đào trung đąo
3-Zero
±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương
≤≤ cùng một khác
(56)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56,
Bident nhận thấy thi pháp về cái Trung tính được Blanchot tạo dựng dần dần cả trong văn sáng tác lẫn trong văn khảo luận phê b́nh văn chương và triết học. Trong văn sáng tác nếu như ở Thomas l’Obscure/Thomas Kẻ U minh trước đây Blanchot c̣n cho nhân vật truyện kể có một cái tên th́ đến La folie du jour/Sự điên cuồng của ngày (1947) nhân vật trong truyện kể bị tước bỏ ngay cả cái tên. Một chi tiết cũng được những nhà chuyên khảo về Blanchot chú ư: Khi cho La folie du jour đăng trên tạp chí hàng tháng Empédocle số 2 tháng Năm 1949 Blanchot đă đánh dấu hỏi sau chữ récit?/truyện kể? ở mục lục trên b́a của tờ tạp chí nhưng trên trang tóm lược nội dung (Sommaire) (trang đầu) th́ dấu hỏi đặt sau chữ récit/truyện kể lại biến mất và ngay cả ở trang đầu truyện kể và những trang kế tiếp. Blanchot không đưa ra một giải thích cho việc làm này vào thời điểm xuất hiện truyện kể La folie du jour và đây quả thực là một điều gây thắc mắc cho người đọc. Chúng ta có thể giả thiết rằng Blanchot muốn người đọc đặt câu hỏi, nghi vấn về truyện kể. Bident trong bài viết ngắn Movement of the Neuter/Chuyển vận của cái Trung tính – v́ đó chỉ là một bài viết ngắn – có nhắc đến chi tiết này và cho rằng bản văn La folie du jour chỉ ra ‘văn tự trắng’ rơ rệt hơn ở Thomas l’Obscure. “Đen và trắng, tối tăm và bỏ trống, ở đây là những từ/chữ lạ kỳ, mỗi chữ trong những chữ này được chuyển dịch thành một h́nh thức của tha tính do sự chuyển dịch này không hẳn là được giao hoán thành chữ đối nghịch nó, nhưng đúng ra là xóa bỏ, nắm lấy tính chất trung tính và điều này có lẽ trước hết có thể được định nghĩa như một thi pháp của không gian và của màu sắc.”(1) Bident cũng nhắc lướt qua trung tính là mối quan tâm thời đại chung t́m thấy nơi tranh vẽ hay phát biểu của những họa sĩ như Kandinsky, Lecoq, và truyện kể của Blanchot được Derrida, Deleuze, Foucault, Beckett, Char, Dupin, Duras, Godard, Régy… chú ư nhiều v́ những nghệ sĩ và triết gia này t́m thấy nơi bản viết của Blanchot mô tả chính xác và biểu đạt không mệt mỏi của những bí ẩn nội giới của tác phẩm của chính họ. Và cũng v́ lư do này Bident cho rằng sợi chỉ dẫn lối đến cái Trung tính gấp đôi lên trong mỗi trường hợp đọc cái trung tính trong tương quan với không gian văn chương hay ở cấp độ của phê b́nh và triết học. “Ở trung tâm của toàn thể sợi dẫn thật lạ lùng này là khái niệm (concept) hay tri niệm (percept) về cái trung tính. Trong những truyện kể những tên [nhân vật] từ từ bị loại bỏ, và Blanchot mô tả cái chuyển vận không có tên, cũng do chuyển động này mỗi thử thách riêng lẻ được ḥa tan vào trong một kinh nghiệm vô tận; trong khi đó nơi những bản văn phê b́nh ông ta lại cố thử tách riêng phần đóng góp của cái trung tính đặc biệt trong mỗi sáng tạo riêng biệt, bằng cách dùng một sự biến đổi của diễn ngôn trực tiếp của người viết khảo luận thành diễn ngôn gián tiếp tự do của nhà văn, trong diễn ngôn này điều được nói về tác phẩm lại cũng chẳng thuộc về tác gia hay nhà phê b́nh, chẳng người này cũng chẳng người kia, cũng chẳng thuộc về chính tác phẩm đó, nhưng thuộc về mọi tác phẩm, trong một sự biến đổi được đánh dấu bởi một sự tinh tế đạo đức bạo liệt nhưng không thể nghi vấn theo nghĩa sự tinh tế đạo đức này bảo tồn chuyển vận thiết yếu của sự sáng tạo, vốn là trung tính, do đó, chính bởi nó không đâm rễ ở cái này hay cái khác, dù cho mỗi khi nó t́m kiếm một đường đi, đường đi của chính nó, nghĩa là đường đi đó thích ứng với nó. Do đó, cái trung tính có thể được cho là tương ứng theo cách nào đó với khả năng trượt vào tính chất vô ngă của kẻ kia, hay, luân phiên, phản ánh một sự ham muốn đặt vào cuộc trắc nghiệm sự nghịch lư của chính tính chất vô ngă của chính ḿnh.”