đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(63)

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,

 

Tuy cùng có chung mục tiêu phản biện ư kiến của Hegel cho rằng nghệ thuật ngày nay đă là một cái ǵ thuộc về quá khứ nhưng quan điểm của Blanchot tuy chịu ảnh hưởng Heidegger về nghệ thuật trong thời đại hoang tàn (Hölderlin) nhưng cũng có những điểm rất khác biệt. Dựa trên diễn giải Hegel của Kojève cho rằng lịch sử tự trong yếu tính của nó đă hoàn tất cho nên nghệ thuật đă ly thân khỏi chân lư của lịch sử do đó hiện tại và tương lai không c̣n tùy thuộc vào nghệ thuật nữa mà vào hành động diễn ra trong thế giới. Thế nhưng, từ sau Hegel nghệ thuật vẫn phát triển, những tác phẩm văn học nghệ thuật tầm vóc vẫn xuất hiện sung măn.(1) Hơn nữa dù cho lịch sử đă cắt đứt quan hệ với nghệ thuật, dù cho nghệ thuật không c̣n tùy thuộc vào thế giới, vào tác phẩm/công tŕnh, và vào chân lư nữa nhưng câu hỏi về yếu tính của nghệ thuật vẫn c̣n đó, chưa có câu trả lời. Hơn nữa, đó không những là một câu hỏi mà là một vấn nạn tuyệt đối, vấn nạn này thế giới, tác phẩm/công tŕnh và chân lư đă không đáp ứng, giải đáp được một cách toàn diện. Theo Blanchot, tính chất nằm ngoài tuyệt đối, có ngoại giới tính tuyệt đối (radical exteriority) với thế giới, với tác phẩm/công tŕnh và chân lư khiến nghệ thuật có cơ may chứ không phải là một trở ngại bởi v́ thời đại hoang tàn đă khởi đầu giống như thời đại nằm ngoài thời đại của nguồn gốc. Mặt khác, cũng  có thể nêu giả thuyết rằng nghệ thuật trong thời đại hoang tàn đă lần đầu tiên đi vào khủng hoảng: câu hỏi/tra vấn về nghệ thuật là câu hỏi/tra vấn nghệ thuật đặt ra cho chính nó, câu hỏi/tra vấn này không c̣n qui chiếu về diễn ngôn thần học hay triết học đă được thiết định. V́ Blanchot cho rằng thời đại hoang tàn này đă khởi đầu giống như thời đại bên ngoài thời đại của cội nguồn và rằng nguồn gốc/cội của nghệ thuật không c̣n có thể được t́m thấy nơi cội rễ của nó trong quá khứ nữa nhưng chính là phải t́m kiếm trong tính chất không có thế giới (worldlessness), giải/hủy tác (worklessness/désœuvrement), và không chân lư (truthlessness) của nghệ thuật trong tương lai. Trước Blanchot trong quyển Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung/Những minh giải Thi ca Hölderlin GA4, bài thứ nh́ Hölderlin und das Wesen der Dichtung/ Hölderlin và Yếu tính của Thi ca (2) Heidegger cũng đă nói tới sự tách rời của nghệ thuật khỏi thời đại và hướng đến một thời đại mới khi các thần linh đă bỏ đi và vị thần sẽ tới lại chưa tới. Và trong bài Der Ursprung des Kunstwerks/Nguồn gốc của Tác phẩm Nghệ thuật như đă nói đến ở một phần trên Heidegger khi nhắc tới nhận xét của Hegel đă đặt câu hỏi: “Phải chăng nghệ thuật vẫn c̣n là một cách thế cốt tủy và thiết yếu trong đó chân lư xảy đến (geschieht) có tính quyết định cho sự hiện hữu có tính lịch sử (unser geschichliches Dasein), hay phải chăng nghệ thuật không c̣n như vậy nữa?” Leslie Hill nhận xét: “Câu hỏi này, theo Heidegger, vẫn c̣n lửng lơ; và thời đại của hoang tàn được đo lường một cách chính xác bởi tính chất bất trắc đang tăng trưởng trong khi thế giới phân vân giữa chân lư nằm trong một bài thơ của Hölderlin, Heidegger than phiền, người đương thời đă thất bại trong suốt một thế kỷ rưỡi nay trong việc lắng nghe [thi ca Hölderlin], cộng thêm sự hoang tàn tối thẳm là hậu quả của việc trị v́ thế giới của siêu h́nh học và hậu bối ác quỷ của nó là kỹ thuật hiện đại.”(3) Hiện đại đối với Heidegger ở đây đồng nghĩa với sự không có khả năng hay sự thất bại của thế giới không lưu tâm tới chân lư của nghệ thuật. V́ theo Heidegger, trong thời đại hoang tàn không chỉ những thần linh đă bỏ đi, để lại sau lưng những dấu vết của sự thiêng liêng, nhưng chính những dấu vết của vết tích đă mất này nay hầu như cũng chẳng c̣n mấy rơ rệt nữa. Ngược với Hegel và Heidegger với những lư do và cách thế tiếp cận và giải thích tuy có khác nhau nơi mỗi nhà tư tưởng nhưng cả hai đều chỉ ra sự  hiển nhiên về tính chất tự trị của nghệ thuật và sự cô lập hay sự tách rời, đứng một ḿnh của nghệ thuật đă bị vây bủa, Blanchot lại cho đó chính là sự khởi đầu của nghệ thuật. Lư do v́ khi nghệ thuật không c̣n bị thu giảm vào thế giới, công tŕnh/tác phẩm, hay chân lư nữa th́ tra vấn/câu hỏi về nghệ thuật không những mới có thể được đặt ra và đặt ra một cách không c̣n tùy thuộc nhiều vào mỹ học và phê b́nh như trước đây nữa mà c̣n được đặt ra một cách trực tiếp thích đáng cho chính vấn đề hữu trong thời đại hoang tàn.

