đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương
≤ cùng một khác
(9)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8,
Trước khi tiếp tục theo dơi Barthes trong giáo tŕnh năm thứ nh́ về chuẩn bị cho việc viết tiểu thuyết chúng ta cần xét lại những thay đổi trong quan niệm về lisible/khả độc và scriptible/khả tác của Barthes kể từ quyển S/Z (1970) cho đến La préparation du roman I&II (1980) v́ quan niệm về cặp đối nghịch này đóng một vai tṛ quan trọng trong quan niệm của Barthes về lư thuyết và phê b́nh văn chương. Barthes trên lộ tŕnh văn chương luôn luôn có những điều chỉnh, thay đổi vị trí, quan điểm kể cả việc đi từ Độ không của Văn tự (Le degré zéro de l’Écriture) chuyển qua Cái Trung tính (Le Neutre) chúng tôi sẽ bàn tới sau này.
Barthes viết quyển S/Z vẫn trong tham vọng xây dựng một khoa học văn chương sau khi nhận ra những bế tắc về mặt phương pháp lư thuyết trong tác phẩm Critique et Vérité/Phê b́nh và Chân lư (1966) dù cho Barthes đă nói rơ rất có thể quyển này có mục đích đặt nền tảng cho một lư thuyết khoa học văn chương ‘nếu có trong tương lai’ (si elle existe un jour) . Nhưng Barthes vẫn không thoát ra khỏi được nan đề của phê b́nh văn chương: làm sao loại bỏ tính chất phán quyết, mệnh lệnh, điều khiển, cưỡng chế (impératif) và chỉ duy tŕ tính chất mô tả (descriptif) v́ khoa học là mô tả. Mặc dù Barthes muốn đưa ra những điều kiện khả hữu của văn chương trong việc chỉ ra ư nghĩa của bản văn bằng cách dựa trên ngữ học để t́m ra cấu trúc siêu nghiệm của tính chất văn chương (literaturnost theo cách gọi của phái Chủ h́nh thức Nga) nhưng sau đó Barthes nhận ra đây là một dự án bất khả thi. Trong Critique et Vérité Barthes h́nh dung nhiệm vụ của phê b́nh văn chương trên cơ sở khoa học văn chương này không phải là phê phán một bản văn theo những tiêu chí đạo đức hay ư thức hệ hay chân lư ngoại tại nhưng là chuyển dịch, tái xác định tác phẩm theo một cách thật vét cạn, có cơ sở lư thuyết, và nhất quán nội tại. Barthes cũng cho người đọc một vai tṛ tích cực v́ theo Barthes đọc là ham muốn tác phẩm, muốn là tác phẩm, từ chối đi theo tác phẩm như một cái bóng chỉ với những chữ nghĩa của tác phẩm. Nhưng chính v́ vậy b́nh luận của người đọc (không cần cầu viện tới nhà phê b́nh) chỉ là một h́nh thức “mô phỏng/pastiche”. Tuy lư thuyết văn chương siêu nghiệm này Barthes đề nghị trên bề mặt có tính cách mô tả nhưng lại vấp phải trở ngại là đă thu giảm vào tính chất mẫu mực của bản văn. Hiểu rơ lư thuyết ḿnh đề nghị chưa hẳn đă gạt bỏ được tính chất qui phạm, (normatif), tức là phán quyết (impératif) cho nên Barthes viện dẫn tới tiêu chí ‘tính chất có thể được chấp nhận’ lấy từ ngữ học của Chomsky để giảm nhẹ yếu điểm này.
Có thể nói sự thất bại của Critique et Vérité nằm ở hai điểm: Barthes vẫn bảo lưu quan niệm ngôn ngữ nằm trong phạm trù Tự nhiên như trong Le Degré zéro de l’Écriture (1) và Barthes nỗ lực hóa giải sự đối nghịch giữa Tự nhiên và Lịch sử, gánh nặng lịch sử nhấn ch́m nhà văn. Sai lầm trên dẫn đến hệ quả là sai lầm thứ nh́ về mặt luận lư: Barthes đi từ qui nạp (induction) khi cứu xét những bản văn khác nhau để bước tiếp diễn dịch (déduction) ra cấu trúc siêu nghiệm của bản văn. Chính những sai lầm này dẫn tới thất bại trong việc hóa giải Tự nhiên/Văn hóa với Lịch sử. Theo chúng tôi nghĩ bản văn, văn hóa thuộc phạm trù Tinh thần và như Wilhelm Dilthey ngay từ đầu thế kỷ 20 đă chỉ ra tiêu chí về phương pháp khoa học: Giảng giải (explication) dùng cho Khoa học Tự nhiên và Am hiểu, Lĩnh hội (compréhension) dùng cho Khoa học Nhân văn.
