đào trung đąo
3-Zero
±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương
≤≤ cùng một khác
(34)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34,
Blanchot phản biện/đối kháng Hegel
Để hiểu rơ hơn hoàn cảnh phản biện/đối kháng Hegel của Blanchot chúng ta cần xem xét việc tiếp cận Hegel ở Pháp từ những thập niên cuối thế kỷ 19 đến nửa thập niên đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của Hegel đối với triết học thế giới sớm sủa hơn ở Pháp như nhận định của Jean Hyppolite: “Ảnh hưởng của triết học này trải suốt cho tới thời hiện tại, và nếu như nuớc Pháp trong một khoảng thời gian dài đă sống hơi ở ngoài lề của một học thuyết Hegel đă ngự trị trên những triết học Anh, Ư hay Nga, th́ ngược lại, dường như ngày nay học thuyết Hegel lại rất sống động ở Pháp, trong khi ở những xứ khác người ta bắt đầu bỏ quên học thuyết này.”(1) Nhận xét của Hyppolite về Hegel bị bỏ quên ở Pháp thật ra không sai nhưng quá tổng quát, chưa đưa ra một bức tranh tương đối đầy đủ về vai tṛ của Hegel trong lịch sử triết học Pháp đầu thế kỷ 20. Alexandre Koyré trong Bản Báo cáo về t́nh trạng nghiên cứu Hegel ở Pháp trong quyển Études d’histoire de la pensée philosophique/Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh hơn về việc đọc và hiểu Hegel của giới triết gia Pháp trong giai đoạn này. Quan trọng hơn cả Koyré đă giải thích những lư do đưa đến việc Hegel bị bỏ quên và hơn thế nữa c̣n bị thù ghét. Một cách tóm lược những lư do đó là: thứ nhất, thời đó không có bản dịch những sách của Hegel tuy rằng năm 1860 xuất hiện bản dịch một vài tác phẩm của Hegel do A. Vera một dịch giả gốc Ư nhưng đáng tiếc cũng chính vào thời gian này ngay tại quê hương của Hegel tư tưởng của ông đă hoàn toàn bị rơi vào quên lăng nếu không muốn nói là bị khinh bỉ. Lư do thứ nh́, tư trào triết học Pháp vào cuối thế kỷ 19 đang trở về với Kant và những thập niên đầu 20 lại tập trung vào nghiên cứu chủ nghĩa duy lư, triết học Descartes và triết lư toán học. Thứ ba, phần đông người Pháp theo Ky tô giáo không hưởng ứng một Hegel Tin lành. Thứ tư, một vài nhà tư tưởng Pháp như Taine, Renan hay Cousin tuy t́m đến Hegel nhưng sự hiểu biết về triết học Hegel rất lộn xộn, mơ hồ, đôi khi ngộ nhận v́ họ không đọc chính sách của Hegel mà hiểu Hegel qua những sách viết về Hegel của những tác giả không đủ khả năng hay thẩm quyền như sách viết về Hegel của E. Vachelot (1864), M. A. Marrast (1869). Tuy nhiên từ những năm đầu thế kỷ 20 những công tŕnh giới thiệu triết học Đức của Emile Boutroux, Lucien Lévy-Bruhl, Victor Delbos, Charles Andler, Xavier Léon, Émile Meyerson và những giáo sư khác đă thúc đẩy việc nghiên cứu Hegel trở lại nhưng Hegel vẫn chưa thật sự được hiểu tường tận. Lư do sau chót là chiến tranh: sau Đại chiến I chấm dứt khởi đầu với việc công kích Hegel của Victor Basch tư tưởng t́nh cảm chống Đức dâng cao trong công chúng Pháp, tất cả nhưng ǵ của Đức, nhất là văn hóa Đức và trên hết là triết học Hegel đỉnh cao của triết học Đức, bị phủ nhận, gạt bỏ và thù ghét.(2) Thế nhưng, vào Năm 1929 Jean Wahl viết một quyển sách mỏng nhưng đặc sắc Le malheur de la conscience dans la philosophie de Hegel/Sự khốn khổ của ư thức trong triết học Hegel như một nỗ lực mới đọc Hegel trong chiều hướng đi vào phía sau những khái niệm luận lư trừu tượng trong hệ thống Hegel v́ theo Wahl “Triết lư của Hegel không thể chỉ thu giảm vào một số những phát biểu/công thức luận lư…những công thức này che lấp một cái ǵ đó…Biện chứng pháp, trước khi là một phương pháp, là một kinh nghiệm…”(3) Kinh nghiệm Hegel sống trải đó là kinh nghiệm có tính chất “bi thảm, lăng mạn, tôn giáo”, “một thứ trực giác bí ẩn và có hơi nóng t́nh cảm” là nguồn gốc của cả hệ thống. Chính Jean Wahl đă mở đường lối giải thích Hegel cho triết lư hiện sinh sau này.
