đọc tiểu thuyết của Michael Ondaatje th́ truyện, diễn biến, kết cấu truyện (plot) không phải là điều quan trọng, mặc dù người đọc thể nào ít nhiều cũng háo hức muốn biết cái kết thúc của mọi việc, số phận hay tương lai của những nhân vật. Tuy điều này không được tác gia coi là quan trọng nhưng v́ rất tài t́nh trong việc khai triển gịng tự sự, sắp xếp các sự việc, biến cố theo một cấu trúc lập thể, và sau khi viết xong quyển sách tác gia rà xét lại nhiều lần nên truyện của Michael Ondaatje khá hấp dẫn, thú vị, khi đă bắt đầu là muốn đọc cho đến trang chót. Và khi đă đọc hết quyển truyện, người đọc có cảm giác mối liên hệ giữa những chương/phần sách hay những nhân vật không được tác gia chỉ rơ, v́ thế nếu không quen đọc Michael Ondaatje hoặc những tiểu thuyết thuộc loại đi ra ngoài lối ṃn ước lệ hay khuôn sáo, người đọc sẽ dễ nản ḷng. Thế nhưng nếu ta đọc lại lần thứ hai ta sẽ khám phá được nhiều điều thích thú về cả nội dung lẫn h́nh thức. Truyện của Michael Ondaatje đ̣i hỏi người đọc có thao tác chủ động, cùng tác gia tham dự vào việc hoàn thành quyển sách. Michael Ondaatje là nhà văn không ngừng đẩy tiểu thuyết tới những khám phá mới, những khả tính tiềm tàng  chờ đợi được hé lộ. Nếu ta theo dơi tác gia từ The English Patient qua Anil’s Ghost và giờ đây là Divisadero, ta sẽ thấy Michael Ondaatje không trùng lập cả về cấu trúc lẫn nội dung. Nhưng điều kỳ diệu khi đă đọc Michael Ondaatje là ta sẽ nhận thấy “tất cả mọi truyện được kể ra rút lại vẫn chỉ là một truyện”, t́nh cảnh con người chia ĺa, can đảm đương đầu với nỗi cô đơn trăm năm không thể dứt bỏ, những cuộc t́nh khôn kham. Để đến được những điều ông muốn dùng tiểu thuyết để mô tả đó người đọc sẽ phải kiên nhẫn vượt qua những khó khăn thử thách tác gia đặt ra, trước hết là phải từ bỏ thị hiếu đọc truyện để biết chuyện, muốn tác gia vạch ra một lộ tŕnh rơ ràng, một cái khung để dễ bề theo dơi. Nếu người đọc chờ đợi điều đó ở Michael Ondaatje, chị/anh ta sẽ thất vọng. Ông luôn khởi đầu một quyển sách bằng cách không định trước về tất cả những yếu tố chính như nhân vật, truyện, kết cấu, và kết thúc. Và thường Michael Ondaatjee có một kết thúc “mở” cho quyển sách. Đó chính là cách viết tiểu thuyết của tác giả, và hiện nay không ít nhà văn cũng có một cách viết tương tự. Nói gọn hơn th́ theo những nhà văn này, nhân vật tiểu thuyết không do nhà văn định h́nh từ trước, không có một “bản chất” do thượng đế đặt định, sáng tạo và không gian tiểu thuyết mở rộng là không gian nhân vật tương tác. Tuy tiểu thuyết không thể thiếu nhân vật nhưng nhân vật không làm nên tiểu thuyết. Trong tiêu thuyết hôm nay nhân vật không c̣n giữ vai tṛ trung tâm, chỉ xuất hiện ở tiền trường như một cái cớ, sự có mặt của hắn chỉ để nói lên cuộc hành tŕnh chênh vênh đang chờ đợi hắn trước mặt. Ngày nay người viết tiểu thuyết giỏi bằng mọi cách tránh phóng chiếu bản ngă, cuộc đời, vào quyển sách. Tác gia hoàn ṭan vắng mặt trong trang viết. Và anh chỉ là tác gia khi quyển sách đă viết xong. Những quyển sách viết ra không làm nên tác phẩm (oeuvre) nói như Maurice Blanchot. Chúng chỉ là những điểm hành tinh xoay quanh mọt tâm điểm vô h́nh và di động là tác phẩm.

