đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(42)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42,

 

   Như chúng ta thấy Blanchot lấy lại khái niệm phủ nhận (négation) và hủy tính (négativité) của Hegel nhưng lại nhấn mạnh đến cái chết như điều kiện của tính chất lư tưởng của ngôn ngữ. Khi nhấn mạnh đến vai tṛ của cái chết Blanchot có mục đích tạo điều kiện lư tưởng để thiết lập mối thông giao với Kẻ khác: Khi đưa cái chết vào hủy tính Blanchot coi cái chết như một hủy thể (negatif), là cái dư thừa của hủy tính vượt lên trên biện chứng Hegel. Nói thế khác, cái chết là điều kiện để ngôn ngữ tiến hành việc triệt hủy bằng cách khái niệm hóa hữu riêng biệt, biến nó thành đối tượng của thông giao. Hơn nữa, nếu không có sự triệt hủy/hư vô hóa tiên khởi này khiến hữu riêng biệt ly thân với chính nó, làm cho nó khác với chính nó trong hiện sinh riêng biệt và độc nhất th́ nó không thể trở thành Kẻ khác để có thể thông giao. Nhưng để tôi có thể thông giao với tha nhân bản thân tôi cũng phải là một chủ thể phổ quát, nghĩa là phải ly thân như trích dẫn ở phần trên: “Lời nói của tôi là sự cảnh báo rằng cái chết là, chính trong thời khắc này, được tháo cũi sổ lồng trong thế giới, rằng giữa tôi kẻ cất tiếng và cái hữu tôi triệu thỉnh cái chết đột nhiên trồi lên: cái chết ở giữa chúng ta như khoảng cách phân ly chúng ta, nhưng cái khoảng cách này lại cũng là cái ngăn cản chúng ta bị phân ly, chính bởi nơi nó là điều kiện của mọi am hiểu.” Sự phủ nhận này xảy ra trong tương quan ngôn ngữ ban đầu với một nhân hữu là hữu riêng biệt và độc nhất nhưng khi ngôn ngữ hư vô hóa hữu này trong tính tức thời của nó, biến nó thành một cái khác hữu của nó cho thấy sự phủ nhận nơi ngôn ngữ không phải chỉ biến đổi sự hiện diện tức thời của hữu riêng biệt thành một Kẻ khác với chính nó [Nô trong biện chứng Chủ-Nô] nhưng c̣n là việc mở ra không gian, nơi chốn cho sự xuất hiện của Tha nhân/Kẻ khác - không phải là kẻ khác trong biện chứng Hegel - như khả hữu của thông giao. Tha nhân/Kẻ khác này đối xứng ngược chiều (dissymmetrical) với Nô-thành-kẻ khác chính v́ vậy thông giao là bất khả tiên liệu, bất khà thị. Tính chất Kẻ khác này không phải là ngă bị vong thân nhưng là sự từ chối phụ thuộc vào ngă cho nên là bất khả thu hồi. V́ không gian thông giao giữa “Tôi” [nhà văn nhà thơ] viết ra và “Tha nhân/Kẻ khác (Autrui) [người đọc] là một không gian được khai phá một cách bạo động bởi sự đối kháng (contestation) chung giữa người viết và người đọc của quyền nói/viết và quyền hiểu (l’espace violemment deployé par la contestation mutuelle du pouvoir de dire et du pouvoir d’entendre) cho nên thông giao này là bất khả thị, bất khả tiên liệu.(1)

Để giải thích sự khác biệt giữa ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ văn chương Blanchot luận giải: Khi ngôn ngữ thông thường đặt tên một sự vật th́ đă ngầm xác định tên và sự vật là đồng nhất như thể việc đặt tên đó không phải để giữ lại sự vắng mặt/khiếm diện của sự vật (cái nó không là). Lư do đơn giản là v́ từ/chữ dùng để đặt tên tuy có loại bỏ sự hiện hữu của sự vật nó đặt tên nhưng cũng vẫn có quan hệ với sự vật v́ sự không hiện hữu (inexistence) trong ngôn ngữ đă trở thành yếu tính của sự vật nghĩa là như một ư tưởng, một khái niệm. Từ/chữ dùng để đặt tên là ư nghĩa của sự vật, từ/chữ tái lập sự chắc thực (certitude) của sự vật trên b́nh diện của hữu. Blanchot phê phán sự tin chắc, yên tâm là cái giá phải trả  của quan niệm cho rằng khái niệm tồn lưu hữu của sự vật: “Và chính sự chắc thực này lại quá rộng, xét cho đúng ra, những sự vật có thể tự biến thái, như thể chúng thôi hiện hữu như chúng là, chúng hóa thành bất thân thiện, bất khả dụng, bất khả tiếp cận; nhưng cái hữu của những sự vật này, ư tưởng/khái niệm của chúng, không thay đổi: ư tưởng/khái niệm là chung quyết, chắc chắn là như vậy rồi, người ta c̣n nói rằng khái niệm là vĩnh cửu. Hăy nắm chặt những từ/chữ, không cần trở lại với những sự vật, chớ có buông chúng ra, đừng nghĩ rằng chúng là bệnh hoạn. Thế là chúng ta yên ổn.”(2)