   Có khá nhiều điểm khác biệt – cũng có thể nói là đối nghịch – về quan niệm nghệ thuật giữa Heidegger và Blanchot. Nếu như trong Der Ursprung des Kunstwerks/Nguồn gốc của Tác phẩm Nghệ thuật Heidegger t́m cách đặt nền tảng hoàn toàn mới mẻ cho mối tương quan giữa nghệ thuật và thế giới, nghệ thuật và tác phẩm, nghệ thuật và chân lư – chân lư hiểu theo nghĩa phơi mở (aletheia) –  và quan niệm tác phẩm nghệ thuật là sự “đặt-vào-tác phẩm của chân lư/Ins-Werk-Setzen der Wahrheit” – th́ Blanchot lại cho rằng thay v́ Heidegger minh giải được những mối tương quan này lại làm cho những mối tương quan này thêm tăm tối v́ Heidegger đă thay thế cho đ̣i hỏi triêt để của nghệ thuật bằng cách đưa ra một câu trả lời được đặt cơ sở trên thế giới, tác phẩm, và chân lư là những yếu tố, theo Blanchot, chính sự hiện hữu của nghệ thuật đă đặt thành vấn đề. Cũng v́ lư do này Blanchot cho rằng vấn đề/câu hỏi nên bỏ ngỏ, rằng nghệ thuật phải được xác định trong sự phủ nhận triệt để thế giới, tác phẩm, và chân lư của nghệ thuật. Một điểm khác biệt căn bản nữa: Heidegger tra vấn về nghệ thuật căn cứ trên tác phẩm, và như vậy theo Blancot, Heidegger đă chỉ đặt  trên khả tính của thế giới, quyền lực, và chân lư nghĩa là đă cưỡng chế chính khả tính của nghệ thuật, sự cưỡng chế này nằm chính nơi sự vắng mặt căn để, tính chất không có bản chất thiết yếu (essential inessentiality), và bất khả tính nghịch lư (paradoxical impossibility) của nghệ thuật.(4) Sự khiên cưỡng của Heidegger thật rơ rệt khi giải thích những bài thơ của Hölderlin nhắm mục đích binh vực Dân tộc Đức trong thời đại hoang tàn. Ngược lại, với Blanchot “Thời hoang tàn chỉ cái thời, luôn như vậy, là riêng biệt của nghệ thuật, nhưng thời này, xét về lịch sử khi không c̣n có những thần linh nữa và rằng thế giới của chân lư chao đảo, thời này xuất hiện trong tác phẩm như một nỗi âu lo trong đó nghệ thuật có phần chỗ của nó, thời đại hoang tàn đe dọa nó, làm cho nó hiện ra và nh́n thấy được. Thời của nghệ thuật là thời kế bên thời, rằng sự hiện diện tập thể của thần linh nhắc nhớ đến nó trong khi che lấp nó, rằng lịch sử và việc làm của lịch sử đào thải nó trong khi phủ nhận nó và rằng tác phẩm, trong sự hoang tàn của [nhận xét] Để làm ǵ, chỉ ra như cái tự ẩn kín nơi chiều sâu của hiện bày, là cái tái hiện giữa ḷng của sự biến đi, là cái tự hoàn tất trong vùng kế cận và dưới sự đe dọa của một sự lật nhào triệt để: kẻ nào đang viết tác phẩm trong khi “người ta chết” và kẻ nào, làm cho hữu vĩnh tồn dưới thứ hư vô, làm cho ánh sáng thành một sự quyến rũ, làm cho đối tượng thành h́nh ảnh và làm cho chúng ta thành trái tim trống rỗng của sự tái thẩm định vĩnh cửu.”(5)  Đành rằng với Heidegger tác phẩm vận hành như một khởi đầu nền tảng, một khai mào của chính nó, của cái ǵ nó dựng nên nhưng chỉ trong một chừng mực nào đó Blanchot có thể đồng ư với Heidegger; Blanchot đưa ư kiến: thế nhưng nếu như tác phẩm bắt đầu bằng sự bắt đầu theo cách đó, th́ nó cũng có thể làm như vậy trong một tính chất hủy/giải tác (désœuvrement), tính chất này là thước đo sự hoàn toàn không thể có được của sự khởi đầu. Blanchot viết: “Tác phẩm nói lên chữ này, sự khởi đầu, và cái mà tác phẩm có ư đưa cho lịch sử, đó chính là sự dẫn khởi, khả tính của một điểm khởi hành. Nhưng chính nó tác phẩm lại không bắt đầu. Nó luôn luôn có trước mọi bắt đầu., nó luôn luôn đă kết thúc.”(6) Với Heidegger nếu như tác phẩm là một sự khởi đầu th́ lư do chính v́ tác phẩm có một mối tương quan riêng biệt với chân lư. Đây là điều Blanchot phản kháng mạnh mẽ nhất v́ quan niệm về chân lư nói chung và chân lư [của, trong] tác phẩm văn chương của Blanchot hoàn toàn trái ngược với quan niệm về chân lư của Heidegger.

