đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(48)

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, 

 

2. Đi t́m cái Trung tính (Le Neutre)

Blanchot là tác gia có cách đặt tên sách (quyển sách/le livre chứ không phải tác phẩm/œuvre) không những có ẩn nghĩa mà tên mỗi quyển sách cũng c̣n nói lên ư tưởng ṇng cốt cùa cả quển sách. Với Blanchot, văn chương, viết, là một chuyển vận, là bước đi (pas), cũng là chuyển vận của phủ nhận (pas) không ngưng nghỉ, bất tận. Chuyển vận của cái chết trong đáy sâu ngôn ngữ. Cuộc tra vấn trong niềm im lặng, trong thảm kịch số phần của chính văn chương. Chuyển vận của nghĩa kép (double sens) trong lưỡng tính. Quan niệm này được Blanchot biểu đạt gián tiếp trong cách đặt tên sách của ḿnh. Quyển sách khảo luận đầu tiên xuất bản năm 1943 có tựa đề Faux pas/Bước lỡ/Giả không gồm trên 50 bài viết ngắn về văn tự và về viết xoay quanh chủ đề ngôn ngữ nơi Kierkegaard, Proust, Rilke Bataille, Camus v.v…, thi ca chủ yếu với Mallarmé, bàn về tiểu thuyết, và sau hết là những bài phê b́nh văn chương về một số tác gia xưa (Molière, Stendhal, Gœthe) và nay (Gide, Péguy, Claudel, Alain). Tựa sách ‘Faux pas’ hầu như không thể chuyển ngữ v́ chữ ‘pas’ vừa có nghĩa ‘bước đi’ vừa có nghĩa ‘không/phủ nhận’. Nếu hiểu ‘pas’ là bước đi th́ ‘Faux pas’ có nghĩa ‘Bước sai, bước lỡ’. Nhưng nếu hiểu ‘pas’ là ‘không, phủ nhận/négation’ th́ nghĩa của cụm từ này trở thành tối tăm, khó hiểu đối với người đọc chưa quen thuộc với Blanchot. Blanchot lần thứ nh́ dùng từ ‘pas’ khi đặt tên quyển sách gồm những đoạn rời (fragments) Le pas au-delà/Bước/Cái không/ ra cơi ngoài. (1973). Khi chuyển sang Anh văn phần lớn các dịch giả dịch tên quyển này là The Step Beyond. Thật ra dịch như vây tuy sát nghĩa nhưng lại không nói lên được nghĩa kép của ‘pas’ c̣n là không, phủ nhận. Derrida lại nhận ra một ẩn nghĩa khác của ‘pas’ nơi Blanchot “L’oubli serait un autre nom pour pas/Lăng quên sẽ là một cái tên khác cho bước đi/không” (Parages). Trong những phần trên chúng ta đă đọc Blanchot qua bài La littérature et le droit à la mort/Văn chương và quyền đối với cái chết trong quyển La part du feu. Ngay đối với độc giả là người Pháp tựa sách này cũng không phải là rơ ràng, dễ hiểu. Theo nghĩa đen th́ tên quyển sách này là Phần của Lửa. Nhưng quả thực dịch như thế tên quyển sách cũng vẫn rất tối tăm, khó hiểu. Blanchot đề từ cho quyển La part du feu bằng trích đoạn thơ của Hölderlin (1) và câu nói của Héraclite (Fragment 48) Le nom de l’arc est vie; son œuvre, mort. Qui se dérobera au feu qui ne se couche pas?/Tên của cái cung là đời sống; công tŕnh/tác phẩm của nó, cái chết. Kẻ nào lại có thể chạy thoát khỏi lửa khi lửa chưa được đốt lên?”(2). Đọc kỹ hai trích đoạn Blanchot dùng làm đề từ này sẽ giúp chúng ta hiểu rơ hơn nghĩa của tựa sách La part du feu/Phần của Lửa. ‘La part du feu’ lấy từ thành ngữ ‘Faire la part du feu’ có nghĩa dọn dẹp phần mặt đất để tránh lửa lan tới, hay hiểu theo nghĩa dân giả hơn là khi đă có đám cháy phải bỏ lại những ǵ không thể nào cứu văn để không đến nỗi mất hết. Như thế ‘la part du feu’ có nghĩa cái phần phải hy sinh cho cái c̣n lại. Khi dùng cụm từ ‘la part du feu’ làm tựa sách Blanchot cũng có ư nói có thể coi những bài luận văn ngắn trong quyển sách này như một loạt những mất mát, những thứ phải hy sinh và cũng là một phương sách đề pḥng, để giữ lại được những ǵ có thể giữ lại. V́ chủ đề chính của quyển sách là văn tự/viết nên Blanchot ngụ ư về vai tṛ của ḿnh: hoặc làm công việc hủy tạo, hoặc giữ vai tṛ kẻ bàng quan đứng ngoài lề quan sát ‘phần của lửa’, nghĩa là cái ǵ phải hy sinh cái ǵ phải ǵn giữ. Thế nhưng hai công việc này lại không thể phân biệt rơ ràng. Theo Blanchot, viết là đi vào thảm kịch, thảm họa, nhà văn ví như kẻ bị lửa cuốn hút vào thảm kịch, suốt đời sống trong thảm kịch. Nhưng Blanchot lại vừa là kẻ cứu hỏa vừa là kẻ đốt rừng: đưa ra chữ nghĩa để đem thiêu rụi nhưng cũng nhận ra trách nhiệm phần ḿnh về việc để lửa lan rộng. Lưỡng tính và nghịch lư của văn chương. Trong bài viết thứ nhất mở đầu ‘La lecture de Kafka/Đọc Kafka’ trước t́nh trạng nghịch lư hôm nay văn chương Kafka vừa tạo ra những ngộ nhận vừa tạo nên sự bí ẩn đối với hậu thế Blanchot đặt câu hỏi ‘Que faire?/Làm sao đây?’. Và để kết thúc tiểu đoạn mở đầu bài viết  Blanchot đọc Kafka bằng ‘la part du feu/phần của lửa’, làm công việc hủy tạo đám cháy văn tự của Kafka.

