đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(82)

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,

 

   Sau khi đă xem xét Blanchot đọc và viết phê b́nh văn xuôi (sáng tác, khảo luận) chúng ta không thể bỏ qua phần Blanchot viết về thơ v́ đây chính là những bài viết thú vị và đặc sắc nhất trong tác phẩm của Blanchot. Những thi sĩ được Blanchot ngưỡng mộ hơn hết là Hölderlin, Mallarmé, Rilke, Char và Célan. Ngoài ra Blanchot cũng có những bài b́nh luận ngắn về khá nhiều những nhà thơ nổi tiếng  khác như Paul Claudel, Henri Michaux, Antonin Artaud, Francis Ponge, Michel Leiris, Paul Éluard, Edmond Jabès, Yves Bonnefoy, André du Bouchet, Jacques Dupin, Alexander Blok, Osip Mandelstam…Nhưng qua những thi sĩ Blanchot yêu thích, ngưỡng mộ Blanchot đă “đọc” và suy nghĩ hầu như suốt đời dẫn tới kết quả là việc triển khai một quan niệm độc đáo về Thi ca. Chúng ta sẽ lần lượt đọc Blanchot viết về  những thi sĩ này.

   Trước hết là Hölderlin được Blanchot đề cập gián tiếp qua việc phê b́nh diễn giải về thơ Hölderlin của Heidegger trong quyển Erläuterungen zu Hölderlin Dichtung/Minh giải Thi ca của Hölderlin. Trước và sau Heidegger đă có rất nhiều tác giả viết về Hölderlin từ những năm 20s cuối thế kỷ trước nhưng có thể nói quyển Erläuterungen zu Hölderlin Dichtung/Minh giải Thi ca của Hölderlin của Heidegger được khen ngợi nhưng cũng gây nhiều tranh căi nhất. Như chúng ta đă biết từ sau khi cho xuất bản Sein und Zeit, ngoài việc soạn những giáo tŕnh để dạy học giai đoạn từ thập niên 30s đến cuối 40s Heidegger cho xuất bản rất ít tác phẩm. Đó là giai đoạn “Kehre/Bước ngoặt” tư tưởng của Heidegger. Sau khi Sein und Zeit (SZ) ra đời năm 1927 với Phần II bỏ dở và sau đó Heidegger không viết tiếp quyển sách này v́ nhận thấy ngôn ngữ trong SZ vẫn là ngôn ngữ siêu h́nh học truyền thống nên Heidegger nỗ lực đi t́m một ngôn ngữ nguyên ủy để biểu đạt Hữu. Trong giai đoạn này Heidegger cũng chú tâm biên soạn quyển Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis)/Đóng góp cho Triết lư (Về Tương hữu) theo chiều hướng mới đó và minh giải Hölderlin. Heidegger t́m thấy ở thơ Hölderlin ngôn ngữ triết lư (philosophical language). Qua việc giải cấu trúc (destruktion) lịch sử triết học Tây phương và nhận ra triết học/siêu h́nh học truyền thống đă “lăng quên Hữu”, và triết học/siêu h́nh học truyền thống đă đi vào chung cuộc với nhà siêu h́nh học cuối cùng là Nietszche nên Heidegger quay trở lại thông diễn tư tưởng những triết gia Hy Lạp cổ đại như Parménide, Héraclite và Anaximande là những nhà tư tưởng có ngôn ngữ biểu đạt đầy thi tính, có thể làm cơ sở cho một ngôn ngữ thi ca (poetical language) cho triết học tương đẳng với ngôn ngữ triết lư {philosophical language) trong thơ Hölderlin. Mặc dù trong toàn bộ tác phẩm của Hölderlin có khá nhiều bài viết về triết lư nhưng Heidegger coi phần thi ca của Hölderlin mới thực sự “thiết yếu” v́ Hölderlin là “thi sĩ của [những] thi sĩ”. Trong bài thuyết tŕnh Mùa Đông 1934-1935 Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein” GA39 Heidegger cho biết việc chọn minh giải  Hölderlin cho suy tưởng của ḿnh qua thi ca không phải v́ Hölderlin là một triết gia (auch philosoph) mà sự chọn lựa này chỉ đặt trên cơ sờ thi ca-hữu thể luận: “Hölderlin là một trong những thi sĩ vĩ đại nhất, nghĩa là một trong những nhà tư tưởng cho tương lai nhất bởi ông ta là thi sĩ vĩ đại nhất của chúng ta. Việc tiếp cận thi ca (Zuwendung) của ông ta chỉ khả hữu như một sự chạm trán (Auseinandersetzung) có suy tưởng với khai mở Hữu (Offenbarung des Seyns) đă đạt được trong thi ca này.”