đào trung đąo
3-Zero
±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương
≤≤ cùng một khác
(36)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36,
Đọc Blanchot đọc Hegel như thế nào? Trước hết về “đọc” Hegel: Blanchot cảnh báo khi đọc nói chung, và nhất là đọc Hegel, chúng ta sẽ gặp phải “nỗi xao xuyến của đọc/angoisse de lire”: “Xao xuyến của việc đọc: v́ với bất kỳ bản văn nào dù cho bản văn này quan trọng hoặc hay ho cách mấy đi nữa (và nhất là khi bản văn này cho ta ấn tượng hơn thế), là trống rỗng – bản văn không hiện hữu ở dưới đáy (il n’existe pas dans le fond); thế nên cần phải khai quang một vực thẳm, và nếu bạn không nhảy, bạn không hiểu ǵ hết.”(1) Theo Andrzej Warminski sự xao xuyến ở đây là xao xuyến, bức xúc trước Hệ thống Hegel: dù đọc hay không đọc Hegel th́ vẫn có sự hối tiếc bởi trong cả hai trường hợp ta đă bị Hegel đọc. Trong trường hợp thứ nhất nếu ta đọc quyển Phénoménologie dù có giữ khoảng cách với bản văn này đi nữa th́ vẫn bị ch́m vào trong chuyển vận biện chứng của hiểu (das Wissen) rằng ḿnh đang quan sát chuyển vận này trong tư cách một người quan sát triết lư vừa không cần thiết vừa cần thiết, dấn thân ḿnh vào hệ thống nhưng lại gạt bỏ ra ngoài “chúng ta” tức những người đọc Hegel khác. Nói cho gọn, độc giả Hegel – sở hữu khách quan – tự nguyện dấn ḿnh vào bản văn, th́ đă là độc giả của Hegel – sở hữu chủ quan – tức là độc giả của riêng Hegel. Dù cho không đọc Hegel, hiểu sai hay phủ nhận Hegel th́ lại cũng rơi vào quyết định của chính Hegel trong chừng mực điều này tự nó đă xác định một sự phủ nhận của mọi (chỉ là) phủ nhận, trong nó đă chứa sẵn một nội dung tích cực v́ phủ nhận của chính phủ nhận của Hegel.(2) Như vậy hóa ra vẫn nằm trong ṿng tay Hegel mà không hay. Đọc hay không đọc Hegel chẳng có ǵ khác biệt. Có giải pháp nào cho nan đề này? Làm sao thoát khỏi “móng vuốt” Hegel hay Hệ thống “Thiên la địa vơng” của Hegel? Khai quang một vực thẳm để “nhảy vọt? Vực thẳm nào? Đó là vực thẳm của “đọc và không đọc”, “hiểu và hiểu sai” Hegel. Nhảy qua vực thẳm đó đề tới sự không-hiện-hữu (non-existence) hay hiện hữu thiết yếu của một không-nơi-chốn. Bằng cách nào? Bằng cách cho đọc vào trong đóng/mở ngoặc: “đọc” trung tính tức là vượt khỏi cặp hoặc (đọc) hoặc (không đọc), một t́nh trạng “double-bind/buộc phải chọn cái này hay cái kia” như Derrida đă chỉ ra. Cần lưu ư cách “…” của Blanchot này không phải là […] epochè của Husserl. “Đọc” như vậy không phải là phủ nhận mà là mở ra một không gian cho đọc và viết lại bản văn của Hegel. Ở đây ta phải hiểu ư cụm từ “không nơi chốn/non-lieu) của Blanchot, cụm từ này có nghĩa không ở chỗ nào/vô [sở cứ (non- avoir lieu)] của đọc hay không đọc, ở một chỗ khác với chỗ đọc hay không đọc chứ không phải là phủ nhận một nơi chốn. “Đọc” (trong ngoặc kép) như vậy vừa sở cứ vừa vô sở cứ. Đó là cách Blanchot đẩy những mâu thuẫn tới những giới hạn mâu thuẫn không thể vượt qua: sự chấm dứt chuyển vận biện chứng
