đọc sách với
          ĐÀO TRUNG ĐẠO

 

moshin hamid

 

THE RELUCTANT FUNDAMENTALIST

(Người Theo Hồi giáo Chính thống Bát Đắc Dĩ.)

 

 

Biến cố lịch sử 11 tháng 9 và sau đó là cuộc chiến tranh ở Iraq đă đặt thế giới vào một giai đoạn mới trong đó mối quan tâm hàng đầu đối với mọi người là quan hệ giữa những nước Tây-Âu, đứng đầu là nuớc Mỹ, với những xứ Hồi giáo. Văn học đă có tương đối đủ thời gian và khoảng cách để phản ánh thực tại thế giới hôm nay nhằm đưa ra những vấn đề để chúng ta suy nghĩ và có những hành động tích cực nhằm hàn gắn vết thương chia rẽ Đông-Tây. Nhà văn Moshin Hamid tự hỏi: những người ở trong hai ṭa nhà cao tầng World Trade Center trong giờ phút kinh hoàng đó đă nghĩ ǵ và muốn nói lên điều ǵ? Đó là một bí mật bị thảm họa chôn chặt. Tháng trước quyển tiểu thuyết mỏng dưới 200 trang The Reluctant Fundamentalist/Người Theo Hồi Giáo Chính Thống Bất Đắc Dĩ của Moshin Hamid ra mắt và đă gây được sự chú ư đặc biệt v́ tác gia là một người theo Hồi giáo đă đứng “bên này” lằn ranh đưa ra một cái nh́n phán xét nuớc Mỹ qua cuộc đời và số phận của một người Hồi giáo bị chấn thương v́  những hậu quả khốc liệt trong giai đoạn hậu-9/11.

 

 Nhà văn Moshin Hamid 31 tuổi, dân xứ Pakistan, khi trưởng thành sang Mỹ học ở Princeton rồi Harvard, tốt nghiệp xong làm việc trong ngành quản lư tài chánh cho một tổ hợp tài chánh lớn ở New York. Moshin Hamid đă sống nhiều năm ở Mỹ, thành công về học vấn cũng như nghề nghiệp nhưng vẫn không ra khỏi ṿng xoáy định mệnh của một di dân: ông không thể là một người Mỹ và càng không c̣n là một người Pakistan, tuy t́nh yêu dành cho nước Mỹ cũng không thua ǵ t́nh yêu ông dành cho quê hương. Tác phẩm đầu tay Moth Smoke của ông xuất bản năm 2000 nhận được nhiều bài phê b́nh và điểm sách tích cực ở Anh-Mỹ. Hiện nay Moshin Hamid sống ở London, Anh quốc.

 

The Reluctant Fundamentalist là một tiểu thuyết độc thoại. Nhân vật độc thoại là Changez, một người Pakistan trẻ dưới 30. Thật ra truyện kể lại cuộc gặp gỡ có vẻ như t́nh cờ trong một quán cà phê ở Lahore giữa Changez với một người Mỹ không được tác gia nêu danh tính. Người đọc chỉ được biết về cả Changez lẫn người đối tác Mỹ qua một vài nét miêu tả rất giản lược: Changez qua mắt người Mỹ rơ ràng là dân Hồi giáo Trung đông v́ có hàm râu quai nón, c̣n dưới mắt Changez người khách lạ Mỹ anh truyện tṛ đúng là một người đàn ông Mỹ điển h́nh qua bộ dạng (bearing) anh ta. Người đọc cũng có thể dễ dàng nghĩ rằng Changaz là một tay khủng bố, c̣n người Mỹ kia có mặt ở Lahore rất có thể là một nhân viên t́nh báo CIA đang theo dơi Changez. Qua ngôn ngữ, phong cách và t́nh cảm của hai nhân vật này độc giả thấy Changez là một người u mặc, có tinh thần ḥa giải, hoài nghi, xa vắng, vừa khôi hài vừa hay tỏ ra muốn làm chủ t́nh thế. C̣n người Mỹ kia qua những nhận xét của Changez khi nghe anh tân sự tuy không nói ra nhưng cũng có biểu lộ trên khuôn mặt, trong ánh mắt, hoặc trong những cử động cơ thể. Thời gian truyện diễn ra rất ngắn: từ buổi chiều qua buổi tối hôm đó ở một tiệm cà phê và  chỉ có một ḿnh Changez nói, đối tác là người Mỹ không danh tính kia hoàn toàn im lặng.

