đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương
≤ cùng một khác
(61)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61,
Leslie Hill tŕnh bày khái niệm Trung tính của Blanchot qua năm chủ đề: Từ tác phẩm tới giải tác (From work to worklessness) [đă được tŕnh bày trong 3-Zero 59&60], Tính giải tác của hữu (The worklessness of being), Cơi ngoài (Outside), Trung tính (Neutre), và Tháng Bảy 1948: viết, chết; chết, viết (July 1948: writing, dying; dying, writing).
Đề mở đầu cho phần diễn giải về [tính chất] giải tác của hữu Leslie Hill trích dẫn đoạn văn sau đây của Blanchot:
Nhưng đâu sẽ là sự khác biệt giữa cái chết do tự tử với cái chết không-do-tự-tử (nếu như có sự khác biệt)? Chính bởi cái chết thuộc loại thứ nhất, tin cẩn vào biện chứng pháp (hoàn toàn đặt cơ sở trên khả tính của cái chết, trên việc sử dụng cái chết như quyền năng) là lời tiên tri tối tăm chúng ta không thể giải đoán, song nhờ lời tiên tri này chúng ta cảm thức được, trong khi không ngừng quên nó đi, rằng kẻ đă theo đuổi sự ham muốn chết, viện dẫn quyền của hắn đối với cái chết và để cho quyền lực của cái chết thực thi trên chính hắn – mở ra, như Heidegger đă nói, khả tính của bất khả tính – hoặc giả, tin tưởng rằng ḿnh làm chủ sự không-làm-chủ, để ḿnh mắc vào một thứ bẫy và vĩnh viễn ở lại đó – hiển nhiên chỉ trong một khoảnh khắc thôi – ở khoảnh khắc khi không c̣n là một chủ thể nữa, đánh mất sự tự do ngoan cố, là khác hẳn với chính ḿnh, hắn đâm đầu vào cái chết như vào cái ǵ đó không xảy đến hay như vào (chối bỏ, theo kiểu của một thứ bệnh mất trí, biện chứng pháp trong khi lại làm cho biện chứng pháp tiến tới mục tiêu) cái đảo chiều biến thành bất khả tính của khả tính.(1)
Theo Leslie Hill, quyển L’Espace littéraire xoay quanh vấn đề sự hiện hữu của văn chương đặt ra cho hữu. Blanchot tiếp tục nói về sự chạm trán giữa biện chứng hậu-Hegel về khả tính và hành động trong thế giới với luận lư ngoại nan đề (paradoxical logic) của Levinas về il y a tức sự lănh hội không tránh khỏi về có mặt/hiện diện của vắng mặt/khiếm diện của hữu. Khi triển khai il y a trong quyển De l’existence à l’existant Levinas có ư định đặt cơ sở nền tảng hữu thể luận cho siêu h́nh học khác với thông diễn hữu thể luận về “es gibt” cũng như về Da-sein của Heidegger trong Sein und Zeit. Một điểm cần lưu ư là existant/sinh thể theo Levinas không phải là Dasein theo Heidegger. Tuy nhiên như Derrida nhận xét: “… bằng cách dùng chữ existant/sinh thể sinh hữu-con người, do đó hầu như luôn luôn là, nếu không phải là luôn luôn, étant/sinh hữu trong h́nh thức của Dasein. Và v́ existant/sinh hữu được hiểu như vậy không phải là hiện thể (Seindes) nói chung, nhưng qui chiếu – và trước hết bởi cùng có một gốc –, về cái Heidegger gọi là Existenz, dạng thức của hữu và, chính là, hữu của hiện thể này mở ra cho tính chất khai mở của hữu và ở trong tính chất khai mở này.”(2) Blanchot không những coi luận giải về il y a của Levinas là việc làm cho biện chứng ngừng lại, bị đứt rời, mà c̣n là sự đ̣i hỏi không thể trốn tránh và sự khẳng định vô ngă đồng nghĩa với chính ngôn ngữ văn chương. Nếu như Levinas t́m cách đặt cơ sở hữu thể luận cho siêu h́nh học th́ Blanchot lại muốn đặt cơ sở hữu thể luận cho văn chương. Theo Blanchot, câu hỏi văn chương đặt ra cho hữu cũng chính là câu hỏi văn chương đặt ra cho chính văn chương. Thế nên mối quan tâm chính của Blanchot trong L’Espace littéraire là sự tự vấn của văn chương trong thời đại văn chương cần thiết phải đặt vấn đề này ra hay như Hölderlin trong bài thơ Brod und Wein/Bánh ḿ và Rượu vang tự hỏi “…trong thời hoang tàn/tối thẳm thi sĩ có ích chi?”