Thời điểm lịch sử của sự kiện triết học Hegel tạo ảnh hưởng lớn trên tư tưởng Pháp quan trọng nhất là việc Alexandre Kojève - một triết gia Nga lưu vong ở Pháp có khuynh hướng lăng mạn Mác-xít - khởi đầu từ tháng Giêng 1933 suốt cho đến tháng Năm 1939 những buổi thuyết giảng về triết học Hegel ở École paratique des Hautes Études. Những buổi giảng này đă thu hút một số khôn mặt trí thức và triết gia trẻ Pháp thời đó (sau này là những tên tuổi lẫy lừng của tư tưởng Pháp ở nửa sau thế kỷ 20) như Bataille, Lacan, Aron, Queneaux, Merleau-Ponty, Levinas, Weil (Sartre không tham dự). Diễn giải Hegel của Kojève tạo ảnh hưởng lâu dài trên cách đọc, hiểu và diễn giải Hegel của lớp trí thức Pháp sinh vào đầu thế kỷ. (4) Người thứ nh́ làm Hegel sống lại ở Pháp là Jean Hyppolite. Hyppolite bạn đồng song của Sartre và Merleu-Ponty, từ không biết tiếng Đức đă tự học ngôn ngữ này để chuyển ngữ quyển Phänomenologie des Geistes của Hegel sang tiếng Pháp năm 1946 – đây là bản dịch uy tín, đáng tin cậy nhất ở thời điểm đó - và viết kèm theo bản dịch này quyển Genèse et structure de la Phénoménologie de l’Esprit de Hegel/H́nh thành và cấu trúc quyển “Hiện tương luận Tinh thần” của Hegel để diễn giải Phänomenologie des Geistes. Tiếp đó năm 1952 Hyppolite cho xuất bản quyển Logique et Existence/Luận lư và Hiện hữu nhằm thống nhất hệ thống phức tạp của Hegel suốt từ những bài viết thờ trẻ đến Phänomenologie des Geistes qua Encyclopedia (gồm 3 tập: Luận lư, Triết lư về Thiên/Tự nhiên, và Triết lư về Tinh thần) tới điểm kết thúc ở Wissenschaft der Logik/Đại Luận lư và chỉ ra “Vậy nên theo dơi chuyển vận của phạm trù biến thành những phạm trù khác, ở những thời khoảng hay nút thắt riêng biệt của một chuỗi biện chứng, đó chính là tạo ra một luận lư của triết học, và đó chính là ư nghĩa của công tŕnh của Hegel.” (5) Ngoài ra Hyppolite c̣n viết rải rác khá nhiều bài về Hegel đăng trên các tạp chí triết học sau này được thu tập trong quyển Figures de la pensée philosophique I. Để tri ân những công tŕnh của Hyppolite về Hegel, trong bài giảng mở đầu nhận ghế giảng dạy ở Collège de France năm 1971 (kế thừa ghế của Hyppolite), Michel Foucault ở phần cuối bài giảng L’ordre du discours đă phát biểu về Hegel như sau: “Nhưng thực ra trốn khỏi Hegel giả thiết việc nh́n nhận một cách chính xác cái giá phải trả cho sự tách khỏi ông ta: điều này lại giả thiết phải biết được đến mức độ nào Hegel, có thể một cách tinh quái gài bẫy đánh lừa, đă tiến sát chúng ta; điều này ngầm chứa sự hiểu biết rằng, trong cái cho phép chúng ta tư tưởng chống Hegel, đấy lại vẫn là của Hegel; và đo lường xem trong mức độ nào sự quay lại chống ông ta hóa ra lại là một mưu chước ông ta bày ra để chống lại chúng ta, và ông ta đang lặng thinh và ở một chỗ nào đó chờ đợi chúng ta.” (6) Như nhận xét của Mikel Dufrenne trong bài Actualité de Hegel trên tạp chí Esprit số 16 (1948), cho thấy: ngược lại với hậu quả của Thế chiến I đưa đến sự chống đối Hegel th́ sau Thế chiến II Hegel được nh́n nhận lại, được nghiên cứu nghiêm túc, tra hỏi để diễn giải lịch sử hiện tại: “Hegel đă được chúng tôi nh́n nhận dưới sự thúc đẩy của một lịch sử cụ thể và trong khung cảnh của những biến cố chính trị…Lịch sử đặt áp lực trên chúng tôi từ mọi phía và chúng tôi tra vấn Hegel.”