Chính v́ những bế tắc vừa nêu và một số bế tắc khác nên trong S/Z Barthes đă ngay từ mở đầu cuộc hội thảo bằng chủ đề Đánh giá (Évaluation). Barthes định nghĩa đánh giá : “Việc đánh giá của chúng ta chỉ có thể được gắn liền với một thực hành và thực hành đó là thực hành của văn tự.” (2) Barthes xét viết/văn tự ở hai mặt: người viết và người đọc và từ hai góc nh́n này rút ra quan niệm về tác phẩm/bản văn khả độc (lisible) và khả tác (scriptible) (3). Trong giai đoạn này Barthes cũng bắt đầu nhận ra mỗi bản văn là độc nhất vô nhị trong sự khác biệt của nó với các bản văn khác, và quan niệm này được xác tín bởi Lacan và Derria. Đọc, theo Barthes hiểu là sự ham muốn đương đầu với bản văn mà bước khởi đầu không phải là đi t́m những ư nghĩa nhưng là quyết định xem việc đọc này người đọc đang đối diện với một sự biến nào và từ sự biến này để t́m kiếm luận lư của sự biến tức là làm công việc đánh giá bản văn. Đánh giá trước hết được đặt trên một chọn lựa, một quyết định và từ việc đánh giá Barthes xây dựng một hệ h́nh vô tận của sự khác biệt (le paradigme infini de la différence) và đặt toàn bộ hệ h́nh này vào một loại h́nh luận cơ bản (typologie fondatrice) để đánh giá trị một bản văn. Theo Barthes, sự đánh giá này không thể khởi đi từ khoa học v́ khoa học không đặt vấn đề đánh giá, cũng không khởi đi từ hệ tư tưởng (idéologie) v́ giá trị theo hệ tư tưởng là một giá trị của ư tượng (représentation) chứ không phải là giá trị sản xuất. Thế nên Barthes khẳng định: “Sự đánh giá của chúng ta chỉ có thể được liên hệ tới một thực hành và thực hành này chính là văn tự.” Đánh giá không thể được coi là phán đoán hay phán định thích hợp với những giá trị đă được thiết định, đánh giá phải là một hành vi chưa có tiền lệ, sáng tạo giá trị. Quan niệm về giá trị này Barthes chịu ảnh hưởng của Nietszche và sau này được Barthes lập lại trong Le Plaisir du Texte khi phân biệt giá trị (số ít) với những giá trị (số nhiều. (4) Quan hệ sản xuất giữa người đọc với bản văn đối với Barthes là điều cốt tử v́ theo Barthes đọc và viết trong quá khứ lịch sử văn học Pháp đă bị tách rời và chính v́ trào lưu dân chủ hóa của giai cấp tư sản trong văn chương nên người đọc chỉ tiêu thụ sản phẩm văn chương c̣n sáng tác tức sản xuất văn chương chỉ là công việc của một thiểu số và giảng văn (explication de texte) kiểu Lanson giữ vai tṛ chủ đạo trong nghiên cứu phê b́nh văn chương. Chính v́ vậy Barthes muốn đưa ra một thực hành đọc có tính sản xuất. Đấy là về phần người thực hành đọc văn. C̣n về phần nhà văn th́ sao? Barthes viết: “Một mặt, có cái có thể viết và ở mặt khác lại có cái không thể viết: nghĩa là trong thực hành của nhà văn và cái được đưa ra từ đó: tôi có thể chấp thuận viết ra những bản văn nào (viết-lại), tôi ham muốn, dấn bước như một sức mạnh trong thế giới là cái thế giới của tôi này? Cái mà sự đánh giá t́m thấy, chính là cái giá trị đó: cái mà ngày hôm nay có thể được viết ra (được viết lại): cái khả tác.”(5) Barthes muốn người đọc cùng có vai tṛ sản xuất như nhà văn, không chỉ tiêu thụ, không c̣n ngụp lặn trong một thứ ăn không ngồi rồi (oisiveté). Từ nhận định này Barthes đưa ra khái niệm khả độc/lisible: “Như vậy đối mặt với bản văn khả tác phản-giá trị của bản văn khả tác được thiết lập, cái giá trị phủ định, phản hồi của nó: cái có thể được đọc, chứ không phải cái được viết: cái khả độc. Chúng ta gọi mọi bản văn cổ điển là bản văn khả độc.