đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn học ± phê b́nh văn học
≤ cùng một khác
(5)
■ Bản viết (texte/text) văn chương (và triết học) là sự biến (évènement/event) có tính chất đặc biệt, duy nhất (singularité/singularity). Sự biến này vừa cắt/xé/xuyên thủng không gian thành đoạn rời trên trang giấy vừa tham dự vào không gian chung của bản viết như thế giới (texte=monde, Barthes). Với thời gian, sự biến văn chương chống lại quá khứ (những giá trị đă được thiết định), làm cho hiện tại trở thành chênh vênh, đong đưa (v́ là đặc biệt, duy nhất) và cũng là một hứa hẹn không bảo đảm thành công hay thất bại của tương lai tuy rằng thời gian tính của sự biến lại chính là tính nội tại của tương lai. Tương lai này không phải là cái được tưởng tượng sẽ xảy ra, và khả năng sẵn sàng đáp ứng tương lai không phải là tiên đoán nhưng là khẳng định sự sẵn sàng mở rộng cánh tay đón nhận sự biến chưa có tên gọi, chưa có kiểu mẫu, chưa thể đánh giá trước, nói cách khác đó là một quyết định nhân danh tính chất bất quyết (indecidability). Sự biến không bao giờ là cái xảy ra lúc này, bây giờ v́ sự biến đ̣i hỏi quyết định từ chúng ta nhưng thời gian cần cho sự quyết định lại luôn luôn quá sớm hoặc quá trễ như Lyotard nhận xét. Sự biến văn chương là kẻ thù của thời gian đong đếm thực dụng (chẳng hạn coi sự biến ‘đă là của quá khứ’, không tức thời có ảnh hưởng trong hiện tại, bị hiện tại chôn vùi hay chối bỏ, bị lăng quên trong tương lai). Sự biến là những ‘câu văn’ (phrases) được sâu chuỗi theo một chế độ (régime) riêng của một loại diễn ngôn tự qui định quy tắc tập hợp những câu văn được viết ra bất tận (không có câu văn nào là câu văn cuối cùng), viết trong sự khả hữu và bất khả hữu, trong sự vắng mặt cùa Quyển Sách như Blanchot tŕnh bày trong phần cuối quan trọng nhất chiếm một phần ba bề dày quyển Kết đàm Vô tận/Entretien infini. Jean-Francois Lyotard đưa ra một giải thích sự biến: sự biến trước khi trở thành một cái ǵ đó, trước hết nó tạo ra một sự gián đoạn, làm ngừng lại, khi hỏi: Nó đến sao? Một câu hỏi do chính sự biến đặt ra cho chính nó cũng là kẻ nhận lời kêu gọi của những câu văn đang viết/diễn ra, nhưng người viết ra những câu văn này lại chẳng bao giờ biết được chúng có tới nơi tới chốn nó nhắm tới không. Nhắm tới ai, nơi nào? Tới mọi người và không tới một ai rơ rệt, tới khắp nơi và cũng không một nơi nào định trước. Có (oui, yes) trong không (non, no) và không trong có. Cũng là có đi liền theo không, và ngược lại. Như sự biến t́nh yêu. Và văn chương (và triết học) trên hết thảy chính là khai lộ t́nh yêu như sự biến. Chính v́ vậy sự biến không thể được nắm bắt, nh́n nhận, lư giải bằng lư thuyết ngôn-hành (speech-act theory) v́ ngôn hành phải tác hoạt theo khuôn khổ những mă hiệu (codes) đặc biệt và trong đường chân trời của sự mong đợi, ước tính (expectation) trong khi sự biến lại xuyên thủng chân trời mong đợi. Trên giả thiết, người viết/gửi đi không cần phải biết điều này và sự không biết này là sức cưỡng chống tối thượng của sự biến đối với thời gian có thể tính toán đong đếm. (1) Một vài sự biến văn chương tiêu biểu của phương Tây trong thế kỷ 20: Marcel Proust, Stéphane Mallarmé, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, Samuel Beckett, René Char, Paul Célan…đều là nhân vật của sự biến văn chương (personnage d’évènement littéraire). Chỉ là sự biến văn chương hay triết học khi nó tra hỏi triệt để về chính khả hữu/bất khả hữu của văn chương hay triết học.