   Trong Der Ursprung des Kunstwerks/Nguồn gốc của Tác phẩm Nghệ thuật Heidegger định nghĩa chân lư là rọi sáng/phơi mở (άλήθεια/aletheia) hữu : “Chân lư là không là-chân lư (Un-wahrheit) trong chừng mực theo đó tùy thuộc vào vùng khởi nguồn của cái chưa-hẳn (cái không-là) được phơi mở hiểu theo nghĩa của sự phơi mở. Cũng vậy trong việc không-che kín chân lư hiện bày cũng c̣n có một sự “không là” khác nữa của sự phủ nhận kép. Chân lư như thế hiện bày trong sự đối nghịch giữa rọi sáng và che dấu kép. Chân lư là sự xung đột nguyên ủy trong đó, luôn luôn theo một cách riêng biệt, sự mở ra đă chiến thắng; sự mở ra này trong đó mọi sự vật trụ lại và từ đó mọi sự vật tự chiếm lĩnh – mọi sự vật, như một hữu, tự nó hiện ra và rút lui.”(7) Như vậy, theo Heidegger, chân lư không thể là chân lư đă được thiết định nhưng là sự tự hiện bày năng động ra khỏi không-là chân lư, chân lư trong bản chất là không-là chân lư. Điều này không có nghĩa chân lư không là sự thật hay chân lư phát sinh từ đối nghịch biện chứng nhưng có nghĩa chân lư của công tŕnh/tác phẩm không thể rút ra từ tri thức được học hỏi. Chân lư được tác phẩm phơi mở không bao giờ có thể được chứng nhận hay được t́m thấy từ những thứ trong quá khứ. Blanchot phản bác quan niệm về chân lư trong tác phẩm của Heidegger: “Ngay khi cái chân lư người ta tin rằng rút ra từ tác phẩm được biết đến, được trở thành đời sống và công việc hàng ngày, th́ tác phẩm tự khép lại trong chính nó như một kẻ xa lạ với cái chân lư đó và như thể chẳng có nghĩa ǵ, bởi không chỉ đối với những chân lư đă được biết đến và chắc thực tác phẩm dường như xa lạ, mà chính là cái x́-căng-đan của sự quỷ quái và sự không-đúng, nhưng luôn luôn tác phẩm phủ nhận cái đúng thực: thế nào mặc ḷng, ngay cả điều đó được rút ra từ tác phẩm, th́ tác phẩm cũng lật đổ nó, tác phẩm rút điều đó lại để chôn kín và dấu kỹ đi. Thế nhưng, tác phẩm vẫn nói chữ bắt đầu và tác phẩm quan yếu mạnh mẽ với đời sống. Tác phẩm là điểm khởi hành của đời sống có trước đời sống. Nó dẫn khởi, nó khai mào. “Điều bí ẩn khai mào”, như [René] Char đă nói, nhưng chính nó lại vẫn là cái bí ẩn bị loại khỏi sự dẫn khởi và bị lưu đầy khỏi chân lư sáng tỏ.”(8)