Nhưng cũng theo Blanchot: “Người ta không thể “đọc” Hegel ngoại trừ bằng cách không đọc ông ta. Đọc ông ta, không đọc ông ta, hiểu ông ta, hiểu sai ông ta, phủ nhận ông ta, tất cả đều lọt vào quyết định của Hegel, hoặc điều đó không xảy ra. Duy chỉ có cường độ của cái không-nơi-chốn này, trong sự bất khả hữu có một nơi chốn, đưa đẩy chúng ta tới cái chết – cái chết của việc đọc, cái chết của việc viết – điều này là để cho Hegel c̣n sống, trong sự lường gạt của Ư nghĩa hoàn tất. (Hegel là kẻ lường gạt, đó là cái khiến ông ta thành vô địch, điên khùng v́ sự nghiêm chỉnh của ḿnh, kẻ làm giả Chân lư: “cho sự thay đổi” tới mức trở thành bậc thầy của sự khôi hài dù ông ta chẳng hay biết – Sylviane Agacinski.”(3) Phải chăng sự bất khả hữu của nơi chốn – một không-nơi-chốn (non-lieu) đó là do “cái nhảy” như Blanchot đă nói ở trên? Biện chứng pháp của Hegel là những chuỗi mâu thuẫn (contradictions), phủ nhận (hủy thể) của phủ nhận (hủy thể của hủy thể) vượt bỏ nhau bất tận. Muốn thoát ra khỏi ṿng tṛn biện chứng phải “nhảy vượt” (Aufheben – một “bon mot” của Hegel - theo cách nói của Jean-Luc Nancy trong La Remarque speculative - hầu như không thể dịch sang một ngôn ngữ khác nên Derrida có lư khi chuyển nghĩa sang tiếng Pháp là “se relever”) lên trên chính Hủy tính, đẩy những mâu thuẫn đến tận cùng để chúng mâu thuẫn nhau, nghĩa là chỉ ra một “hủy thể/le négatif” quá độ, dư thừa, vượt qua Hủy tính. Nhưng vận động của “hủy thể/le negatif” này không phải là một cái “phụ vào/supplément” Hủy tính nhưng đẩy Hủy tính đến quá độ (excès/excess), trở thành dư thừa hay “nghỉ hè”, “thất nghiệp” khi lịch sử đi vào chung cuộc theo giả định của Hệ thống Hegel như Bataille đă chỉ ra. Đó là những nét phác họa phương sách Blanchot đọc Hegel.
Muốn nhảy qua Hegel tất nhiên phải theo dơi, dù ở xa xa (Blanchot kẻ đồng hành lén lút!) những bước tư tưởng của Hegel. Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi trong bài La Littérature et le droit à la mort tuy trong chú thích Blanchot nói rằng “những nhận định của ḿnh “ở rất xa bản văn Phénoménologie và không t́m cách minh giải quyển này” Blanchot đă chọn ở một vô sở cứ (non-lieu) luôn ở tư thế sẵn sàng nhảy vọt. Vô so93 cứ không phả lả phủ nhận sở cứ mà là một sở cứ trong đó “đọc” Hegel theo cách không đọc cũng không phải không đọc nhằm bác bỏ luận lư biện chứng v́ vô sở cứ thiết yếu là bất khả nếu xét theo luận lư biện chứng v́ không gian và thời gian của vô sở cứ khác với luận lư biện chứng. “Đọc” Hegel như vậy đ̣i hỏi viết lại cả cái “chúng ta” (những người đọc và không đọc Hegel” và “cái chết” theo một nghĩa khác hẳn với Ư nghĩa hoàn tất (Sens achevé) của Hegel. Đó là cách đọc trung tính được Blanchot giải thích khá rơ trong bài “Fragmentaire”: “Phê b́nh đúng Hệ thống [của Hegel] không phải là t́m cách t́m cơ hội nắm lấy sự sai lầm của nó hay diễn giải nó cho thấy nó không đầy đủ nhưng là làm cho nó thành vô địch, bất khả phê b́nh. Làm vậy để thấy không có cái ǵ có thể thoát khỏi sự có mặt xuyên suốt và bao gồm hết thảy của nó, không cả có chỗ cho viết đoạn rời (il ne reste plus de place à l’écriture fragmentaire) ngoại trừ rút lui khỏi Hệ thống như một thiết yếu bất khả (sauf à se dégager comme le nécessaire impossible): viết nhân danh thời gian ngoài thời gian, trong sự ngưng lại (suspension) không giữ lại cái ǵ (sans retenue), đập vỡ tính đơn nhất của Hệ thống theo nghĩa không phải là đập vỡ nhưng dẹp nó sang một bên (à côté). Thế nên việc làm cho Hệ thống trở thành vô địch để chứng minh tính chất “vô địch” (invincibilité) của nó bị giới hạn chính bởi đă không chứa đựng tính chất “bị đánh bại” (vincibilité). Phải có lời dẫn giải này chúng ta mới hiểu được ư Blanchot trong lời chú thích nhấn mạnh đến việc “những nhận định trong bài [La littérature et le droit à la mort] là ở rất xa bản văn quyển Phénoménologie của Hegel.” Và “không soi sáng” có thể được hiểu không phải là giải thích mà là viết lại Hegel ở một nơi trung tính tức là ở bên lề bản văn Hegel.
