đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lý thuyết văn chương ± phê bình văn chương

cùng một khác

(50)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, 

 

  Khai triển chủ đề “viết” Blanchot đưa ra những ý kiến khá độc đáo về: không thể ngừng viết, nhân vật tiểu thuyết, giọng văn, sự xóa bỏ chủ thể nhà văn, sự hy sinh tiếng/lời nói của nhà văn trong văn chương cổ điển Pháp, việc thay thế “tôi” bằng “hắn” trong tiểu thuyết (như Kafka đã chỉ ra), tại sao nhà văn lại viết Nhật ký, sức quyến rũ của sự vắng mặt thời gian, và về hình ảnh trong ngôn ngữ văn chương. Những ý kiến này làm cơ sở không những cho văn sáng tác mà còn cho lý thuyết và phê bình văn chương của Blanchot.

 

   Đã là nhà văn đích thực thì không thể ngừng viết, coi viết như chấp nhận đánh mất khả năng nói “tôi” với chính mình do đó cũng làm mất đi khả năng nói “tôi” của người khác trong bản văn để duy trì yếu tính của văn chương. Chính vì vậy nhà văn không thể cho nhân vật tiểu thuyết đời sống khi sức mạnh sáng tạo của hắn bảo đảm cho sự tự do của họ. Blanchot cho rằng khái niệm nhân vật cũng như hình thức tiểu thuyết truyền thống chỉ là một trong những cách hòa giải nhà văn sử dụng, khi văn chương đi tìm yếu tính của nó khi bị kéo ra khỏi bản ngã để cố gắng cứu vãn những tương quan của hắn với đời sống, với thế giới và với chính hắn. Viết chính là gây tiếng vang cho cái không thể ngừng lên tiếng bằng cách buộc cái không ngừng lên tiếng phải im lặng, đặt quyền năng quyết định giữ im lặng, qua trung gian thầm lặng của chính nhà văn trên cái không ngừng cất tiếng, trên lời thầm thì vang dội của ngôn ngữ khi mở ra trở thành hình ảnh, trở thành chiều sâu cất tiếng. “Sự im lặng này bắt nguồn trong sự xóa bỏ người viết được chào mời. Nói cách khác, niềm im lặng này cũng là phương sách của sự làm chủ của nhà văn, cái quyền can thiệp vào cánh tay không viết chữ vốn có, cái phần của chính hắn luôn luôn có thể nói không và, khi cần phải làm thế, cầu viện thời gian, khôi phục tương lai.”(1)

      Về giọng văn đích thực trong một tác phẩm Blanchot cho rằng đó không phải là bút pháp, cũng không phải là sự quan tâm đến ngôn ngữ của nhà văn hay tính chất của ngôn ngữ, nhưng chính là sự im lặng như một cường lực được duy trì của nhà văn, khi đã xóa bỏ được cái tôi, đã từ chối bản ngã, sức mạnh này giữ vững được bản thân trong sự xóa bỏ quyền hành của của sức mạnh, của quyết định im tiếng để cho sự im lặng này có được cái hình thức, sự gắn bó và thấu hiểu cái gì cất tiếng không có khởi đầu cũng chẳng có kết thúc.

   Khi được mời gọi xóa bỏ ngã “nhà văn lớn” vẫn tự kiềm chế để lời lẽ trong bản viết không phải là lời của mình, nhưng cũng không phải là sự trôi tuột thuần túy lời của bất kỳ ai. Tuy cái tôi bị xóa bỏ nhưng nhà văn vẫn âm thầm giữ được uy quyền cho nên nhà văn vẫn tự bảo toàn trong tác phẩm. Và vì vậy tác phẩm cũng vẫn giữ được một nội dung. Những nhà văn Pháp cổ điển hy sinh lời nói của mình cho tiếng nói phổ cập cất tiếng. Bằng hình thức có quy luật, chắc chắn kiềm chế được lời lẽ tự do phóng túng để có được tương quan giữa tính chất phổ cập vô ngã với sự thật. Sự thật này nằm ngoài cá nhân và nhắm đến việc vượt ra ngoài thời gian. Chính vì vậy văn chương có được hào quang của lý trí. Nhưng vì viết là khám phá ra sự kiện không thể ngừng viết nên nhà văn không bước về phía sự phổ cập, không đi về hướng một thế giới chắc thực hơn, đẹp đẽ hơn, được biện minh là chính đáng hơn, cũng không tìm ra lời lẽ tốt đẹp để nhân danh lên tiếng cho mọi người vì điều cất tiếng trong nhà văn bằng cách này hay cách khác không phải là tiếng nói của nhà văn và cũng không phải tiếng nói của bất kỳ ai. “Cái ‘hắn ta’ thay thế cho cái ‘tôi’ và đó chính là niềm cô đơn từ tác phẩm đến với nhà văn. “Hắn ta” không chỉ định sự vô tư khách quan, sự tách rời sáng tạo. “Hắn ta” không tuyên dương ý thức nơi một người khác không phải là tôi, sức bật của một đời sống con người, sức bật này trong không gian tưởng tượng của tác phẩm nghệ thuật, sẽ giữ được sự tự do để nói “tôi”. “Hắn ta” chính là tôi đã trở thành không là ai cả, tha nhân/ai đó đã trở thành người khác, điều này nghĩa là, ở địa vị mình tôi không thể nào nói với tôi và rằng kẻ nói với tôi sẽ không xưng “tôi”, sẽ không là chính hắn.”(2)