(2) Bident cũng không quên giải thích lư do ḿnh dùng cụm từ ‘the share of the neuter/phần đóng góp của cái trung tính” ở câu trên: bởi v́ cái (the) trung tính ở trong La folie du jour đă trở thành một danh từ, một thực tại tính (substantive) mặc dù không có thực thể (a substantive without substance), danh từ này luôn luôn tự biến đổi hay bị biến đổi, chạy xuyên qua – thay v́ khép lại hay làm phát sinh – một đa tính/vô số (plurality) những văn tự riêng biệt. Từ đấy có thể rút ra nhận định: chức năng của việc thực thể hóa (substantivisation) cái trung tính (dùng nó như một danh từ) lần đầu trong một bản văn phê b́nh của Blanchot [bài “L’étrange et l’étranger/ xa lạ/kỳ và kẻ xa lạ”](3) đánh dấu/chia phần với việc thực thể hóa cái trung tinh trong văn sáng tác.
Trong quyển văn khảo luận L’Espace littéraire/Không gian văn chương Blanchot lần đầu đă dùng chữ “neutralité/tính chất trung tính” khi bàn về La fascination de l’absence de temp/ Sự quyến rũ của vắng mặt thời gian và dùng chữ trung tính như tính từ khi bàn về h́nh ảnh . Cũng trong những trang sách này chúng ta thấy xuất hiện những tính từ được dùng như danh từ như “l’impersonnelle/ cái vô ngă”, “l’interminable/cái bất tận”, “l’incessant/cái không ngừng lại”, “le survivant/kẻ/cái sống sót”, “le désœuvré/cái bị giải tác”, “l’inoccupé/cái không chiếm chỗ”, và “l’inerte/cái bất động” (4). Nhưng phải chờ đến tác phẩm chính yếu L’Entretien infini và những quyển sách sau đó Blanchot mới dùng chữ trung tính như một danh từ và c̣n viết hoa chữ Neutre/Trung tính. Sự kiện này cho thấy trong suốt ba thập niên từ khi bắt đầu viết vào đầu thập niên 30s (báo, truyện, khảo luận) Blanchot tuy suy nghĩ tuy rất lung về trung tính nhưng chưa thể quyết đoán
V́ bài viết The Movement of the Neuter ngắn nên Bident chưa thể giải thích về truyện kể chi tiết hơn nữa nên chúng ta cần bổ khuyết. Hai mươi năm sau trong Entretien infini/Kết đàm bất tận (1969) Blanchot đưa ra lời giải đáp về récit/truyện kể qua bài La Voix narrative/Tiếng nói tự sự: Luận giải về câu nói “Những sức mạnh của đời sống chỉ đủ đến một điểm/giới hạn nào đó” Blanchot cho rằng ư nghĩa đời sống hữu hạn phát sinh từ ngôn ngữ, nhưng ư nghĩa này vốn không có giới hạn nhưng lại giới hạn đời sống, thế nên khi ngôn ngữ xác quyết ư nghĩa của sự giới hạn hóa ra nó hoặc nói điều ngược hẳn lại hay di chuyển sự giới hạn của ư nghĩa. V́ thế Blanchot cho rằng cần có một thứ ngôn ngữ khác để hiểu câu nói “Những sức mạnh của đời sống chỉ đủ đến một điểm/giới hạn nào đó”, và trong khi chờ đợi t́m được ngôn ngữ này “Chúng ta hăy viết một truyện kể trong đó đời sống xảy ra như một sự hoàn thành của chính truyện kể. Giữa hai câu văn, giống hệt nhau, th́ sự khác biệt là như thế nào? Chắn chắn sự khác biệt là rất lớn. Tôi có thể, nói một cách đại khái, h́nh dung sự khác biệt đó như sau: truyện kể sẽ như một ṿng tṛn trung tính hóa đời sống, nhưng điều này không có ư nói là nó không có tương quan với đời sống, nhưng nó lập tương quan với đời sống bởi một tương quan trung tính. Trong cái ṿng tṛn này, ư nghĩa của cái là/hiện hữu và cái được nói ra vẫn cứ được đưa ra, nhưng là từ một sự rút lui, từ một khoảng cách nơi đó mọi ư nghĩa và không có ư nghĩa được trung tính hóa từ trước. Một sự pḥng hờ vượt quá mọi ư nghĩa đă được chỉ nghĩa nhưng lại không được coi hoặc là sự phong phú hoặc là một sự thiếu thốn ư nghĩa thuần túy và đơn giản. Đó như thể là một lời nói chẳng làm sáng tỏ cũng không làm tối tăm.”