đào trung đąo
3-Zero
Không
lư thuyết văn học
phê b́nh văn học
triết học
nhưng là cùng một khác
(3)
■ Danh khả danh vô thường danh: Câu hỏi: Phải chăng văn chương là sự thách thức của ngôn ngữ như Henri Meschonnic quan niệm? (1) Và đó cũng là sự thách thức giữa viết và đọc, giữa có thể viết/không thể viết với có thể đọc/không thể đọc? Cái Cùng Một Khác. Heidegger → Seyn/Hữu, Blanchot → le Neutre/cái Trung tính. Sự thách thức này khá rơ rệt nơi thí dụ sau đây. Samuel Beckett mở đầu quyển tiểu thuyết L’innommable như sau: “Ở đâu đây? Ai đây? Khi nào đây? Không hỏi. Tôi, nói tôi. Không tin. Những câu hỏi, những giả thiết, cứ gọi những cái đó như thế đi. Hăy tiếp tục, cứ tiếp tục, gọi cái đó như thế, gọi cái đó là tiếp tục. Rất có thể một ngày nào đó, việc tiếp tục ngừng lại, rằng một ngày nào đó đơn giản là tôi vẫn ở đấy, ở cái nơi, thay v́ đi ra ngoài, theo cách vẫn như vậy, ra ngoài để tiêu khiển ngày và đêm càng xa bao nhiêu càng tốt, chẳng xa mấy. Có thể là điều đó đă bắt đầu như thế. Bạn tưởng rằng bạn đơn giản chỉ ở yên một chỗ, tốt hơn hết sẽ phản ứng khi đến lúc, hay chẳng v́ một lư do nào, và rồi chẳng mấy chốc bạn thấy ḿnh không có năng lực để tiếp tục làm bất kỳ cái ǵ. Điều đó đă xảy ra như thế nào chẳng quan trọng. Điều đó, nói là điều đó, chẳng biết là điều ǵ nữa. Cuối cùng có lẽ tôi chỉ chuẩn thuận cách vẫn làm. Nhưng tôi đă chẳng làm ǵ hết. H́nh như tôi nói, đó không phải là tôi, là về tôi, đó không phải là về tôi. Vài lời nhận xét này là để bắt đầu. Tôi đang làm ǵ, tôi sẽ làm ǵ, tôi phải làm ǵ, trong hoàn cảnh tôi, phải làm như thế nào? Bằng nan đề thuần túy và đơn giản? Hay bằng những xác quyết và phủ nhận bị làm thành vô căn cứ như được thốt ra, hay sớm hơn hay muộn hơn? Nói một cách tổng quát. Hẳn phải có chuyển vị chứ…”(2)
Trước khi kết thúc quyển L’innommable bằng đoạn văn cuối cùng có dấu chấm câu (.) Beckett cho người đọc biết nhân vật tự sự “tôi” – trong suốt quyển sách tác giả không cho viết phái tính của “tôi” – như chứa ở trong đầu một tiếng nói cất tiếng, tiếng nói này “tôi” không biết là của ḿnh nhưng được tiếng nói làm cho “tôi” nghĩ là của ḿnh kể lể mọi sự việc trong đầu “tôi”, nhưng tôi lại như con lạc đà khát nước trong sa mạc quên hết ḿnh đă nói ǵ hay đúng ra chẳng nói ǵ và tất cả những cái đó “hoàn toàn chỉ là những lời nói dối cho vui theo qui định.” Về nơi chốn của tiểu thuyết Beckett cho biết ngay sau câu văn cuối cùng có chấm câu: “Nơi chốn, tôi sẽ tạo ra nơi chốn đó cũng giống vậy, tôi sẽ tạo ra nơi chốn đó trong đầu tôi, tôi sẽ rút nơi chốn đó ra từ kư ức của tôi, tôi sẽ gom góp nó toàn về ḿnh, tôi sẽ làm tôi thành một kư ức, tôi sẽ chỉ phải lắng nghe thôi, tiếng nói sẽ nói cho tôi biết mọi sự…Tôi phải tiếp tục, tôi không thể tiếp tục, ngươi phải tiếp tục, tôi sẽ tiếp tục, ngươi phải nói những chữ ra, chừng nào c̣n chữ, cho tới khi những chữ t́m thấy tôi, cho tới khi những chữ nói tôi, sự đớn đau lạ lùng, tội lỗi lạ lùng, ngươi phải tiếp tục, có lẽ đă xong xuôi cả rồi, có lẽ những chữ đă nói tôi rồi, có lẽ chúng đă mang tôi tới ngưỡng của câu chuyện của tôi, điều này sẽ làm tôi ngạc nhiên, nếu câu chuyện mở ra, câu chuyên đó sẽ là tôi, câu chuyện đó sẽ là niềm im lặng, nơi tôi ở đó, tôi không biết, ngươi phải tiếp tục, tôi không thể tiếp tục, tôi sẽ tiếp tục.” (3) Cái kết thúc tiểu thuyết trong khoảng hơn ba trang cuối của quyển sách chỉ gồm những câu văn được ngắt ra bằng dấu phẩy (,) chứ không có dấu chấm (.). Với những ḍng mở đầu chỉ ra nghịch lư này Beckett đă khua động trí tưởng người đọc phải suy nghĩ về những vấn đề xương tủy của tiểu thuyết. Trước hết là bắt đầu của tiểu thuyết: không gian nào? Nhân vật tự sự nào? Thời gian nào? Khua động nhưng rồi Beckett cũng khuyên người đọc đừng tra vấn về những chi tiết này: lời cảnh báo về nghịch lư của đọc, tính chất không thể đọc ((unreadability) vừa làm nản ḷng người đọc đến mức phải ngừng đọc, vừa thách thức người đọc tiếp tục đọc, xô đẩy người đọc tiếp tục đọc. Điều hiển nhiên: không có ǵ kích thích việc đọc hơn tính chất không thể đọc của bản văn. Tính chất không thể/ khó đọc không là một trở ngại hay một đe dọa từ bên ngoài bản văn nhưng chính là sự khả hữu của bản văn: chính v́ người đọc nỗ lực vượt qua sự chống đối đọc bản văn dù cho nỗ lực này cuối cùng lại dẫn tới kết luận nghịch lư: vượt qua thành công cũng có nghĩa giải mă được bản văn, vậy trong bản văn c̣n ǵ để đọc? Người đọc cũng như người viết là những kẻ vừa hạnh phúc vừa bất hạnh nhất. Beckett gói trọn hoàn cảnh người viết trong câu kết của tiểu thuyết L’innommable: “ngươi phải tiếp tục, tôi không thể tiếp tục, tôi sẽ tiếp tục.” Khởi đầu và kết thúc nào của tiểu thuyết cũng vừa khả hữu vừa bất khả hữu: chúng chỉ có thể là, khả hữu khi đă hiện thực, khả hữu trong sự vắng mặt. Khởi đầu và kết thúc của tiểu thuyết đặt trên cơ sở, nền tảng nào? Trên cơ sở của sự chưa có, chưa hiện diện, và đó là điều kiện khả hữu của nền tảng. Khi người viết tiểu thuyết càng tự căn vặn về sự trễ muộn và mong manh của thời điểm đặt nền tảng của sự bắt đầu và kết thúc th́ chị/anh ta sẽ càng thấy đó là việc đặt nền tảng trong hố thẳm không đáy. Và chỉ bằng cách đó nền tảng này mới đáng tin cậy v́ nó chỉ ra rằng nền tảng là bất khả. Cả người viết lẫn người đọc đều đứng trước sự thách thức của ngôn ngữ. Nan đề này cũng dẫn tới sự h́nh thành một hệ h́nh phê b́nh văn chương không đặt cơ sở trên hữu thể học hay siêu h́nh học, cũng không trên lư thuyết văn chương mà trên văn tự biểu đạt trong tác phẩm cũng như kinh nghiệm biểu đạt văn tự. Nhà phê b́nh trước hết phải để lại sau lưng tất cả những diễn giải dựa trên các lư thuyết đă có để đi vào trải nghiệm kinh nghiện đọc của một người đọc cận kề bản văn (close reading), theo sát gót kinh nghiệm viết của tác giả trong bản văn. Đây là một hệ h́nh nói lên tương quan bất quyết của ư nghĩa trong diễn ngôn văn chương. Nan đề kế tiếp về tiểu thuyết: có phải quả thực L’innommable có cái tên “tiểu thuyết” không? Có phải Beckett đă gián tiếp chỉ ra đó là Cái Vô Thường Danh như