đào trung đąo
3-Zero
±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương
≤≤ cùng một khác
(64)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,
Trong phần “Outside” của quyển Blanchot, Extremely contemporary Leslie Hill đă quá giản lược phần phản biện Heidegger của Blanchot nhất là sự khác biệt quan điểm giữa Heidegger và Blanchot về mối tương quan giữa nghệ thuật với tác phẩm, với thế giới và với chân lư. Hai chủ đề này thực ra lại là những chủ đề quan trọng hàng đầu trong việc t́m hiểu và đánh giá lư thuyết văn chương của Blanchot. V́ vậy chúng tôi thấy cần bổ khuyết hai phần này.
Về mối tương quan giữa nghệ thuật với thế giới và lịch sử quan niệm của Heidegger và của Blanchot có những điểm khác biệt căn bản. Qua diễn giải bức tranh đôi giày của người nữ nông phu của van Gogh và một ngôi đền cổ Hy lạp Heidegger đưa ra định nghĩa trái đất: “Từ thưở xa xưa người Hy Lạp gọi tên sự hiện ra và đứng dựng lên trong chính nó và trong mọi sự vật là θúσις (phusis). Đồng thời θúσις thắp sáng trên cái con người đặt cơ sở cho sự cư ngụ của ḿnh. Chúng ta gọi đó là trái đất. Điều từ/chữ này nghĩa là ǵ ở đây được loại bỏ hẳn khỏi khái niệm của một khối vật chất và khỏi khái niệm thuần túy thiên văn học về một hành tinh. Trái đất là cái trong đó sự trổi lên của mọi sự vật trổi lên được mang trở lại – thật vậy, như thể chính sự vật là như thế - và được che chở. Trong những sự vật trổi lên trái đất hiện diện như thể vật che chở.”(1) Sau đó Heidegger đưa ra dịnh nghĩa thế giới: “Thế giới không chỉ là sự tập hợp những sự vật – đếm được hay không đếm được, được biết hay không được biết tới – có mặt sẵn sàng. Thế giới cũng không chỉ là một cái khung tưởng tượng được thêm vào tổng số những sự vật có mặt do sự h́nh dung của chúng ta. Thế giới thế giới, và hoàn toàn trong hữu hơn hẳn những sự vật có thể đụng chạm tới được và có thể tri giác được ở giữa chúng chính chúng ta coi ḿnh như ở trong nhà. Thế giới không bao giờ là một đối tượng trước mặt chúng ta và có thể được nh́n ngắm. Thế giới là cái luôn-luôn-không-có-tính-chất-đối-tượng chúng ta tùy thuộc vào trong chừng mực những nẻo đường của sinh và tử, ân sủng và nguyền rủa, khiến chúng ta được chuyển vận vào hữu. Dù cho những quyết định thiết yếu của lịch sử của chúng ta được tạo ra, dù cho chúng ta nhận lănh hay rời bỏ chúng, dù cho chúng không được nh́n nhận hay một lần nữa được đem ra tra hỏi, nơi đó thế giới [mở ra] thế giới.”(2) Ở đây Heidegger sau khi chơi chữ “thế giới thế giới” gián tiếp cho chúng ta hiểu nghĩa cụm từ này: “Bằng sư mở ra của một thế giới, mọi sự vật có được sự kéo dài và sự vội vă, khoảng cách và tiệm cận, bề rộng và những giới hạn của chúng. Nơi thế giới mở ra qui tụ cái không gian tính từ đó ân sủng bảo trợ của những thần linh được trao tặng hay bị chối từ. Ngay cả phần số của sự vắng mặt vị thần linh cũng là một cách trong đó thế giới thế giới. Một tác phẩm, do là một tác phẩm, cho phép một khoảng không gian cho không gian tính này. “Cho phép một không gian” ở đây có nghĩa, một cách riêng biệt: là cho tự do sự tự do của sự mở rộng và dựng vào không gian tự do này trong cấu trúc của nó. Việc dựng-vào [Ein-richten] hiện diện như việc dựng lên [Er-richten] được nói đến trước đây. Như một tác phẩm, tác phẩm giữ rộng mở sự mở rộng của một thế giới.”(3)