 

   Michael Ondaatje thường khởi đầu một quyển tiểu thuyết bằng những h́nh ảnh lạc lơng, không mấy rơ nét, rồi bám theo những h́nh ảnh này xem chúng đưa ḿnh tới đâu. Chẳng hạn h́nh ảnh một con ngựa hoang, một ‘gia đ́nh’ thất tán mỗi người mỗi ngả sau một biến cố, và có thể chẳng bao giờ c̣n gặp lại nhau nữa. Michael Ondaatje từng nói rơ trong một bài phỏng vấn “Trong đầu tôi không có một cái dàn truyện trước khi bắt đầu nhưng tôi đi theo những đầu mối nho nhỏ đó – như thế rồi việc định h́nh và biên tập quyển sách sẽ được thực hiện rất lâu sau đó, sau khi câu truyện đă được t́m thấy và được viết cho đầy đủ, thu gọn lại, định cho nó một h́nh dạng, làm cho nó chặt chẽ hơn, có một ư nghĩa.” Từ những đầu mối là những h́nh ảnh nho nhỏ đó được cắt dán, chắp lại thành một bức tranh lớn. Truyện của Michael Ondaatje có thể ví như một bức b́nh phong nhiều tấm ghép lại. Chính v́ vậy có người cho rằng tiểu thuyết của ông là tiểu thuyết lập thể (cubist novel).. Michael Ondaatje cũng có lối cấu trúc tiểu thuyết tương tự như thiết kế bản đồ địa lư và xây dựng nhân vật tiểu thuyết theo phương pháp khai quật của nhà khảo cổ. Chủ đề và nhân vật của quyển Divisadero được gắn liền với “quang cảnh”, vùng đất”, “khoảng cách”, “biên giới mờ tối”, và nhất là “tấm bản đồ cảm xúc”.V́ vậy các h́nh ảnh miêu tả cũng như tuyến tự sự có nhiều tầng ư nghĩa, tạo nên một sự phức tạp khiến người đọc cảm thấy như thể đang đứng ở một vị trí này của tấm bản đồ và khi tấm bản đồ được gấp lại ḿnh sẽ bị chuyển sang một địa giới khác.Chính v́ kỹ thuật viết tiểu thuyết này, người đọc quyển sách bị ném vào những khoảng không gian và thời gian đứt ĺa, tưởng chừng như không có mối liên hệ nào. Điều này tạo cho người đọc có cái cảm tưởng rằng cuộc sống là những mảnh đứt rời, hỗn độn. Phải chăng thế giới tiểu thuyết của Michael Ondaatje quả thực là một phiên bản khá trung thực của t́nh cảnh thế giới hôm nay? Kể từ những thập niên cuối thế kỷ 20, biên giới địa lư ngăn cách nơi này với nơi khác, điểm này với đểm khác trước đây là những khoảng cách quá xa vời, khó vượt qua. Nhưng ngày nay sau những đợt di dân, những chuyển đổi vị trí do những biến cố lịch sử tạo ra đă xóa nḥa những biên giới. Ngày hôm qua ta đang đứng ở một tọa độ địa lư (chẳng hạn một thành phố quê hương) hôm sau đă thấy ḿnh đang ở một tọa độ nh́n về cố quận từ vạn dậm ngh́n trùng . Những người thân yêu trong quá khứ bỗng chốc đă thành cách xa, những thân yêu liên hệ mới cuộc sống đẩy tới tưởng như trong mơ. Định mệnh hay số kiếp? Tiền đinh hay ngẫu nhiên? Kinh nghiệm này là kinh nghiệm của di dân, vô xứ. Không gian tiểu thuyết hôm nay là cái mặt phẳng độ không của thực tại thế giới đó. Khi những biên giới không gian đă bị vượt qua, xóa nḥa th́ thời gian và những lằn cách chia cũng không thể không trở thành đong đưa. Mối quan hệ giữa không gian và thời gian khi đó sẽ như thế nào? Chúng có loại trừ nhau? Viết tiểu thuyết ngày nay có nghĩa là một thử nghiệm t́m một giải đáp cho câu hỏi đó.Cái ǵ đă khua thức chúng ta khi đứng ở một điểm nào đó, từ một khoảng cách xa nh́n lại đời ḿnh? Với kư ức, với sự dội ngược của một âm thanh vang vọng, có một cánh cửa mở ra cả hai ngả đường. Chúng ta có thể đi ṿng quanh thời gian. Một chương hay một hồi từ một thời đoạn nào đó sẽ lai văng quanh quất bên chúng ta khi đêm về, tương tự như vậy những lời nói của một người lạ mặt cũng có thể trở lại ám ảnh ta.” (Divisadero, p. 268)