Không nên coi ‘đổi mới, cách tân’ hoặc những thứ được gọi là ‘hiện tượng văn chương’ là sự biến văn chương. Trước hết, ‘đổi mới, cách tân’ đặt trên lư luận ‘nội dung/h́nh thức’ là một kiểu suy luận nhị phân đơn giản hóa áp đặt khiên cưỡng lên bản chất văn chương, tách rời một cách giả tạo văn chương ra hai thành phần, là khuôn mẫu sơ đẳng khô cứng của lối diễn giải văn chương trường ốc xáo ṃn. Chính tính áp đặt của giả-nan đề (pseudo-aporie) này đưa đến những hậu quả là ṿng luẩn quẩn, bế tắc cho thực hành văn chương: làm sao tạo được sự cân bằng giữa hai thành phần nội dung và h́nh thức. Vấn đề đưa đến bế tắc không tránh khỏi: đổi mới nội dung nào? H́nh thức nào? Nội dung của thực tại hôm nay? Văn chương phải cập nhật? Đập vỡ, biến dạng h́nh thức cũ? Trên cơ sở nào? Nội dung nào, h́nh thức nào cho thơ và tiểu thuyết hôm nay? Một trong những sản phẩm của ngộ nhận về nội dung văn chương là khuynh hướng phân đôi thực tại và hư cấu. Và hậu quả của nhị phân này là việc đặt điểm nhấn vào thực tại đưa đến những loại tiểu thuyết hiện thực, hiện thực phê phán, và hiện thực hư/huyễn ảo (magic/al realism), Hiện thực hư/huyễn ảo xét cho cùng là phản ứng của người viết khi ‘tỉnh giấc kê vàng’ thấy rằng nghiêng về thực tại là quá đà và muốn lập lại cân bằng giữa thực tại và hư cấu. Nhưng đây vẫn là một giải pháp thất bại đă được chứng minh: tiểu thuyết hiện thực huyễn ảo có một tấm giấy khai sinh ngắn ngủi. Sự quá đà tai hại nhất đă triệt hủy tiểu thuyết do ngộ nhận nội dung của tiểu thuyết là thực tại xă hội, nhất là sự mô tả xă hội nảy được định hướng, đúng ra là cưỡng bức, người viết tiểu thuyết sơn phết, mỹ hóa một xă hội ảo tưởng do ư thức hệ vẽ ra trong đó chủ thể (nhân vật chính của tiểu thuyết) là chủ thể vô sản mông muội trong ảo tưởng xây dựng xă hôi theo mô h́nh xă hội chủ nghĩa. Một sản phẩm thiếu tháng khác về ‘h́nh thức’ là ư định cách tân h́nh thức bằng cách chẳng hạn phủi bụi hay đảo lộn đập nát ngôn ngữ, đuổi bắt ảo ảnh bóng chữ, dập vùi nhịp điệu của câu thơ/văn bằng những cách ‘lạ hóa’ giả tạo nhằm làm loăng hay phá hủy cấu trúc của câu, bất chấp cú pháp, văn phạm thơ hay tiểu thuyết, nhưng lại không đưa ra được chứng cớ biện minh khả dĩ thuyết phục cho việc biến đổi không gian bản viết. Tất cả những cách tân này đều ở ngoài văn chương nên không thể tạo nên sự biến văn chương.