Vốn là người kín đáo cẩn trọng nên trong L’Espace littéraire Blanchot đă không nêu đích danh Heidegger trong những phản biện, đối chất nhưng hầu như một cách gián tiếp khắp nơi trong toàn bộ quyển sách này Blanchot chỉ nhằm tranh luận với tư tưởng của Heidegger. Điểm độc đáo và có tính thuyết phục trong phản biện nằm ở chỗ Blanchot đă sử dụng kinh nghiệm văn chương của những văn thi sĩ tầm cỡ như Hölderlin, Mallarmé, Rilke, Valéry, Kafka, Char, Saint-John Perse…để phản biệnm Tuy văn của Blanchot rất trong sáng nhưng v́ cách viết khảo luận không theo một trật tự có hệ thống trái lại rải rác trong các bài khảo luận viết ở những thời điểm khác nhau sau đó được tập hơp lại in thành L’Espace littéraire nên theo dơi tư tưởng của Blanchot không thể trên một đường thẳng trơn chu. Chúng tôi tạm thời giới hạn mối tương quan Heidegger-Blanchot trong phần VII La Littérature et l’expérience originell của quyển L’Espace littéraire. V́ cách tŕnh bày vấn đề với chủ đích không hệ thống hóa nên tác phẩm của Blanchot đôi khi dường như là khó nắm bắt và v́ thế đă không được tiếp cận một cách rộng răi ngoại trừ đối với những nhà chuyên khảo triết học và văn chương. Thêm vào đó là trở ngại đọc Blanchot không thể không đọc Heidegger để t́m ra manh mối dẫn khởi. Emmanuel Levinas bạn thân của Blanchot nhận xét về mối tương quan Blanchot- Heidegger: “Khi Blanchot h́nh như gần gũi Heidegger nhất, th́ đó cũng là lúc Blanchot xa cách [Heidegger] nhất.”(4)
Trong bài đầu L’Avenir et la question de l’art của phần VII La Littérature et l’expérience originell của quyển L’Espace littéraire ngoài việc bác bỏ lời tuyên bố của Hegel rằng nghệ thuật đă thuộc về quá khứ Blanchot cho rằng nghệ thuật có sự bó buộc (exigence) không để thỏa măn chút hạnh phúc nhỏ nhoi của niềm sướng khoái mỹ học và đặ câu hỏi: “Tại sao, thay v́ tự ḿnh biến đi trong sự thỏa măn thuần túy vui thỏa hay trong sự háo danh tào lao của một cái tôi trốn chạy, sự đam mê của nghệ thuật, dù cho đó là nỗi đam mê của van Gogh hay nơi Kafka, lại đă trở thành cái tuyệt đối nghiêm chỉnh, là sự đam mê cho cái tuyệt đối? Tại sao Hölderlin, Mallarmé, Rilke, Breton, René Char lại là những tên tuổi [điều này] có nghĩa rằng, trong bài thơ, có một khả tính mà văn hóa, sự hữu dụng lịch sử, sự thích thú ngôn ngữ mỹ miều không đếm xỉa ǵ tới, môt khả tính vô tích sự, lại tồn tại và trụ lại như một dấu chỉ, nơi con người, của sự vượt lên của chính con người?”(5) Khi người nghệ sĩ, theo Blanchot, tin tưởng ḿnh chống đối một cách tuyệt cùng những giá trị và bảo vệ nơi ḿnh, bằng nghệ thuật của hắn, cội nguồn của sự phủ nhận toàn năng, th́ hắn cũng ít nhiều tự đặt ḿnh dưới sinh mệnh nói chung rằng nguời nghệ sĩ đă tạo ra “tác phẩm hữu ích” và có thể là hơn thế nữa. Dù rằng hắn chỉ thể định nghĩa nghệ thuật của hắn khởi từ thế giới nhưng thế giới đó lại là thế giới bị lật ngược và sự lật ngược này không là ǵ khác hơn là cái phương tiện có tính chất mánh lới thế giới sử dụng để làm cho nó bền