 

Michael Ondaatje trong Divisadero cho Anna là người kể truyện, chọn điểm đứng tự sự ngôi ba. Quyển truyện gồm 3 phần. Phần 1 chiếm gần 2/3 quyển sách viết về cuộc đời Anna, Claire, và Coop từ hồi thơ ấu cho đến khi chia tay. Trong khoảng gần 30 trang sách đầu tác gia giới thiệu hoàn cảnh tại sao ba đức trẻ mồ côi  lại chung sống dưới cùng một mái nhà. Tuy không cùng chung máu mủ nhưng, theo quan niệm của tác gia “Có sự hiện diện của người khác tiềm  ẩn nơi chúng ta, dù chúng ta chỉ biết họ không bao lâu. Chúng ta chứa họ suốt cuộc đời ḿnh, ở mỗi bờ bến chúng ta băng qua” (p.16) Truyện xảy ra ở trang trại Petaluma phía Bắc California. Có thể phỏng đoán thời gian khởi đầu câu truyện là vào khoảng thập niên 60. Chủ trang trại này có người vợ ngay sau khi sinh ra bé gái Anna không bao lâu đă mất đi. Cũng trong nhà thương nơi sinh Anna, cha của bé đă nhận làm con nuôi một bé gái tên Clairecùng sinh trong khỏang thời gian đó nhưng người mẹ nó đă bỏ con ra đi nên ông nhận Claire đem về làm con nuôi. Tác gia không cho người đọc biết tên cha của Anna nhưng theo lời cô kể th́ “Ông không phải là một người cha mới mẻ, ông đă được nuôi dưỡng với một số qui luật nam giới, và ông không c̣n có một người vợ để có được cái cơ hội làm chồng hay để thỏa hiệp những điều ông tin tưởng nữa.” Ông là một nông dân cần cù, ít nói, tính t́nh lầm lỳ cô độc. Để sau này có người phụ giúp công việc trang trại khi  về già, ông đă nhận nuôi Coop, một bé trai cha mẹ bị giết chết ở một trang trạii kế bên. Coop lớn hơn Anna và Claire chừng 4 tuổi. Trước khi vào truyện ta hăy nghe Anna, nhân vật tự sự, mở đầu : “Khi em đến nằm xuống trong cánh tay anh ôm ấp, đôi khi anh hỏi xem em mong ước được sống trong khoảnh khắc lịch sử nào. Và em sẽ nói rằng ở Paris, đúng vào cái tuần lễ Colette qua đời…Paris, ngày mùng 3 tháng 8 năm 1954. chỉ trong vài ngày, nơi có lễ quốc táng bà, có hàng ngàn bông huệ sẽ được đặt bên mộ bà, và em muốn có mặt ở đó, dạo bước trên cái thông lộ có những cây chanh ướt sũng cho tới khi  em đứng ngay phía dưới căn phố ở lầu hai của bà trong khu Palais-Royal. Lịch sử của những nhân vật như bà lấp đầy trái tim em. Bà là một nhà văn đă từng ṇi ra rằng cái đức hạnh duy nhất của bà là sự tự nghi hoặc về  bản thân.  (Một hay hai ngày trước khi tạ thế, người ta kể lại rằng Jean Genet đă đến thăm bà, nhưng lạ cái là anh ta đă không ăn cắp một món đồ nào cả. A, đó là cái ân sủng của một tay ăn trộm thượng thừa…)  Nietszche đă nói  “Chúng ta có nghệ thuật do đấy chúng ta không bị sự thật hủy diệt.” Cái sự thật trần trụi của một biến cố chẳng bao giờ chấm dứt, và câu truyện của Coop và vùng lănh địc cuộc đời của em gái tôi  đối với tôi không bao giờ chấm dứt  cả...”