 

Changez tâm sự với người Mỹ về cuộc đời của ḿnh: tốt nghiệp ở Princeton, làm  chuyên viên tài chính cho một công ty tên Underwwod Samson, một tổ hợp lượng định giá trị những công ty lớn trên thế giới  để những tập đoàn tư bản mua lại. Trong một chuyến công tác ở Manilla, Changez quen biết và yêu Erica, một phụ nữ Mỹ, nhưng rồi v́ Erica không thể quên được người t́nh cũ Chris đă chết v́ bệnh ung thư gan nên t́nh cảm hai người không thể đi xa hơn. Kết cuộc Erica mắc bệnh tâm thần phải nhập viện. Changez thú thật với người bạn Mỹ là ḿnh vừa rất yêu vừa rất hận nước Mỹ. Hôm xảy ra vụ tấn công hai ṭa nhà Trung Tâm Giao dịch Thế Giới, khi đó Changez đang công tác ở Manila, khi xem truyền h́nh thấy ṭa nhà thứ nhất bị tấn công rồi đến ṭa nhà thứ hai cũng xụp xuống, anh đă có một phản ứng thật lạ lùng, anh nói “ Và rồi tôi mỉm cười. Vâng, chuyện này dù nghe có vẻ đáng ghét thật, nhưng phản ứng đầu tiên của tôi là thấy rất hài ḷng.” Người đối tác nghe Changez nói vậy ngấm ngầm nắm chặt hai bàn tay lại, nét giận dữ khinh bỉ lộ rơ trên nét mặt, trong ánh mắt. Biết vậy nhưng Changez cũng cứ miên man kể về t́nh cảm của anh khi c̣n làm việc: anh vừa muốn gia nhập vừa khinh bỉ những người thuộc giới tài chính cao cấp Mỹ. Anh cũng kể lại trong một chuyến công tác anh đă ghé xứ Chile v́ ḷng hâm mộ nhà thơ Pablo Neruda, tuy không được gặp nhà thơ nổi tiếng này nhưng cũng đă truyện tṛ với ông chủ nhà xuất bản in thơ Neruda. Sau chuyến đi này anh đă quyết định không ttrở về New York nữa mà chọn Lahore là quê nhà. Anh hiện đang giảng dạy tại một đại học và hoạt động tích cực cho phong trào chống-Mỹ. Changez nói “Tôi biết bạn thấy rơ là một vài quan điểm của tôi thật đáng phỉ báng, nhưng…chúng ta đă bị cột chặt vào nhau bởi cùng chia xẻ một sự thân thiết gần gũi.”

 

Về h́nh thức cũng như một vài tư tưởng trong nội dung, quyển này rất gần với tác phẩm La Chute/Sa Đọa của Albert Camus xuất bản vào thập niên 50. Trong một số cuộc phỏng vấn, Moshin Hamid cũng nh́n nhận đă chịu ảnh hưởng Camus. Nhà văn Pháp gốc Algeria này trên hết thảy là một nhà đạo đức (moralist, hiểu theo nghĩa tiếng Pháp).Trong Sa Đọa, Camus đă nói lên mối quan tâm của giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20: đó sự sa đọa của cá nhân về mặt tinh thần đạo đức. Với Moshin Hamid, sự sa đọa về đạo đức trong thế kỷ 21 là sự sa đọa của tập thể và đó có lẽ là chủ đề chính của The Reluctant Fundamentalist. Sự sa đọa đạo đức của tập thể Tây phương, nhất là Mỹ, trích dẫn “Ở Mỹ bạn nghe những tướng lănh nói về danh dự và bổn phận. Bạn lại cũng c̣n được nghe lời kêu gọi phục hồi cái quá khứ thời trung cổ bin Ladin gửi đến người theo đạo Hồi.” Nói chung, thế giới đang hành động theo sự thúc đẩy của một huyền thoại có tính chất hoài niệm. Và đó là một mối nguy hiểm lớn lao. Theo Moshin Hamid, “ch́a khóa để giải quyết vấn đề là sự đồng cảm. Nếu như chúng ta có thể tưởng tượng được ḿnh ở địa vị  người khác, ta sẽ thấy bớt sợ hăi.”

 

 

đào trung đạo

 

 

          Đào Trung Đạo trên gio-o

 

          © 2007 gio-o