_____________________________

(1)     Blanchot phê phán câu nói nặng lời của Hegel khi cho rằng “Đối với chúng ta nghệ thuật là một thứ của quá khứ” là “một câu nói được tuyên bố một cách gan dạ trước mặt Gœthe, ở thời điểm của hứng khởi lăng mạn và khi âm nhạc, những nghệ thuật tạo h́nh, thi ca thấm sâu những tác phẩm đáng kể. Hegel kẻ mở đầu bài giảng của ḿnh về mỹ học bằng lời nói nặng nề này, biết rơ điều đó. Ông ta biết rơ rằng những tác phẩm nghệ thuật không thiếu, ông ta ngưỡng mộ những tác phẩm của những người đương thời của ông và đôi khi ông ta ưa chuộng những tác phẩm này (và ông ta cũng ngộ nhận chúng nữa), thế nhưng [ông ấy vẫn cứ nói] “Nghệ thuật với chúng ta là thứ đă qua”: “L’Art est pour nous chose passée” en face de Gœthe, au moment de l’essor romantique et quand la musique, les arts plastiques, la poésie attentent des œuvres considérables. Hegel qui inaugure son cours sur l’esthétique par cette parole lourde, sait cela. Il sait que les œuvres ne manqueront pas à l’art, il admire celles de ses contemporains et parfois il les préfère (il les méconnaît aussi), et pourtant “l’art est pour nous chose passée.” Le Livre à venir, trang 265.

 

(2)     Martin Heidegger, Erläuterungen zu Hölderlins Dichtung, bản Anh văn của Keith Hoeller Elucidations of Hölderlin’s Poetry, trang 64: Hölderlin puts into poetry the very essence of poetry – but not in the sense of a timelessly valid concept. This essence of poetry belongs to a definite time. But not in such a way that it merely conforms to that time as some time already existing. Rather, by providing anew the essence of poetry, Hölderlin first determine a new time. It is the time of the gods who have fled and of the god who is coming. It is the time of need because it stands in a double lack and a double not: in the no-longer of the gods who have fled and in the not-yet of the god who is coming.