Nếu như thế kỷ 20 đă xuất hiện những sự biến văn chương lớn (như đă nêu ra vài điển h́nh ở trên) nhằm xô đẩy văn chương đi tới, tra hỏi triệt để về chính sự khả hữu của văn chương để văn chương tồn lưu bằng lời chào đón thánh thiện kiếm t́m thân hữu (những nhân vật của sự biến văn chương trong tương lai) th́ cũng chính trong thế kỷ này đă xảy ra thảm họa lớn nhất cho văn chương khi văn chương được coi như sản phẩm của diễn tŕnh biện chứng lịch sử khi biện chứng lịch sử được chuyển thành duy vật biện chứng một cách thô thiển đưa đến quan niệm văn chương như sản phẩm của tổng hợp biện chứng giữa hạ tầng cơ sở/thượng tầng kiến trúc. Theo Georges Bataille, đứng trên quan điểm lịch sử biện chứng như Hegel quan niệm sự kết thúc của lịch sử khi đạt tới Ư niệm tuyệt đối (hay ít nhất Hegel đă chỉ ra sự hữu hạn của lịch sử) và nếu động cơ chính làm cho lịch sử chuyển vận là tính chất phủ định (négativité) th́ quả thật người ta đă quên xét đến vấn tính của biện chứng: một khi lịch sử kết thúc th́ số phần của tính phủ định này sẽ ra sao? Có phải nó là một thứ “phủ định không dùng để làm ǵ” (négativité sans emploi) v́ không có mục tiêu và cũng không được biện chính, một dạng thức phủ định không có nội dung, một thứ dư thừa không thể loại bỏ, vô dụng, và vắng mặt chân lư. Và văn chương lại chính là cái quá độ, dư thừa vô dụng này. Blanchot đẩy tư duy của Bataille đi xa hơn nữa khi cho rằng văn chương (thí dụ như nơi Kafka và Sade) không làm cho thế giới có ư nghĩa mà ngược lại tuyệt đối hủy bỏ thế giới, đặt thế giới trong sự vắng mặt của chính thế giới, thay thế thế giới thực bằng những đối tượng vắng mặt được tưởng tượng ra: văn chương tự khẳng định chính nó khi đối diện với thế giới, văn chương không phải là một khâu chuyển vận biện chứng mà ngược lại làm cho chuyển vận biện chứng lịch sử gián đoạn, bị đ́nh chỉ. Để phản biện Hegel, sách lược của Blanchot là nối gót bản văn của Hegel theo lộ tŕnh nào đó để chờ đợi, ŕnh rập Hegel xập bẫy, cái bẫy do chính Hegel cài đặt: đó là đẩy bản văn của Hegel tới nan đề của sự tạo thành bản văn này. Cách này tránh không để lâm vào t́nh thế hiểm nguy của việc trực tiếp chống đối Hegel v́ càng chống Hegel rốt cuộc lại là hậu thuẫn Hegel. Blanchot viết: “Người ta không thể “đọc” Hegel, ngoại trừ không đọc ông ta. Đọc ông ta, hay không đọc ông ta, hiểu ông ta, hay hiểu sai ông ta, từ chối ông ta, điều này hoặc là rơi vào vào sự quyết định của Hegel hoặc điều này không xảy ra. Chỉ có cường độ của sự không xảy ra này, trong sự không thể có việc không xảy ra như vậy, đặt chúng ta tới một cái chết – cái chết của đọc, cái chết của viết/văn tự - điều này cốt để cho Hegel vẫn c̣n sống, trong sự giả trá của Ư nghĩa hoàn thành, (Hegel là kẻ giả trá, đó là thứ làm cho ông ta thành vô địch, điên rồ về sự nghiêm túc của ḿnh, kẻ giả mạo Chân lư: “trao đồ thay thế” đến mức trở thành bậc thầy của sự khôi hài mà chính ḿnh không nhận ra – Sylviane Agacinski.) (2) Có thể nhận ra đây là công án đốn ngộ Derrida đă nắm bắt được từ Blanchot để viết Glas. Từ sự nh́n nhận “Hegel cũng chính là nhà tư tưởng về sự khác biệt bất khả thu giảm.” trong De la grammatologie (3) đến việc nhận ra bản viết của Hegel có kẽ hở/lủng trong Positions “Thật vậy tôi nghĩ rằng bản viết của Hegel hở kẽ một cách thiết yếu; rằng điều đó hơn là và một cái ǵ đó khác hơn là sự đóng kín theo đường ṿng của h́nh tượng bản viết đó. Bản viết đó không tự thu giảm vào một nội dung những triết vị, nó cũng thiết yếu sản xuất ra một hoạt tác mạnh mẽ của văn tự/viết, một phần c̣n lại của văn tự cần tái cứu xét về cái tương quan lạ lùng nó thiết lập với nội dung triết học, cái chuyển vận nhờ đó nó quá độ cái nó muốn-nói, tự quay ngược, quay trở lại, lập lại bên ngoài sự đồng nhất với bản thân của chính nó.”(4), sau cùng đến Glas Derrida tra vấn về “Kiến thức tuyệt đối c̣n lại ǵ?/Que reste-t-il du savoir absolu? (tựa đề phụ của Glas) bằng câu mở đầu “Cho chúng ta, nơi đây, lúc này, tại sao cái c̣n lại của một Hegel? Cho chúng ta, nơi đây, lúc này: đó chính là cái từ nay người ta sẽ không thể tư tưởng mà không có ông ta. Cho chúng ta, nơi đây, lúc này: những chữ đó là những trích dẫn, đă, luôn, là cái chúng ta sẽ học hỏi được từ ông ta.”(5) Derrida đi t́m những lỗ hổng trong bản viết của Hegel qua việc đọc song hành những bản viết thời trẻ của Hegel và bản viết của Jean Génet để chỉ ra chính bản viết của Hegel chống chọi lại biện chứng pháp của Hegel.
