đào trung đạo
3-Zero
±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương
≤≤ cùng một khác
(80)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80,
Có thể nói đọc một bản văn/tác phẩm là đọc trong sự vắng mặt tác giả, sự vắng mặt quyển sách, dơi theo những dấu vết của sự có mặt/hiện diện mất hút, biệt tích. Từ những tranh biện của Blanchot với Heidegger, Levinas, Bataille và Sartre… chúng ta có thể rút ra một kết luận chủ yếu của lư thuyết và phê b́nh văn chương: đọc và viết phê b́nh tuyệt nhiên không phải là lập lại – v́ lập lại chính là sự phản bội bản văn – nhưng chính là một trả lời – không phải là đáp lời những yếu tố trong bản văn (những khái niệm, cách biện giải, những chủ đề v.v…) v́ những yếu tố này trong bản văn chống đối sự lập lại, mà là trả lời giọng điệu, trả lời cái từ hổng [từ hổng/bị khoét lỗ (mot-trou) được Blanchot giải thích theo Marguerite Duras (trong quyển Le Ravissement de Lol. V. Stein) là từ-vắng mặt, ở giữa bị khoét lỗ hổng, và từ lỗ hổng này tất cả những từ khác sẽ phải bị chôn vùi (1), sự vượt chuẩn (slippage), quá đà, hay sự không gắn kết khít khao trong bản văn. Đọc bản văn hay tác phẩm cũng c̣n là đọc từ một trung tâm – trung tâm này (2) có thể nằm trong hay bên ngoài bản văn/tác phẩm và có thể biến đổi, di chuyển – và để không phản bội bản văn/tác phẩm nên cần duy tŕ được việc có thể đạt tới đích việc đọc bản văn/tác phẩm. Lấy trường hợp Blanchot “đọc” Bataille làm thí dụ: Blanchot phản bác những người đọc Bataille rồi gán cho tác phẩm của Bataille những h́nh dung từ (epithètes) người ta cho là thú vị, chẳng hạn như chủ thuyết thần bí (Tuy Blanchot không nói rơ nhưng không khó nhận ra người bị đả kích ở đây chính là J-P Sartre trong bài phê b́nh tựa đề Un nouveau mystique quyển L’Expérience intérieure của Bataille viết năm 1943(3), thần bí, duy dục tính, vô thần (mysticisme, érotisme, athéisme). Làm như vậy tức là đă hư cấu tác giả như một nhân vật tiểu thuyết mà không chút nào lo lắng về sự thực. Blanchot viết: “Nói về một nhà văn hôm nay như một người đă từng “thăng” (nhập định/giới xuất thần), viết tác phẩm về phi tôn giáo, ngợi ca trụy lạc, thay thế Ky-tô-giáo bằng học thuyết của Nietszche và rồi lại thay thế học thuyết của Nietszche bằng Ấn giáo, sau khi đă lượn lờ quanh chủ nghĩa siêu thực (tôi lấy ở một vài báo cáo rất có chủ ư), đó chính là đưa tư tưởng ra tŕnh diễn và tạo ra một nhân vật tiểu thuyết mà không lo lắng chút nào về những tế vi của sự thật. Có phải v́ thế mà từ đó phát xuất cái nhu cầu chỉ t́m kiếm sự thực ở mức độ của giai thoại vặt vănh và bằng sự giả mạo của bôi vẽ hoa ḥe hoa sói?”(4). Khi Blanchot viết : “đưa tư tưởng ra tŕnh diễn và tạo ra một nhân vật tiểu thuyết mà không lo lắng chút nào về những tế vi của sự thật” chính là nhắm vào Sartre. Blanchot cũng chê bai cách viết phê b́nh của Sartre nặng tính chất “trường ốc”.