vững và có thực hơn. Nhưng phương cách này cũng có giới hạn và rồi cũng bị lịch sử vứt bỏ khi chính nó trở thành rơ ràng là sự phủ nhận trong sự triển khai những h́nh thức kỹ thuật của sự chinh phục sinh lực biện chứng bảo đảm cho cứu cánh của nó. Trong cuộc t́m kiếm mới nghệ thuật hôm nay như sự có mặt của con người với chính ḿnh không thỏa măn với sự biến đổi nhân bản lịch sử dành cho nó: nghệ thuật trong sự vận động của nó phải là sự hiện diện của chính nó, nghệ thuật tự khẳng định, lên đường t́m kiếm và hoàn tất yếu tính của nó. Trong khi Blanchot tỏ ra khá gần với Heidegger về quan niệm nguồn gốc của tác phẩm là nghệ thuật nhưng lại rất xa cách Heidegger về quan hệ của nghệ thuật và lịch sử. Trong khi Heidegger viết trong Nguồn gốc của Tác phẩm nghệ thuật khi diễn giải về ngôi đền cổ Hy Lạp: “Qua ngôi đền, thần linh có mặt trong ngôi đền. Sự có mặt này là, trong chính nó, là sự mở rộng thêm và sự giới hạn của vùng ngoại vi như một cái ǵ đó linh thiêng. Song le ngôi đền và vùng ngoại vi không trôi nổi vào trong sự vô cùng. Đó là ngôi đền tạo nên những cấu trúc đầu tiên và đồng thới qui tụ chung quanh nó tính chất đơn nhất của những con đường này và những mối tương quan trong đó sinh và tử, thảm họa và ân sủng, chiến thắng và bất hạnh, bền vững và suy xụp cung cấp cho nhân hữu h́nh dạng của sinh mệnh của con người. Cái trải rộng trị v́ tất cả của những mối tương quan này là thế giới của dân tộc lịch sử đó. Từ và trong sự trải rộng này dân tộc làn đầu trở lại với chính ḿnh cho việc hoàn thành thiên hướng của nó.”(6) Phản bác tác phẩm nghệ thuật chứa đựng thế giới của dân tộc lịch sử Blanchot cho rằng tuy hoạt động nghệ thuật, trong những thời khắc quyết định của lịch sử “nhà thơ phải hoàn thành thông điệp của ḿnh bằng sự chối từ bản ngă” (le poète doit compléter son message par le refus de soi) như trong quá khứ khi nghệ thuật phải thỏa hiệp với những đ̣i hỏi tuyệt đối khác, hội họa phục vụ những thần linh, thi ca làm cho những thần linh cất lời: tuy nhiên những quyền lực này không phải của thế giới, của cuộc đời này và rằng chúng trị v́ ở bên ngoài thời gian nên không đánh giá những dịch vụ cung cấp cho chúng sự hữu hiệu trong thời gian. Cũng vậy, nghệ thuật đă từng phục vụ chính trị, nhưng chính trị lại không là công tác duy nhất của hành động, và hành động cũng lại chưa ư thức được chính nó như sự bó buộc phổ quát. Tuy nhiên: “Chừng nào mà thế giới chưa hoàn toàn là thế giới, chắc chắn nghệ thuật có thể có phần riêng của nó trong đó. Nhưng cái phần riêng này, chính bản thân người nghệ sĩ lại lên án, nếu như, khi đă nhận biết trong tác phẩm yếu tính của nghệ thuật, th́ hắn cũng nhận ra được ở đó có ưu tiên của tác phẩm của con người nói chung. Sự dành riêng cho phép hắn hành động trong tác phẩm của hắn. Nhưng như vậy th́ tác phẩm không là ǵ khác hơn hành động của sự dành riêng đơn giản này, hành động thuần túy được dành riêng, không hành động, sự cố t́nh quên đi thuần túy và đơn giản đối với nhiệm vụ lịch sử, lịch sử không muốn có sự dành riêng, nhưng muốn sự tham gia tức thời, tích cực và được điều chỉnh vào hành động nói chung.” (7) Như vậy đúng là người