đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(33)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33,

 

Trước khi tŕnh bày những tranh biện/đối kháng của Blanchot với Hegel,  Heidegger, Levinas, Bataille… một câu hỏi cần được đặt ra: V́ Blanchot là một tác gia “khó” nên phải đọc/tiếp cận Blanchot bằng ngả nào, cách nào? Trước hết ta thử xem xét câu trả lời của một vài chuyên gia nghiên cứu Blanchot. Roger Laporte – người đă đọc và đọc lại Blanchot trên nửa thế kỷ và cũng là đệ tử trung thành của Blanchot  bênh vực Blanchot trước dư luận cho rằng Blanchot là một tác gia “bất khả” (impossible) nghĩa là tối tăm, không thể hiểu được về cả văn sáng tác lẫn văn phê b́nh. Đối với Laporte văn chương Blanchot có cả hai sức “hút” và “đẩy” nghĩa là vừa thu hút vừa chống lại việc đọc. Theo Blanchot, văn chương vốn có sức quyến dụ dù cho “văn chương thiết yếu được làm ra là để lừa gạt” (la littérature est faite essentiellement pout décevoir). Nhưng dù đă biết vậy tại sao Blanchot lại đă để cả đời ḿnh chỉ để viết những bản văn có sức thu hút, quyến dụ người đọc? Theo Laporte “Nói rằng tác phẩm của Blanchot gắn liền với sự quyến dụ, đó là mới chỉ nói rằng tác phẩm đem ra ban ngày ban mặt (tôi không nói: hoàn toàn sáng rơ) một bí ẩn người ta không thể không tra vấn, bí ẩn người ta tất nhiên đáp lời, và bí ẩn này cũng kéo chúng ta một cách thật chầm chậm tới sự mất mát của chúng ta.” (1) Nhiều người đă lên án bản viết của Blanchot là rất tối tăm, khó hiểu “tối tăm và tối tăm” (obscurité et obscurité). Nhưng theo Laporte sự tối tăm này khác với với sự tối tăm nơi Mallarmé, Héraclite, hay Célan. Câu hỏi đặt ra là: việc lên án này có chính đáng không? “Giả thử một người đọc trẻ tuổi, đầu óc nhanh nhậy, trước đó chưa từng đọc Blanchot, nay ta mời anh/chị ta đọc trang đầu quyển L’Écriture du désastre/ Văn tự của thảm họa: anh/chị ta có hiểu ǵ không? Dĩ nhiên, mặc dù sự trong sáng của văn phong, anh/chị ta hầu như chẳng hiểu ǵ cả. Đọc Blanchot, nhất là đọc những truyện kể, đọc lại và lại đọc lại ông ta – người ta không thể thoát khỏi sự quyến dụ - đó chính là sự chạm mặt với thế giới thật đáng kinh ngạc và thường người ta không hiểu thêm ǵ cả dù cho có đọc đến lần thứ mấy so với lần đọc đầu tiên chăng nữa. Người ta không thể đọc Blanchot và tránh sự thử nghiệm, một sự thử nghiệm không thể được thu giảm vào cấp độ của một vết thương tự yêu ḿnh tầm thường: bị sự ngu xuẩn làm cho sửng sốt, hay ít ra khám phá ra ḿnh không có sự ngu xuẩn, rằng rất có thể chẳng bao giờ một ai có cái đầu óc thiết yếu để đọc tác phẩm của ông ta cả.” Laporte cho rằng người đọc không hiểu được Blanchot v́ chưa mở rộng đầu óc, không thử đặt câu hỏi tại sao ḿnh không hiểu, xác định xem tại sao, đối với mọi người đọc, truyện kể của Blanchot thuộc vào những truyện tối tăm nhất trong văn chương và đó là một sự tối tăm không thể nào thu giảm? Sự khó hiểu đó thật ra là không thể vượt qua được v́ nó nằm ở chính cái gốc của sự tối tăm của Blanchot: sự tối tăm này dính dáng tới việc h́nh dung thời gian của chúng ta (elle [l’obscurité] touché à notre représentation du temps), và những truyện của Blanchot lại làm đảo lộn sự h́nh dung của chúng ta về thời gian đó tới mức đưa đến những hậu quả đáng ngờ vực của sự không thể hiểu được (redoutables effets d’inintelligibilité). “Nói cho gọn, cách h́nh dung thông thường và khó tránh khỏi về thời gian tính không có khả năng đón nhận những “biến cố/sự” t́m được một nơi chốn và thời gian của chúng trong tác phẩm của Blanchot, chắc chắn là một tác phẩm tối tăm hũ nút rồi, nhưng trước hết đó là tác phẩm bị đập vỡ, rộng mở một cách bạo liệt trên cái Cơi ngoài, tác phẩm này để mặc chúng ta trượt vào vực thẳm của một thời gian chóng mặt, “như thể thời gian tự nó mở ra và rằng tôi đă bị rơi tơm xuống do khoảng nứt đó”, nhưng khoảng nứt ra này cũng để cho một quá khứ xa vời hơn mọi quá khứ tiến gần lại, hay ít ra cũng lặp lại, một sự tiến gần không có văn tự/chữ viết sẽ là bất khả, bởi v́ “tác phẩm/công tŕnh là rất cổ xưa, cổ xưa một cách đáng sợ, đó là cái mất đi trong đêm tối của những thời gian, là vật của quá khứ theo một nghĩa khác mà Hégel chẳng hề nói ǵ về nghĩa này cả.”(3)