 

   Coop càng lớn lên càng xa cách người cha nuôi tuy vẫn rất thân t́nh với hai đứa em gái. Coop thích sống biệt lập nên xin cha cho ḿnh sửa sang căn nhà kho của ông nội bỏ hoang từ lâu nằm phía sau trại để ra đó sống một ḿnh. Một buổi trưa nọ Anna t́nh cờ xui khiến đi sang chỗ ở của Coop, gần đến nơi th́ trời bỗng đổ mưa giông nặng hạt. Vào đến thềm căn nhà kho nơi Coop ở th́ quần áo Anna bị ướt. Anna dục Coop đốt ḷ sưởi lên để sưởi và hong quần áo nhưng Coop nói đó là một trận mưa ấm. Thật hồn nhiên vô t́nh (có thể nào nghĩ vậy được không?) Coop từ từ cởi từng mảnh quần áo trên người Anna để hong lửa. “Nàng cúi nh́n xuống cái màu trắng tóat của ḿnh trong ánh sáng mờ đục, mặt nàng nóng bừng lên. Những giọt nước mưa đọng trên thân h́nh bé nhỏ của nàng. Nàng nói Đến lượt em.” Chuyện khó bề tránh khỏi xảy ra: hai người làm t́nh. “Nàng cảm người đang nằm bên ḿnh không c̣n phải là Coop nữa…Cuối cùng anh kêu tên Anna, như thể chữ đó trần trụi trong cổ họng anh, như thể một sự khó thể thú nhận. Rồi  anh ấy thả ḷng hai bàn tay đang tŕ dập vai nàng xuống sàn nhà, v́ vậy ngực anh đè trên ngực nàng và nàng không c̣n có thể nào nh́n thấy anh ta nữa, nàng chỉ c̣n nh́n thấy được tóc anh x̣a trên mắt trên mặt nàng, trong cái ánh sáng đang chuyển đổi.” (Divisadero, p. 27)  Michael Ondattje trong hầu hết những trang viết về làm t́nh, ở The English Patient, Anil’s Ghost, và trong tác phẩm mới này, người nữ luôn luôn muốn hai người hăy “không một lời nào” (wordlessness). Bởi người nữ không muốn có một thực tại hiển nhiên về sự hiện hữu bằng xương bằng thịt của một liên hệ. Anna nghĩ Claire biết chuyện ḿnh với Coop. Trong một lần hai người hẹn ḥ và làm t́nh trong căn nhà Coop ở, chẳng may người cha bắt gặp, nổi điên ông vác gậy đập cho Coop một trận thừa chết thiếu sống. Anna chồm tới muốn cứu Coop, chộp một mảnh kiếng bể từ cử sổ đâm xuống vai cha. Trong khi Coop ằnm gục tưởng như đă chết ông sách cổ Anna tống lên chiếc xe truck và phóng khỏi trại bỏ mặc Claire ở nhà một ḿnh. Dọc đường, ở một chỗ ngừng lại để nghỉ, Anna đă bỏ trốn khi người cha trong một phút sơ ư. Anna quá giang một xe tải có người tài xế tốt bụng về Bakefield (một quận hạt nhỏ phía Bắc Los  Angeles).  Trong khi đó, nửa mê nửa tỉnh Coop cố lết về phía căn nhà chính nhưng nửa đường anh chỉ c̣n đủ sức nhào tới mở cửa chui vào chiếc xe hơi của cha đậu xa xa ở sân trước nhà, quờ quạng vừa bật được đèn xe xong lại ngất xỉu. Claire khi đó đang ngồi trước nhà, ḷng buồn khổ trước cảnh cha cuồng nộ đem Anna đi biệt, bỗng thấy ánh đèn chiếc xe hơi  lấp loáng trong mưa nên ṭ ṃ lần ra xem. Claire thấy xác Coop trong xe, và sau hai lần cố sức cuối cùng cũng kéo được Coop vào nhà, băng bó những vết thương Đây là lần thứ nhất Claire cứu sống Coop. “Cái khoảnh khắc của sự bạo động này không những đă làm cho riêng nàng biến đổi mà thôi, nó cũng làm cho cả ba đứa chúng tôi biến dạng.”  Biến cố này là  khởi điểm chia ĺa của  ba đứa trẻ mồ côi, suốt đời chúng mang dấu ấn mồ côi chia ĺa, và sống cô độc để ḥa giải với quá khứ.