(3) Ở đây cần nh́n rơ dụng ư của Blanchot (cũng như của Heidegger trong bài Wozu Dichter?) khi dẫn lại câu thơ của Hölderlin nêu trên – thời trẻ Hegel và Hölderlin từng là bạn thiết – nhằm phản bác nhận định của Hegel đưa ra trong bài giảng đầu tiên của Những Bài Giảng về Mỹ học: trong nhận định nổi tiếng này Hegel cho rằng trong thế giới hiện đại nghệ thuật đă là và vẫn cứ là một sự vật của quá khứ (nach der Seite ihrer höchsten Bestimmung für uns ein Vergangenes) và sau đó đưa ra lời giải thích v́ nghệ thuật đă ly thân với “chân lư chính đáng và sinh lực” của nó, nên nghệ thuật trong thế giới hiện đại đă tự tước bỏ sự thiết yếu nội tại của ḿnh và đánh mất vị trí ưu thế trong thực tại nên nó đơn giản trở thành một đối tượng của phán đoán văn chương, của kiểm tra mỹ học.
Một cách khá sơ lược nhắm thẳng tới mục đích tŕnh bầy về Trung tính nên Leslie Hill đă bỏ qua nhiều thông tin quan trọng giúp hiểu rơ khái niệm L’Espace littéraire/Không gian văn chương, một khái niệm khá phức tạp của Blanchot. Khái niệm này có liên hệ gắn bó với Trung tính cho nên có thể nói đây là một thiếu sót của Leslie Hill. Biện minh cho việc không đi sâu vào những thông diễn độc đáo của Blanchot về thi ca của Hölderlin, Mallarmé, Rilke và tiểu thuyết của Kafka… để nói về không gian văn chương, Leslie Hill cho rằng mục đích tiếp cận của Blanchot với vấn đề tự tra vấn của văn chương không có chủ đích đưa ra một hệ thống hay những ư niệm mà chỉ chuyên chú vào kinh nghiệm viết của một số những diện mạo văn chương riêng biệt tiêu biểu như Mallarmé, Kafka, và Rilke. Thật ra khái niệm Không gian Văn chương đă được diễn giải khá tường tận tuy không có tính chất hệ thống trong hầu hết những phần trong quyển này, và những diễn giải này lại quan hệ mật thiết với Trung tính. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở một phần sau. Quả thực Blanchot không nhằm thiết lập những diễn giải của ḿnh thành một hệ thống, như Leslie Hill đă nhận xét, nhưng quan niệm của Blanchot về yếu tính của văn chương là nhất quán: Văn chương là một vận động đi từ bất khả tính đến khả tính. Trong lộ tŕnh vượt biên giới này văn chương đi vào Trung tính ở Cơi ngoài. Cũng chính v́ thế đọc Blanchot không hề dễ dàng. Tuy nhiên, khi gián tiếp nhận biết được sự thiếu sót của ḿnh Leslie Hill đă phải sơ lược về phân tích của Blanchot về thi ca của Mallarmé khởi từ cuộc tra vấn về yếu tính của thi ca qua một nhận xét của Mallarmé năm 1891 trong một bức thư gửi cho Vielé Griffin. Trong bức thư này Mallarmé cho rằng toàn thể sự bí ẩn của thi ca chỉ nằm trong một từ/chữ “c’est/it is”. Theo Leslie Hill: “Nhưng sự thấu thị đột ngột vào trong sự bí ẩn của thi ca này, Blanchot cho rằng, dẫn đến điểm Mallarmé quan niệm đó không chỉ là một sự nh́n nhận đơn giản, nhưng là một kinh nghiệm về hữu thiết yếu là phân thân. Vậy nên kinh nghiệm thi ca của Mallarmé bắt đầu, cũng như kinh nghiệm của Hölderlin, không chỉ đơn giản bằng sự nh́n nhận hữu, nhưng với một nhận biết về sự bất cân xứng không thể tránh khỏi giữa hiện hữu của tác phẩm nghệ thuật như một đối tượng hay một thực thể hiện hữu, với tính chất tổng quát rộng lớn của hữu, tính chất này thiết yếu tháo lui khỏi mọi sự xác định riêng rẽ, nhưng tự nó đă viên măn, chính bởi nó không phải là một đối tượng, như đối tượng không thể nắm bắt một cách đích đáng, không sẵn có đấy một cách bí ẩn như vậy của thi ca.”