(1) Cách minh giải thơ Hölderlin là Auseinandersetzung cũng đă được Heidegger sử dụng khi minh giải Héraclite, Aristote và Nietszche, tức là một thứ xây dựng diễn giải (auslegender Aufbau) như Heidegger cho biết trong quyển Nietzsche: Der Wille zur Macht als Kunst GA 39. Theo Heidegger, triết lư và thi ca tuy khác biệt nhưng không loại trừ nhau, mối tương quan giữa Thi ca và Triết lư có thể h́nh dung như hai đỉnh núi cao đối diện. Heidegger từ thời c̣n là sinh viên đă đọc và ngưỡng mộ Hölderlin (Heidegger khi c̣n là học tṛ tâm đắc của Husserl đă từng gợi ư Husserl nên đọc Hölderlin) cho nên việc t́m về với Hölderlin không phải là điều đáng ngạc nhiên. Đi t́m ngôn ngữ triết lư trong thơ Hölderlin kể từ giữa thập niên 30s Heidegger đă đưa ra minh giải những bài Tụng ca của Hölderlin trong những giáo tŕnh như: Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein” GA39 (1934-1935), Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung GA4 (1936). Hölderlins Hymne “Andenken” GA52 (1941-1942), và Hölderlins Hymne “Der Ister” GA 53 (1942). Ngoài quyển Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung (1936)[GA4] được xuất bản năm 1936 những giáo tŕnh của Heidegger kể trên chỉ được xuất bản sau khi Heidegger tạ thế vào năm 1976 nên dĩ nhiên ở thời điểm cuối những năm 40s đầu 50s Blanchot chỉ có thể đọc quyển Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung/Minh giải Thi ca của Hölderlin để viết bài La Parole “sacrée” de Hölderlin/Lời “thiêng” của Hölderlin phản biện Heidegger thông diễn bài thơ Wie Wenn Am Feiertage/Tel qu’en un jour de fête/Như khi vào một ngày lễ hội là một trong bốn bài của Heidegger viết về Hölderlin trong quyển Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung (2). Bài viết này của Blanchot “lọt mắt xanh” Heidegger (rất có thể qua sự giới thiệu của Jean Beaufret trước đó v́ Jean Beaufret quen biết thân thiết và trở thành đệ tử của Heidegger từ năm 1946) nên khi Heidegger qua thăm nước Pháp vào năm 1950  theo lời mời của Jean Beaufret nhân thể cũng để gặp René Char thi sĩ Pháp Heidegger rất quí trọng. Tuy nhận lầm tác giả bài La Parole “sacrée” de Hölderlin là Georges Bataille (chủ nhiệm tạp chí Critique) nhưng Heidegger đă ca ngợi tác giả bài viết là “la meilleure tête pensante française/bộ óc suy tưởng Pháp khá hơn hết”! Sau này, vào năm 1959 để vinh danh Heidegger thất thập cổ lai hy những thân hữu, đệ tử và những người ngưỡng mộ Heidegger cho in quyển Martin Heidegger Zum Siebzigsten Geburtstag (3) và Blanchot – như để tri ân và cũng là lần đầu trực tiếp đối thoại với Heidegger –  đóng góp bài viết “L’Attente/Đợi chờ” gồm 36 đoạn rời xoay quanh “đợi chờ” và “lăng quên”. V́ là bài viết cho Heidegger nên chúng ta có thể hiểu ư Blanchot muốn nói đến những con đường tư tưởng của Heidegger trong “đợi chờ” Hữu sau khi giải cấu siêu h́nh học truyền thống và chỉ ra sự “lăng quên” Hữu trong triết học Tây phương truyền thống. Chuyển vận đi lại bất tận giữa đợi chờ và lăng quên được Blanchot diễn giải ở đoạn rời #30 trong bài này: “Lăng quên, đợi chờ. Sự chờ đợi thu tập, phân tán; sự quên lăng phân tán, thu tập. Đợi chờ, quên lăng. Hắn sẽ quên nếu hắn nhớ. Đôi khi hắn sẽ quên, đôi khi hắn sẽ nhớ, đôi khi nhớ [ḿnh] quên và quên hết mọi thứ trong kư ức này. Bạn sẽ không khám phá ra những giới hạn của việc lăng quên, dù cho bạn ở thật xa giới hạn bạn có thể quên lăng.”(4) Sau này Blanchot khai triển chủ đề đợi chờ/quên lăng thành quyển L’Attente, L’oubli xuất bản năm 1962 và quyển sách này được coi như truyện kể cuối cùng của Blanchot.