Để mở đầu phản bác Blanchot trước hết nhắc quan niệm văn chương hôm nay là phủ nhận, đối kháng (contestation) triệt để đă được tŕnh bày trước đây (4) v́ thế: “Người ta đă lầm lẫn khi cho rằng những chuyển động phủ nhận mănh liệt hiện thời chịu trách nhiệm về cái sức mạnh làm tiêu tan và tiêu tán dường như đă trở thành văn chương”. Sau đó Blanchot lặng lẽ đồng hành Hegel, một kẻ đồng hành vô h́nh không những thản nhiên mà c̣n đùa cợt mỉa mai khi nhắc tới tên người ḿnh đang theo gót: “Cách nay khoảng chừng một trăm năm muơi năm, một người đă có khái niệm đỉnh cao nhất về nghệ thuật người ta có thể có, khi chỉ ra nghệ thuật có thể trở thành tôn giáo và tôn giáo trở thành nghệ thuật như thế nào –, người này (có tên là Hegel) đă mô tả tất cả những dịch chuyển của kẻ tự chọn lựa trở thành người làm văn chương là tự kết án buộc ḿnh thuộc về “giới sinh vật tinh thần”. Và đây là mâu thuẫn của Hegel được Blanchot phát lộ: “Ngay từ buớc khởi đầu, Hegel đă gần như nói rằng, cá nhân muốn viết văn bị dẫn tới một nghịch lư: để viết hắn phải có tài viết. Nhưng các tài thiên bẩm trong chính chúng là một cái ǵ đó chứ không phải không là ǵ cả. Chừng nào chưa ngồi vào bàn để viết, hắn chưa viết một tác phẩm, nhà văn không là nhà văn và hắn không biết liệu hắn có những khả năng để trở thành nhà văn hay không. Hắn chỉ có tài năng sau khi đă viết, nhưng hắn lại phải có tài năng để viết.”(5) Ṿng luẩn quẩn? Làm sao phá bỏ ṿng luẩn quẩn này? Nghịch lư trên soi sáng sự dị thường ngay từ ban đầu bản chất của hoạt động văn chương và rằng nhà văn được đặt trước câu hỏi: vượt qua hay không phải vượt qua nghịch lư này? “Nhà văn không phải là kẻ mơ mộng duy tâm, hắn không tự chiêm ngưỡng trong nội tâm của linh hồn đẹp đẽ của hắn, hắn không dấn ḿnh vào trong sự chắc thực nội tâm của những tài năng của hắn. Những tài năng của hắn, hắn đưa chúng vào tác phẩm, nghĩa là hắn cần tác phẩm hắn sản xuất ra để có ư thức về những tài năng này và về chính bản thân hắn. Nhà văn chỉ tự t́m thấy ḿnh, chỉ tự thể hiện bằng tác phẩm; trước khi có tác phẩm, hắn không những chẳng biết ḿnh là ǵ, nhưng hắn không phải không là ǵ. Hắn chỉ hiện hữu khởi đi từ tác phẩm của hắn, nhưng vậy th́ làm thế nào tác phẩm có thể hiện hữu? Hegel nói: “Cá nhân không thể biết ḿnh là ǵ nếu như hắn không tự chuyển ḿnh, thông qua tác hành, đến tận thực tại có thật; như thế hắn dường như không thể nào xác định được cái mục đích của sự tác hành của hắn trước khi đă tác hành; và luôn luôn, hắn phải, như là ư thức, trước đó có trước mặt ḿnh hành động như hoàn toàn là của hắn, nghĩa là như mục tiêu. Thế nhưng, cũng tương tự như vậy đối với mỗi tác phẩm mới, bởi v́ tất cả bắt đầu từ không là cái ǵ hết. Và lại cũng như vậy, khi hắn thực hiện tác phẩm từ phần này sang phần kia: nếu như hắn có trước mặt ḿnh tác phẩm của hắn dưới h́nh thức một dự phóng/án đă hoàn tất, vậy làm sao hắn có thể coi dự án đó như mục tiêu được ư thức của những hành vi có ư thức? Nhưng nếu như tác phẩm đă hoàn toàn có mặt trong đầu óc hắn và nếu như sự có mặt này là thiết yếu của tác phẩm (nhưng từ/chữ ở đây được coi như không thiết yếu), tại sao hắn c̣n thực hiện tác phẩm thêm nữa? Hoặc giả, như một dự phóng nội tại, tác phẩm