   Blanchot tiếp tục khai triển những chủ đề chính xoay quanh văn tự và văn chương đă đề cập trong La part du feu trong quyển sách kế tiếp L’espace littéraire/Không gian văn chương (1955) (ghi tắt là EL). Trong trang mở đầu thay cho lời Tựa Blanchot viết: “Một quyển sách, dù cho là đoạn rời đi nữa, có một điểm trung tâm kéo nó về: trung tâm điểm không phải cố định, nhưng trung tâm điểm này di động bởi sự thúc ép của quyển sách và những hoàn cảnh viết ra quyển sách này. Trung tâm điểm tuy cố định, nhưng nếu nó thực sự là trung tâm điểm, nó di chuyển, trong khi vẫn là chính nó và trong khi luôn luôn trở thành trung tâm hơn, khuất dạng hơn, không chắc chắn hơn và quyền uy hơn.  Kẻ viết quyển sách  viết nó do sự ham muốn, do không biết cái trung tâm điểm đó. Cái t́nh cảm đă đụng chạm tới [trung tâm điểm] có thể chỉ là ảo tưởng đă đạt tới; nhưng với một quyển sách chứa đựng những minh giải, th́ lại có một ḷng trung thành nghiêm chỉnh phải nói ra xem quyển sách coi bộ hướng về điểm nào; ở đây, là hướng về những trang mang tựa đề Cái nh́n của Orphée.” (3) Nhưng bài ‘Cái nh́n của Orphée’ lại được Blanchot xếp vào phần thứ V ‘L’inspiration/Khởi hứng’ (EL, 225-232) chứ không đặt ở phần đầu quyển EL.

