đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương
≤ cùng một khác
(29)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29,
Buổi giảng cuối cùng Barthes kết thúc giáo tŕnh La Préparation du roman II diễn ra vào ngày 23 Tháng Hai,1980, và sau khi bài giảng này chấm dứt lẽ ra, theo như Barthes dự định, sẽ có cuộc Hội thảo về những bức h́nh do Paul Nadar chụp những thân hữu của Proust in trong quyển Le Monde de Proust vu par Paul Nadar vào những buổi sáng Thứ bảy sau đó. Thế nhưng Hội thảo này chẳng bao giờ diễn ra v́ vào ngày Thứ hai, 25 Tháng 2, 1980 Barthes bị tử nạn xe hơi ngay trước cửa Collège de France trên phố École. Câu hỏi: đây là tai nạn hay tự vẫn măi măi c̣n là một nghi vấn. Chúng ta hăy nhớ lại lời trách ta trách người đầy ám chỉ của Antoine Compagnon, một lời trách cứ đầy ngậm ngùi thương tiếc nhưng cũng ân hận dày ṿ không kém. Và liệu ta có thể coi câu nói này “Comment n’avions-nous pas été plus sensibles à sa détresse?/Tại sao chúng ta đă không nhậy cảm hơn nữa với nỗi buồn chán của ông ta?” [đă trích dẫn ở phần trên] như là một gợi ư về nguyên do cái chết của Barthes?
Sau khi nêu ra ba sự ngăn cách nhà văn (với Lịch sử, Xă hội, và Ngôn ngữ) Barthes đặt câu hỏi: Phải chăng để tiếp tục viết được nhà văn phải không ngừng vượt qua t́nh cảm ngăn cách, và phải chăng t́nh cảm này không chỉ đơn giản có tính cách của sự phạm tội (culpabilité) v́ nhà văn đă/bị ngăn cách/vắng mặt trong thế giới, hay ngược lại, đó là một t́nh cảm phức tạp của nhà văn trong hoàn cảnh của một sự hiện diện khó khăn (présence difficile), nghĩa là một thứ t́nh cảm vừa tích cực vừa bất lực (active et impuissante), vừa có thực nhưng cũng vô hiệu (vraie et ineffective). Lấy lại ư kiến của Philippe Lacoue-Labarthe và Jean-Luc Nancy trong quyển L’Absolu littéraire: nếu như nhà văn đă là kẻ hiến thân cho Tuyệt đối văn chương th́ khi đối diện thế giới hắn sẽ cảm thấy ḿnh là một chứng nhân vừa thực (vrai/thực v́ hắn nh́n thấy sự thực) nhưng lại cũng bất lực. Tại sao nhà văn bất lực? Theo Barthes, cốt lơi ở đây không phải là thứ vấn đề nhàm chán và vô bổ vẫn thường được nêu ra về tác động của nhà văn cũng như trí thức trên quần chúng, nhưng vấn đề đích thực là sức mạnh, khả năng của nhà văn để, bằng tư tưởng hay nghệ thuật, nắm vững/làm chủ (maîtriser) thế giới, nghĩa là sức mạnh thực sự của Quyển sách. Đây là một vấn đề lịch sử: Khả năng có thể nắm vững/làm chù sự hiểu biết, Nhận thức (Savoir). Thí dụ: trong khung cảnh lịch sử Tây phương, ở thế kỷ XVII Nhận thức có thể do một cá nhân nắm vững; nhưng ngay khi vừa qua thế kỷ XVIII đă cần nhiều cá nhân để nắm vững được Nhận thức, trong khi thời trước chỉ có một bộ Bách Khoa Tự Điển (Encyclopédie) nhưng sau đó lại có rất nhiều bộ Bách Khoa Tự Điển (Encyclopédies) nhưng chẳng có bộ nào được coi là thỏa măn được nhu cầu hiểu biết. Do đó phải nói