   Vấn nạn đầu tiên Blanchot đặt ra là về cách thức diễn giải thơ của Heidegger. Thông thường có hai quan điểm về diễn giải: hoặc từ bước khởi đầu coi ư nghĩa toàn thể của bài thơ là quan trọng v́ bài thơ là một toàn thể c̣n những nội dung tư tưởng rút ra từ cái toàn thể đó là không mấy quan trọng, không có chút thực tại nào (Blanchot dẫn chứng cách Freidrich Gundolf diễn giải bài bi ca Der Archipelagus/ L’Archipel của Hölderlin ), hoặc đi từ từng chữ/từ trong bài thơ để nắm bắt ư nghĩa toàn thể của bài thơ. Heidegger tuy làm theo cách thứ hai nhưng hơi đặc biệt khác hơn cách đơn giản thông thường: Heidegger dùng ấn bản  Hölderlins Samtliche Werke Tập I của Norbert von Hellingrath xuất bản năm 1910 (?) trong đó có bài thơ Wie Wenn Am Feiertage (nhiều tài liệu khác ghi năm xuất bản Tập I và V bộ sách đồ sộ dự trù gồm 6 tập này là năm 1913. Sau  khi Norbert von Hellingrath tử trận vào năm 1916 Ludwig von Pigenot and Friedrich Seebass cho xuất bản những tập c̣n lại vào hai năm 1922-1923) căn cứ trên những bản thảo viết tay của Hölderlin. Cách giải minh thơ của Heidegger: diễn giải từng từ/chữ, kể cả từng dấu hai chấm (:) dấu chấm (.), dấu phảy (,), cụm từ ở câu thơ mở đầu ở khâu trước “vắt/khoác”vào câu hoặc khổ thơ kế tiếp, chẳng hạn cụm từ “Wie wenn/Như khi” trong câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất “Wie wenn am Feiertage, das Feld zu sehn” vắt vào từ “So” ở câu đầu của khổ sau “So stehn sie unter günstiger Witterrung” để mở ra khổ thơ thứ nh́ này và chỉ ra một sự so sánh giống như một cái ṿng kiềng ôm khớp/khép làm thành một toàn thể không những của khổ thơ thứ nhất với khổ thơ thứ nh́ mà c̣n “ôm” tất cả những khổ thơ tiếp theo. Heidegger giải thích những từ hay những cụm từ trong bài thơ một cách hết sức kỹ lưỡng cho thấy có một chuyển vận nội tại của những câu thơ. Việc minh giải một cách cặn kẽ tỉ mỉ này của Heidegger tuân theo tiêu chí đặt ra cho những phương pháp diễn giải thông thái hàn lâm. Một chi tiết khá thú vị: theo Heidegger bài thơ này vốn không có tựa đề, khổ (stanza) thứ năm thiếu câu thứ 9 khác với bảy khổ kia đều có 9 câu, và theo bản in của Hellingrath  khổ thứ 7 lại gồm 12 câu thơ, c̣n theo ấn bản khác như bản của Zinkernagel lại cho thêm vào bài thơ này khổ thứ 8 cùng vài đoạn rời trích từ bản thảo của Hölderlin viết trước bài thơ này. Cách minh giải này của Heidegger nhằm buộc tất cả những yếu tố lần lượt tuy đứng tách rời nhau nhưng chúng có nhiệm vụ phải trả lời cho toàn thể ư nghĩa của bài thơ, và câu trả lời này cũng có thể được coi là đứng tách rời khỏi toàn thể bài thơ. Blanchot đặt câu hỏi: cách diễn giải bài thơ Wie Wenn Am Feiertage/Tel qu’en un jour de fête/ Như vào một ngày nghỉ lễ của Heidegger như vậy có chính đáng (légitime) không? Câu hỏi này được nêu ra v́ dường như phần đông những người b́nh giải thơ chẳng hạn như Gundoft và Heidegger tỏ ra “bất cần”, không quan tâm tới người đọc b́nh giải của họ. Theo Blanchot, tuy người đọc Heidegger minh giải thơ Hölderlin có ấn tượng thật lạ lẫm nhưng ấn tượng này chỉ là thoáng qua mà thôi “bởi nếu như câu hỏi/vấn đề dù cho có cái vẻ quá đáng của một câu hỏi/vấn đề đi nữa, câu hỏi /vấn đề đ̣i hỏi mỗi mảnh của bài thơ được xét tới và buộc nó tự biện minh một cách phân tích, th́ phân tích của Heidegger, tiệm tiến theo đường đi ṿng quanh vốn là đặc điểm riêng của ông ta, cuối cùng dẫn tới, không phải là việc tái tạo ư nghĩa tổng quát khởi từ mọi ư nghĩa riêng lẻ phân tích đặc biệt chú ư tới, nhưng là để t́m lại trong mỗi lúc/thời khắc con đường dẫn tới của tính chất toàn thể của bài thơ dưới cái h́nh thức nơi bài thơ này tự nó từng lúc được tháo gỡ và làm ngừng lại.”(5) Qua phát biểu này chúng ta thấy Blanchot hậu thuẫn cho cách minh giải của Heidegger. C̣n một vấn đề khác thường được một số học giả – nhất là những người phản bác Heidegger – đưa ra là: Heidegger đă minh giải Hölderlin một cách khiên cưỡng theo chiều hướng triết lư của Heidegger. Đối với vấn đề này cùng một số các vấn đề khác liên hệ tới chính Heidegger  ngay từ mở đầu bài viết Blanchot đă quyết định sẽ xét tới sau.(6)