 

(3)     Maurice Blanchot, Le livre à venir, trang 273: Kẻ nào xác quyết văn chương trong chính văn chương, là không xác quyết ǵ hết. Kẻ nào t́m kiếm văn chương, là chỉ t́m kiếm cái trốn chạy văn chương; kẻ nào t́m thấy văn chương, là chỉ t́m được cái ở kế cận hay, tệ hơn thế nữa, ở ngoài văn chương/Qui affirme la littérature en elle-même, n’affirme rien. Qui la cherche, ne cherche que ce qui se dérobe; qui la trouve, ne trouve que ce qui est en deçà ou, chose pire, au-delà de la littérature.

 

(4)     Leslie Hill, Blanchot, Extremely Contemporary, trang 123: The question, according to Heidegger, still hangs in the balance; and the time of distress is measured exactly by the uncertainty that grows for Heidegger, while the world hesitates between the truth embodied in a poem of Hölderlin’s to which, he complains, the moderns have failed to harken for already a century-and-a-half, and the benighted desolation that is the consequence of the world’s domination by metaphysics and its monstrous offspring, modern technology.

 

(5)     Maurice Blanchot, L’Espace littéraire trang 331: Le  temps de la détresse désigne ce temps qui, en tout temps, est propre à l’art, mais qui, lorsque historiquement les dieux manquent et que le monde de la vérité vacille, emerge dans l’œuvre comme le souci dans lequel celle-ci a sa reserve, qui la menace, la rend présente et visible. Le temps de l’art est le temps en deçà du temps, que la présence collective du divin évoque en le dissimulant, que l’histoire et le travail de l’histoire révoquent en le niant et que l’œuvre, dans la détresse de l’À quoi bon, montre comme ce qui se dissimule au fond de l’apparence, ce qui réapparaît au sein de la disparition, ce qui s’accomplit dans le voisinage et sous la menace d’un renversement radical: celui qui est à l’œuve quand “on meurt” et qui, perpétuant l’être sous l’espèce du néant, fait de la lunière une fascination, de l’objet l’image et de nous le cœur vide du ressessement éternel.

 

(6)     Sđd, trang 304: L’œuvre dit ce mot, commencement, et ce qu’elle pretend donner à l’histore, c’est l’initiative, la possibilité d’un point de départ. Mais elle-même ne commence pas. Elle est toujours antérieure à tout commencement, elle est toujours déjà finie.

 

(7)     Martin Heidegger, The Origine of the Work of Art in Off the Beaten Track trang 36: Truth is un-truth in that there belongs to it the originating region [Herkunftsbereich] of the not-yet- (the un-) disclosed in the sense of concealement. In un-concealement as truth is present, too, the other “un-” of the twofold refusal. Truth as such is present in the opposition between clearing and the twofold concealement. Truth is the ur-strife in which, always in some particular way, the open is won; the open within which everything stands and out of which everything withholds itself – everything which, as a being, both shows and withdraws itself.

 

(8)     Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, trang 304: Dès que la vérité qu’on croit tirer d’elle  s’est fait jour, est devenue la vie et le travail du jour, l’œuvre se referme en elle-même comme étrangère à cette vérité et comme sans signification, car ce n’est pas seulement par rapport aux verités déjà sues et sûres qu’elle paraît étrangère, le scandale du monstrueux et du non-vrai, mais toujours elle réfute le vrai: quoi qu’il soit, même s’il est tiré d’elle, elle le renverse, elle le reprend en elle pour l’enfouir et le dissimuler. Et cependant, elle dit le mot commencement et elle importe puissamment au jour. Elle est le point du jour qui précéderait le jour. Elle initie, elle intronise. “Mystère qui intronise”, dit Char, mais elle reste le mystérieux exclu de l’initiation et exilé de la claire vérité.

 

(c̣n tiếp)

  đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015