Nhưng ảnh hưởng của Hegel trên tư tưởng Pháp ở nửa sau thế kỷ 20 tuy một mặt thúc đẩy việc đọc lại Hegel (những nhà nghiên cứu triết học ở lớp tuổi sinh ở đầu thế kỷ 20 hay trước đó một hai thập niên phần đông là những “germaniste” đă có thể đọc toàn bộ tác phẩm nguyên bản tiếng Đức của Hegel) nhưng một mặt khác đọc để tranh biện, t́m ngả thoát khỏi Hegel cho triết học: từ Bataille, Blanchot, Foucault, Deleuze, Derrida, Lyotard, cho đến thế hệ kế tiếp như Philippe Lacoue-Labarthe hay Jean-Luc Nancy… đều không ít th́ nhiều có khuynh hướng chống Hegel, trên hết là chống lại biện chứng pháp của Hegel. Cuộc nổi dậy của sinh viên Pháp năm 1968 cũng là một dấu mốc quan trọng để nh́n lại, xét lại Hegel. Nhưng dấu mốc đáng lưu ư nhất, nỗ lực phi thường trong việc nghiên cứu Hegel là sự xuất hiện của quyển Glas của Derrida như nhận định của Simon Critchley.(7)
Nói rằng Hegel là một hiện diện bao trùm (omniprésence) trong bản viết của Blanchot có lẽ không phải là quá lời v́ Blanchot đă “cắm neo” Hegel để tranh biện/đối kháng Hegel khi th́ cận kề, không ngưng nghỉ, khi th́ gián tiếp không rơ ràng trong hầu hết các quyển sách của ḿnh suốt từ những quyển truyện cho tới những bản viết phê b́nh từ La part du feu cho đến L’Entretien infini. Khi một số chuyên gia nghiên cứu Blanchot chỉ gói trọn cuộc tranh biện Hegel-Blanchot vào bài La littérature et le droit à la mort/Văn chương và quyền đối với cái chết như vậy là không đầy đủ.Thật ra ta chỉ nên coi bài này như khởi đầu cuộc tranh biện Hegel-Blanchot mà thôi. Leslie Hill đă giới hạn tranh biện này khi chỉ chú trong nhiều tới bài này v́ chủ đích của Leslie Hill là từ tranh biện Hegel-Blanchot để bàn về cái Trung tính. (8) Thật ra để tŕnh bày tương đối đầy đủ tranh biện Hegel-Blanchot cần một nghiên cứu dài hơi. Marlène Zarader trong L’Être et le neuter (9) tŕnh bày cuộc tranh biện này tuy đă khá khái quát và đă nêu ra được những nét chính hơn Leslie Hill, đi thẳng vào những tranh biện trong các chủ đề triết học (Zarader là giáo sư Triết trong khi Hill là giáo sư Văn chương Pháp) nhưng v́ mục đích của Zarader là đọc Blanchot với nhăn quan phê phán của một nhà hiện tượng luận cho nên đó là một cách nghiên cứu Blanchot tuy có những mô tả hiện tượng luận xuất sắc về chủ đề “đêm tối” của Blanchot nhưng lại mắc vào lỗi lầm là không những “lệch” mà c̣n giới hạn và thiên kiến. Nhất là khi Zarader cho rằng kiến thức của Blanchot về hiện tượng luận Husserl là “rời rạc”. (10) Phán đoán Blanchot như vậy là bất cẩn, không tra cứu tài liệu đầy đủ, và c̣n là bất kính nữa. Là bạn thân của Levinas - học tṛ của Husserl và Heidegger - và cũng là người viết sách về Hiện tượng luận của Husserl sớm sủa nhất ớ Pháp, không thể nói Blanchot không đọc và hiểu khá tường tận Husserl.