   Ngôn ngữ văn chương buộc phải phân ra hai h́nh thức. H́nh thức thứ nhất, ngôn ngữ văn chương không những gây bất an mà c̣n được tạo nên bởi những mâu thuẫn nên vị trí của ngôn ngữ văn chương không mấy vững chắc. Một mặt ngôn ngữ văn chương chỉ quan tâm tới ư nghĩa và sự vắng mắt của sự vật, muốn đạt tới chính sự vật và cho sự vật (en elle [la chose] même et pour elle même) một cách tuyệt đối, trong toàn thể vận chuyển vô tận của sự am hiểu. H́nh thức thứ hai, v́ từ/chữ chỉ sự vật không chỉ là vô-hiện (non-existence) của sự vật nhưng c̣n là sự vô hiện được biến thành từ/chữ như một thực tại được xác định và có tính khách quan một cách hoàn hảo. Chính sự phủ nhận bị giam cầm trong chuyển vận vô tận của ngôn ngữ văn chương và tạo nên t́nh trạng đối nghịch với ngôn ngữ thông thường buộc văn chương phải đấu tranh với giả định lầm lẫn của ngôn ngữ thông thường khi cho rằng quyền năng phủ nhận của ngôn ngữ có thể được ổn định bằng cách giới hạn sự hiện diện của từ/chữ. Thế nên văn chương có nhiệm vụ giải phóng từ/chữ, đối kháng từ/chữ và sự tự do hoang dă của phủ định. Ngôn ngữ văn chương bị đặt trước vấn nạn: “Làm thế nào ngôn ngữ văn chương hy vọng hoàn thành được nhiệm vụ của nó, bởi v́ ngôn ngữ văn chương đă chuyển dịch tính chất phi thực của sự vật vào tính thực tại của ngôn ngữ? Làm thế nào để sự vắng mặt vô tận của sự am hiểu có thể chấp nhận chịu đồng nhất với sự có mặt bị giới hạn và chật hẹp của chỉ một từ/chữ? Và có phải ngôn ngữ dùng hàng ngày muốn thuyết phục chúng ta điều này đă tự lừa dối? Thật thế, nó tự lừa dối và cũng lừa dối chúng ta. Lời nói không đủ cho chân lư nó chứa đựng. Dù cho người ta có cố mà nghe một từ/chữ đi nữa th́: trong từ/chữ này hư vô đấu tranh và lao động cật lực, nó đào khoét không ngưng nghỉ, cố gắng, t́m một lối thoát, biến cái nó giam giữ thành không là ǵ hết, nó là một sự bất an vô tận, một sự cẩn trọng không h́nh dạng và không tên gọi. Dấu triện phong kín hư vô này trong những giới hạn của từ/chữ và dưới những loại ư nghĩa của nó đă bị đập bể; này đây đă mở rộng ngả tiếp cận những cái tên/danh từ khác, những cái tên này không cố định, vẫn c̣n chưa rơ, rất có khả năng thỏa hiệp với sự tự do hoang dă của yếu tính phủ định, với những tập hợp không bền vững, không phải những hạn từ, mà là chuyển vận của những hạn từ, sự trượt đi khôn nguôi của những “cách nói” không dẫn tới đâu.”(3) Ngôn ngữ văn chương được kêu gọi lao ḿnh vào chuyển động theo đuổi sự đ̣i hỏi đầy bất an để chụp bắt một sự vật không có hữu, sự vật này sau khi trao đảo giữa mỗi từ/chữ, lại t́m cách nắm bắt tất cả mọi sự vật đồng thời chỉ để phủ nhận tất cả những sự vật này nhằm chỉ ra, trong khi chúng tan loăng, cái khoảng trống rỗng chúng không thể lấp đầy hay biểu trưng (représenter) được.