là tất cả cái nó sẽ là, và nhà văn, ngay từ phút đó, biết rơ từ tác phẩm cái ǵ hắn có thể học hỏi, vậy nên hắn sẽ để tác phẩm nằm yên trong buổi hoàng hôn của ḿnh, không diễn dịch tác phẩm ra những từ/chữ, không viết tác phẩm, - nhưng như vậy khi hắn không viết, hắn sẽ không là nhà văn. Hoặc giả, ư thức được rằng tác phẩm không thể được dự phóng, nhưng chỉ thể được thực hiện, th́ tác phẩm chỉ có giá trị, chân lư, và sự thực bởi những từ/chữ dàn trải qua tác phẩm trong thời gian và ghi dấu tác phẩm trong không gian, nên hắn sẽ ngồi xuống để viết, nhưng viết khởi từ không có ǵ và không nhắm tới cái ǵ – và theo như cách nói của Hegel – như một vô lao động trong vô.”(6) Nếu như theo lời Hegel, nhà văn thay v́ chờ đợi giải pháp từ cái quyền viết “Chính v́ lư do này, nhà văn phải bắt đầu tức khắc và tiến ngay tới hành động, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, và không suy nghĩ thêm nữa về lúc bắt đầu, về phương tiện và về sự kết thúc,” hóa ra nhà văn đă phá bỏ cái ṿng luẩn quẩn, bởi v́ những hoàn cảnh trong đó hắn đặt ḿnh vào để viết đối với hắn trở thành cùng một thứ với những tài năng của hắn, và sự lợi ích hắn t́m thấy ở đó, cái chuyển động đẩy hắn cất bước dẫn dắt hắn tới việc nhận ra những tài năng đó là của hắn, nh́n thấy ở đó chính là mục tiêu của hắn.”(7) Nhưng như Valéry đă chỉ ra, thường thường những tác phẩm hay nhất lại được sinh ra từ một đ̣i hỏi/mệnh lệnh vô bằng (commande fortuite) chứ không từ một sự bó buộc riêng tư (exigence personnelle). Theo Blanchot, sự vô bằng này không gây tổn hại ǵ, cái chuyển động nhờ đó nhà văn tạo nên một hoàn cảnh quyết định là đủ để đưa nhà văn vào tài năng và tác phẩm của hắn, đ̣i hỏi đă là khởi đầu của tài năng, là tài năng, nhưng cũng cần phải nói thêm rằng đ̣i hỏi/mệnh lệnh không có một h́nh thức thực sự nào mà chỉ trở thành một dự tính thực sự bởi tài năng. “Mọi tác phẩm đều là tác phẩm của hoàn cành: điều này đơn giản chỉ muốn nói rằng tác phẩm đó đă có một khởi đầu, tác phẩm đó đă bắt đầu trong thời gian và rằng cái khoảnh khắc của thời gian này dự phần vào tác phẩm, bởi v́, không có nó, tác phẩm sẽ chỉ là một vấn nạn không thể vượt qua, không ǵ khác hơn việc không thể viết ra tác phẩm.” (8) Nhà văn ra đời cùng tác phẩm, nhà văn và tác phẩm tạo nên nhau. Đó là nghệ thuật tự tạo cho ḿnh một mục đích: chuyển vận hoàn hảo nhờ đó một cái ở bên trong không là ǵ cả đă trở thành thực tại sừng sững của bên ngoài như thể một cái ǵ đó thiết yếu đúng thực, như một bản dịch thiết yếu trung thành, lư do là v́ cái nó diễn dịch chỉ hiện hữu bởi nó và ở trong nó. Điều này cũng chính Hegel gọi là hạnh phúc thuần túy khi thoát ra được từ đêm tối của khả tính ra ban mai của hiện diện, nhưng chắc chắn cái xuất hiện ra ánh sáng lại không phải cái ǵ khác hơn cái ngủ yên trong đêm tối. Câu văn, như cái ngủ yên trong đêm tối, khi được nhà văn viết ra và hắn chỉ thực sự là nhà văn khi viết ra câu đó, khi đó câu văn này không c̣n là của riêng hắn nữa mà là câu văn của những người có khả năng đọc câu văn hắn đă viết ra: câu văn đó trở thành phổ quát.
_________________________
(1) Maurice Blanchot, bài “Fragmentaire” trong quyển A Bram Van Velde, nxb Fata Morgana 1975 từ trang 19-31.
