đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lý thuyết văn chương ± phê bình văn chương
≤ cùng một khác
(81)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81,
Không đi sâu vào việc Blanchot diễn giải tư tưởng của Bataille trong L’Entretien infini, chúng tôi chỉ giới hạn vào việc xem xét quan niệm “đọc” và “phê bình” của Blanchot được trình bày trong bài L’Expérience-limite/Kinh nghiệm-giới hạn gồm 2 phần L’Affirmation et la passion de la pensée négative/Sự khẳng định và niềm đam mê tư tưởng phủ nhận và Le jeu de la pensée/Trò chơi tư tưởng trong quyển này. Trong phần trước (3-ZERO 80) chúng tôi đã trình bày việc Blanchot đọc Bataille và điểm đáng chú ý nhất là Blanchot đã từ chối rút ra những khái niệm, không để cho tính chất khái niệm chiếm ưu thế, nhưng để việc đọc được hướng dẫn bởi chính chuyển vận không ngừng lập đi lập lại của sự vuột trốn, lẩn tránh và việc văn tự tái ghi dấu (re-inscription) trong bản văn: đó chính là chuyển vận của cái trung tính (le neutre). Điều này đã được Blanchot mô tả bằng nhiều cách khác nhau rải rác trong các quyển từ L’Espace littéraire (EL), Entretien infini (EI), Le pas au-delà đến L’Écriture du désastre. Tiến trình viết (sáng tác, phê bình, khảo luận) theo Blanchot gắn liền với giải tác (désœuvrement), sự vắng mặt quyển sách, và gián đoạn/ngắt ngừng (interruption) ý tưởng của bản văn đang đọc và động tác viết diễn giải/phê bình tự đặt mình dưới dấu chỉ của kẻ khác vắng mặt, nhưng luôn cất tiếng ở vị thế kẻ khác. Tư tưởng của người khác và việc suy nghĩ về tư tưởng của người khác xuyên qua tiến trình viết là một đường vòng. Tại sao? Đi vòng để chỉ ra, chỉ dấu. Trong phần III “vấn-đáp” tựa đề Parler, ce n’est pas voir/Nói, đó không phải là nhìn trong EI Blanchot viện dẫn dẫn Héraclite cho rằng lời thiêng không khai mở cũng không che dấu nhưng chỉ dấu (la parole sacrée n’expose ni ne cache, main indique), lời tiên tri (oracle) này là ngôn ngữ trốn thoát khỏi sự cần thiết phơi mở cũng như dấu kín, nghĩa là không phát sinh ra sự khác biệt giữa phơi mở và che kín, ém chặt sự khác biệt chỉ trong một từ sêmainei thường được dịch là chỉ ra/ra dấu. Trong bài La Bête de Lascaux viết về thơ René Char thi sĩ vốn rất gần gũi với Héraclite từ “chỉ dấu” được Blanchot giải thích rõ hơn: “Từ ‘chỉ dấu’ nơi đây làm quay trở lại sức mạnh hình ảnh của nó và từ này được dùng như ngón tay lặng lẽ hướng về, cái “ngón trỏ móng bị rút lìa” và từ này, chẳng nói năng gì, chẳng dấu diếm gì, mở ra không gian, mở không gian ra cho kẻ mở ra ngả đó.”(1) Blanchot giải thích giữa phơi mở và dấu/che kín: “Sự khác biệt treo lửng và giữ lại tất cả những khác biệt này là sự khác biệt cũng mang vác từ/chữ “quay vòng”. Trong quay vòng này việc quay vòng về cái nó quay khỏi [về hướng khác] có một sự xoắn tít nguyên ủy ở chỗ sự khác biệt tập trung vào mà tất cả mọi cách nói, kể cả phép biện chứng, đều tìm cách sử dụng, soi sáng, làm cho sự chồng chéo chùng lại: lời nói-sự im lặng, từ-sự vật, xác định-phủ định, tất cả những bí ẩn nói lên đằng sau mọi ngôn ngữ người ta dùng để nói, sinh sống trong đó. Thí dụ: lời nói là lời nói trên cái nền của sự im lặng, thế nhưng niềm im lặng lại chỉ là một cái tên gọi trong ngôn ngữ, một cách để nói; hoặc, cái tên gọi tên sự vật như khác với chữ, và sự khác biệt này chỉ được cho ra với cái tên. Tôi chẳng dài dòng thêm nữa. Điều này cũng có nghĩa rằng chúng ta nói khởi từ sự khác biệt này, sự khác biệt này khiến cho, khi