(4) Leslie Hill nhận xét Blanchot trong diễn giải về Mallarmé nêu trên đă chịu ảnh hưởng quan niệm của Heidegger về nhị phân (dichotomy) của hữu qua diễn giải về sự khác biệt hữu thể luận giữa hữu và Hữu. Nhưng Blanchot trong L’Espace littéraire (1955) đă không nói nhiều về Heidegger như ở giai đoạn những năm 40s trước đây, và thay vào đó lại theo dơi tư tưởng của Levinas về hiện sinh (existence) và sinh thể (existant) một cách gián tiếp qua nhăn quan của Heidegger về sự khác biệt hữu thể luận – dù cho cả Levinas lẫn Blanchot đều khẳng định quan niệm về il y a độc lập với tư tưởng Heidegger –, khi Levinas quan niệm hiện sinh một mặt như không có thế giới tính (worldlessness), có tính chất ẩn danh (anonymity) và trung tính của il y a, ở mặt khác như sự treo lửng (suspension) hay khoảng tách rời (interval) nơi il y a Levinas qui chiếu tới như thực thể nền tảng (hypostasis), và chính thực thể này đánh dấu sự hiện xuất của thời gian giống như biến cố của cái hiện tại/diện phù du (evanescent present) và đưa vào chuyển vận của nó khả tính hiện hữu trong thế giới, định vị tính, chủ thể tính, ư thức, và tự do.
Từ lập luận trên về il y a Blanchot suy diễn ra cấu trúc của sự khác biệt và tùy thuộc giữa tác phẩm nghệ thuật với tính chất không có tác phẩm/giải tác (désœuvrement/worklessness) tiềm ẩn trong nguồn gốc của tác phẩm. Để sản xuất ra tác phẩm, tác phẩm được quan niệm như một biến cố khai mào cũng như khả tính của thông giao, thi sĩ/nhà văn phải áp đặt sự im lặng lên sự lập lại nhàm chán nghèo nàn của nguồn gốc [lời nói], làm chủ việc huyên thuyên dai dẳng của nguồn gốc. Thi sĩ/nhà văn khi ở trong gịng luân lưu của cuộc sống cũng phải xác quyết xem đâu là một giới hạn và một khuôn khổ khả dĩ để thể hiện tác phẩm như trong một trích đoạn thượng dẫn “Bài thơ – văn chương – dường như gắn liền với một lời nói không thể ngừng lại, bởi lời nói này không nói, nó là. Bài thơ không phải là lời nói này, nó là sự khởi đầu, và chính nó lại chẳng bao giờ khởi đầu, nhưng nó luôn luôn cứ cất tiếng và luôn luôn khởi đầu lại. Tuy nhiên, thi sĩ là kẻ đă nghe được lời nói này, là kẻ sẵn sàng để nghe, là kẻ làm trung gian, là kẻ áp đặt niềm im lặng trên lời nói trong khi đọc lời này lên. Trong niềm im lặng, bài thơ gần gũi với nguồn gốc, bởi v́ bất cứ cái ǵ nguyên ủy đều được thử nghiệm bởi sự bất lực thuần túy này, sự dài ḍng cằn cỗi, sự quá sung măn của cái không thể làm ǵ, của cái không bao giờ là tác phẩm, phá hủy tác phẩm và khôi phục sự giải tác không ngừng trong nó,”(5) điều này có nghĩa khi xuất hiện trong thế giới tác phẩm cũng phải hiểu rơ tính chất mong manh tạm thời cũng như sự phụ thuộc vào giải tác của nó. Chức năng của giải tác là vừa sinh thành vừa hủy diệt tác phẩm. Leslie Hill nhận xét Blanchot không hoàn toàn chịu ảnh hưởng quan niệm của Levinas được tŕnh