   Không chỉ người đọc b́nh thường nhận thấy đọc Blanchot thật khó khăn, Blanchot thật tối tăm khó hiểu. Ngay cả Paul de Man, một giáo sư văn chương thế giá cũng phải nh́n nhận không thể đọc Blanchot như đọc một tác gia khác nào đó. Trong bài La Circularité de l’Interprétation dans l’Œuvre critique de Maurice Blanchot/Tính chất ṿng quanh của Diễn giải trong Tác phẩm phê b́nh của Maurice Blanchot (Critique, số 229 trang 547-569) Paul de Man viết: “Việc đọc Blanchot chẳng giống với việc đọc một tác gia nào. Một mặt, không có cái ǵ lập tức quyến rũ hơn cái ngôn ngữ trong suốt đó, cái ngôn ngữ chẳng bao giờ thiếu sự liên tục và chặt chẽ. Blanchot là tác gia sáng sủa đúng nghĩa: ông ta không ngừng đùa rỡn cái mơ hồ mập mờ và cái chẳng thể nói ra, nhưng luôn luôn cũng lại nhận biết chúng là như vậy, giống như kiểu nơi Kant, ngay cả chân trời của ư thức cũng chẳng bao giờ là tối tăm cả. Chúng ta cảm nhận hiệu quả của sự sáng suốt chỉn chu này, ngay cả trên b́nh diện tầm thường của những tri thức thủ đắc. Đọc Blanchot viết phê b́nh về tác giả này tác giả nọ ông ta đă chọn để nói về, người ta lập tức quên đi, chẳng khó khăn ǵ cả, điều người ta cho đến lúc đó tưởng rằng ḿnh hiểu về nhà văn này. Không phải v́ cái nh́n của Blanchot làm mới một cách không thể sai lầm tầm nh́n riêng của chúng ta; điều này đôi khi xảy đến, nhưng không nhất thiết phải xảy đến như vậy: sau khi quay trở lại tác gia đang được xét tới, đôi khi người ta thấy ḿnh chẳng tiến thêm được chút nào, sự hiểu biết của chúng ta chẳng phong phú thêm là mấy nhờ đọc nhà phê b́nh. Đó chính bởi Blanchot chẳng bao giờ có ư định cung cấp cho chúng ta một luận giải bao gồm một căn bản tri thức đă có từ trước với một sự suy tưởng mới. Sự sáng sủa của những suy tưởng của ông ta về những nhà văn không phải do sức mạnh diễn giải của những suy tưởng này; những suy tưởng này sáng sủa, chẳng phải bởi v́ chúng kéo lui những giới hạn của một phạm vi tối tăm khó bề chinh phục, nhưng bởi những suy tưởng này làm ngưng lại chính hành động của sự thấu hiểu. Cái ánh sáng ông ta đem lại cho chúng ta có một bản chất khác. Chung qui, chẳng có ǵ lại tối tăm hơn chính sự sáng sủa này.(4) Trước khi đưa ra những dẫn chứng là những diễn giải văn chương hay triết học của Blanchot để chỉ ra tính cách đường ṿng (circularité)  Paul de Man nhắc lại quan niệm của Blanchot về đọc. Quan niệm này rất khó định nghĩa v́ có tính cách ngoại lệ, chống lại những khái niệm đă có v́ phản tư phê b́nh (la réflexion critique) của Blanchot không cung cấp cho chúng ta một hứa hẹn cá nhân hay những kinh nghiệm riêng tư nào cho phép chúng ta đi sâu hoàn toàn vào ư thức của tha nhân và từ đó làm quen được với những chuyển động của ư thức này. Ngôn ngữ phê b́nh của Blanchot không tham gia vào sự thân thiết của một “cái tôi”. Nếu như chúng ta không ở trong ngôn ngữ diễn giài th́ chúng ta lại cũng không ở trong ngôn ngữ của chủ thể tính (langage de la subjectivité) cũng như trong thế giới của những ư kiến. Không phán xét, không tham dự, cũng không t́m hiểu do đó hấp lực đi kèm việc đọc Blanchot lập tức được cộng thêm một sự cưỡng lại (résistance), một sự từ khước để