   Những nhà văn lớn thường viết Nhật ký như một nhu cầu để giữ được mối tương quan với bản thân và Blanchot cho rằng đó là một điều đáng chú ý. Nhà văn viết nhật ký vì cảm thấy một sự miễn cưỡng cao độ trong việc xóa bỏ chính mình cho ân huệ của sức mạnh trung tính (puissance neutre) không có hình dạng và không có số phần nằm đằng sau tất cả những gì mình đã viết. Sự miễn cưỡng và e ngại này tỏ lộ nỗi lo âu đặc biệt của những tác gia tên tuổi trong việc viết Nhật ký. Nhật ký của nhà văn khác hẳn với thứ nhật ký lãng mạn thường tình. Theo Blanchot, nhật ký của nhà văn không thiết yếu là tự bạch hay kể truyện đời mình nhưng là một thứ Đài Tưởng Niệm (Mémorial). Nhà văn phải tưởng nhớ gì? Chính là tưởng nhớ con người thực của mình trong cuộc sống đời thường hàng ngày khi không viết văn. “Nhưng điều lạ lùng là phương tiện nhà văn sử dụng để hồi ức bản thân này lại chính là một yếu tố của sự lãng quên: hành vi viết. Song chính vì vậy mà sự thật không nằm trong những nhận xét thú vị, văn vẻ tìm thấy trong Nhật ký nhưng lại trong những chi tiết vô nghĩa  gắn liền với thực tại hàng ngày.  Quyển Nhật ký bày ra hàng loạt những điểm ghi dấu nhà văn thiết lập để nhận ra bản thân khi cảm nhận được sự hóa thân nguy hiểm mình đối diện. Đó là một ngả [viết Nhật ký] hãy còn khà dĩ để thoát hiểm, một thứ đường giao thông trên tường thành chạy dọc theo, để kiểm soát và đôi khi nhập vào đường khác, là ngả  nơi việc đi lòng vòng là một nhiệm vụ không chấm dứt. Ở chỗ này thì những sự việc có thật vẫn được nói tới. Ở đấy kẻ nói ra vẫn giữ tên mình và nói nhân danh mình, và ngày tháng ghi lại là ngày tháng thông thường trong đó cái gì xảy ra là thực sự xảy ra. Nhật ký – quyển sách này vẻ ngoài hoàn toàn dường như cô đơn – lại thường được viết ra trong sợ hãi và âu lo về nỗi cô đơn đến với nhà văn từ tác phẩm.” (3) Nhà văn viết nhật ký cho thấy nhà văn không muốn cắt đứt với niềm hạnh phúc, với sự chừng mực của ngày tháng thực sự mình sống. Nhật ký bắt rễ từ chuyển vận viết trong thời gian, trong sự tàm thường của cái hàng ngày được ghi ngày tháng và sự tầm thường này được bảo lưu bởi ngày ghi. Rất có thể rằng điều được ghi lại là do sự thành thực, chẳng ngại ngùng khi nói ra sự thật, nhưng việc nói ra này được sự cố, cái diễn ra che chở vì nó đã qua, nó hướng tới ngày mai. Viết Nhật ký cũng cho thấy kẻ viết không còn có thể thuộc về thời gian qua hành động đã là hành động được khép lại, qua cộng đồng nghề nghiệp, qua sự đơn giản của lời lẽ riêng tư, qua sức mạnh của sự không cần suy nghĩ đắn đo. Dù rằng người viết đã không còn thuộc về lịch sử nhưng hắn cũng lại không muốn mất đi thời gian tính, và viết nhật ký là do nhu cầu lịch sử đời người xảy ra hàng ngày nhịp nhàng với việc lo toan hàng ngày, và hắn cũng không biết làm gì ngoài việc viết văn. “Thế nên những nhà văn giữ nhật ký thường là những người viết văn chương nhất trong những nhà văn, nhưng cũng có thể chính vì làm vậy họ tránh được sự quá đà của văn chương, nếu như quả thực văn chương đúng là phạm vi trong đó sự vắng mặt của thời gian ngự trị đầy quyến rũ.” (4)  Trong Faux pas Blanchot cho rằng Nhật ký của Kierkegaard là tấm gương của toàn thể tác phẩm của Kierkegaard.(5) Blanchot nhận định về Nhật ký của Kafka: “Kafka đã không chỉ muốn là một nhà văn không thôi, quyển Nhật ký riêng tư cho chúng ta thấy điều đó, nhưng quyển Nhật ký sau hết lại cho chúng ta thấy Kafka còn hơn là một nhà văn; ông ta nhường bước của kẻ đã viết văn cho kẻ đã sống trải: chính kẻ này từ nay chúng ta tìm kiếm trong tác phẩm của ông ta.(6) Những trích dẫn trên cho thấy Blanchot cho rằng Nhật ký của các nhà văn lớn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đọc tác phẩm của họ.