    Trong ‘Cái nh́n của Orphée’ Blanchot dùng huyền thoại Orphée và Euridyce như một ẩn dụ cho văn chương nghệ thuật: “Khi Orphée đi xuống hướng về Euridyce, nghệ thuật là sức mạnh nhờ đó đêm tối mở ra. Đêm tối, nhờ sức của nghệ thuật, đón nhận anh ta, trở thành nỗi thân thiết đón nhận, sự thấu hiểu và ḥa hợp của đêm đầu tiên. Nhưng chính là để hướng về Euridyce mà Orphée đi xuống: Đối với anh ta Euridyce là tuyệt đỉnh nghệ thuật có thể đạt tới, cô ấy là, dưới một cái tên che dấu cô và dưới một lớp mạng che mặt phủ trên cô, cái điểm tối tăm một cách sâu thẳm của nghệ thuật, sự ham muốn, cái chết hướng đến, cái đêm tối dường như tất cả đều vươn tới. Cô ta là cái khoảnh khắc ở đó yếu tính của đêm tối tiến gần như đêm tối khác. Thế nhưng, cái “điểm”, tác phẩm/công tŕnh của Orphée không bao gồm trong việc đảm bảo cho sự tiến gần tới trong khi đi xuống chiều sâu. Công tŕnh/tác phẩm của anh ta, chính là việc đưa sự tiến tới trở lại ban ngày và cho nó, trong ban ngày ban mặt, cái h́nh thức/dạng, khuôn diện và thực tại. Orphée có thể làm được mọi chuyện, ngoại trừ việc nh́n thẳng vào cái “điểm” đó, ngoại trừ việc nh́n vào trung tâm của đêm tối trong đêm tối. Anh ta có thể đi xuống hướng về điểm đó, anh ta có thể, bằng khả năng mạnh mẽ hơn, kéo cái điểm đó về ḿnh, và, cùng với ḿnh, kéo điểm này hướng lên trên cao, nhưng chỉ thể bằng cách xoay lưng lại điểm đó. Sự xoay ṿng này là phương tiện duy nhất để tiến gần: đó là ư nghĩa của sự ẩn dấu tự nó hiển lộ trong đêm tối. Nhưng Orphée, trong chuyển vận của sự di cư của anh ta, quên mất công tŕnh/tác phẩm ḿnh phải hoàn thành, và anh ta phải quên nó, bởi sự đ̣i hỏi tối thượng của cái chuyển vận của anh ta, rằng đó không phải là cứ phải có công tŕnh/tác phẩm, nhưng là để cho ai đó đối diện với cái “điểm” đó, nắm bắt được yếu tính của điểm đó, ở nơi yếu tính này hiện ra, ở nơi yếu tính này là thiết yếu và thiết yếu là hiện ra: ở giữa ḷng đêm tối.

   Chủ đề xuyên suốt trong EL là câu hỏi được đặt ra do sự hiện hữu của văn chương với hữu theo chiều hướng của cuộc đối mặt giữa biện chứng hậu-Hegel về khả tính và hành động trong thế giới với lư luận nghịch lư về ‘il y a’ của Lévinas [như sự hiện diện/có mặt của sự vắng mặt/khiếm diện của hữu] được Blanchot sử dụng không những để làm ngưng trệ diễn tiến biện chứng mà c̣n coi đó như một đ̣i hỏi không thể né tránh và là sự khẳng định  của ngôn ngữ của văn chương với chính văn chương. Chính v́ lư do này trong EL Blanchot xoáy mạnh vào việc tự tra vấn của văn chương như một thảm kịch, nhà văn sống trong thời khổ nạn, một câu hỏi đă được Hölderlin ở thế kỷ trước nêu lên trong bài thơ Brod und Wein/Bánh ḿ và Rượu vang “…und wozu Dichter in dürftiger Zeit/và ai là kẻ c̣n muốn thi sĩ trong những năm đói kém mất mùa.” [Michael Hamberger dịch câu này: “…and who wants poets at all in lean years?”] Heidegger trong bài ‘Wozu Dichter?/Tại sao Thi sĩ?’ in trong quyển Holzwege/Những nẻo đường ṃn trong rừng (5) lại đọc câu thơ này là “…và thi sĩ để làm ǵ trong thời khốn khó?” (6) Theo Blanchot, văn chương hôm nay cần thiết, trong khốn khó khổ nạn, phải tra vấn về chính nó. Cách tiếp cận và diễn giải vấn đề này của Blanchot là cách xem xét tường tận  kinh nghiệm viết của một số nhà văn nhà thơ điển h́nh độc đáo như Mallarmé, Kafka, Rilke, Char chứ không nghiên cứu có tính cách hệ thống hàn lâm.