Blanchot “đọc” quyển L’Expérience intérieure của Bataille ở điểm trung tâm của sự bó buộc/đ̣i hỏi nội tại của văn tự của Bataille, văn tự này kéo sự bó buộc/đ̣i hỏi đó ra bên ngoài, bên ngoài chính sự đ̣i hỏi/bó buộc này và làm hư hoại hành vi đặt tên. Khi quyển L’Expérience intérieure xuất bản năm 1943 Blanchot đă viết một bài điểm sách ngắn chỉ để giải thích ư nghĩa của kinh nghiệm nội giới – Blanchot gọi là kinh nghiệm-giới hạn (expérience-limite) và chuyển vận biện giải của Bataille. Ngay ở thời điểm 1943 Blanchot cũng đă gián tiếp bóng gió phê phán Sartre: “Việc chuyển ngữ [tức là chuyển ngôn ngữ của tác phẩm sang ngôn ngữ phê b́nh] là bất khả và chính v́ lư do này quyển sách của Georges Bataille không để được mô tả. Nó là tấn thảm kịch nó diễn tả. Kẻ nào chỉ lướt qua ư nghĩa của quyển sách, rất có thể sẽ chỉ thu giảm quyển sách vào sự nặng nề trường ốc. Chân lư của quyển sách này là ở trong vết bỏng cháy của tinh thần, trong tṛ chơi của sấm sét, trong niềm im lặng tràn đầy những cơn chóng mặt và những trao đổi quyển sách nói với chúng ta. Thật không tiện lợi chút nào nếu chúng ta nói về quyển sách này như nói về một tác phẩm người ta đè xuống và người ta đánh giá, nhưng để lại dẫn lời Nietszche mà tác giả thường nhắc tới, chúng ta nói về quyển sách này như điều ông ta đă nói về quyển Zarathoustra: “Tác phẩm này hoàn toàn riêng biệt.”(5) Tuy Blanchot và Bataille vào thời gian này khá thân thiết, kể cả việc Bataille trong L’Expérience intérieure thẳng thắn nh́n nhận ảnh hưởng của Blanchot, nhưng khi viết bài điểm quyển sách này Blanchot vẫn rất thận trong, giữ khoảng cách đúng như chủ trương cố hữu. Hơn hai mươi năm sau khi Bataille đă tạ thế Blanchot đă viết một bài khá dài không những cho thấy Blanchot thấu suốt tư tưởng của Bataille mà c̣n rất thân hữu ân t́nh tựa đề L’Expérience-limite in trong Entretien infini/Kết Đàm Vô Tận Blanchot nói về sự diễn giải bản văn của Bataille từ một trung tâm Blanchot chọn lựa: “Trong viễn tượng này [không chỉ lập lại Bataille], tôi tin rằng công việc của diễn ngôn phụ dẫn – một công việc phải hướng đến sự khiêm tốn – sẽ giới hạn trong việc đề ra một điểm từ đó người ta sẽ có thể nghe rơ hơn điều chỉ có việc đọc rút ra được. Song le điểm này cũng có thể biến đổi. Chúng ta hăy t́m xem chúng ta ở vị trí nào để cho cái kinh nghiệm-giới hạn, cái kinh nghiệm Bataille đă đặt tên là “kinh nghiệm nội giới” mà sự xác quyết của nó cuốn hút cuộc nghiên cứu của ông ta tới tận nơi sức hút lớn lao nhất của nghiên cứu này, không chỉ được tŕnh ra như một hiện tượng lạ lẫm, tính chất cá biệt của một tinh thần phi thường, nhưng c̣n giữ được cho chúng ta cái khả năng tra vấn của nó.”(6) Blanchot giải thích kinh nghiệm này là sự trả lời hoàn cảnh con người gặp phải khi hắn ta đă quyết định đặt câu hỏi về chính ḿnh, quyết định này liên quan tới mọi hữu bày tỏ việc không bao giờ ngưng tra vấn và đó là chuyển vận phản kháng xuyên suốt lịch sử, khi th́ gói ghém thành hệ thống, khi th́ xuyên thủng thế giới và kết thúc nơi cơi ngoài của thế giới ở đó con người trao phó bản thân cho tuyệt đối (Thương đế, Hữu, Thiện, Vĩnh cửu, Đơn nhất) và trong mỗi trường hợp con người đều từ bỏ bản thân. Đó là niềm đam mê của tư tưởng phủ nhận (pensée négative) không thể lẫn lộn với chủ nghĩa hoài nghi hay sự hoài nghi có tính chất phương pháp (doute méthodique/Descartes). Điều Blanchot muốn mọi người phải thật chú ư: v́ niềm đam mê phủ nhận này không miệt thị hay chỉ ra sự bất lực thiếu khả năng hoàn tất nơi kẻ có niềm đam mê này, nhưng ngược lại chỉ ra rằng rất có thể có sự đ̣i hỏi là tất cả phải được tự thể hiện nơi con người. Theo Leslie Hill : “Đọc Bataille theo lối này là bắt đầu bằng cách treo lửng tất cả những cái tên bản văn tự cung cấp và cung cấp cho chính bản văn, kể cả cái tên của tác gia, để khẳng định được cái ǵ trốn chạy khỏi mọi sự đặt/gọi tên và cái đó đúng ra sẽ được t́m thấy trong cái Blanchot gọi là “sự ngạc nhiên” của ngôn ngữ của Bataille – kể cả sự ngạc nhiên của Bataille đối với ngôn ngữ và sự ngạc nhiên của ngôn ngữ của Bataille – và trong giọng điệu độc nhất của cái diễn ngôn im lặng của bản văn của Bataille.”(7).