   Viết, theo Blanchot, là trao thân mình cho sự vắng mặt thời gian. Nhận định như vậy cũng có nghĩa tiếp cận yếu tính của cô đơn. Vắng mặt thời gian không thuần túy tiêu cực. Vắng mặt thời gian có nghĩa là khoảng thời gian không có gì khởi đầu, không thể bắt đầu. Không tiêu cực bởi vì đó là thời gian không có sự phủ nhận, cũng không có quyết định, khi mà ở đây cũng là không ở đâu cả, khi mà mỗi sự vật rút lui vào hình ảnh của nó và  cái “tôi” nhà văn chìm nghỉm trong trung tính (neutralité) của cái “hắn ta” không diện mạo. “Thời gian của sự vắng mặt thời gian là không hiện tại, không có sự hiện diện. Cái “không hiện tại” này lại không qui chiếu về một cái đã qua. Ký ức trước đây có phẩm giá và hoạt lực của cái lúc này; ký ức cũng còn làm chứng cho hoạt lực này, giải thoát tôi ra khỏi điều nếu không sẽ gợi tôi nhớ lại, giải phóng tôi khỏi điều đó bằng cách cung cấp cho tôi phương tiện để tự do hồi ức nó, sắp đặt nó theo ý tôi lúc này. Ký ức là sự tự do của quá khứ. Thế nhưng cái gì không có hiện tại cũng lại không chấp nhận cái hiện tại của một ký ức. Ký ức nói về biến sự: cái/điều này trước đây đã là thế, và lúc này mãi mãi không như thế nữa. Tính chất không thể cứu vãn của cái không có hiện tại, của cái không còn ở đây nữa như đã là thế nói lên điều này: cái đó chẳng bao giờ xảy ra cả, chẳng một lần đầu nào xảy ra, thế nhưng nó lại tái khởi diễn, vẫn lại, vẫn lại, một cách bất tận. Cứ thế không có kết thúc, không có khởi đầu. Cứ thế không có tương lai.”(7) Blanchot khẳng định thời gian của vắng mặt thời gian không có tính chất biện chứng vì trong thời gian này cái hiện ra chính là sự kiện không có gì hiện ra, là hữu trong đáy sâu của vắng mặt hữu, hiện hữu khi không có gì hết, đã không còn là gì nữa khi có một cái gì đó hiện hữu, như thể (những) hữu đã chỉ hiện hữu bởi sự mất hữu, khi không có hữu. Đảo nghịch tiến trình này luôn luôn ném chúng ta trở lại sự có mặt/hiện diện như không có mặt/khiếm diện, khiếm diện tự khẳng định trong đó chẳng có gì được khẳng định cả nhưng cái không không còn được khẳng định trong một chuyển vận không biện chứng. Trong thời gian vắng mặt thời gian cái mới không làm mới bất kỳ cái gì, cái hiện diện (présent) không là đồng thời (ce qui est present est inactuel). tôi không biết được nhưng alị nhận ra cái không không hiện thời vì nó cứ trở lại, vì chính sự nhận ra này phá hủy khả năng hiểu biết của tôi, cái quyền nắm bắt sự vật sự việc của tôi nhưng tôi lại vẫn cứ không ngừng nhắm tới cái không thể tiếp cận, không thể nắm bắt.