 

   Mấy ngày sau khi đủ sức đi lại được Coop nhân lúc người cha chưa trở về liền bỏ trang trại ra đi biệt tích. Bỏ nhà ra đi, Coop sau một thời gian ngắn đă kết bạn được với mấy tay giang hồ tứ xứ chuyên nghề cờ bạc. Tuy Coop đă có năng khiếu đặc biệt về cờ gian bạc lận nhưng nhóm bạn anh thấy Coop cần phải có tay nghề cao hơn để thắng một ván Bài lớn nên gửi Coop đến thọ giáo một sư phụ cờ gian bạc lận thượng thừa truyền nghề. Sau khi thắng canh bạc lớn đó Coop phải sống ẩn danh một thời gian. Khi mọi việc tạm lắng dịu Coop lẩn trốn về vùng Lake Tahoe sống bằng nghề cờ bạc. Anna tuy không trở về nương nhờ cha nhưng sau này học hành rất giỏi đă trở thành một giáo sư đại học ngành văn chương Pháp ở Berkeley.  C̣n Claire, từ nhỏ đă có năng khiếu chú ư tới những chi tiết vô nghĩa,  trở thành một trợ lư luật pháp cho một luật sư căi thí (public defender) ở San Francisco. Claire từng khám phá ra một chi tiết nhỏ nhặt trong một vụ sát nhân nên đă cứu được can phạm khỏi lănh án tử h́nh. Trong một chuyến điều tra ở vùng Lake Tahoe Claire t́nh cờ gặp lại Coop. Hai anh em chưa đủ th́ giờ hàn huyên th́ Coop đă phải tới một điểm hẹn. Coop đến diểm hẹn v́ người t́nh ca sĩ anh mê say nên anh bị lọt vào tay một băng đảng cờ gian bạc lận giăng bẫy cưỡng bách Coop hợp tác. V́ anh từ chối lời đề nghị nên Coop bị tra tấn tàn nhẫn. Cũng may hôm sau trong lúc cố gắng t́m gặp lại anh ḿnh, Claire lien lạc với người luật sư cùng làm việc và t́m được địa điểm băng đảng đă tra tấn Coop. Đây là lần thứ nh́ Claire cứu mạng Coop. Trên đường trở về trang trại, Claire muốn Coop găp mặt và ngỏ lời với người cha từ lâu sống cô độc câm nín. T́nh cờ gặp lại nhau, Claire trầm tư “Chúng ta sống lại những câu truyện và thấy chính chúng ta chỉ như kẻ quan sát hay kẻ lắng nghe, c̣n phía nền đằng sau là tay đánh trống cầm nhịp.” (Divisadero, p.158) Thế nên Claire “muốn gấp hai nửa đời ḿnh lại với nhau như một tấm bản đồ” (p.164)

 