nói, chúng ta trì hoãn nói [để khi khác sẽ]. – Đó đơn giản chỉ là một cách chơi chữ. – Ừ, và tại sao lại không phải là một cách chơi chữ nhỉ? Nó [cách chơi chữ] đùa/rỡn mặt với ý niệm thời gian, nhắc nhở chúng ta rằng thời gian nhất thiết có phần trong sự khác biệt này và gợi ý cho chúng ta rằng cái quay vòng của lời nói chẳng xa lạ gì với sự quay vòng là sự quay vòng của “lịch sử” và rằng giờ đây nó thiết yếu tự hoàn thành bên ngoài mọi hiện tại. Hơn nữa nó đùa/rỡn mặt với cái ý tưởng rằng chúng ta chỉ nói bằng sự khác biệt [sự khác biệt này] giữ chúng ta cách xa lời nói, đang nói bởi chúng ta nói tuy vậy luôn luôn là vẫn chưa nói (pas encore).”(2). “Vẫn chưa” tạo nên chính quyết định của lời nói trong sự chưa-có mặt (non-présence) của lời nói, cái sẽ nói này là cái mọi lời nói coi như là đang có mặt, một tương lai sẽ được nói lên là cái không-lời (non-parole) thuộc về ngôn ngữ nhưng nó cũng đặt chúng ta bên ngoài ngôn ngữ khi chúng ta nói như thể chúng ta chỉ thể mãi mãi kề cận với việc nói trong lời nói quay chúng ta xa cách ngôn ngữ. Điều trái khoáy ở đây là ở chỗ “hướng về” lại cũng là “chạy vòng quanh”, muốn tiến về phía trước lại phải quay vòng lại như cua bò. Theo Blanchot đó là chuyển vận của sự truy tìm và “Mọi truy tìm đều là một khủng hoảng. Cái được tìm kiếm chẳng là gì khác hơn đường quẹo/quay của sự tìm kiếm, đường quẹo này làm cho khủng hoảng xảy ra: đường quẹo/vòng phê bình. – Điều này trừu tượng một cách vô vọng. – Tại sao? Tôi cũng có thể nói rằng mọi tác phẩm văn chương quan trọng càng quan trọng hơn khi nó đưa vào trong tác phẩm một cách trực tiếp hơn và thuần túy hơn cái ý nghĩa của sự quay vòng này, sự quay vòng, vào lúc tác phẩm sắp trồi lên, làm cho tác phẩm chao đảo một cách lạ lùng, tác phẩm trong đó chứa đựng sự giải tác, trong khi trung tâm của nó luôn bị giải trung tâm: sự vắng mặt tác phẩm. – Vắng mặt tác phẩm cũng là một cái tên khác của sự điên rồ. – Vắng mặt tác phẩm nơi diễn ngôn ngưng lại để cho chuyển vận viết dưới sức hút của cõi ngoài đến, bên ngoài lời nói, bên ngoài ngôn ngữ.”(3)
Những từ Blanchot thường sử dụng như cái trung tính, vắng mặt tác phẩm, giải tác là những từ cơ bản trong bản văn của Blanchot cần được hiểu rõ. Trong những phần trên cái trung tính và vắng mặt tác phẩm đã được giải thích tương đối cặn kẽ và chỉ còn giải tác cần được làm rõ nghĩa hơn. Giải tác không nên được hiểu như không thể viết, bất khả văn tự, hay thảm họa của tác phẩm. Nếu như thảm họa có ít nhiều liên hệ với giải tác thì liên hệ đó nằm ở chỗ nó chính là điều kiện tạo lập đầu tiên của việc viết khi sao trời (astre/dés-astre) rời xa vô cùng tận, và viết là viết trong “Không gian không có giới hạn của một mặt trời, mặt trời này sẽ không phải chứng thực ngày, nhưng là chứng thực đêm được giải phóng khỏi ngàn sao, đêm trùng trùng.”(4) Marie-Claire Ropars-Wuilleumier nhận xét: “Đêm được giải thoát khỏi sao trời, đêm trở thành vô vàn bởi sự hiện diện phủ nhận của ánh sáng. Được nối kết với thảm họa theo cách này thì giải tác không nói về sự mất đi tác phẩm, nhưng là nói về điều kiện nghịch lý của việc viết nơi ‘diễn ngôn ngưng lại’ để cho ‘lời lời’ có thể chiếm chỗ. Nhưng nếu như giải tác phải tách rời chính nó ra khỏi công việc của lời nói để ra khỏi ngôn ngữ, thì chính là ở trong ngôn ngữ, và chỉ trong ngôn ngữ, cái ‘bên ngoài của bất kỳ ngôn ngữ nào’ đó không ngừng chiếm chỗ.” (5) Đó là ý nghĩa câu nói của Blanchot: “Vắng mặt tác phẩm nơi diễn