(2) Andrzej Warminski trong bài viết “Dreadful Reading: Blanchot on Hegel” trong quyển Readings in Interpreation, University of Minesota Press, trang 184. Trong những chuyên gia Mỹ viết về bài La littérature et le droit à la mort của Blanchot (như Leslie Hill, Rodolphe Gasché, Christopher Fynsk…) có lẽ Andrzej Warminski là “đầu óc suy tưởng Mỹ khá nhất” nói theo kiểu Heidegger.
(3) Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre, trang 79: On ne saurait “lire” Hegel, sauf à ne pas le lire. Le lire, ne pas le lire, le comprendre, le méconnaître, le refuser, cela tombe sous la décision de Hegel ou cela n’a pas lieu. Seule l’intensité de ce non-lieu, dans l’impossibilité qu’il en ait un, nous dispose pour la mort – mort de lecture, mort d’écriture – qui laisse Hegel vivant, dans l’imposture du Sens achevé. (Hegel est l’imposteur, c’est ce qui le rend invincible, fou de son sérieux, faussaire de Vérité: “donnant le change” jusqu’à devenir à son insu maitre de l’ironie – Sylvia Agacinski.
(4) Maurice Blanchot, Comment la littérature est-elle impossible trong Faux pas (1943) trang 92-101.
(5) Maurice Blanchot, La Part du feu, trang 307: L’on se trompait en rendant les puissants mouvements négateurs contemporains responsables de cette force volatisante et volatile que semble être devenue la littérature. Il y a environ cent cinquante ans, un home qui avait de l’art la plus haute idée qu’on en puisse former, - puisqu’il voyait comment l’art peut devenir religion et la religion art -, cet homme (appelé Hegel) a décrit tous les movements par lesquels celui qui choisit d’être un littérateur se condamne à appartenir au “règne animal de l’esprit”. Dès son premier pas, dit à peu près Hegel, l’individu qui veut écrire, est arrivé par une contradiction: pour écrire, il lui faut le talent d’écrire. Mais, en eux-mêmes, les dons ne sont rien. Tant que ne s’étant mis à sa table, il n’a pas écrit une œuvre, l’écrivain n’est pas écrivain et il ne sait pas s’il a des capacités pour le devenir. Il n’a du talent qu’après avoir écrit, mail il lui en faut pour écrire.
(6) Sđd, trang 308: L’écrivain n’est pas un rêveur idéaliste, il ne se contemple pas dans l’intimité de sa belle âme., il ne s’enforce pas dans la certitude intérieure de ses talents. Ses talents, il les met en œuvre, c’est-à-dire qu’il a besoin de l’œuvre qu’il produit pour avoir conscience d’eux et de lui-même. L’écrivain ne se trouve, ne se réalise que par son œuvre; avant son œuvre, non seulement il ignore qui il est, mais il n’est rien. Il n’existe qu’à partir de l’ œuvre, mais alors, comment l’œuvre peut-elle exister? “L’individu, dit Hegel, ne peut savoir ce qu’il est, tant qu’il ne s’est pas porté, à travers l’opération, jusqu’à la réalité effective; il semble ne pouvoir déterminer le but de son opération avant d’avoir opéré; et toutefois, il doit, étant conscience, avoir auparavant devant soi l’action comme intégralement sienne, c’est-à-dire comme but.” Or, il en est de même pour chaque nouvelle œuvre, car tout recommence à partir de rien. Et il en est de même encore, quand il réalise l’œuvre partie par partie: s’il n’a pas devant soi son ouvrage en un projet déjà tout formé, comment peut-il se le donner pour le but conscient de ses actes conscients? Mais si l’œuvre est déjà tout entire présente dans son esprit et si cette presence est l’essentiel de l’œuvre (les mots étant tenus ici pour inessentiels), pouquoi la réaliserait-il davantage? Ou bien, comme projet intérieur, elle est tout ce qu’il en peut apprendre, il la laissera donc reposer dans son crépuscule, sans la traduire en mots, sans l’écrire, - mais alors, il n’écrira pas, il ne sera pas écrivain. Ou bien, prenant conscience que l’œuvre ne peut pas être projetée, mais seulement réalisée, qu’elle n’a de valeur, de vérité et de réalité que par les mots qui la déroulent dans le temps et l’inscrivent dans l’espace, il se mettra à écire, mais à partir de rien et en vue de rien – et, suivant une expression de Hegel, comme un néant travaillant dans le néant.
(7) Sđd, trang 308-309.
(8) Sđd, trang 309: Toute œuvre est œuvre de circonstance: cela veut simplement dire que cette œuvre a eu un début, qu’elle a commencé dans le temps et que ce moment du temps fait partie de l’œuvre, puisque, sans lui, elle n’aurrait été qu’un problème indépassable, rien de plus que l’impossibilité de l’écrire.
(9)
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2014