    Không là biện chứng thời gian vắng mặt thời gian cũng không là vĩnh cửu bởi cái ở đây, lúc này, không chìm khuất trong không ở nơi nào (nulle part), tuy vậy không ở nơi nào lại ở đây, và cái thời gian chết lại là một thời gian có thực, không ngừng xảy đến, và khi xảy đến nó làm cho thời gian bị hao mòn, khô cứng. “Hiện tại chết là tính bất khả hiện thực một hiện tại/diện, sự bất khả hữu này có mặt, nó ở đó như cái nhân đôi mọi hiện tại, là cái bóng của hiện tại/diện, rằng hiện tại/diện này mang trên vai và dấu mặt trong nó. Khi tôi một mình/cô đơn, tôi không một mình/cô đơn, nhưng, trong hiện tại, tôi đã trở lại với tôi dưới dạng một Kẻ Nào Đó. Kẻ Nào Đó ở đó, nơi tôi một mình. Sự kiện hiện hữu một mình/cô đơn, chính bởi tôi thuộc về cái thời gian chết không phải là thời gian của tôi đó, cũng chẳng là thời gian của bạn, chẳng là thời gian của mọi người, nhưng là thời gian của Kẻ Nào Đó. Kẻ Nào Đó là kẻ vẫn hiện diện, trong khi chẳng có ai cả. Ở chỗ tôi một mình, tôi không ở đó, ở đó chẳng có ai hết, nhưng cái vô ngã lại ở đó: cõi ngoài như cái đến trước, có trước, làm tan loãng mọi khả tính của tương quan cá thể. Kẻ Nào Đó là cái Hắn không mặt mày, cái Người Ta người ta là thành phần, nhưng ai là kẻ dự phần? Không phải ai đó hay kẻ nào, chẳng bao giờ là bạn hay tôi. Chẳng có ai dự phần vào Người Ta cả. “Người Ta” thuộc về một phạm vi ta không thể đưa ra ánh sáng, chẳng phải vì nó dấu kín một điều gì bí ẩn lạ lẫm với mọi sự phơi mở, cũng chẳng phải vì nó tối tăm một cách triệt để, nhưng bởi vì nó biến đổi mọi thứ dẫn tới/tiếp cận nó, kể cả ánh sáng, thành hữu vô danh, vô ngã, cái Không-đúng-thực, Không-có-thực và tuy nhiên lại vẫn cứ ở đó.  Cái “Người Ta”, nhìn dưới viễn tượng này, cái hiện ra thật gần, khi người ta chết.”(8) Chính vì những điều nói trên nên ở cõi cô đơn tôi cảm thấy ngày tháng không là gì cả mà chỉ là sự mất đi nơi lưu trú, đó là một sự  thân thiết với cái cõi ngoài không nơi chốn và không nơi ngưng nghỉ. Hành vi đến nơi đấy khiến tôi thuộc về sự tan loãng, thuộc về kẽ nứt ở đó ngoại giới là sự xâm nhập ngộp thở, là sự trần trụi, sự lạnh lẽo tôi phơi mình khám phá, là nơi không gian là sự chóng mặt của chiều kích không gian mở ra (le vertige de l’espacement). Và ở đó sự quyến rũ ngự trị. Trong diễn giải về “Cõi Người Ta” này ta thấy Blanchot đã đọc diễn giải của Heidegger trong Sein und Zeit/Hữu và Thời (SZ, §27). Khi đưa ra diễn giải thông diễn luận về Dasein/Tại thể Heidegger không xét Dasein trong viễn tượng của chủ thể nhưng trong viễn tượng “Sống-với”, “Hiện hữu trong thế giới” và coi “Người Ta” là hữu ở ngôi thứ ba và khi Dasein sống với người khác, sốngtrong thế giới nỗi âu lo xuyên suốt Dasein một cách ẩn khuất, lo sao cho có thể duy trì sự khác biệt hay khoảng cách giữa tôi và tha nhân. Heidegger nhấn mạnh đến khái niệm Abständigkeit/Tinh chất khoảng cách và coi đó là nền tảng của cấu trúc hiện sinh của Dasein. Abständigkeit được coi như sự hiện diện của một quyền lực trung tính của kẻ khác ngự trị diều khiển tôi bất cần đó là tốt hay xấu cho tôi. Sự hiện diện của quyền lực trung tính, vô danh, không thể nắm bắt này tạo thành sự “độc tài của Người Ta”. Trong phần Phụ chú (Annexes) cho quyển L’Espace littéraire (trang 337-340) ở bài ‘La solitude essentielle et la solitude dans le monde/Cô đơn thiết yếu và cô đơn ở đời’ Blanchot tuy có nhắc tới Heidegger nhưng mục đích là để  chỉ ra sự khác biệt giữa ‘cô đơn thiết yếu’ với ‘cô đơn ở đời/trong thế giới’: “Khi tôi một mình, đó không phải là tôi đang ở đó, và cũng không phải là tôi ở cách xa bạn, cũng chẳng phải là cách xa những người khác, cách xa thế giới. Tôi không phải là chủ thể ấn tượng về cô đơn này tới, cái tình cảm về những giới hạn của tôi, nỗi buồn chán chỉ có tôi với tôi.”(9)