bày trong quyển De l’existence à l’existant: “ Chẳng hạn Blanchot, không như Levinas, nhắm tới việc đồng hóa tư tưởng về thực thể nền tảng – và tất cả tư tưởng đến sau thực thể nền tảng, nói như vậy, với cái vận chuyển của thực thể nền tảng – với một lối giải thích khu biệt và giới hạn của biện chứng Hegel, điều này hiển nhiên, như một hậu quả, hoàn toàn không c̣n là một biện chứng toàn hợp nữa, nhưng tuy thế nó vẫn c̣n có đấy trong bản văn của Blanchot như một tư tưởng về hữu và vô-hữu, về sự thiết yếu của cái chết và tự do trong thế giới. Thêm vào đó, Blanchot nhấn mạnh một cách tranh biện mạnh mẽ hơn Levinas nhiều không những chỉ về tính chất xoay ṿng luận lư của il y a mà cũng c̣n, mặc dù những từ ngữ phủ định tính chất này được duyệt xét, tranh biện về tính chất xác nhận không thể tránh khỏi của il y a; chẳng hạn khi [Blanchot] viết, về tính chất không có quyền lực của tác phẩm nghệ thuật, phản biện rằng tác phẩm, trong chính yếu điểm của nó, hướng tới một phạm vi trong đó bất khả tính là một dấu vết không phải của sự thiếu vắng nhưng là của sự xác định.”(6)
Như vậy hai đ̣i hỏi, sự đ̣i hỏi của tác phẩm và sự đ̣i hỏi giải tác tranh đua nhau trong chuyển vận không-biện chứng tự khẳng định của nghệ thuật. Thế nhưng hai đ̣i hỏi này không đồng đều cho nên kết quả là, dù không như dự liệu, hóa ra lại là một kết luận đă được đặt định trước. Mặc dù vậy, hai đ̣i hỏi này là chủ yếu trong tư tưởng của Blanchot và được Blanchot công khai nêu ra trong bài Le regard d’Orphée/Cái nh́n của Orphée đặt ở phần V L’inspiration/Cảm hứng của quyển L’Espace littéraire. Trong La littérature et le droit à la mort Blanchot quan niệm tác phẩm như tính chất riêng biệt tiền-niệm (pré-conceptuelle singularité) và trong Thomas l’Obscure/Thomas U minh Blanchot mô tả kinh nghiệm về đêm khác (l’autre nuit). Bằng huyền thoại Orphée như trong bài Le regard d’Orphée Blanchot t́m cách thỏa măn cả đ̣i hỏi của tính chất tiêu biểu triết lư lẫn tính chất cá biệt của văn chương: “Khi Orphée đi xuống hướng về Euridyce, th́ nghệ thuật là sức mạnh mở đêm tối ra. Đêm tối, nhờ sức mạnh của nghệ thuật, đón nhận hắn, trở thành sự thân thiết đón chào, sự thấu hiểu và ḥa đồng ngay từ đêm đầu tiên. Nhưng chính ra là để hướng về Euridyce mà hắn xuống đó: Với hắn, Euridyce là giới hạn tuyệt cùng nghệ thuật có thể đạt tới, cô ta, dưới một cái tên che dấu và dưới một tấm voan phủ chụp, là cái điểm tối thẳm nghệ thuật, sự ham muốn, cái chết, đêm tối dường như hướng tới. Cô ấy là cái khoảnh khắc nơi yếu tính của đêm tối tiến gần như đêm tối khác.”(7) Leslie Hill phê phán: Nhưng chính v́ muốn cùng lúc thỏa măn cả hai nên hóa ra chẳng đ̣i hỏi nào được thỏa măn đúng cách, kết quả là, về mặt câu truyện Orphée, như Blanchot h́nh dung, quả có làm sáng tỏ bằng từ ngữ triết học được khá nhiều những biện luận ngầm chứa và chủ đề chung của toàn thể tác phẩm của Blanchot, nhưng nó cũng lại tác động vượt giới hạn như một truyện-trong-truyện (mise-en-abyme) của cái luận lư quá độ, nghịch lư nó nhằm mô tả – luận lư này không là ǵ khác hơn chính là luận lư của qui luật và của sự vượt giới hạn, thế nên nó làm hỏng mất yêu cầu của cả triết lư lẫn lư thuyết văn chương để có thể cứu vớt văn chương ra khỏi tha tính của đêm tối và đem văn chương ra ngoài ánh sáng.