không c̣n Khoa học (la Science, ở số ít) mà là những Khoa học (les Sciences), nghĩa là sự hiểu biết, Nhận thức đă chia thành những nhánh khác nhau (les Savoirs). Barthes nhận xét: “Tương tự như vậy, tuy hoàn cảnh có hơi khác một chút, trong một thời khoảng rất dài, một ḿnh một tác gia đă có thể nắm vững/làm chủ được thế giới (hiểu một cách hư cấu); chắc chắn nhà văn cuối cùng làm được như vậy là Proust; ngày nay th́ bất khả: không có nhà tiểu thuyết nào có thể nắm vững bề rộng toàn trái đất của thế giới, sự phức tạp, những cấu trúc của thế giới, cũng không có một triết lư toàn hợp nào làm chủ được thế giới – sự phức tạp, và hơn thế nữa, lập tức sự phức tạp này bị truyền thông tŕnh diễn, bóp méo, và bôi nhọ, Thông tin liên hồi và thúc bách.”(1) Barthes cho rằng thật là một nỗi đớn đau khi nhà văn kẻ tận hiến cho Tuyệt đối văn chương biết rằng ḿnh nói lên sự thực, hoặc khi đọc những nhà văn nhất là những nhà văn trong quá khứ, nhà văn thường bị chấn động bởi sự thực và sự vĩnh cửu của điều văn chương đă nói ra như một Sức mạnh giải-huyền-thoại (Force démystificatrice), một Phê phán những Diễn ngôn nhưng phê phán này lại không được lắng nghe (Critique des Discours qui n’est pas écoutée) “→ Nhà văn: một thứ Cassandre (2) của quá khứ và của hiện tại; đáng tin nhưng không bao giờ được tin; nhân chứng vô ích của Vĩnh cửu tái diễn <…> Cassandre = sự bất lực của chân lư → diện mạo của Bi/Thảm kịch. Đúng vậy, tôi tin rằng Bi/Thảm kịch, đó chính là hữu của Nhà văn Hiện thời/Không hiện thời, là định mệnh và cũng là tự do của nhà văn, cái đó đánh dấu một sự khó khăn nhất thiết công việc của hắn nhưng nó cũng cho phép hắn vượt qua được Thử Nghiệm Thứ Ba, về sự Chia cách; Nhà văn vắt kiệt sức mạnh của ḿnh trong hiện trạng thảm kịch của văn chương hôm nay; bởi tính chất bi thảm = Sức mạnh năng động → Bi thảm là ǵ? = chấp nhận định mệnh thật triệt để từ đó nảy sinh ra một tự do; bởi chấp nhận chính là biến đổi; không thể nói là chấp nhận, nếu như đó không phải là có liên quan tới một công việc của sự biến đổi; chấp nhận một mất mát, một tang chế, chính là biến nó thành một cái khác; Ngăn cách sẽ được biến đổi trong chính chất liệu của Tác phẩm, trong công việc cụ thể của Tác phẩm (cf. chấp nhận Tính dục đồng giới = biến đổi nó) → Rất có thể điều đó cho phép chúng ta hiểu được rằng cái Bi thảm không phải là chủ nghĩa Bi quan – hay một thứ thuyết Chủ bại, hay một thứ chủ nghĩa Bỏ mặc – nhưng ngược lại đó là một H́nh thức mạnh mẽ của chủ nghĩa Lạc quan: một thứ chủ nghĩa Lạc quan không có chủ nghĩa Tiến bộ. Vị trí của nhà văn: Bên lề? Hơn thế nữa : cuối cùng hắn (nhà văn) hóa ra lại có sự ngạo mạn kiêu căng về Tính chất Bên lề → Tôi ưa thích thay thế chữ này bằng h́nh ảnh của Kẽ hở: Nhà văn = người của Kẽ hở.” (3) [Câu này chỉ có trong bản thảo viết nhưng khi thuyết tŕnh Barthes bỏ đi không nói ra.]
