đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lý thuyết văn chương ± phê bình văn chương
≤ cùng một khác
(51)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51,
Khi viết nhà thơ/nhà văn ở trong nỗi cô đơn thiết yếu nhưng lại thân thiết với cõi ngoài không nơi chốn không nương tựa ngơi nghỉ. Kẻ nào đến nơi đó là thuộc về sự mất hút (la dispersion), thuộc về kẽ nứt (la fissure) trong đó ngoại giới trần trụi lạnh lẽo tràn ngập đến ngẹt thở. Người viết trầm thân ở lại nơi đó để khám phá cái không gian là dấu tích của sự mở không gian (espacement), nơi sự quyến rũ ngự trị. Để chứng minh sự quyến rũ là tương quan trung tính, vô ngã cái nhìn (le regard) duy trì trong sự vắng mặt thời gian và viết có nghĩa là đi vào cô đơn trong sự đe dọa của quyến rũ, là trao thân cho mối hiểm nguy của sự vắng mặt thời gian trong đó việc bắt đầu lại (recommencement) là vĩnh cửu Blanchot bắt đầu bằng diễn giải về nhìn/cái nhìn trong sự quyến rũ .
Để trả lời câu hỏi tại sao sự quyến rũ ngự trị trong mở không gian Blanchot phân tích “nhìn/cái nhìn” (voir/le regard), cho rằng nhìn giả thiết khoảng cách, nhìn là một quyết định tách rời, là khả năng tránh không đụng chạm vào sự vật. Song le “Nhìn có nghĩa sự cách ly này lại trở thành sự gặp mặt.”(1) Nhưng cái gì xảy ra khi cái người ta nhìn từ một khoảng cách, cái ta nhìn lại hình như đụng chạm vào người nhìn do một sự tiếp cận nắm giữ (contact saisissant), cái gì xảy ra khi cách thế nhìn như một kiểu đụng chạm, tiếp cận từ xa (contact à distance)? Cái gì xảy ra khi cái được nhìn lại áp đặt trên cái nhìn như thể cái nhìn bị nắm bắt, đụng vào khi được cho giao tiếp với sự hiện ra? Không là chủ động giao tiếp, cái nhìn bị kéo vào, hút vào trong một chuyển động bất động (mouvement immobile) và vào một cái nền không có chiều sâu. “Cái được cho chúng ta do một sự tiếp cận từ xa là hình ảnh, và sự quyến rũ là niềm đam mê của hình ảnh.”(2) Cái quyến rũ chúng ta tước bỏ khả năng cho nghĩa sự vật, bỏ rơi bản chất cảm nhận (nature sensible) của sự vật, bỏ rơi thế giới, rút lui khỏi thế giới. Cái quyến rũ ta tuy không lộ diện nhưng lại tự khẳng định trong một sự hiện diện lạ lẫm với sự hiện thời của thời gian và sự có mặt của không gian. Nơi cái nhìn sự chia cắt giữa khả hữu nhìn bị đóng băng thành bất khả hữu. “Như vậy cái nhìn tìm thấy trong cái làm cho nó khả hữu sức mạnh trung tính hóa nó, sức mạnh này không làm ngưng hay làm ngừng cái nhìn, nhưng ngược lại ngăn cản nó không bao giờ được chấm dứt, cắt rời nó khỏi mọi sự khởi đầu, biến nó thành một bóng mờ trung tính lang thang không lịm tắt, không chiếu rọi, là cái vòng tròn tự khép lại trên cái nhìn.”(3) Mô tả trên lập tức chỉ ra sự đảo ngược này chính là yếu tính của cô đơn. Thế nên sự quyến rũ là cái nhìn của của sự cô đơn, nhìn cái không bao giờ ngưng lại và không bao giờ chấm dứt trong đó mù lòa cũng vẫn cứ là thị giác, một thứ thị giác không còn khả năng nhìn nhưng lại không thể không nhìn, sự bất khả hữu này lộ diện, lưu cữu mãi mãi trong một thị giác không bao giờ chấm dứt này Blanchot gọi là “cái nhìn chết (le regard mort)”, cái nhìn đã trở thành bóng ma của một thị giác vĩnh cửu.
Người ta không thể nói kẻ bị quyến rũ không nhìn thấy một đối tượng hay một hình dáng có thực nào bởi vì cái hắn nhìn thấy không thuộc về thế giới của thực tại nhưng thuộc về phạm vi hay môi trường không được xác định rõ của sự quyến rũ. Trong cái nhìn của hắn khoảng cách không bị loại trừ nhưng khoảng cách này là quá độ, không đo lường được, là chiều sâu không giới hạn nằm đằng sau hình ảnh, chiều sâu này không thể thay đổi theo ý muốn được, tuyệt đối có mặt dù rằng không được cho ta trong đó những đối tượng chìm nghỉm khi rời xa ý nghĩa của chúng, khi chúng tan loãng vào trong hình ảnh của chúng. Môi trường của sự quyến rũ nơi cái được nhìn thấy nắm chặt việc nhìn không cho nó chấm dứt, làm cái nhìn bất động trong đó ánh sáng là cái chiếu sáng tuyệt đối của một con mắt người ta không nhìn thấy nhưng lại không ngừng nhìn bởi vì đó chính là cái nhìn của chính chúng ta trong gương. Môi trường này thật cuốn hút, quyến dụ nơi ánh sáng cũng là vực thẳm, một thứ ánh sáng ta chìm ngập trong đó, tuy đáng sợ nhưng lại hấp dẫn.