Tư tưởng Hegel từ nhưng thập niên đầu thế kỷ 19, Nietszche ở những thập niên cuối thế kỷ 19, và Heidegger trong suốt năm thập niên cuối thế kỷ 20 có thể được coi như những sự biến triết học lớn lao nhất trong lịch sử triết học phương Tây.
Một lư do khác chỉ ra sự thất bại của biện chứng lịch sử trong lư giải văn chương: Biện chứng lịch sử sử dụng hai khái niệm văn chương như sản phẩm và ngôn ngữ như tư bản đều là những khái niệm siêu h́nh học nằm ngoài văn chương. Những vận động tư tưởng khởi đầu với Nietszche và được kế thừa và tiếp tục ở thế kỷ 20 đă chỉ ra chung cuộc của siêu h́nh học, và văn chương đă lên đường đồng hành với tư tưởng chứ không c̣n bị tư tưởng cưỡng chế. Văn chương đă xóa bỏ ngày tử trên tấm khai sinh triết học giao cho. Văn chương và tư tưởng từ nay sánh bước trên hai ngả song hành nhắm tới cái cùng một khác (the Same Other). Thời khổ nạn của sự đón đầu, khoanh vùng nội dung, định hướng văn chương một cách bạo động ngu xuẩn nhân danh một ư thức hệ xác ướp phải được chấm dứt khi văn chương đă là toàn cầu, và nếu như sự cưỡng bức văn chương c̣n dai dẳng tồn tại tuy đang hấp hối trong vai tṛ sát thủ văn chương th́ chính văn chương như một thức tỉnh về khả tính của ḿnh phải dứt khoát vượt qua khổ nạn để lên đường trong hiện tồn .
Derrida tự đặt câu hỏi và được hỏi: “Có thể nói sự biến được không?” (Dire l’évènement, est-ce possible?).(6) Nếu là tự hỏi th́ câu trả lời là có, nếu được hỏi th́ câu trả lời là không. V́ sao? Trong trường hợp đầu (có) v́ đó là câu trả lời duy nhất có thể có đối với sự biến nếu như quả thật có sự biến. Trong trường hợp sau (không) v́ không thể nói sự biến là ǵ chính v́ sự biến, như khi nó đến, nếu như nó đến, để cho nó đến, xuyên thủng chân trời của sự mong đợi, phá hủy bất kỳ sự đánh giá nào. Sự biến, khi nó đến, đ̣i hỏi câu trả lời xác nhận, nhưng sự xác nhận này làm đứt quăng thời gian, nói có với chính câu hỏi, nói có với khả hữu-bất khả hữu của sự biến. Sự biến luôn luôn là lạ lẫm, không thể được biết trước (giống như cái chết) v́ nó thuộc về tương lai, và chỉ thể được xác nhận trong chuyển động có trước sự xác quyết hay phủ định, nhưng sự biến lại xuyên suốt chuyển động này, vừa làm cho xác quyết và phủ định trở thành vừa có khả năng vừa không có khả năng.