   Về vấn đề thường được nêu ra để phản bác Heidegger là đă minh giải thơ Hölderlin theo triết lư của ḿnh. Blanchot đặt vấn đề một cách khác để giải quyết – coi đó là sự gặp gỡ giữa triết lư và thi ca – để bênh vực Heidegger: “Người ta cũng có thể  hỏi quả thực có thể nào có sự gặp gỡ giữa từ vựng của một suy tưởng triết lư tự tại và một ngôn ngữ thi ca, ngôn ngữ này đă đến trong thế giới của chúng ta đến nay đă gần một thế kỷ rưỡi.  Nhưng về điểm này, bài thơ đă trả lời: tuy một bài thơ không phải là không ghi ngày [sáng tác], nhưng bất chấp cái ngày của nó bài thơ luôn luôn sẽ là, nó cất tiếng trong một “hiện tại”, hiện tại này không đáp lời những mốc lịch sử. Nó là cảm thức, và chính nó tự chỉ định như cái ǵ đó chưa là, buộc người đọc có cùng cảm thức, cảm thức này sẽ làm cho bài thơ có một sự hiện hữu chưa xảy đến.”(6) Chúng ta không ngạc nhiên về lời b́nh luận này của Blanchot v́ theo Blanchot sự hiện hữu của một tác phẩm văn chương khi được cho ra mắt mới chỉ là sự hiện hữu bị “treo lửng”, lưng chừng, và sự hiện hữu này chỉ toàn phần khi có sự hiện diện, tham dự của người đọc. Blanchot cho rằng “Bài thơ tương tự những thần linh: như Hölderlin đă nói, một vị thần linh luôn lớn lao hơn vùng [hiện diện] của ông ta,

                   … Khi giờ ra về điểm,

                   Là chủ nhân, ông đi ra khỏi xưởng,

                   Và y phục ông ta mặc khi đó,

                   Là y phục dành cho ngày nghỉ lễ,

                   Theo dấu chỉ của công tŕnh

                   Rằng ông vẫn c̣n phải hoàn tất phần c̣n lại.

   Y phục ngày lễ này, đó là y phục bài thơ khóac lên cho người đọc, [để người đọc] có thể nh́n thấy được và hiện hữu trước bản thân/ngă và có thể phân biệt được, phía dưới từ/chữ đă khảo sát, cái từ/chữ ngời sáng, được để dành cho từ vẫn chưa được biểu lộ.”                    