nghệ sĩ khi tuân thủ qui luật của thời đại ḿnh đă không chỉ buộc phải để ḿnh phụ thuộc vào tác phẩm mà c̣n từ chối tác phẩm và từ chối chính ḿnh. Như vậy rơ ràng Blanchot không cho rằng nghệ sĩ có vai tṛ/sứ mệnh lịch sử. Và đó là chỗ Blanchot rất xa cách Heidegger như nhận xét của Levinas. Blanchot là người từ thời trẻ tuổi đă tham dự vào chính trị - như một kẻ ẩn mặt – với một hành trạng từ thiên về hữu phái trong thập niên 30-40 thế kỷ trước rồi sau đó nghiêng về tả phái cho đến gần cuối đời. Quan sát, học hỏi từ những kinh nghiệm dấn thân chính trị của các nhà văn nhà thơ Blanchot chỉ ra được bài học quư giá: cái ảo tưởng cho rằng lịch sử cho ḿnh phần riêng khiến nghệ sĩ, nhà tư tưởng sau khi phục vụ chế độ sẽ bị chế độ độc tài toàn trị đe dọa và loại bỏ không thương tiếc. V́ chỉ khi chế độ/thế giới chưa hoàn thành nghệ sĩ mới được nh́n nhận có phần riêng/vị trí (Tant que le monde n’est pas encore monde, l’art peut sans doute y avoir son reserve) nhưng khi chế độ chính trị đă nắm vững quyền hành th́ lập tức cái phần riêng đó bị loại bỏ. Điều này được lịch sử chứng minh thật rơ ràng: từ việc Heidegger hậu thuẫn Quốc xă (tuy chỉ trong khoảng không đầy một năm) nhưng sau đó v́ bất đồng tư tưởng với chế độ nên bị đầy ải. Hậu quả đáng tiếc (tuy không bao giờ Heidegger chịu tuyên bố về sự kiện này) Heidegger mang tai tiếng suốt đời, đến việc những nhà văn nhà thơ Nga đi theo cách mạng cộng sản từ buổi đầu hoặc bị chế độ sử dụng như những h́nh nộm, được ban phát chút danh lợi nhưng vẫn bị Đảng coi là “chó rơm ngựa giấy’, hoặc nếu chống đối chế độ, không chịu đầu hàng hay từ chối bản ngă lập tức bị chế độ trù dập, tù đầy. Nhân văn Giai phẩm ở Miền Bắc Việt Nam không thể là ngoại lệ.
_____________________________
(1) Martin Heidegger, Holzwege/Off the Beaten Track, trang 21: Early on, the Greeks called this coming forth and rising up in itself and in all things θúσις. At the same time θúσις lights up that on which man bases his dwelling. We call this the earth. What this word means here is far removed from the idea of a mass of matter and from the merely astronomical idea of a planet. Earth is that in which the arising of everything that arises is brought back – as, indeed, the very thing that is – and sheltered. In the things that arise the earth presences as protecting one.
(2) Sđd, 23: World is not a mere collection of the things – countable or uncountable, known and unknown – that are present at hand. Neither is world a merely imaginary framework added by our representation to the sum of things that are present. World worlds, and is more fully in being than all those tangible and perceptible things in the midst of which we take ourselves to be at home. World is never an object that stands before us and can be looked at. World is that always-nonobjectual to which we are subject as long as the paths of birth and death, blessing and curse, keep us transported into being. Wherever the essential decisions of our history are made, wherever we take them over or abandon them, wherever they go unrecognized or are brought one more in question, there the world worlds.