(11) Nhưng theo gót Heidegger coi Hiện tượng luận đă hết thời kể từ sau thập niên 30s thế kỷ trước (12) nên sau đó Blanchot không c̣n quan tâm đến những cấn đề Hiện tượng luận Husserl đặt ra nữa và sử dụng thông diễn hiện tượng luận của Heidegger để mô tả những kinh nghiệm giới hạn nhằm vượt qua cái hủy tính/le negatif trong biện chứng của Hegel. Lộ tŕnh nghiên cứu tranh luận Hegel-Blanchot của lớp trẻ Pháp hiện nay như Mathieu Bietlot là một đại biểu có phần đúng hướng và nhiều hứa hẹn hơn khi không chỉ căn cứ vào các bản viết phê b́nh mà c̣n vào cả những truyện của Blanchot từ quyển truyện đầu tay Thomas l’Obcure/Thomas U minh cho đến cuốn truyện sau chót L’Attent, l’oubli/Chờ đợi, quên lăng của Blanchot.(13). Nhưng từ sau bài viết Blanchot et Hegel, L’impossibilité d’en finir chưa thấy Mathieu Bietlot hay một chuyên gia nghiên cứu Blanchot thuộc thế hệ trẻ nào hoàn thành một công tŕnh đầy đủ hơn theo hướng nghiên cứu này.
Vào cuối năm 1947 Blanchot cho đăng trên tạp chí Critique số 18 bài Le règne animal de l’esprit/Giới động vật tinh thần và hai tháng sau cũng trên Critique số 20 bài La littérature et le droit à la mort/Văn chương và quyền đối với cái chết. Hai bài này được Blanchot đúc kết lại khi cho vào quyển La part du feu dưới tựa đề chung La littérature et le droit à la mort. Tựa đề này Blanchot khởi hứng từ lời khai từ trong màn mở đầu vở kịch Cái Chết của Empédocle của Hölderlin: “Cái chết là cái tôi t́m kiếm. Đó là quyền của tôi.” C̣n tựa đề Le règne animal de l’esprit Blanchot lấy từ Chương C tiết (a) Das geistige Tierreich und der Betrug oder die Sache selbst/Giới động vật tinh thần và sự lừa dối, hay chính là Sự vật trong Phần III quyển Hiện tượng luận về Tinh thần của Hegel.(14) Nhiều chuyên gia nghiên cứu Blanchot khi nói tới bài này thường chỉ nhắc tới ảnh hưởng của Kojève mà bỏ qua ảnh hưởng qua lại giữa Bataille và Blanchot trong việc đọc và phản bác Hegel (Blanchot và Bataille trở nên thân thiết trong giai đoạn 1940-1943). Nhưng chúng ta không thể bỏ qua ghi chú số 1 của Blanchot trong bài La littérature et le droit à la mort (xem ghi chú 12 phía dưới). Blanchot phản biện khái niệm tác phẩm/công tŕnh của Hegel không theo sát văn bản quyển Hiện tượng luận về Tinh thần. Trong ghi chú Blanchot có ư nói nếu ai muốn tham chiếu có thể đọc bản dịch quyển sách này của Hyppolite và quyển Genèse et structure de la Phénoménologie de l’Esprit de Hegel.