(5) Tuy đă giải thích khá rơ như vậy nhưng có điều khó hiểu là trong những lần tái bản các truyện kể hay văn sáng của ḿnh từ những năm 70 về sau Blanchot không c̣n cho in chữ récit/truyên kể phía dưới những tựa sách sáng tác nữa. Một khúc ngoặt nữa trên lộ tŕnh tư tưởng của Blanchot? Từ sau truyện kể cuối cùng viết năm 1962 L’Attente, l’oubli/Đợi chờ, quên lăng Blanchot chuyển sang chỉ viết những đoạn rời (fragments) trong những tác phẩm cuối đời.
Để hiểu rơ hơn về truyện kể có lẽ không ǵ tốt hơn là tham khảo Jacques Derrida, một trong số ít những người thân thiết, theo dơi sát lộ tŕnh tư tưởng và thông diễn bản văn của Blanchot đáng tin cậy nhất. Cũng cần nhắc lại đối với Derrida “Cái khả thị/kiến là nơi của sự đối nghịch căn bản giữa cái có thể cảm thụ và cái có thể nhận thức, ngày và đêm, ánh sáng và bóng tối.”(6) Derrida trong quyển Parages khi viết về truyện kể của Blanchot tuy không nhận ḿnh có thể đưa ra lời giải thích việc Blanchot đặt dấu hỏi sau chữ truyện kể nhưng cũng thử bắt đầu bằng câu hỏi Một truyện kể là ǵ? Có thật nó xảy ra không? Ở đâu và lúc nào? Việc xảy ra hay biến cố của một truyện kể có thể như thế nào? rồi sau đó bằng cách lập lại những câu hỏi này di chuyển chúng một cách tỉ mỉ để đi từ, thí dụ, câu hỏi thứ nhất truyên kể là ǵ sang tra vấn về sự đ̣i hỏi (demande) của truyện kể, chữ đ̣i hỏi ở đây được hiểu theo đúng nghĩa nhấn mạnh, một mệnh lệnh nói lên sự đ̣i hỏi (mise en demeure), là truyện kể của truyện kể, tính chất tự sự của tự sự, và sau đó trở lại với nơi xảy ra của một trong những nguồn gốc của truyện kể, trở lại truyện kể của một nguồn gốc của truyện kể nghĩa là đặt câu hỏi liệu cái đó có vẫn c̣n là truyện kể, một tự sự hay không, để t́m ra những sức mạnh khác nhau, những sức mạnh nào đ̣i hỏi truyện kể để t́m cách moi sự đ̣i hỏi này ra như một bí mật không bí mật, giống như một cái ǵ đó gọi là sự thật đă xảy ra “hăy nói cho tôi biết thật chính xác cái ǵ đă xảy ra.” Truyện kể phải bắt đầu bằng đ̣i hỏi này, nhưng chúng ta có thể nào vẫn sẽ cứ gọi việc dàn cảnh (mise en scène) [tŕnh diễn, đưa lên sân khấu] nói lên hay đúng ra lập lại sự đ̣i hỏi này là truyện kể hay không? Và liệu chúng ta có vẫn gọi nó là sự dàn cảnh hay không bởi v́ cái nguồn gốc của truyện kể đập vào mắt (touche aux yeux) [như chúng ta sẽ thấy] cái nguồn gốc bất kiến (invisible) của kiến thị (visibilité), cái nguồn gốc của nguồn gốc, sự nảy sinh của cái, như khi chúng ta nói tiếng Pháp “voit le jour/chào đời” khi cái hiện tại/diện dẫn đến sự có mặt/hiện diện, tŕnh diện (présentation), hay tái tŕnh diện (représentation)? Về sự biến mất dấu hỏi (?) sau chữ récit/truyện kể Derrida cho rằng sự biến thái (variation) này dù là cố ư hay vô t́nh th́ nó cũng là cách để thu vén tạo nên chính cái truyện kể về sự biến thái của nó trong cái tính chất đặc thù của nó chỉ bằng phương tiện của một thứ như là những cấu trúc bảo vệ và theo những định chế đăng kư bản quyền. Bằng những trích dẫn từ La folie du jour [FJ] và ở ngay cái tựa