ḿnh bị kéo về phía một sự chạm trán đôi co với một thứ ǵ đó hoàn toàn tối xậm và không thể xâm nhập được v́ ư thức của chúng ta chẳng thể nào kiếm được một điểm tựa trên đó. Chính Blanchot đă viết: “Việc đọc chẳng làm được ǵ cả, chẳng thêm thắt được ǵ; việc đọc để mặc cho nó là cái nó là; việc đọc là sự tự do, không phải là thứ tự do sản sinh ra hữu hay nắm bắt hữu, nhưng là thứ tự do đón nhận, thỏa thuận, nói “bằng ḷng, ừ/oui”, và chỉ thể nói ừ và, trong không gian mở ra bởi sự thuận ḷng này, để cho sự quyết định đảo lộn của tác phẩm tự khẳng định, một sự khẳng định rằng nó [tác phẩm] hiện hữu – và chẳng có ǵ hơn thế.” (5) Nhưng chúng ta cần nhớ điều Blanchot luôn nhấn mạnh là tác phẩm hiện hữu do người đọc, c̣n nhà văn kẻ sản xuất lại bị cấm chỉ trong việc xác quyết sự hiện hữu của tác phẩm như Blanchot đă nhấn mạnh ngay trong những trang đầu quyển L’Espace littéraire/Không gian văn chương khi bàn về sự cô đơn của tác phẩm (la solitude de l’œuvre): “…nhà văn chẳng bao giờ đọc tác phẩm của ḿnh cả. Tác phẩm, với hắn, là không thể đọc được, hắn không cư ngụ trước bí ẩn này. Là bí ẩn v́ nhà văn bị cách ly khỏi nó,” và “Nhà văn chẳng bao giờ biết được phải chăng tác phẩm đă được làm ra. Cái hắn chấm dứt nơi một quyển sách, hắn lại bắt đầu hay hủy bỏ đi ở một quyển sách khác,” ở quyển sách sẽ viết (le livre à venir).(6) Điều này thoạt đầu nghe có vẻ nghịch lư nhưng xét kỹ th́ không có ǵ là nghịch lư v́ tác phẩm nằm trên chân trời vô tận của cái đang/chưa hoàn tất đối với nhà văn “Tác phẩm chẳng phải là hoàn tất, cũng chẳng phải là chưa hoàn tất mà nó chỉ là. Cái mà tác phẩm nói ra, chỉ là điều này: nó là – và chẳng có ǵ hơn thế. Ngoài điều đó ra, tác phẩm chẳng là cái ǵ.” như Blanchot nói. (7) Như vậy cũng có nghĩa chỉ khi tác gia chết đi th́ mới có tác phẩm, tác phẩm chính là Đài Tưởng Niệm Tác Gia. Cùng với sự cô đơn của tác phẩm là sự cô đơn của nhà văn.  Nhà văn cô đơn trước hết v́ “viết nay trở thành cái không thể kết thúc, không ngưng nghỉ. Hơn thế nữa nhà văn khi viết từ chối nói “Tôi/Je” như Kafka đă chỉ ra: chỉ khi nào có thể thay “hắn/il” vào chỗ “Tôi/Je ” th́ mới thực sự đi vào văn chương. Nhà văn cô đơn cũng c̣n v́ cô đơn là điều kiện và cũng là mối hiểm nguy bởi nhà văn phụ thuộc vào tác phẩm, nẳm trong tác phẩm, tức là luôn luôn ở vào vị thế phía trước tác phẩm. Có thể nói mối liên hệ giữa nhà văn và tác phẩm là một sự vong thân thuần túy. Với quan niệm về “tác phẩm” rút từ kinh nghiệm của nhà văn chúng ta không khó nhận ra – tuy Blanchot không chính thức nêu tên Hegel – hai điều: thứ nhất Blanchot muốn chỉ ra văn chương không chịu đặt ḿnh dưới tư tưởng phản tư của triết học; thứ nh́, quan niệm về “tác phẩm” của Blanchot nhằm đối/phản kháng quan niệm về “công việc, công tŕnh/tác phẩm” của Hegel được tŕnh bày trong Phänomenolgie des Geites/Hiện tượng luận về Tinh thần với nhận định khởi đầu căn cốt để tranh biện là: tác phẩm của nhà văn khác hẳn với công tŕnh/tác phẩm của người b́nh thường như Hegel hiểu. Chúng tôi sẽ bàn tới vấn đề này trong phần  Blanchot đối kháng Hegel. Một điều khác khá rơ rệt ở đây là khuynh hướng chống biện chứng của Blanchot, lư