Orphée xuống địa ngục để cứu Eurydice khỏi cái chết đầu tiên với điều kiện quỷ sứ đưa ra là trong khi đưa nàng trở lại dương gian anh không được phép ngó nàng. Nhưng anh đă không tôn trọng điều kiện này nên lại mất Eurydice lần thứ hai và bản thân Orphée cũng bị hủy diệt. Theo Blanchot, huyền thoại Orphée là diễn giải tiêu biểu cho sự cần thiết của tính chất nghiêng xéo và gián tiếp bởi chính chỉ có việc đi ṿng quanh qua suốt sự gần như mù quáng và bất kiến mới cho phép anh ta đi sâu vào những chiều sâu của đêm tối khác, cái đêm tối trước đêm tối để đem Euridyce trở về. Qui luật gián tiếp không thể tránh khỏi này đ̣i hỏi Eurydice phải là bất khả thị, không được nh́n thấy. Và đó cũng là qui luật buộc Orphée nếu anh muốn trở về với ánh sáng và công tŕnh/tác phẩm của ḿnh [đem Eurydice trở lại dương gian]. Tuyệt đối không thể có sự trực tiếp và tức thời. Căn cứ vào điểm này Blanchot cho rằng chính tác phẩm trước hết là sự che dấu, che lấp: “Chiều sâu không tŕnh ra trực tiếp, nó chỉ lộ ra trong khi tự dấu kín trong tác phẩm/La profondeur ne se livre pas en face, elle ne se révèle qu’en se dissimulant dans l’œuvre). Cũng theo Blanchot, việc cưỡng lại qui luật bằng hành động của Orphée là một sự phản bội và cũng là một sự hy sinh, nhưng đó lại là điều không thể tránh khỏi và thiết yếu. Hơn thế nữa, đó là câu trả lời, sự đáp ứng một đ̣i hỏi khắc nghiệt hơn, đáp ứng qui luật của chính nguồn cội và của giải tác, qui luật này khẳng định rằng cái cốt tủy không phải là tác phẩm nhưng là sự tăm tối của đêm v́ nếu không có nó th́ sẽ hoàn toàn không có tác phẩm, và sự tăm tối của đêm cũng nằm trong tương quan khắc nghiệt với chính tác phẩm như trường hợp Orphée bị thử thách cái quyền lực thi sĩ của ḿnh một cách cùng kiệt. Thế nhưng: “Với Orphée, tác phẩm là tất cả, ngoại trừ đối với cái nh́n ham muốn ở đó tác phẩm mất đi, như thể cũng chính chỉ trong cái nh́n này tác phẩm có thể tự vượt bỏ, tới kết nối với nguồn gốc của nó và tự hiến ḿnh trong bất khả tính.”(8)
Theo lẽ thường Orphée phạm tội thiếu kiên nhẫn qui quay lại nh́n Eurydice, nếu không anh đă mang được nàng trở lại dương gian. Thế nhưng, theo Blanchot, ngay cả trong bài ca của ḿnh Eurydice đă vắng mặt và chính thân xác Orphée cũng đă đang bị ră rời ra từng mảnh v́ đă cất tiếng ca hát. Do đó cái nh́n v́ không thể kiên nhẫn của Orphée là cần thiết, v́ nếu không ngoái cổ lại nh́n Eurydice th́ Orphée rất có thể cũng đă không để ḿnh đối diện với sự kiên nhẫn như vậy và điều này cũng có nghĩa là sự lo lắng, quan tâm của Orphée về căn do của việc xuống địa ngục đem Eurydice trở lại chính là sự không có công tŕnh, sự giải tác vậy, v́ nếu như anh ta có được sự kiên nhẫn tin tưởng Eurydice th́ Orphée có thể đă phải trải qua sự dày ṿ của sự kiên nhẫn vô bờ chính là nguồn gốc của công việc/tŕnh của anh ta. Leslie Hill nhận xét: “Kiên nhẫn và không kiên nhẫn khởi đầu ở đây, trong bản văn của Blanchot, hợp lại và tan loăng đúng theo một chuyển vận riêng biệt của tính chất tương tự và tính chất khác biệt, tăng cường độ đối ứng qua lại và triệt tiêu nhau. Tùy từng lúc, trong khi nó vẫn cứ là một quyết định có tính toán để làm chậm lại hành động thúc hối, th́ sự kiên nhẫn dường như giống với chính cái đối nghịch của sự không kiên nhẫn; trong khi vào lúc khác, khi nó là một sự từ chối sự cám dỗ mời gọi can thiệp, th́ sự kiên nhẫn dường như lại giống với sự thiếu kiên nhẫn có giá trị duy nhất có đấy, sự thiếu kiên nhẫn trải nghiệm tới giới hạn của nỗi hành hạ của chờ đợi. Sự thiếu kiên nhẫn cũng là, dù cho nó rất có thể có cái h́nh thức của một hành vi có tính toán được hoàn thành để phá hủy sự cần thiết đợi chờ, th́ chính nó lại cũng có thể trở thành bị biến dạng vào thời điểm sau đó thành sự kiên nhẫn đợi chờ giằn vặt nhất. Blanchot giải thích: “Sự không kiên nhẫn