đào trung đạo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(94)

Phụ Lục: Heidegger/Hölderlin/Blanchot

1.     Heidegger/Hölderlin

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94,   

 

Vấn đề thứ ba: Hölderlin và người Đức

Warminski tiếp tục “đọc” cái “Không khác” của Hölderlin qua bài thơ “Germanien” và thông diễn bài thơ này của Heidegger trong giáo tŕnh Mùa Động 1934-1935 Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein” GA39 và đi đến kết luận về diễn giải phần sau của câu thơ thứ năm mở đầu bài Germanien của Hölderlin “Des Herzens Liebe klagt, was will es anders/T́nh yêu của trái tim tôi than van, vậy ngươi c̣n muốn ǵ hơn” Heidegger đă hoàn toàn xóa bỏ “cái Không” của Hölderlin.(1) Bài thơ bắt đầu bằng từ “Nicht sie, die Seeligen/Không phải là họ, những kẻ hạnh phúc tràn đầy” đột nhiên và trần trụi này được Heidegger giải thích là “quyết định một thời đại (Zeitentschedung) hiểu theo nghĩa thời nguyên ủy của một dân tộc.”(2) Dựa trên tuyên bố của Heidegger: “Nếu thực sự chúng ta muốn thấy ở đây cái người ta gọi là một “định nghĩa” con người, th́ đó là một định nghĩa có tính chất lịch sử, định nghĩa này qui chiếu về thời đại và, theo như điều đă nói (cf. §6a), rơ ràng là về thời đại của những dân tộc, chẳng ai rơ được, cái thời đại mà chúng ta vừa được biết rằng nó chỉ xảy đến khi chính chúng ta “dự phần vào”, chúng ta dự phần vào sự đối thoại, khi chính chúng ta quyết định để chúng ta có thể hiện hữu một cách lịch sử. Chúng ta chỉ hiểu lời của thi sĩ khởi từ khoảnh khắc và cho khoảng thời gian đứt đoạn trong đó chính chúng ta lấy cái quyết định đó và chúng ta đứng trong đó.”(3) Warminski nêu nghi vấn người ta có thể nói vấn đề của bài thơ rút cục là liệu Heidegger hay chúng ta có thể bỏ qua từ đầu tiên của bài thơ bởi v́ cái thời do bài thơ quyết định là thời của chúng ta. Chính v́ sự tái diễn giải (reinterpretation) cái Không, sự từ chối thần kinh xưa cũ, đă chết – những thiên thần Hy Lạp  –  của Heidegger khá phức tạp nên Warminski muốn vạch lại, viết lại theo ngôn từ ngữ học diễn giải này.

   Bỏ qua những Chương mở đầu giáo tŕnh của Heidegger về thi ca và ngôn ngữ trong diễn giải bài thơ “Germanien” khá quan trọng Warminski đi thẳng vào Chương II “Giọng điệu nền tảng của thi ca và sử tính của Dasein” bắt đầu bằng sự xác định một “grounding mood/tâm trạng nền tảng” (das Grundstimmung) của bài thơ đặt cơ sở trên “holy mourning/thương tiếc, trái tim tang chế thiêng liêng” (das Heiligtrauernde) nằm trong những câu thơ đầu bày tỏ tâm trạng thương tiếc thiêng liêng (heilige Trauer). Warminski tóm lược Heidegger: “thương tiếc thiêng liêng” ở đây không phải là nỗi buồn t́nh cảm chủ quan hay đau đớn thể xác nhưng đúng ra là một cái ǵ đó thiết yếu khác (quelque chose d’essentiellement autre/something essentially other) (GA39, trang 82, bản Pháp văn trang 85). Tính chất khác này được xác định bởi ba “không” (threefold “not”): “tang chế thiêng liêng” không là sự từ bỏ tuyệt vọng những thần linh cũ v́ những thần linh này vẫn rất được yêu mến bởi cái “Tôi” của bài thơ và v́ sự thương tiếc không tự cạn kiệt trong một sự độc lập vô ích của chủ thể, cũng không là một sự từ bỏ bản thân không căn rễ (rootless) cho các thần linh đă bỏ đi – nghĩa là không từ bỏ chủ thể cho đối tượng – sau hết đo cũng không là sự từ chối cả hai cái không thứ nhất và thứ nh́. Sự thương tiếc này theo Heidegger “đặt nền tảng cho một tương quan mới với các thần linh” (GA39 trang 87). Chính “ba không này” làm cho tang chế là thiêng liêng v́ điều này không phải là vô bằng (contingent) hay sự trang trí trong thơ nhưng “đúng ra trong nó một cái ǵ đó thiết yếu một cách nền tảng được nói ra một cách thi ca về Hữu thuần túy và đơn giản (über das Seyn schlechthin) (GA39 trang 90). “Nói cho gọn, nếu sự khác biệt thiết yếu của tang chế thiêng liêng là sự khác biệt thiết yếu của Hữu, th́ tâm trạng đặt nền tảng của bài thơ là một phạm trù hữu thể luận giống như tâm trạng kinh sợ trong quyển Hữu và Thời và trong bài “Siêu h́nh học là ǵ?” Và tâm trạng kinh sợ, bởi v́ nó là nỗi sợ hăi về không ǵ hết hơn là về một cái ǵ đó, nên nó phơi lộ cái Không là ǵ, cái Nichts, tâm trạng của tang chế thiêng liêng, bởi nó là sự để tang cái vắng mặt hiện nay của những thần linh Hy Lạp xưa hơn là về sự hiện diện (đă qua) mà cái Không, cái Nicht phát lộ. Do vậy những từ mở đầu [của bài thơ], thay v́ là bất kỳ một thứ từ chối những thần linh xưa nào hay một niềm hoài tiếc c̣n vấn vương về những thần linh này, chính là một sự khôi phục những thần linh xưa trong sự vắng mặt của họ hay, đúng hơn, là “sự ǵn giữ tính chất thiêng liêng của những thần linh xưa trong lời tuyên bố tiếc thương của sự từ bỏ những thần linh này” (GA 39, trang 93) (4)