Blanchot cho rằng thời ấu thơ quyến rũ chúng ta vì thời thơ ấu là thời khắc của sự quyến rũ. Thế nhưng thời thơ ấu cũng lại bị quyến rũ, được ngập lặn trong một thứ ánh sáng rực rỡ không được phơi mở, chỉ là phản ánh, là tia rọi sáng của một hình ảnh: hình ảnh sáng rỡ của người mẹ. Phải chăng sức mạnh của khuôn diện mẹ vay mượn sự sáng rỡ từ chính niềm quyến rũ và người ta có thể nói là Mẹ quyến rũ chính vì trẻ thơ hoàn toàn nhìn mẹ duới cái nhìn của sự quyến rũ. “Chính bởi đứa trẻ bị quyến rũ nên người mẹ là quyến rũ, và đó là lý do tại sao tất cả những ấn tượng của thời niên thiếu có một cái gì đó cố định lấy ra từ sự quyến rũ.”(4) Theo Blanchot, kẻ bị quyến rũ vì cái hắn nhìn thấy hắn đã không nhìn theo đúng nghĩa nhưng cái hắn nhìn thấy đụng chạm hắn trong sự kề cận tức thời (proximité immédiate), sự kề cận tức thời này dù ở khoảng cách xa nắm chặt lấy, độc quyền hắn. “Trong nền tảng sự quyến rũ nối kết với sự hiện diện trung tính, vô ngã, cái Người Ta bất định, một thứ Người Nào Đó mênh mông không mặt mày. Sự quyến rũ là mối tương quan cái nhìn bảo tồn, một tương quan chính nó là trung tính và vô ngã, với độ sâu không có cái nhìn và không có đường biên, là sự khiếm diện người ta nhìn bởi nó làm ta đui mù.”(5)
Để kết luận cho phần mở đầu La solitude essentielle/Cô đơn thiết yếu của quyển L’espace littéraire/Không gian Văn chương Blanchot tóm lược và nê ra những câu hỏi: Viết là đi vào sự khẳng định của cô đơn trong đó có sự quyến rũ đầy đe dọa, là trao thân cho mối hiểm nguy của vắng mặt thời gian nên cứ phải bắt đầu lại viết hoài hủy. Đó cũng chính là việc trong bản viết đi từ cái “tôi” sang “hắn” như thể cái gì đến với, xảy ra với người viết chẳng đến với/xảy ra với bất kỳ ai, cái đó là vô danh bởi chỉ mình tôi người viết quan tâm tới, nó cứ lặp đi lặp lại trong một sự trải rộng cùng khắp bất tận. “Viết, chính là sắp đặt ngôn ngữ dưới sự quyến rũ và, do sự quyến rũ, trong sự quyến rũ, lưu lại để giữ liên lạc với môi trường tuyệt đối, ở đó sự vật tái hiện/hồi dưới dạng hình ảnh, nơi hình ảnh, do từ sự ám chỉ tới một khuôn diện, trở thành sự ám chỉ tới cái không có khuôn diện, có hình thức được vạch vẽ trên sự khiếm diện, trở thành cái hiện diện không hình thức của sự khiếm diện đó, sự mở ra mờ ảo và trống rỗng trên cái hiện hữu khi không còn có thế giới, khi vẫn chưa có thế giới. Tại sao lại như vậy? Tại sao viết lại có cái gì đó phải nhìn cho ra với niềm cô đơn thiết yếu này, niềm cô đơn có yếu tính nằm ở chỗ trong nó sự che đậy dấu diếm lộ diện?”
__________________________
(1) Sđd, trang 28: Voir signifie que cette séparation est devenue cependant rencontre.
(2) Sđd, trang 29: Ce qui nous est donné par un contact à distance est l’image, et la fascination est la passion de l’image.
(3) Sđd, trang 29: Le regard trouve ainsi dans ce qui le rend possible la puissance qui le neutralise, qui ne le suspend ni ne l’arrête, mais au contraire l’empêche d’en jamais finir, le coupe de tout commencement, fait de lui une lueur neutre égarée qui ne s’éteint pas, qui n’éclaire pas, le cercle, renfermé sur soi, du regard.
(4) Sđd, trang 30: C’est parce que l’enfant est fasciné que la mère est fascinante, et c’est pouquoi aussi toutes les impressions du premier âge ont quelque chose de fixe qui relève de la fascination.
(5) Sđd, trang 30-31: La fascination est fondamentalement liée à la présence neutre, impersonnelle, le On indéterminé, l’immense Quelqu’un sans figure. Elle est la relation que le regard entretient, relation elle-même neutre et impersonnelle, avec la profondeur sans regard et sans contour, l’absence qu’on voit parce qu’aveuglante.
(6) Sđd, trang 31: Écrire, c’est disposer le langage sous la fascination et, par lui, en lui, demeurer en contact avec le milieu absolu, là où la chose redevient image, où l’image, d’allusion à une figure, devient allusion à ce qui est sans figure et, de forme dessinée sur l’absence, devient l’informe présence de cette absence, l’ouverture opaque et vide sur ce qui est quand il n’y a plus de monde, quand il n’y a pas encore de monde. Pourquoi cela? Pourquoi écrire aurait-il quelque chose à voir avec cette solitude essentielle dont l’essence est qu’en elle la dissimulation apparaît?.
(còn tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2014