_________________________

(1)   Blanchot không ghi rơ trích đoạn từ bài thơ nào của Hölderlin. Bản dịch Pháp văn là của chính Blanchot.

 

Aux mortels il convient

De parler avec retenue des dieux.

Si, entre chien et loup,

Une fois, doit t’apparaître une vérité,

Dans une triple métamorphose transcris-la;

Pourtant toujours inexprimée, telle qu’elle est

O innocente, telle elle doit rester.

 

Với người đời

Nên cẩn trọng khi nói về những thượng đế.

Nếu như, giữa chó và chó sói,

Khi đă có sự thật hiện ra với ngươi,

Sự thật này có ghi trong hóa thân cặp ba;

Song luôn luôn không được biểu lộ, đúng như nó là thế,

 Ôi sự thật hồn nhiên, phải măi như thế.

                                                         Hölderlin

                                            

(2)   Blanchot trở lại với Héraclite U minh/Héraclite l’Obscure trong L’Entretien infini/Kết Đàm Bất tận (EI) nói về nghĩa kép trong ngôn ngữ ẩn mật của Héraclite: “Vậy nên chúng ta có một nghĩa kép thứ nhất – một khả hữu tiên khởi của việc đọc kép – căn cứ trên việc đọc kép đó, bằng một cách đáng ngạc nhiên một cách kỳ lạ, với một kiến thức thấu triệt những nguồn gốc của nghĩa kép, th́ ngôn ngữ của Héraclite sẽ phát động cái sức mạnh của sự ẩn mật riêng của ông ta, để có thể nắm bắt được, trong cái mạng của những tính chất trùng phức của ngôn ngữ đó, sự đơn giản tách ĺa mà sự ẩn mật của biết bao những sự vật đáp lời/Nous avons donc un premier double sens – une possibilité initiale de double lecture – sur le fond duquel, d’une manière étrangement concertée, avec une connaissance entendue de ses resources, le langage d’Héraclite va déployer le pouvoir d’énigme qui lui est proper, afin de prendre, dans le réseau de ses duplicités, la simplicité disjointe à laquelle respond l’énigme de la variété des choses. (EI, 122)

 

(3)   Maurice Blanchot, L’espace Littéraire, trang 9: Un livre, même fragmentaire, a un centre qui l’attire: centre non pas fixe, mais qui se déplace par la pression du livre et les circonstances de sa composition. Centre fixe aussi, qui se déplace, s’il est veritable, en restant le même et en se devenant toujours plus central, plus dérobé, plus incertain et plus impérieux. Celui qui écrit le livre l’écrit par désir, par ignorance de ce centre. Le sentiment de l’avoir touché peut bien n’être que l’illusion de l’avoir atteint; quand il s’agit d’un livre d’éclaicissements, il y a une sorte de loyauté méthodique à dire vers quel  point il semble que le livre se dirige; ici, vers les pages intitulées Le regard d’Orphée.