(6) Như vậy thật rơ rệt không thể t́m thấy bản văn khả độc trong việc đọc v́ bản văn khả tác không phải là một sự vật người ta có thể t́m thấy trong thư viện. Chính v́ nó là một dạng thức sản xuất (modèle productif) nên bản văn khả tác triệt hủy mọi phê b́nh v́ phê b́nh cũng là sản xuất và trùng hợp với nó. “Bản văn khả tác là một hiện tại vĩnh viễn, không thể có một lời nào rút ra từ đó đặt lên trên nó (lời nói này biến đổi nó thành quá khứ một cách khốc liệt); bản văn khả tác, đó là cái chính chúng ta đang viết ra, trước khi tṛ chơi bất tận của thế giới (thế giới như một tṛ chơi) không bị xuyên thủng, cắt khúc, làm ngừng lại, làm dẻo quẹo bởi một hệ thống riêng biệt nào đó (Hệ tư tưởng, Thể loại, Phê b́nh), hệ thống này thu giảm tính chất đa số của những ngả đi vào, sự mở ra của những mạng, tính cất bất tận của những ngôn ngữ. Cái khả tác chính là tính chất tiểu thuyết không có quyển tiểu thuyết, thi ca không có bài thơ, khảo luận không có bài khảo luận, văn tự không có cách viết/bút pháp, sự sản xuất không có sản phẩm, sự cấu trúc không có cấu trúc.”(7) Như vậy bản văn khả độc chỉ là sản phẩm vô vàn trong văn chương. Làm sao nhận ra sự khác biệt về giá trị? Barthes cho rằng cần có một thao tác hiểu theo nghĩa chữ diễn giải của Nietszche: diễn giải một bản văn không phải là cho bản văn này một ư nghĩa nhưng ngược lại biết giá trị bản văn này được tạo thành bởi nhiều giá trị như một bản văn lư tưởng tập hợp thiên hà những chỉ nghĩa (signifiants) ta có thể đi vào bằng nhiều ngả khác nhau và không có thể coi ngả nào là chính. Đây là một công việc cần thiết nhưng cũng khó khăn bởi không có ǵ nằm ngoài bản văn, và ngược lại vản văn cũng không phải có một cái tất cả (un tout du texte) thế nên “vừa phải đem bản văn ra khỏi cái ngoại tại và cái toàn thể của nó. Tất cả điều này có nghĩa đối với bản văn đa nghĩa, không thể nào có một cấu trúc thuyết thoại, một văn phạm hay một luận lư của truyện kể; nếu như trong trường hợp đôi khi những cái này hay những cái kia bày ra để tiếp cận được, th́ chính chỉ ở trong chừng mực (nếu ta cho cách nói này cái giá trị định lượng hoàn toàn đầy đủ của nó) khi người ta phải giải quyết những bản văn không hoàn toàn đa nghĩa, những bản văn tính chất đa nghĩa ít nhiều dè sẻn.”(8)
Tranh biện về giá trị của những giá trị của Barthes vướng phải sự nghịch lư (paradoxe) v́ người ta có thể đẩy câu hỏi xa hơn: có không một giá trị của giá trị? Nếu những quyết định giá trị để đánh giá th́ điều không tránh khỏi là quyết định như một hành vi xen vào này phải có một thời khắc ngưng lại trước khi tuyên bố và khoảnh khắc tŕ hoăn này hẳn có tính chất độc đoán trong việc dùng một qui phạm nào đó. Như vậy lư luận lại rơi vào ṿng luẩn quẩn. Chúng ta nhận ra quan niệm của Barthes về quyết định này chịu ảnh hưởng của Brecht qua hành vi quyết định ngoại lệ của Azdak trong vở kịch Ngoại lệ và Luật lệ/ Die Außnahme und die Regel cho nên rất chênh vênh, và sự chênh vênh bất trắc này là cái gây ra niềm khoái lạc, thích thú (pleasure). Khả độc và khả tác bất phân ly, bất thu giảm này chính là hai lực, hai giá trị. Theo Barthes, điểm duy nhất phân biệt khả độc với khả tác là ở chỗ khả tác luôn ở trong hiện tại như một sự biến không có kết thúc. Và đó cũng là bản chất của sự khoái lạc dai dẳng Barthes chủ trương trong việc đọc và viết. Nhưng từ sau S/Z nhận ra vấn tính luẩn quẩn của phân biệt khả độc/khả tác nên ở Barthes không c̣n nhắc tới sự phân biệt này ở những tác phẩm sau này.
