đào trung đạo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(78)

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78,

 

Sự Vắng Mặt Quyển Sách, cái trung tính và cái đoạn rời.

Blanchot dành trên 200 trang chót của quyển Entretien infini/Kết Đàm BấtTận [EI] (421-636) cho chủ đề Vắng Mặt Quyển Sách (L’absence de livre). Ở trang sau chót Blanchot nói về quyển EI: thứ nhất, Blanchot coi EI như một quyển di cảo, một quyển sách hầu như tác giả là vô danh; thứ nh́, chính v́ vậy quyển sách này thuộc về tất cả mọi người, được viết bởi tất cả những người quyển sách này duy tŕ và nối dài sự đ̣i hỏi cấp bách mà những bài viết trong quyển sách không ngừng t́m kiếm một cách ngoan cường nhằm trả lời tới tận sự vắng mặt quyển sách mà họ hoài công chỉ định. (1) Nếu chúng ta để ư trong cụm từ “L’absence de livre/ Sự vắng mặt quyển sách” Blanchot đă không đặt trước “live/quyển sách” mạo từ (article) dù là mạo từ hạn định (défini) hay bất hạn định (indéfini) cho nên nghĩa cụm từ này có ư chỉ ra quyển sách thật ra đă luôn bị xóa bỏ, vắng mặt v́ không được chỉ định và cũng không là không chỉ định, chính xác hơn có nghĩa là trung tính. Cụm từ “l’absence de livre” về mặt văn phạm tương tự như cụm từ “l’absence d’œuvre/sự vắng mặt tác phẩm” Blanchot thường dùng ở những bài viết về sau để thay cho từ/chữ  “désœuvrement/giải tác”. Để hiểu rơ hơn việc đặt mạo từ trước từ “absence” hay không đặt mạo từ đứng trước “livre” chúng ta có thể qui chiếu về đoạn văn sau đây của Blanchot trong quyển L’Écriture du désastre/Văn tự của thảm họa: “Nếu người ta đọc/xướng lên le désastre/cái thảm họa, chúng ta cảm thấy rằng đó không phải là một chữ/từ, một danh từ/ tên, và nói một cách tổng quát không có một danh từ/ tên tách rời, để chỉ tên, chiếm ưu thế, nhưng luôn luôn là cả một câu chồng chéo hay đơn giản ở đó sự vô tận của ngôn ngữ, trong lịch sử c̣n dang dở, trong hệ thống không khép kín của nó, tự nó t́m cách để cho một loạt những động từ đảm nhiệm, nhưng, cùng lúc, trong một sự căng thẳng không bao giờ dịu bớt giữa danh từ và động từ, [sự căng thẳng] rớt xuống như thể ngưng lại bên ngoài ngôn ngữ mà lại không chấm dứt phụ thuộc vào ngôn ngữ.”(2) Khi không dùng mạo từ “le” với từ “livre” Blanchot ngầm ư cho rằng quyển sách luôn luôn đă được đặt dưới sự xóa bỏ. Leslie Hill nhận xét: “Do đó viết của Blanchot ban phát cho từ/chữ vắng mặt những phẩm tính năng động bằng cách thay đổi h́nh thức của nó từ một danh từ thành một cái ǵ đó tương tự như một h́nh thức động từ. V́ thế chữ này hóa ra có chức năng như một từ mới đặt ra. Vắng mặt không hàm ư hoài niệm về một thực thể trước đó có mặt và nay đă mất, nhưng thay vào đó giữ chức năng như một lực xóa bỏ và tái-ghi chú ngay khi bắt đầu cư ngụ trong quyển sách như sự tồn lưu của nó, nguyên lư tận cùng (hay sự vắng mặt nguyên lư), mặc dù như một nguyên lư nhưng thật ra lại nằm bên ngoài quyển sách và tự tŕnh ra với việc viết như sự thiết yếu của sự xóa bỏ trong quá khứ và trong tương lai của quyển sách. Thế nên, vắng mặt ở đây, được bày ra như một ngoại giới tính nằm ngoài quyển sách, và như vậy quyển sách, theo định nghĩa, không thể nào nhập nội vào trong chính nó; và trong ư nghĩa này, cần nhấn mạnh thêm, về phần quyển sách, sự vắng mặt quyển sách, nơi Blanchot, tác hoạt như một điều kiện đồng thời của cả khả tính lẫn bất khả tính.(3)