_______________________________________

(1)     Martin Heidegger, GA 39 trang 5-6.

(2)     Martin Heidegger, Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung, Frankfurt am Main: Vittorio Klostermann 1981 (xuất bản lần đầu 1946, lần thứ nh́ 1951 và sau đó được tái bản nhiều lần). Bản dịch Pháp văn Approche de Hölderlin, do các dịch giả Henri Corbin, Michel Deguy, François Fedier và Jean Launay, nxb Gallimard 1962, bản Anh văn Elucidations of Hölderlin’s Poetry, của Keith Hoeller, nxb Humanity Books, 2000.

(1) Maurice Blanchot, La Parole “sacrée” de Hölderlin lần đầu in trên tạp chí Critique số 7, 1946 sau đó Blanchot có sửa chữa đôi chút khi cho in vào quyển La Part du feu (1949) trang 118-136.

(2) Martin Heidegger Zum Siebzigsten Geburtstag, Pfullingen Neske, 1959 gồm 5 Phần: Triết học; Thần học; Nghệ thuật và Phê b́nh văn chương; Y khoa và Vật lư học; và Thi ca – Điêu khắc – Hội họa gồm những bài của Hans-Georg Gadamer, Beda Allemann, Walter Jens, Werner Heisenberg, Ilse Aichinger, Hans Arp, Günter Eich, Helmut Heissenenbütten, Ernst Jünger, René Char, Maurice Blanchot, và Jean Beaufret. Phụ bản là tranh của Georges Braque. Những bài viết của Char, Blanchot và Beaufret đều in nguyên bản Pháp văn trong quyển này.

(3) Bản dịch Anh văn bài L’Attente của Maurice Blanchot của Michael Holland Waiting (1959)* trong The Blanchot Reader do Michael Holland chủ biên, nxb Blackwell 1996 trang 272-278.

(4) Maurice Blanchot, La Parole “sacrée” de Hölderlin trong La Part du feu trang 118-119: car si la question a bien l’aspect exorbitant d’une question qui demande à chaque parcelle du poème son compte et l’oblige à se justifier analytiquement, l’analyse de M. Heidegger, progressant selon la demarche circulaire qui lui est propre, aboutit finalement, non pas à recomposer le sens général à partir de tous les sens particuliers qu’elle spécifie, mais à trouver dans chaque moment le passage de la totalité du poème sous la forme où celui-ci s’y est momentanément deposé et arrêté.

(5) Sđd, 118: L’important commentaire de Heidegger sur l’hymne de Hölderlin, Tel qu’en un jour de fête, pose un certain nombre de questions qui concernent Heidegger lui-même. Nous les laisserons de côté. Il en est d’autres qu’on doit aussi négliser, celle-ci par exemple: le commentaire de Heidegger suit mot à mot le poème, aussi soigneux, aussi minutieux que pourrait l’être un commentaire poursuivi selon les methods de l’érudition didactique.

(6) Sđd, 119:  On pourrait aussi se demander si la rencontre est possible entre le vocabulaire d’une réflexion philosophique autonome et un langage poétique, venu dans notre monde il y a près d’un siècle et demi. Mais, sur ce point, le poème a répondu: un poème n’est pas sans date, mais malgré sa date il est toujours à venir, il se parle dans un “à présent” qui ne répond pas aux repères historiques. Il est presentiment, et lui-même se designe comme ce qui n’est pas encore, exigeant du lecteur le même presentiment qui fera de lui une existence non encore advenue.

(7) Sđd, 119: Il en est du poème comme des dieux: un dieu, dit Hölderlin, est toujours plus grand que son champ,

                          …Quand l’heure sonne,

                          Comme le maître, il sort de l’atelier,

                          Et le vêtement qu’alors il porte

                          Est vêtement de fête,

                          En signe de l’œuvre

                          Qu’il lui reste encore à accomplir.

   Ce vêtement de fête, c’est celui que le poème revêt pour le lecteur, capable de voir et d’être en avant de soi et de distinguer, sous le mot qui a travaillé, le mot qui resplendit, réservé à qui ne s’est pas exprimé encore.

 

(c̣n tiếp)

 

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015