là lỗi lầm của kẻ nào muốn trốn chạy khỏi sự vắng mặt thời gian, sự kiên nhẫn là sự lừa gạt t́m cách làm chủ sự vắng mặt của thời gian này bằng càch làm cho nó thành một thời gian khác, được đo lường cách khác. Nhưng kiên nhẫn thực sự lại không loại trừ không kiên nhẫn, nó là sự thân thiết nằm trong sự không kiên nhẫn, nó là sự kiên nhẫn khổ đau và kéo dài bất tận. Sự mất kiên nhẫn của Orphée như vậy cũng là một cử hoạt đúng đắn: nơi sự thiếu kiên nhẫn này bắt đầu cái sẽ trở thành niềm đam mê của riêng anh ta, sự kiên nhẫn đỉnh cao nhất của anh ta, nơi ở lại măi măi trong cái chết,” và sau đó c̣n thêm vào nhận định này: “Đó là lư do tại sao sự mất kiên nhẫn phải là trung tâm của sự kiên nhẫn sâu xa, tia sáng thuần túy mà sự chờ đợi bất tận, niềm im lặng, sự trừ bị kiên nhẫn làm phun lên từ ngay trong chính nó, không chỉ như tia lửa mồi thắp sáng sự căng thẳng tuyệt đỉnh, nhưng như cái điểm sáng ḷa đă chạy vuột khỏi sự chờ đợi này, sự t́nh cờ hạnh phúc của vô ưu.”(10) Leslie Hill kết luận: “Kiên nhẫn và không kiên nhẫn ở đây có chức năng theo một kiểu mẫu hẳn không thể không một lần nữa nhắc nhớ tới ‘lư luận ngoa ngôn’ của việc làm tăng cường độ lưỡng biến t́m thấy ở trung tâm lư thuyết về thảm kịch của Hölderlin như Philippe Lacoue-Labarthe đă biện luận. Thật thế, về phương diện này, Orphée của Blanchot nhận ra ḿnh ở một vị trí tương tự với Oedipe của Hölderlin: nếu kiên nhẫn là không kiên nhẫn được tŕ hoăn, th́ nó cũng là không kiên nhẫn được nâng cao cường độ, và nếu như không kiên nhẫn là kiên nhẫn tŕ hoăn, th́ nó cũng là kiên nhẫn được nâng cường độ vậy.”(11) Có điều mặc dầu kiên nhẫn và không kiên nhẫn ở đây dường tác hoạt giống như những đối nghịch biện chứng nhưng thực ra không có biện chứng ở đây v́ không có bước tổng hợp hay thống nhất, không có thời gian để cho chúng hóa giải, mà chỉ có thời gian của sự vắng mặt thời gian không tùy thuộc vào sự tiến bộ mà vào việc tái hồi, không tùy vào công tŕnh mà vào không công tŕnh/giải tác, không tùy thuộc vào thế giới mà vào không có thế giới. Và chính v́ vậy cho nên chuyển vận của kiên nhẫn và của không kiên nhẫn nơi Blanchot làm nổi lên không phải là một biện chứng của công tŕnh/tác phẩm, nhưng là một nhận biết về sự bất đối xứng nền tảng giữa công tŕnh/tác phẩm với không công tŕnh/tác phẩm/giải tác, với một hậu quả đưa đến là, trong sự tranh đua giữa sự đ̣i hỏi phải có công tŕnh/tác phẩm với sự đ̣i hỏi của không công tŕnh/giải tác, luôn luôn cái sau lướt thắng cái trước. Sự hy sinh Eurydice của Orphée do đó không đưa tới công tŕnh/tác phẩm, nhưng tới sự hy sinh công tŕnh/tác phẩm, và tới sự khẳng định về bất khả tính của công tŕnh/tác phẩm như sự bí ẩn của nguồn gốc của nó.”(12)
_______________________________________
(1) Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre, 114-115: Mais quelle serait la différence entre la mort par suicide et la mort non-suicidaire (s’il y en a une)? C’est que la première, en se confidant à la dialectique (toute fondée sur la possibilité de la mort, sur l’usage de la mort comme pouvoir) est l’oracle obscure que nous ne déchiffrons pas, grâce auquel cependant nous pressentons, l’oubliant sans cesse, que celui qui a été jusqu’au bout de désir de mort, invoquant son droit à la mort et exerçant sur lui-même un pouvoir de mort – ouvrant, ainsi que l’a dit Heidegger, la possibité de l’impossibité – ou encore, croyant se rendre maître de la non-maîtrise, se laisse prendre à une sorte de piège et s’arrête éternellement – un instant, évidemment – là où, cessant d’être un sujet, perdant sa liberté entêtée, il se heurt, autre que lui même, à la mort comme à ce qui n’arrive pas ou comme à ce qui retourne (démentant, à la façon d’une démence, la dialectique en la faisant aboutir) en l’impossibité de toute possibité.