■ Deleuze-Guattari đưa ra gợi ư về tiểu thuyết: “Không khó xác định yếu tính của “truyện vừa” như một loại h́nh văn chương: có truyện vừa khi mọi thứ được tổ chức quanh câu hỏi “Cái ǵ đă xảy ra? Cái ǵ thật sự đă có thể đă xảy ra?” Truyện phiêu lưu giả tưởng trái ngược hẳn với truyện vừa, bởi v́ nó giữ cứng người đọc đang hồi hộp dưới một câu hỏi hoàn toàn khác: cái ǵ sẽ xảy ra? Luôn luôn có một cái ǵ đó sẽ tới, sẽ xảy ra. Về phần tiểu thuyết, chính tiểu thuyết, luôn luôn trong đó có cái ǵ đó đang xảy ra, dù rằng tiểu thuyết đưa những yếu tố của cả truyện vừa lẫn của truyện phiêu lưu giả tưởng vào trong biến tấu gịng thời gian hiện tại sống động không ngừng chảy của nó.” (7) Nhận xét này chỉ ra thời gian, những tuyến thời gian là yếu tố quan trọng hàng đầu của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết là ǵ? Câu hỏi không thể không được đặt ra cho người viết tiểu thuyết có ư thức rơ ràng về công việc ḿnh (ham) muốn làm (nhưng câu hỏi này lại không đuợc quan tâm nhiều bởi đa số người đọc tiểu thuyết v́ họ đọc tiểu thuyết là để hưởng thụ niềm vui). T́m câu trả lời ở đâu? Thường có ba cách: thứ nhất, t́m đọc những quyển sách viết về lư thuyết tiểu thuyết, đọc những danh tác tiểu thuyết để học hỏi từ những “sư phụ” tiểu thuyết, và cuối cùng t́m đọc những ghi chép, nhật kư của những bậc thầy tiểu thuyết (Không thể hiểu rơ Kafka nếu không đọc Nhật kư của Kafka) và những sách phân tích, thông diễn những quyển tiểu thuyết đă tạo nên sự biến văn chương của những nhà chuyên khảo về những tác giả này. Trong ba cách, cách thứ nhất ít hiêu quả nhất v́ những sách viết về tiểu thuyết thường sử dụng một thứ siêu-ngôn-ngữ (méta-langage) trừu tượng không phải là ngôn ngữ tiểu thuyết. Thêm vào đó tác giả của những sách loại này thường thiên kiến, chủ quan bênh vực quan điểm hay lư thuyết ḿnh chủ trương dựa trên một hệ tư tưởng (chẳng hạn György Lukácz, Lucien Goldmann, René Girard…chỉ nêu ra một vài tên tuổi trong quá khứ) và có một quan niệm thiên kiến về văn chương. Về những tập khảo luận văn chương của những nhà văn hay các bài phỏng vấn nhà văn nhà thơ (một kiểu thời thượng đặc sản Mỹ đă lan nhiễm đến nhiều xứ phương Tây) thật ra nên đọc những bài viết về sinh hoạt văn chương trong môi trường và thời đại của mỗi nhà văn hay về các thân hữu văn chương hay những nhà văn họ yêu thích cả trong quá khứ lẫn hiện tại hơn là những bài họ sa đà vào phạm vi lư thuyết hay phê b́nh văn chương. V́ khi những nhà văn nhà thơ này bàn về lư thuyết văn chương sự khiếm khuyết về căn bản kiến thức hàn lâm nói chung (khá hơn nơi những nhà văn có ghế giảng dạy văn chương ở các đại học thế giá) lộ rơ, cộng thêm thị hiếu văn chương và tính chủ quan bênh vực văn chương của chính họ và thân hữu khiến cho giá trị những quyển sách loại này rất giới hạn. Các nhà xuất bản sở dĩ cho in những quyển sách loại này trước hết có mục đích chính là tiếp thị cho những tác giả đang có sách bán chạy, một mục đích phụ khác cũng để giúp độc giả muốn hiểu thêm về văn chương của những tác giả này v́ vậy cũng hữu ích phần nào, nhưng giá trị về mặt học thuật thấp nên các chuyên gia nghiên cứu văn chương hàn lâm không mấy chú tâm tới những tài liệu này. Thực ra những tài liệu này không tạo được ảnh hưởng hay có sự đáp ứng nào đáng kể. Phần lớn những cuốn sách loại này có số in ra khá khiêm tốn v́ không bán chạy, hiếm khi được tái bản, và chỉ một thời gian ngắn sau đó không c̣n được nhắc tới nữa. Cách thứ nh́ khả dĩ nhất nhưng để đào bới được những hạt kim cương ẩn dấu dưới những tầng sâu trong các danh phẩm tiểu thuyết người ta lại cần có khả năng thấu thị và kiến thức văn chương. Dù sao đây vẫn là cách nên làm nhất. C̣n cách thứ ba chỉ cần thiết khi đọc những bản viết chống lại việc đọc.