ngôn ngưng lại để cho chuyển vận viết dưới sức hút của cõi ngoài diễn ra, bên ngoài lời nói, bên ngoài ngôn ngữ.” Dưới ảnh hưởng của cái trung tính ngôn ngữ không chứng thực sự bền vững của cái tên, nhưng bên ngoài mọi sự đặt tên chứng thực cho cái tha tính vô danh ghi dấu trong một chuyển vận riêng của viết. Ngôn ngữ của Bataille trở thành đồng nghĩa với chuyển vận mang nó ra khỏi chính những giới hạn của nó. Đây là lý do cho phép nó suy tưởng nhiều hơn nó có thể suy tưởng và gợi mở biệt tính, biệt tính này có dáng dấp của việc chết đi, bên ngoài mọi khả tính. Cả trong hai trường hợp tranh luận với Levinas cũng như với Bataille quan điểm của Blanchot là triết lý và văn chương không còn ở thế đối lập nhau nhưng vách chia cách văn chương với triết lý không nhằm giữ thẩm quyền và nhất tính của mỗi bên mà nhằm trả lời cho sự đòi hỏi của tính chất không có tên và của sự đòi hỏi tính chất khác nhau cả hai đều lên tiếng. Chính vì từ chối sự áp đặt một cái tên nên văn chương cũng như triết lý luôn là một cái gì khác với cái người đời vẫn coi như chúng là như thế, và cả hai đều trả lời, trong trách nhiệm của mình, cái nằm bên ngoài Hữu và Không-hữu (Être et Non-être). Cùng trả lời, lên tiếng xuyên qua vách ngăn cách ngôn ngữ của Cái khác trong cái tên-không có tên của sự vô cùng tận và tính chất khác biệt của ngôn ngữ riêng mình trong vòng quay truy tìm sự hiện diện của khiếm diện và sự khiếm diện của hiện diện. Nói một cách dễ hiểu hơn, theo Blanchot, văn chương không bị gắn kết với những chân trời triết lý dù là hữu thể luận, nhân học, tâm lý học, xã hội học hay biện chứng lịch sử và sự quan trọng của văn chương chính xác nằm ở chỗ tuy văn chương thiết yếu được đặt trong chân trời triết lý nhưng văn chương lại xuyên thủng, phân tán chân trời này: văn chương gắn liền với tính chất rộng mở triệt để. Sự mở rộng triệt để này nhằm hủy triệt sự gắn kết văn chương với bất kỳ sự khẳng định thiết yếu nào với những giá trị áp đặt của quá khứ trong khi văn chương đưa ra lời khẳng định của những đòi hỏi không lường trước được của tương lai, một tương lai không tên, không có kiểu mẫu, không thể đánh giá từ trước: đó là một quyết định triệt để nhân danh tính chất không thể quyết định. Chính vì quan niệm văn chương này mà Blanchot rất ưu ái thơ của René Char vì ngôn ngữ thơ của Char là tiếng gọi đáp ứng một quyết định khởi đầu, chỉ về cái không biết (l’inconnu), một ngôn ngữ tiên tri: “Cái ngôn ngữ trong đó nguồn gốc cất tiếng, thiết yếu là ngôn ngữ tiên tri. Điều này không có ý nói ngôn ngữ đó đọc cho ta viết ra những biến sự tương lai, nhưng điều này muốn nói rằng nó không dựa trên một cái gì đó đã là, cũng không dựa trên một chân lý đang thời thượng, cũng chẳng dựa chỉ trên cái ngôn ngữ đã được nói ra hay đã được kiểm chứng. Nó tuyên bố, chính bởi nó bắt đầu. Nó chỉ về hướng tương lai, bởi nó còn chưa cất tiếng, nó là ngôn ngữ của tương lai trong chừng mực chính nó như là một ngôn ngữ tương lai, ngôn ngữ này luôn luôn tiến tới, ý nghĩa và tính chính đáng của nó chỉ có ở phía trước nó, nghĩa là không được biện minh một cách đúng qui củ.”(6)
________________________________
(1) Maurice Blanchot, La Bête de Lascaux trong Une voix venue d’ailleurs trang 56: Le terme “indique” fait ici retour à sa force d’image et il fait du mot le doigt silencieusement orienté, l’ “index dont l’ongle arraché” et qui, ne disant rien, ne cachant rien, ouvre l’espace, l’ouvre à qui s’ouvre à cette venue.