__________________________
(1) Roland barthes, Le degré zero de l’écriture, 11: On sait que la langue est un corps de prescriptions et d’habitudes, commun à tout les écrivains d’une époque. Cela veut dire que la langue est comme une Nature qui passe entièrement à travers la parole de l’écrivain, sans pourtant lui donner aucune forme, sans même la nourrir: elle est comme un cercle abstrait de vérités, hors duquel seulement commence à deposer la densité d’un verbe solitaire.
(2) Roland barthes, S/Z, nxb Seuil, trang 10: Notre évaluation ne peut être liée qu’à une pratique et cette pratique est celle de l’écriture.
(3) Phần đông những dịch giả dịch sách của Barthes sang Anh ngữ, khởi xướng bởi Richard Miller, dịch ‘lisible’ là ‘readerly’ và ‘scriptible’ là ‘writerly’ nhưng Leslie Hill – chuyên gia về Blanchot, Bataille, Barthes…- cho rằng nên dịch là ‘readable’ và ‘writable’ v́ theo ODE ‘writerly’ có nghĩa “appropriate to, characteristic or worthy of a professional writer or literary man; consciously literary,” nhưng ‘scriptible’ không hẳn có nghĩa ‘consciously literary’ v́ bản văn ‘scriptible’ khó có thể cho là một đối tượng, càng không phải là một đối tượng tương ứng với bất kỳ một kiểu mẫu có sẵn nào được nhận biết hay nh́n nhận là có tính chất văn chương. (Xem:Leslie Hill: Radical Indecision, University of Notre Dame Press, 2010, Chú thích số 67, trang 361)
(4) S/Z là tài liệu cho cuộc hội thảo trong hai năm 1968 và 1969 khi đó Barthes c̣n quan niệm phân tích cơ cấu tính chất phong phú không ngừng tăng trưởng của bản văn rất có thể dẫn tới việc khám phá ra được một bản văn nền tảng (foundation text) nghĩa là một dạng thức văn bản từ đó có thể suy ra mọi bản văn văn chương. Nhưng trong cuộc phỏng vấn với Edgar Tripet vào ngày 6 tháng Hai, 1971 (bài phỏng vấn đăng trên tờ La Gazette de Lausanne) Barthes đă tuyên bố “Về chủ đề này, tôi đă hoàn toàn thay đổi quan điểm.” Xem: Roland Barthes, Le Grain de la Voix/The Grain of Voice, bản Anh văn trang 111.
(5) Sđd, 10: Il y a d’un côté ce qu’il est possible d’écrire et de l’autre ce qu’il n’est plus possible d’écrire: ce qui est dans la pratique de l’écrivain et ce qui en est sorti: quells texts accepterais-je d’écrire (de ré-écrire), de desirer, d’avancer comme une force dans ce monde qui est le mien? Ce que l’évaluation trouve, c’est cette valeur-ci: ce qui peut être aujourd’hui écrit (ré-écrit): le scriptable.
(6) Sđd, 10: En face du texte scriptible s’établit donc sa contre-valeur, sa valeur negative, reactive: ce qui peut être lu, mais non écrit: le lisible. Nous appelons classique tout texte lisible.
(7) Sđd, 11: Le texte scriptible est un présent perpértuel, sur lequel ne peut se poser aucune parole conséquente (qui le transformerait, fatalement, en passé); le texte scriptible, c’est nous en train d’écrire, avant que le jeu infini du monde (le monde comme jeu) ne soit traversé, coupé, arrêté, plastifié, par quelque système singulier (Idéologie, Genre, Critique) qui en rabatte sur la pluralité des entrées, l’ouverture des réseaux, l’infini des languages. Le scriptible, c’est le romanesque sans le roman, la poésie sans le poème, l’essai sans la dissertation, l’écriture sans le style, la production sans le produit, la structuration sans la structure.
(8) Sđd, 12: il faut à la fois dégager le texte de son extérieur et de sa totalité. Tout ceci revient à dire que pour le texte pluriel, il ne peut y avoir de structure narrative, de grammaire ou de logique du récit; si donc les unes et les autres se laissent parfois approcher, c’est dans la mesure (en donant à cette expression sa pleine valeur quantitative) où l’on a affaire à des texts incomplètement pluriels, des texts dont le pluriel est plus ou moins parcimonieux.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2013