________________________________

(1)     Sđd, 22: Ce silence a sa source dans l’effacement auquel celui qui écrit est invité. Ou bien, il est la resource de sa maîtrise, ce droit d’intervenir que garde la main qui n’écrit pas, la part de lui-même qui peut toujours dire non et, quand il le faut, en appelle au temps, restaure l’avenir.

(2)     Sđd, 23: Le “Il” qui se substitute au “Je”, telle est la solitude qui arrive à l’écrivain de par l’œuvre. “Il” ne désigne pas le désintéressement objectif, le détachement créateur. “Il” ne glorifie pas la conscience en un autre que moi, l’essor d’une vie humaine qui, dans l’espace imaginaire de l’œuvre d’art, garderait la liberté de dire “Je”. “Il”, c’est moi-même devenu personne, autrui devenu autre, c’est que, là où je suis, je ne puisse plus m’addresser à moi et que celui qui s’addresse à moi, ne dise pas “Je”, ne soit pas lui-même.

   Blanchot trở lại chủ đề đi từ “tôi/Je” sang “hắn/Il” trong Entretien infini (La Voix narrative, EI từ trang 556-567) cho rằng “hắn” trong tự sự là tiếng nói của cái Trung tính: “Điều Kafka chỉ bảo chúng ta – dù rằng câu này không thể trực tiếp gán cho ông ta – rằng kể truyện là đưa cái trung tính vào cuộc chơi. Cái trung tính điều khiển việc kể truyện đứng dưới canh gác của “hắn”, ngôi thứ ba lại không phải là nhân vật ngôi thứ ba, cũng chẳng phải là cái che phủ đon giản của tính chất không có chủ nhân. Chữ “hắn” của việc kể truyện nơi cái trung tiếng nói không hài lòng chiếm chỗ của chủ thể nói chung, rằng chủ thể này có là một cái “tôi” được nói rõ hay ngầm hiểu hay đó là một biến sự như thể biến sự này có một nơi chốn trong ý nghĩa vô chủ của nó/ Ce que Kafka nous apprend – même si cette formule ne saurait lui être directemet attribuée -, c’est que raconteur met en jeu le neutre. La narration que régit le neutre se tient sous la garde du “il”, troisième personne qui n’est pas une troisième personne, ni non plus le simple couvert de l’impersonnalité. Le “il” de la narration où parle le neutre ne se contente pas de prendre la place qu’occupe en general le sujet, que celui-ci soit un “je” déclaré ou implicite ou qu’il soit l’événement tel qu’il a lieu dans sa signification impersonnelle.