đề truyện kể Derrida lần lượt chỉ ra từ sự điên cuồng ngày hôm nay đến sự điên cuồng đến từ, nảy sinh trong ngày cũng như sự điên cuồng của chính ngày, tự/chữ ngày điên cuồng hiểu theo nghĩa chết, và ngày theo nghĩa ánh sáng, sáng chói. Tựa đề quyển truyện dường như đôi khi cũng qui chiếu về câu nói của nhân vật tự sự (bất khả tự sự, không thể trả lời cho việc đ̣i hỏi của một truyện kể, điên lên v́ muốn ánh sáng khi nói “và nếu việc nh́n thấy sẽ làm tôi tiêm nhiễm sự điên cuồng th́ tôi điên lên muốn sự điên cuồng đó”[FJ 23-24)). Thế nhưng “Tôi điên lên” là “chỉ điên trong nội tâm thôi, [FJ 11]” để rồi “Cuối cùng tôi thành ra tin tưởng rằng ḿnh đối diện với sự điên cuồng của ngày. Đó là sự thật: ánh sáng đang điên cuồng, sự chói sáng đă mất hết lư do.”[FJ 22]. Derrida nhắc đến đoạn văn của Blanchot trong Le pas au-delà [chúng tôi đă trích dẫn ở một phần trên] về đứa trẻ bảy tám tuổi ban đêm nh́n qua cửa sổ kính đă bể nát và t́m thấy trong bản văn của Blanchot tính chất khả kiến (visibilité) không phải là khả kiến (visible) để đi đến kết luận “La folie du jour là lịch sử về sự điên cuồng (histoire de la folie), về sự điên cuồng do nh́n thấy ánh sáng, nhăn quan hay khả kiến, từ một kinh nghiệm của sự đui mù. Nếu như từ đời sống chúng ta cầu viện ánh sáng, từ đời sống cầu viện nhăn quan, th́ ở đây chúng ta có thể nói tới sự sống sót (sur-vie), tới tiếp tục sống trong đời-tiếp-đời hay một đời-sống-sau-cái-chết, như thể nh́n tiếp (sur-vision) “tiếp tục nh́n” trong một nhăn-quan-vượt-ngoài-nhăn-quan (vision-au-delà-vision)”. Derrida cũng t́m thấy La folie du jour có một cấu trúc-hố thẳm và truyện kể này thật ra dường như bắt đầu với một câu văn nào đó (7) rồi câu văn này sau đó được lập lại ở đoạn kết truyện như một phần của truyện kể, ngoại trừ câu văn đầu lại lập lại từ trước câu văn sẽ ở kết truyện và như thế liên hệ tới những từ/chữcủa một truyện kể.”(8)
Khi Blanchot quyết định viết hoa chữ Trung tính trong Entretien infini theo Bident giả thiết đó là một sự triệt để hóa (radicalization), nếu không muốn nói là làm một cuộc cách mạng trong diễn ngôn về văn chương. Đây là lư do Foucault trong bài Về những cách Viết Lịch sử đă cho rằng “chính Blanchot là người đă làm cho mọi diễn ngôn về văn chương là khả hữu.”(9) Dù cho Blanchot thừa nhận Freud, Heidegger và Sartre có công trong việc khởi xứớng hay làm cho cuộc cách mạng này tiến gần đến việc xảy ra nhưng cả ba vẫn c̣n nằm trong truyền thống triết học t́m cách thuần hóa Trung tính bằng cách đặt vào chỗ Trung tính luật tắc của cái vô ngă và sự trị v́ của cái phố quát, hoặc khẳng định ưu tiên đạo đức của Chủ thể-Đối tượng như khát vọng của cái Đơn nhất riêng biệt, hay như trường hợp Heidegger đă chỉ thể nửa vời đưa ra Trung tính hơi xấu hổ “un Neutre un peu honteux”(xin xem phần trên trong trích đoạn Blanchot viết về Tư tưởng của Trung tính [EI, 439]). Bident mạo muội đưa ra một từ tuy đơn giản hóa nhưng hy vọng có thể tóm lược được những nhận định trong việc khai triển nhận xét về trung tính và cũng để nói lên những lư do đưa ra cho rằng không thể nào cung cấp một định nghĩa chính xác của Trung tính, thay thế một định nghĩa bao quát bằng một sự hiểu biết về một lănh vực không thể định nghĩa: bắt chước lối tạo từ ngữ mới của Derrida, Bident cho rằng trung tính là sự làm vắng mặt ư nghĩa (l’absance du sens), và đó cũng là lư do cho thấy trung tính là quan trọng, là quyết định đối với ư nghĩa trong việc