Roland Barthes kẻ suốt đời gắn bó với tiểu thuyết, mang nặng nỗi khao khát nghiệt ngă viết được một cuốn tiểu thuyết nhưng bất thành. Từ Le degré zéro de l’écriture/Độ không của văn tự tới Mythologies/Huyền thoại một Barthes khuynh tả tân-Macxit của những năm cuối thập niên 50s qua giai đoạn từ cuối thập niên 60s một Barthes lùi dần khỏi tiền trường tranh biện ư thức hệ khi nhận ra sự bế tắc trong việc dùng một hệ tư tưởng này để phản bác một hệ tư tưởng khác ẩn sâu trong bản viết văn chương, hiểu được rằng cuối cùng hệ tư tưởng nào cũng đều không có tương lai, đến một Barthes cấu trúc-hậu cấu trúc của thập niên 70s lao ḿnh vào cuộc phiêu du của những cấu trúc ngôn ngữ của bản viết/văn tự, với tham vọng đẩy xa và vượt qua thuyết cấu trúc bằng Kư hiệu học như dụng cụ đào xới bản viết, và vào cuối đời u buồn trở lại với những tiểu thuyết gia cố điền, cho thấy một Barthes chống-hiện đại (anti-moderne như cách nh́n nhận của Antoine Compagnon đệ tử và cũng là bạn vong niên của Barthes) trở lại với tiểu thuyết qua tra hỏi nan đề ‘tiểu thuyết là ǵ?’ trong giáo tŕnh La Préparation du Roman suốt trong hai niên khóa 1978-1979 và 1979-1980 ở Collège de France và cuối cùng t́m nơi nương náu ở Thơ nhưng đă không ở lại được với Thơ v́ cái chết bất ngờ xảy ra. Những suy tưởng của Barthes tuy âm thầm qui chiếu về quyển tiểu thuyết bất thành Vita Nova Barthes dự định viết nhưng loanh quanh Barthes rồi cũng trở lại chủ đề chính, nói về việc sửa soạn viết bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào, bất kỳ công tŕnh văn chương nào, đưa ra những t́m kiếm, phân tích độc đáo về những tuyệt phẩm tiểu thuyết nhất là của Proust và Joyce. La Préparation du Roman chủ đề của giáo tŕnh này bao quát diện rộng và đầy tham vọng như chính Barthes trong lời mở đầu ngày 2 tháng Chạp 1978 đă báo trước: dự án này nếu không phải là “bền bỉ” th́ cũng là “đầy” (8) (tham vọng) – nghĩa là có phạm vi rộng lớn – và cũng đă mở đầu giáo tŕnh bằng lời kể lể u buồn về ‘Khúc “Giữa” Cuộc Đời/ Le “Milieu” de la Vie’ như một thời điểm đánh dấu khổ nạn không thể phai mờ trong kư ức của chính Barthes (đau buồn về cái chết của người me, nỗi thất vọng về khởi đầu thất bại của cuốn tiểu thuyết muốn viết ra). Như chúng ta đă biết khi đọc Barthes, cách tiếp cận chủ đề chính của Barthes luôn luôn đầy sáng tạo, gây ngạc nhiên bằng cách gián tiếp đi đường ṿng, lui tới nhiều lần trước khi đi vào chính chủ đề. Nhưng có thể nói khai từ cho La Préparation du Roman chính là câu mở đầu của bộ trường thiên tiểu thuyết À la recherché du Temps perdu/Đi t́m Thời gian đă mất của Marcel Proust: “Bấy lâu nay, tôi thường đi ngủ sớm”.(9)
_______________________________
(1) Jean-Francois Lyotard, Le Différend, Minuit 1983, trang 15: En écrivant ce livre, l’A. a eu le sentiment de n’avoir pour destinataire que le Arrive-t-il? C’est à lui que les phrases qui arrivent en appellant. Et, bien entendue, il ne saura jamais si les phrases sont arrivées à destination. Et il ne doit pas le savoir, par hypothèse. Il sait seulement que cette ignorance est l’ultime résistance que l’évènement peut opposer à l’usage comptable du temps.
(2) Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre, trang 79: On ne saurait “lire” Hegel, sauf à ne pas le lire. Le lire, ne pas le lire, le comprendre, le méconnaître, le refuser, cela tombe sous la décision de Hegel ou cela n’a pas lieu. Seule l’intensité de ce non-lieu, dans l’impossibilité qu’il y en ait un, nous dispose pour une mort – mort de lecture, mort d’écriture – qui laisse Hegel vivant, dans l’imposture du Sens achevé. (Hegel est l’imposteur, c’est ce qui le rend invincible, fou de son sérieux, faussaire de Vérité: “donnant le change” jusqu’à devenir à son insu maître de l’ironie – Sylviane Agacinski.)