(2) Maurice Blanchot, EI trang 44: Cette différence qui suspend et retient toutes les autres, est celle que porte aussi le mot “tour”. Dans ce tour, qui tourne vers ce dont il détourne, il y a une torsion originelle où se concentre la différence dont tout les modes de parler, jusqu’à la dialectique, cherchent à utiliser, à clarifier, à détendre l’enchevêtrement: parole-silence, mot-chose, affirmation-négation, avec quoi vivent toutes les énigmes qui se parlent derrière tout langage qu’on parle. Par exemple: la parole est parole sur fond de silence, mais le silence n’est encore qu’un nom dans le langage, une manière de dire; ou bien, le nom nomme la chose comme différent du mot, et cette différence n’est donnée qu’avec le nom. Je n’insiste pas. Cela revient à dire que nous parlons à partir de cette différence qui fait que, parlant, nous différons de parler. – C’est un simple jeu de mots. – Oui, et pourquoi n’en serait-ce pas un? – Il joue avec l’idée de temps, nous rappelant que le temps a nécessairement part à cette différence et donnant à entendre que le tour de la parole n’est pas étranger à ce tournant qu’est le tournant de l’ “histore” et qui s’accomplit essentiellement maintenant à l’écart de tout présent. Puis il joue avec cette idée que nous ne parlons que par la différence qui nous tient à distance de la parole, parlant seulement parce ce que nous parlons, et toutefois pas encore: ce “pas encore” ne renvoie pas à une parole idéale…mais il constitue la décision même de la parole, en sa non-présence, cet à venir qu’est toute parole tenue pour présente, d’autant plus insistante qu’elle désigne et engage le future, qui est aussi un futur à parler, cette non-parole qui appartient au langage et qui pourtant, chaque fois que nous parlons essentiellement, nous met hors du langage, de même que nous ne sommes jamais plus près de parler que dans la parole qui nous en détourne.
(3) Sđd trang 45: – Toute recherche est une crise. Ce qui est cherché n’est rien que le tour de la recherche qui donne lieu à la crise: le tour critique. – Cela est désespérément abstrait. – Pourquoi? Je dirais même que toute œuvre littéraire importante l’est d’autant plus qu’elle met en œuvre plus directement et plus purement le sens de ce tournant, lequel, au moment où elle va émerger, la fait étrangement basculer, œuvre où se retient, comme son sens toujours décentré, le désœuvrement: l’absence d’œuvre. – L’absence d’œuvre qui est l’autre nom de la folie. – L’absence d’œuvre où cesse le discours pour que vienne, hors parole, hors langage, le mouvement d’écrire sous l’attrait de dehors.
(4) Maurice Blanchot, L’Écrire du désastre trang 13: L’Espace sans limite d’un soleil qui témoignerait non pour le jour, mais pour la nuit libérée d’étoiles, nuit multiple.
(5) Marie-Claire Ropars-Wuilleumier, On unworking in trong Maurice Blanchot, The demand of Writing nxb Routledge 1996, trang 138: Night delivered of stars, night become multiple by the negative presence of light. Connected to disaster in this way, unworking does not speak the loss of the work, but the paradoxical condition of a writing where ‘discourse ceases’ in order that ‘plural speech’ may come about. But if unworking must then tear itself from the work of speech in order to come outside of language, it is in language itself, and only in language, that this ‘outside of any language’ unceasingly take place.
(6) Maurice Blanchot, La Bête de Lascaux trong Une voix venue d’ailleurs trang 57: Le langage en qui parle l’origine, est essentiellement prophétique. Cela ne signifie pas qu’il dicte les événements futurs, cela veut dire qu’il ne prend pas appui sur quelque chose qui soit déjà, ni sur une vérité en cours, ni sur le seul langage déjà dit ou verifié. Il annonce, parce qu’il commence. Il indique l’avenir, parce qu’il ne parle pas encore, langage du futur, en cela qu’il est lui-même comme un langage futur, qui toujours se devance, n’ayant son sens et sa légitimité qu’en avant de soi, c’est-à-dire foncièrement injustifié.
(còn tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2015