tựa đề tác gia đặt cho quyển tiểu thuyết của ḿnh? Hay đó cũng có thể là một quyển sách đăt tên là ǵ cũng được? Khả và Bất khả: quyển sách này vừa là cái tên vừa không là cái tên? (4) Trong sách Beckett không có một lời giải thích nào. Cũng như trường hợp người tự sự xưng “tôi” không được tác gia xác định phái tính. Hay ‘vô thường danh” cũng chính là tên nhân vật tự sự và tên quyển sách? Một cái tên không có tên như một bóng ma chỉ hiện diện trong sự khiếm diện, chiếm một không gian trong quyển sách đồng thời cũng đ̣i được xóa bỏ, một vết vạch nội tại chứa sẵn sự xóa bỏ hoài hủy, vừa là một chữ/từ vừa không phải là một từ/chữ, ta dùng thứ ngôn ngữ có sẵn nào cũng không thể gọi tên, nắm bắt được trong chừng mực điều này cũng lại đồng nghĩa với với sự ban phát hay thu hồi của ngôn ngữ. Beckett chỉ cho chúng ta thấy nan đề này trong câu nói: “Việc t́m kiếm phương tiện để chấm dứt mọi sự, làm tiếng nói [của ngươi] câm bặt, đó chính là cái cho phép diễn ngôn tiếp tục.” Biến tấu liên tục (variations continues) (5) Thế nên viết/văn tự là câu trả lời có được cho đ̣i hỏi đọc bất tận và bất định dù thành công hay thất bại: Bản văn không những chỉ cần 100 người đọc mà cần 100+1 hay n+1 người đọc như chính Beckett đă nói trong quyển tiểu thuyết này: “Tôi biết chứ, bọn chúng ta cả trăm rồi nhưng chúng ta vẫn cần phải là trăm lẻ một.”(6)
Tiểu thuyết của Beckett: một thử nghiệm nhân vật tự sự hiên diện/khiếm diện. Một cách viết/bút pháp/văn phong (style) chống lại mẫu mực bút pháp truyền thống chủ trị (dominant) bằng một bút pháp thiểu số biến tấu liên tục vượt ra ngoài mẫu mực của một nhà văn song/đa ngữ như Deleuze & Guattari nhận định: “Cái mà người ta gọi là một cách viết/bút pháp/văn phong, cái có thể là thứ thật tự nhiên trên đời, đó chính là phương cách của một biến tấu liên tục. Tuy thế, trong số những nhị nguyên được thiết lập bởi khoa ngữ học, không có nhị nguyên nào trong số những nhị nguyên cơ sở đó lại thiếu cơ sở hơn nhị nguyên phân chia môn ngữ học với môn bút pháp học: một cách viết/bút pháp/văn phong không phải là một sáng tạo có tính cách tâm lư cá nhân, nhưng là một sự xếp đặt tổ hợp của sự phát biểu, người ta sẽ không thể nào ngăn cản sự sắp đặt tổ hợp này tạo nên một tiếng nói trong một tiếng nói. Đây là một danh sách tùy ư những tác gia chúng tôi yêu thích, chúng tôi liệt kê ra đây thêm một lần nữa: Kafka, Beckett, Gherasim Luca, Jean-Luc Goda…Người ta thấy họ ít nhiều ở trong hoàn cảnh một song ngữ nào đó: Kafka Tiệp Khắc Do thái viết bằng tiếng Đức, Luca gốc Lỗ, Beckett Ái nhĩ lan vừa viết tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, Godard và ư chí của ông trở thành một người Thụy sĩ.”(7)
■ Từ những khái niệm của Deleuze & Guattari về ngôn ngữ như tương quan quyền lưc, bộ máy của ham muốn, thân thể không cơ quan, bộ máy trừu tượng, văn chương thiểu số, lư thuyết gịng chảy, biến tấu của phức tính… ta có thể đề ra một hệ h́nh triết lư-văn chương cho phê b́nh văn chương? Trước hết là cho văn chương vô xứ.