luận văn chương thay v́ đi theo đường biện chứng nhưng Blanchot làm một bước ngoặt đi theo đường ṿng xoáy ốc bất tận với những điểm dừng chân, những điểm ngừng/lặng (syncope) để lắng nghe tiếng thầm th́ trong tĩnh lặng của những ư kiến ngược lại với ư kiến thông thường (paradoxe= para/chống lại và doxa/ư kiến thông thường) nhằm vượt bỏ “cái hủy thể/le négatif” trong tiến tŕnh biện chứng Hegel. Nhưng theo nhận định của  Rodolphe Gasché tuy Blanchot rất ưa thích và làm rối bời ư kiến ngược ngạo, nhưng đúng ra ư kiến ngược ngạo chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ của cơ may có văn chương, để văn chương xuất hiện.(8) Quan niệm của Blanchot về đọc và về tác phẩm dẫn tới những hệ quả quan trọng cho phê b́nh văn chương: đọc và phê b́nh là thiết lập mối quan hệ diễn giải bằng ngôn ngữ tiềm thể (langage potentiel) của mối quan hệ giữa nhà văn với tác phẩm được hiểu như tha hóa/vong thân thuần túy (pure aliénation), một sự từ khước (refus) và quên lăng (oubli). Paul de Man chứng minh tính chất đường ṿng (circularité) trong diễn giải của Blanchot bằng cách tŕnh bày xem Blanchot đọc và giải Mallarmé ra sao. Tính chất đường ṿng này đă được Blanchot chỉ ra trong cấu trúc thi pháp cũng như quan niệm về ngôn ngữ văn chương của Mallarmé trong các tác phẩm Le Livre/Quyển sách, Un coup de dés Igitur. Blanchot đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất vô nhân hữu (impersonnalité) khi Mallarmé quan niệm chỉ có ư hướng làm cho tác phẩm hiện hữu bởi và cho chính tác phẩm mà thôi, và tính chất vô nhân hữu này tự thể hiện trong môi trường ngôn ngữ. Trong bài Le mythe de Mallarmé trong quyển La part du feu Blanchot kết luận “Từ những nhận xét về ngôn ngữ [của Mallarmé] ta sẽ giữ lại được khá nhiều điểm đáng chú ư. Nhưng trong tất cả những điểm đáng kể nhất là tính chất vô nhân hữu là loại hiện hữu độc lập và tuyệt đối Mallarmé trao cho ngôn ngữ. Như chúng ta đă thấy, ngôn ngữ này không giả thiết bất kỳ ai phát biểu nó, không một ai nghe nó: ngôn ngữ này tự lên tiếng và tự viết ra. Đó là điều kiện của quyền năng của nó. Quyển sách là biểu trưng của sự tồn tại tự trị này, ngôn ngữ này vượt qua chúng ta, chúng ta không thể làm ǵ trên nó và chúng ta không là ǵ cả, hầu như không là ǵ, trong hiện hữu/là của quyển sách.” (9) Thi sĩ chính là kẻ bắt gặp ngôn ngữ tự thể và xa lạ đó, không phải là thứ ngôn ngữ thân thuộc hay ngôn ngữ như dụng cụ có thể sử dụng. Chúng ta dễ nhận thấy ảnh hưởng của Heidegger nhất là quan niệm về ṿng tṛn thông diễn luận trên Blanchot khi Blanchot thông diễn Mallarmé theo đường ṿng những tư tưởng của Mallarmé về hữu, về thiên nhiên, về chủ thể và khách thể, về cấu trúc thời gian của bài thơ Coup de dés, cho rằng với bài thơ này Mallarmé đă mở ra một không gian mới cho văn chương. Nhưng theo Blanchot tính chất ṿng tṛn này không phải là kinh nghiệm về hữu (l’expérience de l’être) nhưng là diễn tả, biểu đạt chuyển động hủy thể (movement negatif) của hữu. Nói cách khác ṿng tṛn là mối tương quan chính thực của ư thức với hữu. Như vậy nhà văn không là kẻ chiêm ngưỡng hữu nhưng tra vấn về tương quan chính thực (authentique) của hắn với hữu.