(2) Jacques Derrida, L’écriture et la différence, bài Violence et métaphysique, trang 133: … par existant, Levinas entend en effet presque toujours, sinon toujours, l’étant-homme, l’étant dans sa forme du Dasein. Or l’existant ainsi compris n’est pas l’étant (Seindes) en général, mais renvoie – et d’abord parce que c’est la même racine –, à ce que Heidegger appelle Existenz, “mode de l’être et, précisément, l’être de cet étant qui se tient ouvert pour l’apérité de l’être et en elle”. Was bedeute “Existenz” in Sein und Zeit? Das Wort nennt eine Weise des Seins, und zwar das Sein desjenigen Seinden, das offen steht fur die Offenheit des Seins, in der es steht, indem es sie aussteht (Ontrod. à Was ist Metaphysik?).
(3) Friedrick Hölderlin, Poemes and Fragments, translated by Michael Hamberger, bài Brod und Wein/Bread and Wine trang 326/327: “… und wozu Dichter in dürftiger Zeit/ and who wants poets at all in lean years”. Blanchot trong L’Espace littéraire trang 329 dịch câu thơ này sang Pháp văn “…à quoi bon les poètes au temps de la détresse?” Blanchot trong chú thích ở dưới bài dịch đoạn thơ của Hölderlin kể trên cho rằng cụm từ “dürftiger Zeit” này trong tiếng Đức so với tiếng Pháp cứng rắn và khô khan hơn và chủ đích của Hölderlin khi dùng cụm từ này là để chống lại khát vọng về những thần linh đă ẩn dạng, nhằm duy tŕ sự phân biệt những phạm vi, phạm vi ở bên trên và phạm vi ớ bên dưới, bằng sự phân biệt thuần túy này để cho thấy rơ phạm vi của sự thiêng liêng trống rỗng do sự bất trung của con người và của các thần linh, và sự thiêng liêng này là một khoảng trống thuần túy Hölderlin muốn duy tŕ như một sự bó buộc tối hậu được biểu đạt trong câu thơ: “Préserver Dieu par la pureté de ce qui distingue”. Gustave Roud trong Hölderlin, Œuvres, Bibliothèque de la Pléiade trang 813 dịch là “…- et pourquoi, dans ce temps d’ombre misérables, des poètes? Julian Young và Kenneth Haynes trong quyển Off the Beaten Track [bản dịch Anh văn quyển Hollzwege của Heidegger] khi dịch bài Wozu Dichter/Why Poets đă dịch câu này như sau: “…and why poets in a desolate time?”.
(4) Leslie Hill, Blanchot, Extreme Contemporary, trang 115: But this abrupt insight into the mystery of poetry, Blanchot contends, gives rise in Mallarmé not to a single realisation, but an experience of being that was necessary divided. Mallarmé’s poetic experience commences, then, like that of Hölderlin, not simply with the realisation of being, but with an awareness of the inescapable dissymmetry between the existence of the work of art as an object or entity that is, and the vast generality of being which necessary withdraws from all particular determination, but alone suffices, precisely because it is not an object, as the properly intangible, mysteriously unavailable object of poetry as such.