(3)     Sđd, 24: Mais le moyen dont il se sert pour se rappeler à soi, c’est, fait étrange, l’élément meme de l’oubli: écrire. De là cependant que la vérité du Journal ne soit pas dans les remarques intéressantes, littéraire, qui s’y trouvent, mais dans les details insignifiants qui le rattachent à la réalité quotidienne. Le Journal représente la suite des point de repère qu’un écrivain établit pour se reconnaître, quand il present la metamorphose dangeureuse à laquelle il est exposé. C’est un chemin encore viable, une sorte de chemin de ronde qui longe, surveille et parfois double l’autre voie, celle où errer est la tâche sans fin. Ici, il est encore parlé de choses veritable. Ici, qui parle garde son nom et parle en son nom, et la date qu’on inscrit est celle d’un temps commun o ù ce qui arrive vraiment. Le Journal – ce livre apparemment tout à fait solitaire – est souvent écrit par peur et angoisse de la solitude qui arrive à l’écrivain de par l’œuvre.

(4)     Sđd, 25: Il arrive que les écrivains qui tiennent journal soient les plus littéraires de tous les écrivains, mais peut-être précisément parce qu’ils évitent ainsi l’extrême de la literature, si celle-ci est bien le règne fascinant de l’absence du temps.

(5)     Maurice Blanchot, Le Journal de Kierkegaard trong Faux pas, Gallimard 1943 trang 25-30: …le Journal , par cette variété essentielle, est le miroir de toute l’œuvre de Kierkegaard et meme son symbole, s’il est vrai que ce qui est au fond de la méditation qu’il a poursuivie, c’est la recherché d’un idée qui fût en même temps existence, d’une idée qui, vérité pour lui, donnât un sens à tout ce qu’il était et faisait.

(6)     Maurice Blanchot, La lecture de Kafka trong La part du feu, trang 9: Kafka n’a voulu être qu’un écrivain, le Journal intime nous le montre, mais le Journal achève de nous faire voir en Kafka plus qu’un écrivain; il donne le pas à celui qui a vécu sur celui qui a écrit: c’est lui désormais que nous cherchons dans son œuve.

(7)     Sđd, 26: Le temps de l’absence de temps est sans present, sans présence. Ce “sans présent” ne renvoie cependant pas à un passé. Autrefois a eu la dignité, la force agissante de maintenant; de cette force agissante, le souvenir témoigne encore, lui qui me libère de ce qui autrement me rappellerait, m’en libère en me donnant le moyen de l’appeler libremant, d’en disposer  selon mon intention présente. Le souvenir est la liberbé du passé. Mais ce qui est sans present n’accepte pas non plus le présent d’un souvenir. Le souvenir dit de l’événement: cela a été une fois, et maintenant jamais plus.  De ce qui est sans present, de ce qui n’est même pas là comme ayant été, le caractère irremediable dit: cela n’a jamis eu lieu, jamais une première fois, et pourtant cela recommence, à nouveau , à nouveau, infiniment. C’est sans fin, sans commencement. C’est sans avenir.

(8)     Sđd, 27-28: Le présent mort est l’impossibilité de réaliser une presence, impossibilité qui est présente, qui est là comme ce qui double tout present, l’ombre du présent, que celui-ci porte et dissimule en lui. Quand je suis seul, je ne suis pas seul, mais, dans ce présent, je reviens déjà à moi sous la forme de Quelqu’un. Quelqu’un est là, où je suis seul. Le fait d’être seul, c’est que j’appartiens à ce temps mort qui n’est pas mon temps, ni le tien, ni le temps commun, mais le temps de Quelqu’un. Quelqu’un est ce qui encore présent, quand il n’y a personne. Là où je suis seul, je ne suis pas là, il n’y a personne, mais l’impersonnel est là: le dehors comme ce qui prévient, précède, dissout toute possibilité de rapport personnel. Quelqu’un est le Il sans figure, le On dont on fait partie, mais qui en fait partie? Jamais tel ou tel, jamais toi et moi. Personne ne fait partie du On. “On” apprtient à une region qu’on ne peut ammener à la lumière, non parce qu’elle cacherait un secret étranger à toute révélation, ni même parce qu’elle serait radicalement obscure, mais parce qu’elle transforme tout ce qui a accès à elle, même la lumière, en l’être anonyme, immpersonnel, le Non-vrai, le Non-réel et cependant toujours là. Le “On” est, sous cette perspective, ce qui apparaît au plus près, quand on meurt.

(9)     Sđd, trang 337: Quand je suis seul, ce n’est pas moi qui suis là et ce n’est pas de toi que je reste loin, ni des autres, ni du monde. Je ne suis pas le sujet à qui arriverait cette impression de solitude, ce sentiment de mes limites, cet ennui d’être moi-même. Qund je suis seul, je ne suis pas là.

 

 

(còn tiếp)

đào trung đąo

 

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014