(3) Sđd, 23: A work, by being a work, allows a space for that spaciousness. “To allow a space” here means, in particular: to make free the free of the open and to install this free space in its structure. This in-stalling [Ein-richten] presences as the erection [Er-richten] mentioned earlier. As a work, the work holds open the open of a world.
(4) Leslie Hill dẫn chứng đoạn văn sau đây (bản dịch Anh văn là của L.H.) Levinas viết về mối tương quan Heidegger-Blanchot trong quyển Sur Maurice Blanchot của Levinas lấy lại bài Levinas viết về quyển L’Espace littéraire của Blanchot: “the move that dominate the later philosophy of Heidegger consists in interpreting the essential forms of human activity – art, technology, science, economy – as modes of truth (or its forgetting). That the march towards the truth, the response to the call, involves for Heidegger taking paths that lead one astray, and that error is contemporary with truth, and that the revelation of being is also its concealment, all points to the existence of a very close relationship between the Heideggerian notion of being and the making real of the unreal, the presence of absence, the existence of nothingness that is what, in Blanchot’s view, the work of art or the poem voices. But for Heidegger the truth – a primordial unveiling – is the condition of all wandering, which is why the whole of human can be finally spoken of in terms of truth and be described as an ‘unveiling of being’. In Blanchot, the work discloses, in a disclosure that is not truth, a darkness. A disclosure that is not truth! What a strange way of disclosing and seing the ‘content’ which its formal structure determines: a darkness that is absolutely exterior, on which no purchase is possible. Like in a desert one finds no residence. From the depths of sedentary existence a nomadic memory arises. Nomalism is not an approach of the sedentary state. It is an irreducible relationship with the earth: a residence without place. Faces with the night to which art calls it back, as in the face of death, the ‘I’, as support of power, dissolves into the anonymous ‘one’, across a land of pilgrimage. The Self of a timeless Nomad, grasping itself in its displacement and not its place, on the borders of non-truth, the realm that spreads further than the true. (Blanchot, extremery contemporary, trang 250, n.12)
(5) Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, 286: Pourquoi au lieu de se dissiper en pure satisfaction jouissante ou dans la vanité frivole d’un moi en fuite, la passion de l’art, qu’elle soit dans Van Gogh ou dans Kafka, est-elle devenue l’absolument sérieux, la passion pour l’absolu? Pourquoi Hölderlin, Mallarmé, Rilke, Breton, René Char sont-ils des noms qui signifient que, dans le poème, une possibilité dont ni la culture, ni l’efficacité historique, ni le plaisir du beau langage ne rendent compte, une possibilité qui ne peut rien, subsiste et demeure comme le signe, en l’homme, de son propre ascendant?
(6) Martin Heidegger, The Origine of the Work of Art in Off the Beaten Track, trang 20-21: Through the temple, the god is present in the temple. This presence of the god is, in itself, the extension and delimitation of the precinct as something holy. The temple and its precinct do not, however, float off into the indefinite. It is the temple work that first structures and simultaneously gathers around itself the unity of those paths and relations in which birth and death, disaster and blessing, victory and disgrace, endurance and decline acquire for the human being the shape of its destiny. The all-governing expanse of these open relations is the world of this historical people. From and within this expanse the people first returns to itself for the completion of its vocation.
(7) Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, 283: Tant que le monde n’est pas encore monde, l’art peut sans doute y avoir son reserve. Mais cette reserve, c’est l’artist lui-même qui la condamne, si, ayant reconnu dans l’œuvre l’essence de l’art, il reconnaît par là la primauté de l’ œuvre humaine en general. La reserve lui permet d’agir en son œuvre. Mais l’œuvre est alors rien de plus que l’action de cette reserve, inagissante, pure et simple reticence à l’égard de la tâche historique qui ne veut pas la reserve, mais la participation immediate, active et réglée, à l’action générale.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2015