   Warminski nhận xét trong việc hữu thể hóa cái “Nicht/Không” và “anders/khác” của Hölderlin th́ cái “Nicht/Không” đă bị Heidegger hoàn xóa bỏ như có thể thấy trong phần diễn giải kỹ lưỡng phần mở đầu của bài thơ của Heidegger. Sau khi cho rằng tâm trạng làm nền tảng của bài thơ là trái tim “thương tiếc thiêng liêng” Heidegger chỉ ra khổ đầu bài thơ sau khi được diễn giải có thể nói là đă rơ ràng nên có thể chuyển sang t́m hiểu khổ thơ thứ nh́. Tuy vậy Heidegger vẫn trích dẫn lại toàn bộ khổ thơ thứ nhất này và diễn giải: “Việc đọc của chúng ta không chỉ là đọc một sự chối từ. Chúng ta cũng cảm nhận ra rằng ở đây hoàn toàn chẳng liên quan ǵ tới việc so sánh lịch sử một cách thô thiển một trạng thái trước đây của thế giới cổ xưa, cũng như về một vị thế người ta có đối với thế giới này, với một trạng thái sau đó và hiện nay, cũng chẳng phải là một vấn đề của chủ nghĩa nhân bản nào đó; không, ở đây trị v́ thời đại của những dân tộc, và sinh mệnh thế giới của vùng đất quê hương được đặt thành vấn đề.”(5) Ngay sau đó Heidegger cho rằng ở khổ thơ thứ nhất không hề có một sự từ chối, phủ nhận nào và cái “Không” khổ thơ đầu mở ra chẳng thể nào là một sự phủ nhận tự nó đă là đủ, cũng chẳng là sự phủ nhận của sự từ bỏ, cái “Không” này có ư nghĩa đầy đủ và toàn phần trong câu “was will es anders/ ngươi [trái tim] c̣n muốn ǵ khác hơn”, trái tim trong tang chế thiêng liêng. Theo Warminski ở đây thấy rơ có một sự tra tấn ngôn ngữ lạ lùng: không không chỉ là cái không xảy ra trong khổ thơ đầu và nêu câu hỏi nếu không chỉ không một cái Không th́ rồi sao? Tuy như trên ta đă thấy câu trả lời của Heidegger là cái “Không” này có ư nghĩa đầy đủ và toàn phần trong câu “was will es anders/ ngươi [trái tim] c̣n muốn ǵ khác hơn” và “Ở phần trên (§8a) chúng ta đă tiến tới phần đầu của khổ thơ thứ nh́ để nhấn mạnh rằng chính những thần linh tự lẩn tránh và rằng v́ thế một sự từ chối họ là không có ư nghĩa, không cần thiết. Nhưng điều này luôn luôn không những không cho chúng ta thấy nội dung riêng biệt của khổ thơ thứ nh́ cũng chẳng thấy được sự liên lỷ nội tại của khổ thơ thứ nhất và Heidegger cho rằng đúng ra phải nối kết câu thơ thứ 5 ở khổ thứ nhất với câu thứ 19 ở khổ thứ nh́ (que veut-il d’autre + Ne rien nier, je le veux, et ne rien implorer) và cho rằng lời nói này của Hölderlin là sự quyết định cao độ nhất (höchste Entschiedenheit) nghĩa là sự chấp nhận việc chúng ta bị những thần linh bỏ rơi.