(3) Jacques Derrida, De la grammatologie (1967), 41: Hegel est aussi le penseur de la difference irréductible.
(4) Jacques Derrida, Positions (1972), 103-104: Je crois en effet que le texte de Hegel est nécessairement fissure; qu’il est plus autre chose que la cloture circulaire de sa representation. Il ne se réduit pas à un contenu de philosophèmes, il produit aussi nécessairement une puissante opération d’écriture, don’t il faut réexaminer le rapport étrange qu’il entretient au contenu philosophique, le mouvement par lequel il exceed son vouloir-dire, se laisse détourner, retourner, répéter hors de son identité à soi.
(5) Jacques Derrida, Glas (1981), 1: quoi du reste aujourd’hui, pour nous, ici, maintenant d’un Hegel? Pour nous, ici, maintenant: violà ce qu’on n’aura pu désormais penser sans lui. Pour nous, ici, maintenant: ces mots sont des citations, déjà, toujours, nous l’aurons appris de lui.
(6) Jacques Derrida, Gad Soussana, Alexis Nouss, Dire l’évènement, est-ce possible? Nxb L’Harmatan. Đây là quyển sách in lại những bài thuyết tŕnh trong cuộc hôi thảo tại Trung tâm Kiến Trúc ở Canada để vinh danh Jacques Derrida gồm bài thuyết tŕnh của Gad Soussana De l’évènement depuis la nuit và truyện Arriver, bài thuyết tŕnh của Alexis Nouss Parole sans voix, và sau chót là phần Derrida đọc bài Une certaine possibilité impossible de dire l’évènement.
(7) Giles Deleuze-Felix Guattari, Mille Plateaux, 235: L’essence de la “nouvelle”, comme genre littéraire, n’est pas très difficile à déterminer: il y a nouvelle lorsque tout est organize autour de la question “Qu’est-ce qui s’est passé? Qu’est-ce qui a bien pu se passer?” Le conte est le contraire de la nouvelle, parce qu’il tient le lecteur haletant sous une tout autre question: qu’est-ce qui va se passer? Toujours quelque chose va arriver, va se passer. Quant au roman, lui, il s’y passe toujours quelque chose, bien que le roman intègre dans la variation de son perpetual présent vivant (durée) des éléments de nouvelle et de conte.
Deleuze-Guattari cũng có những nhận xét khá độc đáo về tiểu thuyết Pháp (cả hai tác giả này đều say mê À la Recherche du Temps perdu Proust) và Anh-Mỹ (Melville, Lawrence, Miller, Hardy chẳng hạn). Về tiểu Pháp: “Tiểu thuyết Pháp bi quan, duy tâm một cách sâu xa, “phê phán đời sống hơn là sáng tạo đời sống”. Tiểu thuyết Pháp nhét xâu những nhân vật của nó vào một lỗ hổng, nhồi chúng trên bức tường. Tiểu thuyết Pháp chỉ quan niệm những cuộc du hành có tổ chức, và sự cứu rỗi qua nghệ thuật. Đó vẫn là sự cứu rỗi Ky-tô-giáo, nghĩa là bằng vĩnh cửu. Tiểu thuyết Pháp dùng th́ giờ để định vị trí thay v́ vạch những tuyến đường, những tuyến đào thoát hoạt động hay giải cát cứ/giải lănh địa tích cực” (Le roman français est profonfément pessimiste, idéaliste, “critique de la vie plutôt que créateur de vie”. Il enfonce ses personnages dans le trou, il les fair rebondir sur le mur. Il ne conçoit que des voyages organisés, et de salut que par art. C’est encore un salut catholique, c’est-à-dire par l’éternité. Il passe son temps à faire le point, au lieu de tracer des lignes, lignes de fuite active ou de déterrorialisation positive.) Về tiểu thuyết Anh-Mỹ: “Tiểu thuyết Anh-Mỹ lại khác hẳn. “Ra đi, ra đi, thoát đi…băng qua chân trời” Từ Thomas Hardy cho tới Lawrence, từ Melville cho tới Miller, cùng một câu hỏi vang vọng, băng ngang, ra đi, xuyên thủng, vạch đường đừng ở lại một chỗ. T́m tuyến đường chia cách, đi theo tuyến đường hay tạo ra tuyến