   Tóm tắt truyện như vậy thực ra là đă phá hỏng nghệ thuật tự sự lập thể của Michael Ondaatje. Quyển Divisadero là ba bức tranh “cắt dán” xếp đặt theo điệu luân vũ thôn dă cổ (villanelle) “ có cái khuynh hướng quay ngược lại những biến cố trong quá khứ, …có cái h́nh thức chối từ tiến tới phía trước theo triển khai đường thẳng, thay vào đó lại cứ quay ṃng ṃng quanh những khoảnh khắc cảm xúc thân thuộc” (Divisadero, p.136). Bức tranh lập thể cắt dán thứ nhất (Phần 1, khỏang trên 160 trang) mang tựa đề Anna, Claire, và Coop – cũng là kiểu “cut/paste”, tác gia đă dùng những mảng h́nh như sau: Mồ côi (tŕnh diện ba đứa trẻ mồ côi) – Đỏ và Đen (cuộc phiêu lưu trong giới cờ bạc của Coop) -  Ṭa Nhà Cổ (ở Demu, phía Nam nước Pháp, nơi Anna đang tạm trú dể viết về cuộc đời nhà văn Pháp cuối thế kỷ 19 Lucien Segura), Từ Quá Khứ (Cuộc gặp gỡ t́nh cờ của Coop và Claire), Nhân Vật Trước Đây Tên Là Anna (Anna ở ṭa lâu đài cổ), và Vấp Chúi Vào Một Cái Tên (Claire đến cứu Coop ở địa điểm anh bị tra tấn và lái xe đem Coop về trang trại). Bức tranh thứ nh́ (Phần 2, chỉ gồm không tới 20 trang) tựa đề Gia Đ́nh Trên Xe Ngựa (cũng có nghĩa gia đ́nh trong cảnh lúng túng) gồm bốn mảnh nhỏ chắp lại: Căn Nhà (Lucien về già gặp một gia đ́nh quá giang người chồng nhận tên ḿnh là Líebard, môt tay trộm đạo khét tiếng, tên thật là Astolphe, người vợ tên Aria, và đứa con trai Rafael sau này là t́nh nhân của Anna), Astolphe (Lucien cho gia đ́nh này làm nhà ở trong khu đất của ḿnh), Cuộc Hành Tŕnh (Aria và Rafael quay trở về làng cũ thu nhặt đố đạc), và  Hai Tấm H́nh (h́nh Lucien Segura khi đă già và h́nh Anna do Rafeal chụp).Bức tranh cắt dán thứ nh́ này có thể coi như bản lề nối bức tranh số 1 với bức số 3. Bức tranh thứ 3 (Phần 3 quyển sácg gồm chừng 80 trang chữ) mang tựa đề  Căn Nhà Ở Demu  kể lại cuộc đời Lucien Segura từ nhỏ và mối t́nh thầm kín thời mới lớn với Marie-Neige là người vợ trẻ của vợ chồng nhà hàng xóm có anh chồng bắ thịt lầm lỳ thô lỗ. Marie-Neige và cậu bé Lucien trở thành hai người bạn thân thiết, Lucien dạy Marie-Neige đọc sách và từ đó thầm yêu trộm nhớ Marie-Neige. Lớn lên lập gia đ́nh, viết văn nổi tiếng nhưng lẩn tránh xuất hiện, tham dự Thế Chiến 1 và khi cuộc chiến tàn, bệnh họan thất thểu trở về. Lucien từ đó cuộc đời tuổi già cô đơn (vợ ông, Marie-Neige cũng như Astolphe và Aria đều đă chết) với hai người con gái là Lucette và Thérèse; Lucette tuy là cánh tay măt của cha ttrong việc viết sách nhưng lại ngọai t́nh với em rể. Tuy Lucien biết nhưng đă lặng thinh. Viết về cuộc đời Lucien Segura, Anna thấy đời ông ta và đời ḿnh như hai đứa trẻ song sinh. Trong phần này Michael Ondaatje rải rác đưa ra khá nhiều nhận định sâu sắc về tiểu thuyết. Chẳng hạn, với Lucien, viết là một nơi chốn cấp cứu (writing was a place of emergency), ở một chỗ khác trong sách, Michael Ondaatje cho rằng viết tiểu thuyết là dựng nên một thế giới để ẩn nấp trong đó. Đọc Michael Ondaatje chúng ta thấy ông chịu ảnh hưởng quan niệm về tiểu thuyết của Vladimir Nabokov, quan niệm về văn hóa và lịch sử của Walter Benjamin. Và có lẽ câu hỏi chung cuộc khi đă đọc tiểu thuyết của Michael Ondaatje là:  Phải chăng chỉ có tiểu thuyết mới có cái không gian văn chương đủ rông để dung chứa những cuộc t́nh khôn kham (unbearable loves) ngoài đời?

 

đào trung đạo

 

* Michael Ondaatje nhà văn gốc Sri-Lanka sinh ngày 12 tháng 9, 1943 ở  Ceylon được biết nhiều qua tiểu thuyết (Booker Prize 1999)  cũng như phim (được Academy Award) The Egnlish Patient. Năm 1954 theo mẹ sang ở bên Anh và năm 1962 dịnh cư ở Canada. Học và tốt nghiệp kế đó là dạy học và viết văn ở Toronto.

 

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao

 

© 2007 gio-o