_____________________________

(1)     Roger Laporte, Études, nxb P.O.L 1990 trang 13: Dire que l’œuvre de Blanchot est liée à la fascination, c’est dire seulement qu’elle fait venir au jour (je ne dis pas: en pleine lumière) une énigme qu’on ne peut pas ne pas interroger, à la quelle donc on répond, et qui ainsi nous entraîne très lentement à notre perte.

(2)     Sđd, trang 15-16: Il y a obscurité et obscurité: celle de Blanchot n’est comparable ni à celle de Mallarmé, ni à celle d’Héraclite - <…> - ni à celle de Célan, mais une seule question se pose: l’accusation portée contre Blanchot est-elle juste? Supposons un jeune lecteur, à l’esprit vif, qui n’aurait encore rien lu de Blanchot, et invitons-le à lire la première page de L’Écriture du désastre: qu’est-ce qu’il comprendrait? Sans doute, en dépit de la limpidité du style, à peu près rien. Lire Blanchot, surtout ses  récits, le relire encore encore et encore – on n’échappe pas à la fascination – c’est être affronté à un monde si déconcertant que souvent on ne comprend pas mieux à la énième lecture qu’à la première. On ne peut pas lire Blanchot et faire économie d’une preuve qui ne peut être réduite au rang d’une banale blessure narcissique: être frappé du stupidité, ou du moins découvrir que l’on n’a pas, que peut-être personne n’aura jamais la tête nécessaire pour lire son œuvre.