(15) Quả thật trong bài này tên của Hegel chỉ được nhắc tới khi cần thiết cho văn mạch lư luận phản bác, và Blanchot không hề trích dẫn Hegel tuy chủ đề của toàn bài là để phản biện Hegel. Cách viết của Blanchot như vậy quả thực đă “làm khó” người đọc, nhất là những người đọc không có hoặc không đủ kiến thức về triết lư Hegel. Và nếu quay trở lại tra cứu hai quyển Hiện tượng luận về Tinh thần (dù chỉ đọc Chương C tiết ‘a’) và quyển Genèse et structure de la Phénoménologie de l’Esprit de Hegel của Hyppolite th́ đó quả là một thách thức vất vả hơn cả việc đọc bài viết của Blanchot. Để phần nào đỡ gánh nặng này cho người đọc chúng tôi khái quát những ư chính trong Chương C, tiết a quyển Hiện tượng luận Tinh thần Hegel giới hạn vào chủ đề Le règne animal de l’esprit/Giới động vật tinh thần theo diễn giải của Kojève mà Blanchot nhắm tới để tranh biện. Tuy khuyên người đọc tra cứu bản dịch Hiện tượng luận về Tinh thần của Hyppolite nhưng đúng như nhận xét của những chuyên gia nghiên cứu Blanchot – và cũng do chính Blanchot chỉ ra ở trang 317 quyển La part du feu Blanchot đă nhắc đến quyển Introduction à la lecture de Hegel của Alexandre Kojève – việc Blanchot đọc Hegel rơ ràng chịu ảnh hưởng lối diễn giải Hegel của Kojève (Bataille và Levinas bạn thân của Blanchot là hai người cần mẫn tham dự những buổi giảng của Kojève) nhất là khi Kojève cho rằng triết học “biện chứng” hay nhân học của Hegel chung cuộc là một triết học về cái chết.(16) Thế nên chúng ta có thể khái quát tóm lược Kojève diễn giải phần Das geistige Tierreich trong đó Hegel giải thích về sinh vật tinh thần tức người trí thức và về tác phẩm của giới trí thức là mối quan tâm chính của Blanchot.
Về ảnh hưởng qua lại giữa Blanchot và Bataille như chúng tôi nhắc tới ở trên theo nhiều chuyên gia nghiên cứu Bataille th́ có lẽ ảnh hưởng của Blanchot trên Bataille lớn hơn ảnh hưởng của Bataille trên Blanchot. Vả lại Blanchot là người thận trọng, quí trọng t́nh bạn nên không chính thức nói ra những bất đồng với Bataille. Nhưng về tinh thần phản bác Hegel của Bataille trong quan niệm về sinh vật tinh thần tức người trí thức được Bataille mô tả chính bản thân ḿnh một trí thức như “ một con vật [tinh thần] chân bị xập bẫy” (trong bản nháp bức thư Bataille gửi cho Kojève sau được cho in vào quyển Le Coupable) cũng như tuyên bố của Bataille trong quyển Expérience intérieure rằng “Những nỗ lực của tôi là để tái khởi diễn và phá hủy quyển Hiện tượng luận về Tinh thần của Hegel” xem ra rất đồng điệu với Blanchot cho nên Blanchot đă viết một bài điểm sách tử tế nhấn mạnh đến khái niệm “non-savoir/bất tri ném trả vào đêm tối điều con người hiểu biết về chính ḿnh” của Bataille để gián tiếp phản bác bài điểm quyển này của Sartre (sau được cho vào quyển Situation I) (17)
_______________________________
(1) Jean Hyppolite, Figures de la pensée philsophique I, nxb PUF, Coll. Épiméthée, trang 146: L’influence de cette philosophie [de Hegel] s’étend jusqu’à l’époque présent, et si la France avait pendant longtemps vécu peu en marge d’un hégélianisme qui dominait les philosophies anglaise, italienne ou russe, il semble qu’aujourdhui, par contre, l’hegélianisme soit très vivant en France, quand on commence à l’oublier dans les autres pays.