đường, tới tận nơi sự phản bội. Chính v́ lẽ đó người Anh-Mỹ có mối tương quan khác hẳn người Pháp với du hành, với cách thế du hành, với những nền văn minh khác, Á đông, Nam Mỹ, và cả với ma túy, với những cuộc du hành tại chỗ. Họ biết tới một điểm nào đó khó mà ra khỏi cái lỗ hổng đen của chủ quan tính, của ư thức và của kư ức, của lứa đôi và của hôn nhân.” (Tout autre est le roman anglo-américain. “Partir, partir, s’évader…traverse l’horizon…”De Thomas Hardy à Lawrence, de Melville à Miller, la même question relentit, traverser, sortir, percer, faire la ligne et pas le point. Trouver la ligne de séparation, la suivre ou la créer, jusqu’à la traîtrise. C’est pourquoi ils ont avec le voyage, avec la manière de voyager, avec les autres civilizations, Orient, Amérique du Sud, et aussi avec la drogue, avec les voyages sur place, un tout autre rapport que les Français. Ils savent à quel point c’est difficile de sortir du trou noir de la subjectivité, de la conscience et de la mémoire, du couple et de la conjugalité) Mille Plateaux, 228-229.
Ở một chỗ khác cũng trong Mille Plateaux (trang 213) hai tác giả này chỉ ra: “Thật sai lầm nếu thấy ở Don Quichotte sự chấm dứt của tiểu thuyết hiệp sĩ, bằng cách dẫn chứng những ảo giác, những ư tưởng khinh xuất, những trạng thái bị thôi miên hay sững sờ của nhân vật chính. Cũng thật sai lầm khi thấy ở những tiểu thuyết của Beckett sự chấm dứt của tiểu thuyết nói chung, bằng cách viện ra những lỗ hổng đen, tuyến giải cát cứ của những nhân vật, những cuộc đi dạo nhị phân tâm thần của Molloy hay của kẻ Bất Khả Danh, việc mất tên gọi, mất kỷ niệm hay dự tính của những nhân vật này. Đúng là có sự tiến hóa của tiểu thuyết, nhưng chắc chắn sự tiến hóa không ở đó. Tiểu thuyết không ngừng tự định nghĩa bởi cuộc phiêu lưu của những nhân vật biệt tích, họ không c̣n biết tên của họ là ǵ, cũng chẳng biết ḿnh đi t́m kiếm cái ǵ hay làm ǵ, họ là những kẻ mất trí nhớ, mất khả năng điều hợp động tác, tiêu cực chống đối. Chính những nhân vật này làm nên sự khác biệt giữa loại h́nh văn chương lăng mạn và những loại h́nh văn chương bi kịch hay sử thi (khi nhân vật sử thi hay bi kịch bị chứng mất lư trí, quên lăng giáng xuống, v.v…nhân vật bị những chứng bệnh này giáng xuống một cách khác hẳn.”(Il est faux de voir dans Don Quichotte la fin du roman de chevalier, en invoquant les hallucinations, les fuites d’idées, les états hypnotiques ou cataleptiques du héros. Il est faux de voir dans les romans de Beckett la fin du roman en général, en invoquant les trous noirs, la ligne de déterritorialisation des personages, les promenades schizophréniques de Molloy ou de l’Innommable, leur perte de nom, de souvenir ou de projet. Il y a bien une evolution du roman, mais elle n’est sûrement pas là. Le roman n’a cessé de se definer par l’aventure de personages perdus, qui ne savent plus leur nom, ce qu’ils cherchent ni ce qu’ils font, amnésiques, ataxiques, catatoniques. C’est eux qui font la différence entre le genre romanesque et les genres dramatiques ou épiques (quand le héros épique ou dramatique est frappé de déraison, d’oubli, etc., il l’est d’une toute autre manière.)
(8) Roland barthes, La Préparation du Roman I & II, Seuil 2003, trang 25: …car celui-ci s’annonce, sinon tenace (qui peut le dire?), du moins ample (ambitieux).
(9) Marcel Proust, À la Recherche du Temps perdu, t.I Du côté de chez Swann: Longtemps, je me suis couché de bonne heure.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2013