   Trong số 18 bài viết trong Phần III của EI Blanchot đặc biệt dành 4 bài cho thi ca và những thi sĩ ưu ái: bài số 1 L’œuvre finale cho Arthur Rimbaud, bài số 2 La cruelle raison poétique cho Antonin Artaud, bài số 3 René Char et la pensée du neutre và bài số 4 Parole de fragment cho René Char, bài số 5 Oublieuse mémoire cho Jules Supevielle. Tất nhiên trong những bài viết này không thể thiếu tên của hai thủ lănh thi ca: Hölderlin của Đức và Mallarmé của Pháp. Ngoài ra Blanchot cũng đánh giá cao Gaston Bachelard viết về thơ trong những tác phẩm Poétique du rêvePoétique de l’espace và ba bài tiểu luận cuối cùng của Bachelard L’imensité intime, Dialectique du dehors et du dedans, và Phénoménologie du ronde. Những nhà văn Gustave Flaubert, Raymond Russel, Samuel Beckett và dĩ nhiên không thể thiếu Franz Kafka thường xuất hiện trong EI. Cũng như các thân hữu tư tưởng quan trọng hiện diện trên lộ tŕnh tư tưởng và phản biện của Blanchot: Nietszche, Heidegger, Bataille, Levinas, Sartre, Merleau-Ponty, Derrida. V́ EI xuất bản năm 1969 cho nên nếu muốn t́m hiểu thêm về những nhà văn nhà thơ Blanchot coi như những thân hữu chúng ta có thể đọc quyển L’Amitié Blanchot cho xuất bản năm 1971. Trong quyển này Blanchot đă viết một bài khá dài để nh́n nhận công tŕnh khảo cứu nghệ thuật của André Malraux trong Les voix du silence/Tiếng nói của niềm im lặng, một bài khác về Jean Paulhan người bạn thiết chủ bút tạp chí NRF Blanchot đă cộng tác trong nhiều thập niên. Blanchot viết Le Rire des Dieux/Nụ cười của những thần linh về hai quyển tiểu thuyết Le Baphomet và bộ trường thiên Roberte của thân hữu văn chương Pierre Klossowski. Albert Camus cũng được Blanchot dành hai bài Le detour vers la simplicité/Đường ṿng quanh hướng về sự đơn giảnLa chute: la fuite/Sa đọa: Bỏ chạy, thi sĩ lưu đầy Edmond Jabès cũng đựợc nhắc tới như một thi nhân thân hữu khác của Blanchot. Nh́n chung hầu như Blanchot – kẻ đồng hành ẩn mặt – đă có mặt trên gần như toàn thể tiền trường văn chương tư tưởng suốt trong hơn năm thập niên cuối thế kỷ 20. Mối quan tâm của Blanchot khi đọc và viết về các tác giả thân hữu kể trên có mục đích chấm dứt một quá khứ văn chương và hướng về một hứa hẹn tương lai văn chương trong những bản văn qua cuộc kết đàm với những quyển sách, những thân hữu văn chương vắng mặt.

___________________________________

(1)     Maurice Blanchot, EI trang 637: Je voudrais dire que ce livre, dans la relation mouvante, articulée-inarticulée, qui est celle de leur jeu, rassemblent des texts écrits pour la plupart de 1953 à 1965. Cette indication de dates, référence à un long temps, explique pourquoi je puis les tenir pour déjà posthumes, c’est-à-dire les regarder comme presque anonymes.

  Donc appartenant à tous, et même écrits et toujours écrits, non par un seul, mais par plusieurs, tous ceux à qui il revient de maintenir et de prolonger l’exigence à laquelle je crois que ces texts, avec une obstination qui aujourd’hui m’étonne, n’ont cessé de chercher à répondre jusqu’à l’absence de live qu’ils désignent en vain./Tôi muốn nói rằng quyển sách này, trong mối tương quan linh động, biểu đạt-không biểu đạt, chính là tṛ chơi của những bài viết phần lớn được viết trong giai đoạn từ 1953 tới 1965. Sự chỉ ra những thời điểm này, qui chiếu về một thời gian dài, giải thích tại sao tôi có thể coi chúng như đă là di cảo, nghĩa là coi chúng như thể vô danh.

   Như vậy là thuộc về mọi người, và cũng là được viết ra và luôn được viết ra, không phải bởi một người, nhưng bởi nhiều người, tất cả những người có trách nhiệm ǵn giữ và tiếp nối sự bó buộc mà tôi tin rằng những bài viết này với sự ngoan cường hôm nay c̣n làm cho tôi ngạc nhiên, không ngừng t́m kiếm để trả lời tới tận sự vắng mặt quyển sách mà họ hoài công chỉ định.

(2)     Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre, trag 120: Si l’on prononce le désastre, nous sentons que ce n’est pas un mot, un nom, et qu’il n’y a pas en général de nom séparé, nominal, predominant, mais toujours toute une phrase enchevêtrée ou simple où l’infini du langage, dans son histoire non achevée, dans son système non fermé, cherche à se laisser prendre en charge par un processus de verbes, mais, en même temps, dans la tension jamais apaisée entre nom et verbe, à tomber comme en arrêt hors langage sans cependant cesser de lui appartenir.

(3)     Leslie Hill,  Blanchot, Extreme contemporary, trang 185: Blanchot’s writing thereby endows the word absence with dynamic qualities that change it from a substantive into something more nearly resembling a verbal form. The term, accordingly, comes to function like a new coinage. Absence does not imply nostalgia for an entity formerly present and now lost, but functions rather as a force of effacement and re-inscription that from the outset inhabits the book as its abiding, innermost principle (or absence of principle), albeit as a principle that in fact lies outside the book and presents itself to writing as the necessity of the book’s past and future erasure. Absence here, then, is proffered as an exteriority beyond the book, and which the book, by definition, cannot incorporate within itself; and in this sense, once more, with regard to the book itself, the absence of the book, in Blanchot, functions as a simultaneous condition of possibility and impossibility.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015