(2) Alexandre Koyré, Études d’histoire de la pensée philosophique, Gallimard 1971, bài Rapport sur l’état des études hégéliennes en France (nguyên bản tiếng Đức Verhandlungen des ersten Hegelkongresses, La Haye 1930) trang 225-248.
(3) Jean Wahl, Le malheur de la conscience dans la philosophie de Hegel, nxb PUF 1929, trang 9.
(4) Những bài giảng của Alexandre Kojève được Raymond Quenaeu thu tập và xuất bản thành quyển Introduction à la lecture de Hegel, nxb Gallimard 1947, 597 trang. Ưu điểm và cũng là khuyết điểm của Kojève là chỉ chú tâm diễn giải quyển Phänomenologie des Geites mà bỏ qua những công tŕnh lớn khác của Hegel nhất là quyển Wissenschaft der Logik/Khoa học Luận lư (thường được gọi tắt là quyển Đại Luận lư để phân biệt với quyển Luận lư trong Encyclopedia) được coi như một quyển Siêu h́nh học vĩ đại của Hegel. Chính v́ lư do này trong giai đoạn đầu ở Pháp người ta chỉ chú trọng đến những bài viết của Hegel trẻ về Ky tô giáo và quyển Phänomenologie des Geites. Để bổ túc cho khuyết điểm này Jean Hyppolite đă bỏ công tŕnh bày học thuyết Hegel một cách toàn diện hơn khi diễn giải các bài viết thời trẻ của Hegel trước Phänomenologie des Geites và sau là những quyển như Encyclopedie, Philosophie du droit và nhất là quyển Wissenschaft der Logik/Khoa học Luận lư của Hegel. Hyppolite khuyên các đệ tử (trong đó có Foucault và Derrida) phải đọc Hegel một cách thật kiên nhẫn và t́m cách hiểu Hegel trong toàn bộ sự phức tạp của tư tưởng Hegel.
Quyển Introduction à la lecture de Hegel được hai dịch già Mỹ Allen Bloom và James H. Nichols dịch sang Anh ngữ tựa đề Introduction to the lecture of Hegel in năm 1980. Đây quả thực là một “thảm họa dịch thuật”, hai dịch giả này v́ thiếu hiểu biết đă tự ư lược bỏ những phần quan trọng trong bản chính, thu gọn bản chính thành một bản dịch không bằng 1/3 bản chính, làm cho người đọc không thể hiểu được diễn giải Hegel của Kojève.
(5) Jean Hyppolite, Logique et existence, PUF 1952, trang 5: Suivre ainsi le mouvement de la catégorie se diversifiant en categories, en moments ou nœuds particuliers d’une chaîne dialectique, c’est faire une logique de la philosophie, et tel est bien le sens de l’entreprise hégélienne.
(6) Michel Foucault, L’ordre du discours, Gallimard 1971 trang 74: Mais échapper réellement à Hegel suppose d’apprécier exactement ce qu’il en coûte de se détacher de lui; cela suppose de savoir jusqu’où Hegel, insidieusement peut-être, s’est approché de nous; cela suppose de savoir, dans ce qui nous permet de penser contre Hegel, ce qui est encore hégélien; et de mesurer en quoi notre recours contre lui est encore peut-être une ruse qu’il nous oppose et au terme de laquelle il nous attend, immobile et aileurs.