 

(4)   Sđd, 225-226: Quand Orph ée descend vers Euridyce, l’art est la puissance par laquelle s’ouvre la nuit. La nuit, par la force de l’art, l’accueille, devient l’intimité accueillante, l’entente et l’accord de la première nuit. Mais c’est vers Euridyce qu’Orphée est descendu: Euridyce est, pour lui, l’extrême que l’art puisse atteindre, elle est, sous un nom qui la dissimule et sous un voile qui la couvre, le point profondément obscure vers lequel l’art, le désir, la mort, la nuit semblent tendre. Elle est l’instant où l’essence de la nuit s’approche comme l’autre nuit.

          Ce “point”,  l’œuvre d’Orphée ne consiste pas cependant à en assurer l’approche en descendant vers la profondeur. Son œuvre, c’est de le ramener au jour et de lui donner, dans le jour, forme, figure et réalité. Orphée peut tout, sauf regarder ce “point” en face, sauf regarder le centre de la nuit dans la nuit. Il peut descendre vers lui, il peut, pouvoir encore plus fort, l’attirer à soi, et, avec soi, l’attirer vers le haut, mais en s’en détournant. Ce detour est le seul moyen de s’en approcher: tel est le sens de la dissimulation qui se révèle dans la nuit. Mais Orphée, dans le mouvement de sa migration, oublie l’œuvre qu’il doit accomplir, et il l’oublie nécessairement, parce que l’exigence ultime de son mouvement, ce n’est pas qu’il y ait œuvre, mais que quelqu’un se tienne en face de ce “point”, en saisisse l’essence, là où cette essence apparaît, où elle est essentielle et essentiellement apparence: au cœur de la nuit.

 

(5)   Martin Heidegger, Holzwege, bản Anh văn Off the beaten Track của Julian Young và Kenneth Haynes, nxb Cambridge 2002, trang 200. Cũng có thể tham khảo bản Pháp văn Chemins qui ne mènent nulle part do Gallimard xuất bản.

 

(6)   Blanchot dịch một trích đoạn bài thơ  Brot und Wein của Hölderlin trong EL trang 329:

Pendant ce temps, bien souvent il me paraît,

Que mieux vaudrait dormer que d’être ainsi sans compagnon

Et ainsi dans l’attente, que faire pendant ce temps, que dire?

Je ne sais pas, et à quoi bon les poètes au temps de la détresse?

 

…Trong thời gian này, rất nhiều khi tôi thấy,

Thà ngủ say c̣n hơn sống mà không có bạn đồng hành

Và trong khi chờ đợi, biết làm ǵ nói năng ǵ trong khoảng thời gian này?

Tôi chẳng biết nữa, và trong thời khốn khó, thi sĩ có ích ǵ?

 

 Nguyên văn tiếng Đức:

      

       …Indessen dunker mir öfter,

       Besser zu harren und was zu thun indeß und zu sagen,

       Weiß ich nicht und wozu Dichter in dürftiger Zeit?

 

Blanchot chú giải cụm từ in dürftiger Zeit. Thành ngữ [cách diễn đạt] Đức cứng rắn và khô khan hơn cách nói Pháp: thành ngữ này nói lên tính chất cứng rắn đó, sự cứng nhắc đó Hölderlin ở cuối đời dùng để bảo vệ chống lại sự khao khát những thượng đế đă rút lui, cốt giữ được sự phân biệt những phạm vi, phạm vi trên cao và phạm vi phía dưới, bảo lưu thuần túy, bằng sự phân biệt này vùng của cái thiêng liêng mà sự bất trung kép của con người và của những thượng đế/thần linh đă bỏ trống, - bởi cái thiêng liêng cũng chính là cái trống không đó, cái trống không thuần túy của sự ở giữa hai ((l’entre-deux) cần phải duy tŕ sao cho thuần túy và trống không, theo đúng sự đ̣i hỏi cuối cùng: “Duy tŕ Thượng đế bằng tính chất thuần khiết của cái phân biệt.” (Về vấn đề trung tâm này, xin xem nơi phụ chú cho những trang sách tựa đề L’initéraire de Hölderlin.)[EL, 363-374]

 

 

(c̣n tiếp)       

đào trung đąo 

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014