_______________________________________
(1) Maurice Blanchot, EI trang 565: [le “il”] est plutôt comme un vide dans l’œuvre – ce mot-absence qu’évoque Marguerite Duras dans l’un de ses récits, “un mot-trou, creusé en son centre d’un trou, de ce trou où tous les autres mots auraient dû être enterrés” et le texte ajoute: “On n’aurait pas pu le dire, mais on aurait pu le faire résonner – immense, sans fin, un gong vide…” C’est la voix narrative, une voix neutre qui dit l’œuvre à partir de ce lieu sans lieu où l’œuvre se tait.
(2) Sđd, trang 427: Trong bài viết về Rimbaud L’œuvre finale Blanchot định nghĩa “trung tâm” của việc đọc: “Assurément, par l’analyse, nous pouvons toujours faire quelques pas et ainsi mieux nous orienter vers le centre de ces deux ouvrages [Une Saison en enfer và Illuminations của Rimbaud ĐTĐ chú]. Le centre: aiguillon, la pointe de secrète douleur qui, dans la hâte et sans relâche, harcèle la figure, loin de la laisser se circonscrire selon un rapport dès l’abord déterminé. Quel serait le centre? S’il n’appartient pas au commentateur d’en décider par autorité ou par savoir, nous pouvons tenter cette approche, sous forme d’interrogation, en demandant: quelle est, dans chaque cas, le rapport du centre au moi présent de Rimbaud? Et nous pressentons que ce n’est pas le même moi, car celui qui dit Je le dit tantôt (et c’est la Saison) avec une urgence personnelle qui maintient, même à travers les métamorphoses dans “Mauvais Sang”, un rapport violent de présence; tantôt impersonnellement, à partir d’un lointain ou d’un oubli irrevocable, même lorsque dans “Jeunesse” ou “Vagabonds” il se rapport encore décidément à lui-même./Chắc chắn rằng bằng phân tích chúng ta luôn luôn có thể tiến thêm một vài bước và v́ vậy cũng hướng chúng ta về cái trung tâm của hai tác phẩm này. Trung tâm: mũi kim chỉ hướng, điểm của nỗi khổ đau thầm kín, nỗi đau này trong sự vội vă và không buông bỏ, không ngừng tấn kích thay v́ để cho cái dạng thức hạn chế theo một tương quan được qui định ngay từ lúc đầu. Cái trung tâm sẽ là ǵ? Nếu cái trung tâm không tùy thuộc vào người diễn giải quyết định là ǵ, bằng thẩm quyền và sự hiểu biết, chúng ta có thể thử cách tiếp cận này, dưới h́nh thức tra vấn khi hỏi: trong mỗi trường hợp, đâu là mối tương quan giữa cái trung tâm với cái tôi hiện thời của Rimbaud? Và chúng ta cảm thấy rằng đó không phải là cùng một cái tôi, bởi kẻ nói Tôi ngay khi nói thế (như trong tập thơ Saison) với một sự khẩn cấp riêng ḿnh, sự khẩn cấp này, ngay như qua những biến thái trong bài [thơ xuôi, trong tập Une Saison]“Mauvais Sang”, duy tŕ một mối tương quan bạo động của sự hiện diện; khi khác th́ mối tương quan này lại là vô ngă, khởi từ một nơi xa xôi hay từ một sự lăng quên không thể nào thu hồi được, ngay cả trong bài “Jeunesse” hay trong bài “Vagabonds”[cả hai bài thơ xuôi này đều trong tập Illuminations] kẻ phát ngôn dứt khoát vẫn qui chiếu về chính ḿnh.
Về quyển sách/tác phẩm và cuộc đời của tác giả Blanchot quan niệm chúng chồng lấp nhau như những bản viết/văn tự ghi chép chồng lấp nhau trên một tấm da trừu (palimseste) thay đổi tùy theo những chiều kích và tiếp tục lần lượt tạo nên nguyên bản (l’original) luôn là độc nhất.