   Nếu quả thực văn chương chỉ trụ lại ở hai h́nh thức, hai nhiệm vụ trên th́ quả là điều lạ lùng và bối rối. Thế nên văn chương không dừng lại ở đó v́ nó vẫn nhớ cái tên Hegel đặt cho nó là sát nhân. Blanchot tra vấn: có phải khi vật hiện hữu (l’existant) cái tên được trục khỏi sự hiện hữu và trở thành hữu có một cái ǵ đó bị mất đi? Lư do v́ “Sự phủ nhận chỉ thể thực hiện khởi từ thực tại của cái nó phủ nhận; ngôn ngữ rút ra giá trị và và niềm kiêu hănh trở thành sự hoàn thành sự phủ nhận này; nhưng, ngay từ bước khởi đầu, nó đă đánh mất cái ǵ? Sự day dứt khắc khoải của ngôn ngữ là cái nó thiếu bởi sự nhất thiết nó chính là sự thiếu sót đó. Nó chẳng thể ngay cả đặt tên cho sự thiếu sót này.”(4) Vấn đề đặt ra cho ngôn ngữ văn chương là: từ khởi đầu nó đă đánh mất cái ǵ. Thế nên văn chương trở thành bị ám ảnh bởi ư nghĩ về cái ǵ nó phải giết đi để ngôn ngữ có đời sống, hay như Hegel đă chỉ ra “đời sống mang nặng cái chết và trụ trong cái chết”. Làm sao t́m lại cái hiện hữu trước ngôn ngữ trong khi nhà văn lại chỉ thể đặt hết khả năng vào cái xuất hiện sau ngôn ngữ. “Ngôn ngữ của văn chương là sự t́m lại cái khoảnh khắc hiện hữu trước ngôn ngữ. Một cách tổng quát, văn chương đặt tên cái đó là hiện sinh; nó muốn con mèo hệt như con mèo hiện hữu, viên sỏi trong tiên kiến là sự vật, chứ không phải là con người, nhưng là viên sỏi đó và, trong viên sỏi này, điều con người vứt bỏ đi để nói viên sỏi, là cái nền tảng của lời nói và rằng lời nói loại bỏ đi để nói, là cái hố thẳm, cái tên Lazare nằm trong mồ chứ không phải Lazare  được trưng ra ban ngày ban mặt…Tôi nói một bông hoa! Nhưng, trong sự khiếm diện tôi nêu tên nó, qua sự lăng quên nơi tôi giao phó cái h́nh ảnh bông hoa cho tôi, từ đáy sâu của từ/chữ nặng nề này, chính nó trồi lên như một sự vật vô danh, tôi triệu hồi một cách đam mê sự tăm tối của bông hoa đó, hương thơm xuyên qua tôi dù rằng tôi đâu có hít thở, bụi tỏa thấm vào tôi dù tôi chẳng nh́n thấy, mầu sắc là một dấu vết và không là ánh sáng. Vậy th́ niềm hy vọng  tiến tới được cái tôi xua đuổi nằm ở đâu?”(5)

________________________________

(1)     Maurice Blanchot, L’espace littéraire trang 35.

(2)     Maurice Blanchot, La part du feu trang 328: Et même cette certitude est beaucoup plus grande: à la rigueur, les choses peuvent se transformer, il leur arrive de cesser d’être ce qu’elles sont, elle demeurent hostiles, inutilisables, inaccessible; mais l’être de ces choses, leur idée, ne change pas: l’idée est définitive, sûre, on la dit même éternelle. Tenons donc les mots sans revenir aux choses, ne les lâchons pas, n’allons pas les croire malades. Alors, nous serons tranquille.

(3)     Sđd, 328: Comment peut-il [le langage littéraire] espérer avoir accompli sa mission, parce qu’il a transpose  l’irréalité de la chose dans la réalité du langage? Comment l’absence infinite de la compréhension pourrait-elle accepter de se confondre avec la présence limitée et bornée d’un mot seul? Et le langage de chaque jour qui veut nous en persuader ne se tromperait-il pas? En effet, il se trompe et il nous trompe. La parole ne suffit pas à la vérité qu’elle contient. Qu’on se donne de la peine d’écouter un mot: en lui le néant lutte et travaille, sans relâche il creuse, s’efforce, chechant une issue, rendant nul ce qui l’enferme, infinite inquietude, vigilance sans forme et sans nom. Déjà le sceau qui retenait ce néant dans les limites du mot et sous les espèces de son sens, s’est brisé; voice ouvert l’accès d’autres noms, moins fixes, encore indécis, plus capable de se concilier avec la liverté sauvage de l’essence négative, des ensembles instables, non plus des termes, mais leur mouvement, glissement sans fin de “tournures” qui n’aboutissent nulle part.

(4)     Sđd, 329: La négation ne peut se réaliser qu’à partir de la réalité de ce qu’elle nie; le langage tire sa valeur et son orgueil d’être l’accomplissement de cette négation; mais, au depart, que s’est-il perdu? Le tourment du langage est ce qu’il manqué par la nécessité où il est d’en être le manque. Il ne peut même pas le nommer.

(5)     Sđd, 329-330: Le langage de la littérature est la recherche de ce moment qui la précède. Généralement, elle le nomme existence; elle veut le chat tel qu’il existe, le galet dans son parti pris de chose, non pas l’homme, mais celui-ci, dans celui-ci, ce que l’homme rejette pour le dire, ce qui est le fondement de la parole et que la parole exclut pour parler, l’abîme, le Lazare du tombeau et non le Lazare rendu au jour…Je dis une fleur! Mais dans l’absence où je la cite, par  l’oubli où je relègue l’image qu’elle me donne, au fond de ce mot lourd, surgissant lui-même comme une chose inconnue, je convoque passionement l’obcurité de cette fleur, ce parfum qui me traverse et que je ne respire pas, cette poussière qui m’imprègne mais que je ne vois pas, cette couleur qui est trace et non lumière. Où réside donc mon espoir d’atteindre ce que je repousse?

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014