(3)     Sđd, trang 17: Bref, la représentation ordinaire et inévitable de la temporalité est incapable d’acceuillir les “évènements” qui trouve leur espace et leur temps dans l’œuvre de Blanchot, œuvre hermétique certes, mais d’abord œuvre brisée, violemment ouverte sur le Dehors, qui nous laisse glisser dans l’abîme d’un temps vertigineux, “comme si le temps se fût ouvert et que je fusse tombé par cette brèche”, mais aussi qui laisse s’approcher, ou du moins se répéter, un passé plus loin que tout passé, approche qui, sans l’écriture, serait impossible, car “l’œuvre est très ancienne, effroyablement ancienne”, ce qui se perd dans la nuit des temps, chose du passé en un autre sens que ne le dit Hegel.

(4)     Tạp chí Critique số 229 trang 547-560: La lecture de Maurice Blanchot ne ressemble à aucune autre. D’une part, rien n’est plus imméditement séduisant que ce langage limpid, dont la continuité et la cohéhence ne sont jamais en défaut. Blanchot est l’auteur le plus clair qui soit: il côtoie sans cesse l’ambigu et l’indicible, mais en les reconnaissant toujours comme tells, de sorte que, comme chez Kant, l’horizon même de la conscience ne se trouve jamais obscurci. Nous ressentons l’effet de cette bienfaisante lucidité, même sur le plan trivial des connaissances acquises. Lisant Blanchot critique sur tel ou tel auteur dont il choisit de parler, on oublie aussitôt, sans difficulté aucune, ce qu’on avait jusqu’à présent cru savoir sur cet écrivain. Non pas que la vision de Blanchot renouvelle immanquablement notre propre perspective; cela arrive quelquefois, mais il n’en va nécessairement ainsi: retournant par la suite à l’auteur en question, on se retrouve au même point, notre compréhension peu enrichie par la lecture du critique. C’est que Blanchot n’a nullement l’intention de nous offrir un travail d’exégèse qui combinerait un fonds de connaissances préalables avec une spéculation nouvelle. La clarté de ses méditations sur d’autres écrivains n’est pas due  à leur puissance exégétique; ells sont claires, non pas parce qu’elles reculent les limites d’un ténébreux domain difficile à conquérir, mais parce qu’elles semblent suspendre l’action même de compréhension. La lumière qu’il nous apporte est d’une autre nature. Rien de plus obscure, en somme, que cette clarté.

(5)     Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, trang 225: <…> la lecture ne fait rien, n’ajoute rien; elle laisse être ce qui est; elle est liberté, non pas liberté qui donne l’être ou le saisit, mais liberté qui accueille, consent, dit oui, ne peut que dire oui et, dans l’espace ouvert par ce oui, laisse s’affirmer la décision bouleversante de l’œuvre, l’affirmation qu’elle est – et rien de plus.

(6)     Sđd, trang 14: “…l’écrivain ne lit jamais son œuvre. Elle est, pour lui, illisible, un secret en face de quoi il ne demeure pas. Un secret, parce qu’il en est séparé,” và: “L’écrivain ne sait jamais si l’œuvre est faite. Ce qu’il a terminé en un livre, il le recommence ou le détruit en un autre.”

(7)     Sđd, trang 14: Cependant l’œuvre - l’œuvre d’art, l’œuvre littéraire – n’est ni achevée ni inachevée – elle est. Ce qu’elle dit, c’est exclusivement cela: qu’elle est – et rien de plus. En dehors de cela, elle n’est rien.

(8)     Rodolphe Gasché, The felicities of paradox trong Maurice Blanchot, The Demand of Writing, nxb Routledge 1996, trang 38.

(9)     Maurice Blanchot, La part du feu, Gallimard,1949, trang 48: De ces remarques sur le langage, il serait à retenir plusieurs points frappants. Mais de tous le plus remarquable est le caractère impersonnel, l’espèce d’existence indépendante et absolue que Mallarmé lui prête. Nous l’avons vu, ce langage ne suppose personne qui l’exprime, personne qui l’entende: il se parle et il s’écrit. C’est la condition de son autorité. Le livre est le symbole de cette subsistance autonome, il nous dépasse, nous ne pouvons rien sur lui et nous ne sommes rien, presque rien, dans ce qu’il est.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014