________________________________________
(1) Henri Meschonnic, Le langage comme défi, trong tuyển tập Le language comme défi, trang 10, Les Cahiers de Paris VII 1991, với chủ đề Văn chương và Ngôn ngữ gồm những bài của các hội luận viên như Jean-Claude Chevallier, Jean-Lous Chiss, Simone Delasalle, Jean-Claude Coquet, Michel Deguy v.v… với sự khởi xướng hướng dẫn của Henri Meschonnic bằng bài mở đầu tuyển tập có đoạn rời thứ 5: “Un défi, parce que le langage est le terrain de guerres incessantes et masqués. Le signe est un état de guerre. Mais on y est si habitué qu’on prend, dans la mesure même où langage n’est pas un objet-sujet pris comme tel avec son histoire, la paix du signe pour une transparence irénique aux choses, au savoir, à l’interprétation, à la socíeté. Et à soi-même. Sans doute le projet de paix perpétuelle et de langue universelle ont en commun Babel, le mythe permanent selon lequel la diversité des langues est un mal, à oublier le plus possible.
(2) Samuel Beckett, Molly, Malone Dies, The Unnamable (bản Anh văn Molloy của Patrick Bowles, c̣n Malone Dies và The Unnamable là bản dịch của tác giả), nxb Grove Weidenfield, trang 291: Where now? Who now? When now? Unquestioning. I, say I. Unbelieving. Questions, hypothesis, call them that. Keep going, going on, call that going, call that on. Can it be that one day, off it goes on, that one day I simply stayed in, in where, instead of going out, in the old way, out to spend day and night as far away as possible, it wasn’t far. Perhaps that is how it began. You think you are simply resting, the better to act when the time comes, or for no reason, and you soon you find yourself powerless ever to do anything again. No matter how it happened. It, say it, not knowing what…
(3) Sđd, 411: The place, I’ll make it all the same, I’ll make it in my head, I’ll draw it out of my memory, I’ll gather it all about me, I’ll make it in my head, I’ll make myself a memory, I have only to listen, the voice will tell me everything, tell it to me again…I’ll go on, you must say words, as long as there are any, until they find me, until they say me, strange pain, strange sin, you must go on, perhaps it’s done already, perhaps they said me already, perhaps they carried me to the threshold of my story, that would surprise me, if it opens, it will be I, it will be the silence, where I am, I don’t know, you must go on, I can’t go on, I’ll go on.
(4) Một chi tiết khá lư thú: quyển L’innommable bản in năm 1971 (chúng tôi dùng) cùa nhà Minuit c̣n ghi dưới tựa sách là roman nhưng ở những lần tái bản sau này hầu hết sách của Samuel Beckett dưới tựa đề sách đều không in thể loại.
(5) Bản dịch tiếng Anh câu trích dẫn trên của chính Beckett: “The search for the means to put an end to things, an end to speech, is what enables the discourse to continue.” Câu Văn tiếng Anh dịch thoát “faire taire sa voix” ra “ an end to speech” tác giả đă né tránh dịch tính từ sở hữu cách ‘sa” nên đă tránh được t́nh trạng rất ‘khó xử’ khi viết Pháp văn. Như chúng ta biết nhân vật tự sự “tôi” trong truyện không được tác giả tiết lộ phái tính, nhưng đến khi nói về tiếng nói của nhân vật này tác giả bị đặt vào hoàn cảnh bắt buộc không thể không dùng tính từ sở hữu cách ‘sa voix’! Nguyên văn câu của Samuel Beckett trong L’innommable, nxb Minuit, trang 25: La recherche du moyen de faire cesser les choses, taire sa voix, est ce qui permet au discours de se poursuivre.
(6) Sđd, trang 106: Je le savais, nous serions cent qu’il nous faudrait être cent et un.
(7) Giles Deleuze &Felix Guattari, Mille Plateaux, Capitalisme et Schizophrénie 2, nxb Minuit, 123: Ce qu’on appelle un style, qui peut être la chose la plus naturelle du monde, c’est précisément le procédé d’une variation continue. Or, parmi tous les dualisms instaurés par la linguistique, il y en a peu de moins fondés que celui qui sépare la linguistique de la stylistique: un style n’étant pas une création psychologique individuelle, mais un agencement d’énonciation, on ne pourra pas l’empêcher de faire une langue dans une langue. Soit une liste arbitraire d’auteurs que nous aimons, nous citons une fois de plus Kafka Juif chèque écrivant en allemande, Beckett Irlandais écrivant à la fois en anglais et en français, Luca d’origine roumanie, Godard et sa volonté d’être Suisse.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2013