qui chiếu ư nghĩa trở lại yếu tính và nguồn gốc của nó cũng như những điều kiện của cả giá trị (validity) và vai tṛ diễn tŕnh (performance) của nó. Bident chỉ ra những thí dụ quen thuộc về làm vắng mặt ư nghĩa: tâm phân học cũng cung cấp một kiểu mẫu của việc thể hiện một sự làm vắng mặt, hiện tượng luận dù cho đă nỗ lực thay đổi chiều hướng triết lư bằng sử dụng làm vắng mặt ư nghĩa này nhưng cuối cùng không đạt mục đích, nhất là đối với văn chương. Biện giải cho ư tưởng về một thi pháp của trung tính Bident viết: “Đó là lư do tại sao sự sửa soạn cho một diễn ngôn về trung tính chỉ có thể dưới h́nh thức của một thi pháp; và đó cũng là lư do tại sao trung tính là cái bổ túc chính xác của cái phủ định trong cuộc đấu tranh liên tục chống lại mọi h́nh thức của chủ nghĩa hư vô: theo cách biểu đạt thường xảy ra trong những bản văn viết về Bataille [của Blanchot] cũng như những thư từ gửi cho ông ta [Bataille], th́ cái phủ định đặt tên cho cái khả hữu, cái trung tính trả lời cho cái bất khả hữu. Cái này biến đổi những giá trị, cái kia treo lửng chúng, trong khi biết rất rơ rằng chủ nghĩa hư vô cũng vẫn có thể lẩn lút bên dưới sự xác quyết những giá trị đó, những giá trị này ban cho nó quyền năng, và qua đó nó cuối cùng sản xuất ư nghĩa. Không thể có diễn ngôn hữu thể luận, đạo đức hay ngữ học nào lại có thể thực hiện được mà không có sự làm vắng mặt ư nghĩa do cái trung tính biểu lộ, và nó là sự biểu lộ duy nhất của sự làm vắng mặt ư nghĩa. Làm vắng mặt là cái sau này Blanchot gọi là làm ngừng lại. Nếu như có một sử tính của cái trung tính, th́ lịch sử này chỉ thể được đọc bằng ngả của một thi pháp của việc làm ngừng lại, rất nhiều biến thái trên thi pháp này có thể được t́m thấy trong diễn ngôn tâm phân học (Freud) cũng như trong đối thoại tiểu thuyết (Duras) mỹ học kịch nghệ (Brecht) hay viết thơ (Mallarmé)”(10)
_____________________________
(1) Christopher Biden, Movement of the Neuter in After Blanchot trang 21: Black and white, obscure and blank, are strange words here, each of them being displaced into a form of alterity by which it not so much commuted into its opposite, but rather effaced, taking on a neutrality that may be defined perhaps first of all as a poetics of space and colour.
(2) Christopher Bident, Sđd 21-22: Central to this whole very strange thread is the concept or percept of the neuter. In the récits, which slowly become stripped of proper names, Blanchot describes the nameless movement by which each singular ordeal is dissolved into an indefinite experience; while in the critical texts he attempts to isolate the share of the neuter particular to each singular creation, by way of a transformation of the direct discourse of the essayist into the free indirect discourse of the writer, in which what is said about the work belongs neither to the author nor to the critic, neither the one nor the other, nor even the work itself, but to every work, in a transformation marked by a fatal but unquestionably delicacy in the sense that it preserves the essential movement of creation, which is neutral, therefore, since it is rooted neither in the one nor the other, even as each time it seeks a path, its own path, that is proper to it. The neuter might be said, therefore, to correspond somehow to a capacity to slip into the other’s impersonality, or alternatively, to reflect a desire to put to the test the paradox of one’s own impersonality.