(5) Maurice Blanchot, L’Espace littéraire trang 35: Le poème – la littérature – semble lié à une parole qui ne peut s’interrompre, car elle ne parle pas, elle est. Le poème n’est pas cette parole, il est commencement, et elle-même ne commence jamais, mais elle dit toujours à nouveau et toujours recommence. Cependant, le poète est celui qui a entendu cette parole, qui s’en fait l’entente, le médiateur, qui lui a imposé silence en la prononçant. En elle, le poème est proche de l’orogine, car tout ce qui est originel est à l’épreuve de cette pure impuissance de recommencement, cette prolixité stérile, la surabondance de ce qui ne peut rien, de ce qui n’est jamais l’œuvre, ruine l’œuvre et en elle restaure le désœuvrement sans fin.
(6) Leslie Hill, Blanchot, Extreme Contemporary, trang 116: Blanchot, for instance, unlike Levinas, tends to assimilate the thought of hypostasis – and all that is posterior, so to speak, to the moment of hypostasis – to a regionalized or delimited version of the Hegelian dialectic, which obviously, as a result, ceases to be a totalizing dialectic at all, but survives nonetheless in Blanchot’s text as a thought of being and non-being, of the necessity of death and freedom in the world. In addition, Blanchot underscores with arguably much greater force than Levinas not only the logical circularity of the il y a but also, despite the negative terms in which it is thematised, the inescapably affirmative character of the il y a; writing for instance, at one poit, of the powerlessness of the work of art, Blanchot rejoins that the the work, in its very weakness, points to a real in which impossibility is a mark not of privation, but affirmation.
(7) Maurice Blanchot, L’espace littéraire, trang 225 ‘Le regard d’Orphée’: Quand Orphée descend vers Euridyce, l’art est la puissance par laquelle s’ouvre la nuit. La nuit, par la force de l’art, l’accueille, devient l’imtimité accueillante, l’entente et l’accord de la première nuit. Mais c’est vers Euridyce qu’Orphée est descend: Euridyce est, pour lui, l’extrême que l’art puisse atteindre, elle est, sous un nom qui la dissimule et sous un voile qui la couvre, le point profondément obscure vers lequel l’art, le désir, la mort, la nuit semblent tendre. Elle est l’instant où l’essence de la nuit s’approche comme l’autre nuit.
(8) Sđd, mục 2 Le regard d’Orphée của phẩn V L’ispiration/Cảm hứng, trang 230: L’œuvre est tout pour Orphée, à l’exception de ce regard desiré où elle se perd, de sorte que c’est aussi seulement dans ce regard qu’elle peut se dépasser, s’unir à son origine et se consacrer dans l’impossibilité.
(9) Sđd, 228: L’impatience est la faute de qui veut se soustraire à l’absence de temps, la patience est la ruse qui cherche à maîtriser cette absence de temps, autrement mesuré. Mais la vraie patience n’exclut pas l’impatience, elle en est l’intimité, elle est l’impatience soufferte et endurée sans fin. L’impatience d’Orphée est donc aussi un movement juste: en elle commence ce qui va devenir sa propre passion, sa plus haute patience, son séjour infini dans la mort.
(10) Sđd, 232: C’est pourquoi l’impatience doit être le cœur de la profonde patience, l’éclair pur que l’attente infinie, le silence, la reserve de la patience font jaillir de son sein, non pas seulement comme l’étincelle qu’allume l’extrême tension, mais comme le point brilliant qui a échappé à cette attente, le hazard heureux de l’insouciance.
(11) Leslie Hill, Blanchot, Extremely Contemporary, 120: Patience and impatience function here according to a pattern that is not without recalling once more the ‘hyperbologic’ of chiastic intensification found, as Philippe Lacoue-Labarthe has argued, at the center of Hölderlin’s theory of tragedy. Indeed, in this respect, Blanchot’s Orpheus finds himself in an analogous position to Hölderlin’s Oedipus: if patience is impatience deferred, it is also impatience intensified. But though patience and impatience may seem here to function like dialectical contraries, all dialectic remains absent: there is no moment of synthesis or of unification, no time in which reconcile the two, only the time of the absence of time which belongs not to progress but to return, not to work but to worklessness, not to the world, but to worldlessness. And this is why the movement of patience and impatience in Blanchot gives rise not to a dialectic of the work, but to an awareness of the fundamental dyssymetry between work and worklessness, as a result of which, in the revalry between the demand for the work and the demand of worklessness, it is necessarily always the latter that prevails. Orpheus’s sacrifice of Eurydice does not lead therefore to the work, but to the sacrifice of the work, and to the affirmation of the impossibility of the work as the secret of its origin.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2015