(3) Jean-Paul Sartre, Un nouveau mystique, Situations I, trang 133-174. Bài này Sartre viết năm 1943 và cho đăng trên Cahiers du Sud. Trong bài viết khá dài, chi tiết này Sartre phê phán Bataille ở nhiều điểm: cách viết khảo luận của Bataille hỗn độn, lư luận không đi theo đường thẳng nên không tạo thành hệ thống, Batalle dưới mắt Sartre đă tự lột trần ḿnh cho thấy sự kiêu ngạo trong thông giao một chiều, “Ông ta ở trên cao, chúng ta ở dưới thấp…Nhưng điều thêm vào sự khó chịu của chúng ta, đó chính là cái đỉnh nơi ông ta nói với chúng ta đồng thời cũng lại là cái chiều sâu “hố thẳm” của sự thấp hèn” (Il est en haut, nous sommes en bas… Mais ce qui ajoute à notre gêne, c’est que le sommet où il nous parle est en même temps la profondeur “abyssale” de l’abjection – Situations I, trang 141), tư tưởng của Bataille là độc đoán, Bataille thất bại trong việc đưa ra một phương pháp diễn giải những hiện tượng chẳng hạn như sự khắc khoải (angoisse), và quan trọng hơn hết là quan niệm của Bataille cho rằng “kinh nghiệm nội giới/expérience intérieure” đối nghịch với dự phóng (projet). Sartre kịch liệt phản đối quan niệm này v́ dự phóng là xương sống trong triết lư của Sartre: chúng ta là dự phóng (projet). Sartre mỉa mai chua chát: “Chủ thuyết thần bí Ky-tô-giáo là dự phóng: chính cuộc sống vĩnh cửu là gốc rễ. Nhưng những niềm vui Ông Bataille mời mọc chúng ta, nếu chúng chỉ phải ném trả lại chính chúng, nếu chúng không phải nhập vào trong gịng của những công việc mới, đóng góp vào việc h́nh thành một nhân loại mới để hướng lên những mục tiêu mới, th́ chúng [những niềm vui đó] chẳng giá trị ǵ hơn sự sướng khoái uống một ly rượu hay tắm nắng trên băi biển.” Kết luận Sartre cho rằng kinh nghiệm nội giới là kinh nghiệm vô dụng của một kẻ có “tâm hồn tối tăm và chua chát” (âme somptueuse et amère), có niềm kiêu ngạo bệnh hoạn, chán ghét bản thân, chủ dâm dục…
(4) Sđd, trang 301: Parler d’un écrivain d’aujourd’hui comme d’un homme qui entra en extase, fit œuvre d’irréligion, loua la débauche, remplaça le christianisme par le nietzchéisme et le nietzschéisme par l’hindouisme, après avoir rodé autour du surréalisme (je résume quelques comptes rendus bien intentionnés), c’est donner la pensée en spectacle et créer un personage de fiction sans le moindre souci des délicatesses de la vérité. D’où vient ce besoin de ne chercher le vrai qu’au niveau de l’anecdote et par le faux du pittoresque?
(5) Maurice Blanchot, Faux pas trang 52: Traduction authentique, le livre de Georges Bataille pour cette raison ne se laisse pas décrire. Il est la tragédie qu’il exprime. Celui qui en effleure le sens, peut bien le réduire à la lourdeur scolastique. Sa vérité est dans la brûlure d’esprit, dans le jeu de foudre, dans le silence plein de vertiges et d’échanges qu’il nous communique. Il ne nous convient pas d’en parler comme d’un ouvrage qu’on pèse et qu’on apprécie, mais pour citer encore Nietszche qu’il évoque souvent, nous en dirons que celui-ci disait de Zarathoustra: “Cette œuvre est complètement à part.”
(6) Sđd, trang 302: Dans cette perspective, je crois que le travail du discours d’accompagnement – travail qui doit tendre à la modestie – se bornera à proposer un point d’où l’on pourrait mieux entendre ce que seul dégagera la lecture. Ce point du reste peut varier. Cherchons où nous placer pour que l’expérience-limite, celle que Georges Bataille nomma “l’exprérience intérieure” et dont l’affirmation attire sa recherche en son point de plus grande gravité, ne se donne pas seulement pour un phénomène étrange, la singularité d’un esprit extraordinaire, mais garde pour nous son pouvoir d’interrogation.
(7) Leslie Hill, Blanchot, extreme contemporary trang 160: To read Bataille in this way is to begin by suspending all the names the text provide itself and for itself, including that of the author, in order to affirm what escapes all naming and which is rather to be found in what Blanchot calls the ‘surprise’ of Bataille’s language – both Bataille’s surprise at language and the surprise of langage of Bataille – and in the unique tone of the silent discourse of Bataille’s text.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2015