(3) Maurice Blanchot, L’Étrange et l’étranger, Nouvelle Revue Française số 70 tháng Mười 1958 trong đó Blanchot cho rằng cái trung tính ngự trị thời gian của kẻ xa lạ thế nên trong tiểu thuyết nhân vật không c̣n xưng tôi hay cốt truyện không c̣n thể được kể lại v́ tiểu thuyết thuộc về kẻ xa lạ. Bident nêu rơ việc Blanchot dùng chữ trung tính như danh từ chịu ảnh hưởng của Lévinas trong một bài viết phân tích hữu thể luận của Heidegger theo cái Trung tính đăng báo một năm trước đó..
(4) Maurice Blanchot, L’Espace littéraire trang 26: …la neutralité d’un “Il” sans figure, và trang 30-31: La fascination est fondamentalement liée à la présence neutre, impersonnelle, le On indéterminé, l’immese Quelqu’un sans figure. Elle est la relation que le regard entretient, relation elle-même neutre et impersonnelle, avec la profondeur sans reagard et sans contour, l’absence qu’on voit parce qu’aveuglante.
(5) Maurice Blanchot, Entretien infini trang 556-557: Écrivons un récit où elle [la vie] prend place comme un accomplissement du récit lui-même. Entre les deux phrases, identiques, quelle est la difference? Certainement, très grande. Je puis, grosso modo, la représenter ainsi: le récit serait comme un cercle neutralisant la vie, ce qui ne veut pas dire, sans rapport avec elle, mais se rapportant à elle par un rapport neutre. Dans ce cercle, le sens de ce qui est et de ce qui est dit est bien encore donné, mais à partir d’un retrait, d’une distance où sont par avance neutralises tout sens et tout manque de sens. Réserve qui excède tout sens déjà signifié sans être tenue pour une parole qui n’éclairerait pas et n’obscurcirait pas.
(6) Ginette Michaud, Joana Masó et Javier Bassas, bài Tựa trong quyển Jacques Derrida, Penser à ne pas voir, Éditions de la difference, Paris 2013.
(7) Maurice Blanchot, La folie du jour bắt đầu như sau: Je ne suis ni savant ni ignorant. J’ai connu des joies. C’est trop peu dire: je vis, et cette vie me fait le plaisir le plus grand. Alors, la mort? Quand je mourrai (peut-être tout à l’heure), je reconnaîtrai un plaisir immense./Tôi chẳng phải là thông thái hay ngu xi ǵ. Tôi đă biết những niềm vui. Nói thế kiệm lời quá: tôi sống, và cuộc sống này khiến tôi rất vui thỏa. Vậy c̣n cái chết th́ sao nhỉ? Khi tôi chết đi (có thể là ngay tức khắc), tôi cũng sẽ nhận thấy một sự sướng khoái mênh mông…[để rồi kết thúc đoạn truyện bằng câu FJ 36-38] Un récit? Pas de récit. Một truyện kể? Không có truyện kể.
(8) Jacques Derrida, Parages trang 113-119.
(9) Michel Foucault, “On the Ways of Wrting History”, 1967 trong Essential Works, nxb Peuguin 2000, 2:287.
(10) Christopher Biden, Movement of the Neuter in After Blanchot trang 23: This is why the elaboration of a discourse on the neuter can only be in the form of a poetics; and also why the neuter is the the strict complement of the negative in the on-going struggle against all forms of nihilism: according to the articulation that recurs in several texts on Bataille as well as several letters addressed to him, the negative names the possible, the neuter answers to the impossible. The one transform values, the other suspends them, knowing full well that nihilism can also lurk beneath the affirmation of those very values to which it gives its power, and through which it ultimately produces sense. No ontological, ethical or linguistic discourse would be feasible without the absance of sense that the neuter manifests, and of which it is the sole manifestation. Absance is what Blanchot later begins to call interruption. If there is a historicity of the neuter, it can only be read by way of a poetics of interruption, the many different variations on which are to be found as much in psychoanalytic discourse (Freud) as in novelistic dialogue (Duras), theatrical aesthetics (Brecht), or poetic writing (Mallarmé).
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2014