(7) Simon Critchley, A Commentary Upon Derrida’s Reading of Hegel in Glas, trong Hegel After Derrida do Stuart Barnett biên tập, nxb Routledge 1998, trang 197-225: Glas is a tour de force in Hegelian scholarship.
(8) Leslie Hill, Blanchot, extreme contemporary, trang 103-114.
(9) Marlène Zarader, L’être et le neuter, À partir de Maurice Blanchot, nxb Verdier 2001, trang 41-86: De la nuit à l’autre nuit, le débat avec Hegel.
(10) Sđd, trang 24: Il va de soi que Blanchot ne se réclame pas directement de la phénoménologie, courant de pensée il n’a d’ailleurs qu’une connaissance fragmentaire. (ĐTĐ in nghiêng)
(11) Trích dẫn theo Leslie Hill, Maurice Blanchot and Fragmentary Writing, trang 51: Trong một bức thư gửi cho Salomon Malka tác giả quyển Levinas, la vie et la trace, nxb Albin Michel 2005, vào năm 1981 Blanchot kể lại “hai người [Levinas và Blanchot] vào thời đó đă thảo luận với nhau về tác phẩm của Husserl hầu như cơm bữa (au jour le jour).
(12) Martin Heidegger, Mein Weg in die Phänomenologie, bản dịch Pháp văn Mon chemin de pensée et la phénoménologie trong Heidegger, Questions III & IV, nxb Gallimard trang 335: Et aujourd’hui? Le temps de la philosophie phénoménologique semble passé. On la tient déjà pour quelque chose de passé, qui n’est plus caractérisée que d’un point de vue historique à côté d’autres tendances de la philosophie.
(13) Maurice Blanchot, de proche en proche, Collection Companie de Maurice Blanchot, Editions Complicités entre l’art et littérature trang 11-30.
(14) G.W.F. Hegel: Phenomenology of Spirit, bản dịch Anh văn của A.V. Miller trang 237. Phénomenologie de l’esprit, bản dịch Pháp văn của Gwendoline và Pierre-Jean Labarŕere trang 379.
(15) Maurice Blanchot, La part du feu, trang 307, ghi chú 1: Hegel dans ce développement considère l’œuvre comme humaine en géneral. Il est entendu que les remarques qui suivent restent fort loin du texte de La Phénoménologie et ne cherchent pas à l’éclairer. On peut lire dans la traduction de La Phénoménologie qu’a publié Jean Hyppolite et le suivre dans son important livre: Genèse et structure de la Phénoménologie de Hegel.
(16) Alexandre Kojève, Introduction à la lecture de Hegel, nxb Gallimard 1947, trang 539: Ainsi, la philosophie “dialectique” ou anthropologique de Hegel est, en dernière analyse, une philosophie de la mort (ou ce qui est la même chose: de l’athéisme)
(17) Maurice Blanchot, bài L’Expérience inrérieure/Kinh nghiệm nội giới trong Faux pas, nxb Gallimard 1943, trang 48: Le non-savoir rejette dans la nuit ce qu’un homme sait de lui-même. Cela veut dire deux choses: d’abord, que le savoir fondamental, qui est lié au fait d’être, est laissé de côté; ensuite, que le fait d’être lui-même est contesté, n’est plus considéré ni vécu ni possible. Le non-savoir commence donc par être absence de savoir; il est le savoir devant lequel la raison a placé la négation, qu’elle a mis entre parenthèses par un effort torturé de connaissance (la raison peut en effet se dire que le non-savoir fait partie du savoir et elle aboutit à des formules de ce genre: l’homme est un existant qui comprend le fait qu’il est juste dans l’expérience qui met en cause cette comprehension; le non-savoir est un mode de la compréhension de l’homme…
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2014