______________________________

(1)      Nguyên bản tiếng Đức:

Nicht sie, die Seeligen, die erschienen sind,

Die Götterbilder in dem alten Lande,

Sie darf ich ja nicht rufen mehr, wenn aber

Ihr haimatlichen Wasser! Jetzt mit euch

Des Herzens Liebe klagt, was will es anders

Das Heiligtrauernde?

     Michael Hamberger dịch sang Anh văn:

                               Not them, the blessed, who once appeared,

                               Those images of gods in the ancient land,

                               Them, it is true, I may not now invoke, but if,

                               You waters of my homeland, now with you

                               The love of my heart laments, what else does it want, in

                               Its hallowed sadness? ….

    Warminski trích dẫn ở một bản khác Hamberger dịch câu chót : The holly mourning (one)?

 

    Gustave Roud dịch sang Pháp văn: (Hölderlin, Œuvres, Gallimard trang 855)

                               Non, les Bienheureux qui apparurent, figures divines,

                               Sur la terre antique, ceux-là

                               Je ne puis plus les invoquer, mais maintenant,

                               Ô vives eaux de ma patrie, quand l’amour dans mon cœur élève,

                               Sa plainte avec la vôtre, un autre désir pourrait-il le poindre,

                               Ce cœur qui mène aun deuil sacré? …….

 

   François Fédier và Julien Hervier dịch sang Pháp văn (Martin Heidegger, Les Hymnes de Hölderlin: La     

   Germanie et Rhin, Gallimard trang 23):

                               Non, les bienheureux,

                               Images divines apparues dans le pays antique,

                               Je ne dois certes plus les invoquer, mais si,

                               Ondes de la patrie, c’est avec vous

                               Que retentit l’amour du cœur qui se plaint,

                               Que veut-il d’autre dans son deuil sacré?...

(2)      Martin Heidegger, Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein” GA39 trang 51, Les Hymnes de Hölderlin: La Germanie et Rhin, Gallimard trang 58: Ce “Non, les bienheureux…” sur lequel s’ouvre le poème, decide du temps dans le sens du temps originel d’un people.

(3)      Sđd trang 69: Wenn wir hier schon eine sogenannte ‘Definition’ des Menschen sehen wollen, dann ist e seine geschichtliche, auf die Zeit bezogene und nach früher Gesagtem offenbar auf die Zeit der Völker, die keener weiss, jene Zeit, von der wir hörten, dass sie nur erst wird, wenn wir selbst ‘Teilnehmende’ warden, teilnehmend Gespräch, wenn wir uns entscheiden zu dem, was selbst in diese Entscheidung treten und in ihr stehen.

 Les Hymnes de Hölderlin: La Germanie et Rhin, trang 73: Si vraiment nous voulons voir ici ce qu’on appelle une “definition” de l’homme, c’est une definition historique, qui se réfère au temps et, d’après ce qui a été dit (cf. §6a), manifestement au temps des peuples, que personne ne connaît, ce temps dont nous venons d’apprendre qu’il n’advient que lorsque nous même nous “avons part”, nous avons part au dialogue, lorsque nous décidons pour ce que nous pouvons être historiquement. Nous ne comprenons la parole du poète qu’à partir du moment et pour le laps de temps où nous prenons nous-même cette decision et nous maintenons en elle.

Warminski dịch: If we want already to see a so-called definition of man here, then it is a historical definition, related to time and, according to that which was said above, clearly to the time of peoples, which no one knows, that time about which we heard that it first esists only when we ourselves become “participants,” participating in the dialogue, when we decide ourselves to that which we can historically be. We understand the word of the poet only and only as long as we ourselves step into this decision and stand in it.

(4)   Andrzej Warminski, Readings in Interpretation trang 65-66: In short, if the essential otherness of the holy mourning is that of Being, this grounding mood of the poem is an ontological category like the mood of dread (Angst) in Being and Time and “What is Metaphysics?” And like the mood of Angst, which because it is fear of nothing rather than of something, discloses the Nothing, the Nichts, the mood of holy mourning, because it is a mourning over the present absence of the old Greek gods rather than over their (past) presence, discloses the Not, the Nicht. Hence the opening words, rather than any kind of refusal of the old gods or a nostalgic hanging onto them, are a recovering of the old gods in their in their absence, or, better, “the preservation of the divinity of the old gods in the mourning renunciation of them” (HH, 93).

(5)     Les Hymnes de Hölderlin: La Germanie et Rhin, Gallimard trang 97: Notre lecture n’est plus celle d’un refus. Nous pressentons aussi qu’il ne s’agit pas du tout de la comparaison historique superficielle d’un état antérieur de l’ancien monde, ainsi que de la position qu’on a vis-à-vis de lui, avec un état postérieur et actuel, ni d’un quelconque problème d’humanisme; non, le temps des peoples règne ici, et le destin mondial de la terre de la patrie est en question.                      

        (c̣n tiếp)

      đào trung đạo

 

     http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015