Để kết thúc giáo tŕnh Barthes có những lời thật u buồn về Viết: “Tôi nói: để kết thúc và không phải để kết luận. Thật vậy, cái kết luận của giáo tŕnh này sẽ là ǵ nhỉ? Trong một kịch bản tốt đẹp nhất lẽ ra nó phải trùng hợp với việc xuất bản thực sự Tác phẩm mà chúng ta đă lần theo con đường dẫn tới chính dự án, ư chí của nó. Than ôi, về phần tôi chẳng có quan tâm nào về vấn đề này cả: tôi không thể đem ra từ cái mũ của tôi bất kỳ một Tác phẩm nào, và điều hiển nhiên trên hết thảy không là quyển Tiểu thuyết này mà tôi đă muốn phân tích sự Chuẩn bị → Một ngày nào đó tôi sẽ đến được nơi đó? Điều này với tôi là không hiển nhiên, hôm nay ngày tôi viết những gịng chữ này (ngày Mồng Một tháng Mười Một năm 1979), rằng tôi lại sẽ viết một cái ǵ đó, nếu không phải là những thứ đă đưa ra, đă thủ đắc, trong sự lập lại, và không phải là trong sự Làm Mới, sự Hoán Chuyển. (Tại sao lại có mối Nghi ngờ này? – Bởi cái tang chế tôi đă nói tới ở buổi giảng khởi đầu, hai năm trước đây, nó biến thái một cách sâu xa và tối tăm sự ham muốn thế giới của tôi.) Tuy vậy, bằng một nỗ lực chốt lại cuối cùng – và đó là cái kết thúc của Giáo tŕnh -, tôi có thể thử đưa ra một thứ sơ đồ của Tác phẩm hoặc tôi muốn hay viết, hay hôm nay người khác có thể sẽ viết cho tôi, để tôi có thể đọc nó với sự thỏa măn tràn đầy như tôi đă đọc một số tác phẩm của quá khứ; tôi có thể thử tự cận kề sao cho gần nhất cái Tác phẩm trắng này, của Độ không của Tác phẩm này (cái hộp trống rỗng nhưng lại hết sức ư nghĩa trong hệ thống đời sống của tôi) : tôi có thể tiến gần đó một cách tiệm cận. Thế nên tôi sẽ nói rằng cái tác phẩm được ham muốn phải là đơn giản, sang trong quí phái do lưu truyền, đáng ham chuộng, hâm mộ.” (4) Nhắc tới Độ không ở đây Barthes thầm nh́n lại công tŕnh khởi đầu của ḿnh (Le degré zéro de l’écriture) nhưng đồng thời cũng nhắc đến sự thất bại đă không thể viết một cuốn tiểu thuyết như dự tính, nay cuốn tiểu thuyết mơ tưởng đó măi măi là một Tác phẩm trắng và Barthes v́ vậy cũng đă không thể bắt đầu một cuộc Đời Mới (Vita Nova): C̣n nỗi buồn thảm nào có thể khốc liệt hơn?
1) Tính chất đơn giản (Simplicité): đây là một nguyên tắc Thẩm mỹ học liên quan tới tính chất đọc được/không đọc được (lisibilité/illisibilité) chứ không phải một phẩm chất mơ hồ như thường được nêu ra trên các bài điểm sách đăng báo hay trong lúc chuyện văn. Theo Barthes có ba điều khoản/kiện để một bản văn là đọc được/khả độc (lisibilité). a) Thứ nhất, có hai tiêu chí để một bản văn là đọc được xây dựng trên hai điều căn bản được chỉ ra ở phần (a) và (b) dưới đây. Có hiện tượng là ngày nay những bản văn càng ngày càng thường dễ bị những tay phê b́nh chuyên mục “sách khó đọc” trên các tạp chí coi là “không đọc được”(illisibles), “khó” hay trên đài phát thanh coi là “những quyển sách không gây tiếng động”. Không muốn đi vào vấn đề quá phức tạp về tính chất đọc được (lisibilité) v́ Barthes cho rằng một quyển sách dù là cổ điển hay đương đại có thể được cho là vừa dễ đọc vừa khó đọc (trường hợp Pascal và Rimbaud) tùy theo bản văn được nhận biết/tri giác ở mức độ nào (le niveau de perception du texte), vào nhịp độ việc đọc (rythme de la lecture), và vào ư hướng (intentionalité) của việc đọc. Tuy cho rằng không nên áp chế đè nặng trên tính chất đọc được của bản văn mà cần xét xem một tác phẩm có tự nó đặt dưới một mỹ học về khả độc (une esthétique du lisible) – mỹ học này ngày nay có vị trí kề bên (à côté) những tác phẩm, những mỹ học, những cách sử dụng ngôn ngữ hiện đại - một cách tự nguyện, có là xây dựng hay không. Làm vậy sẽ thấy được một tác phẩm là đọc được không phải là đọc được kiểu tầm thường chung chung (lisibilité vulgaire) là thứ tính chất đọc được của Tường tŕnh/thuật Phổ quát. Dựa trên một trích đoạn chỉ liên quan tới những tiêu chí đặt ra cho tiểu thuyết trong bài khảo luận Những ghi chú về những khái niệm tiêu chí và của tính chất đọc được/Notes sur les notions de norme et de lisibilité của Philippe Hamon đăng trên tạp chí Littérature (số 14, 1974), Barthes đưa ra hai tiêu chí của tính khả độc: a) Có một cái sườn/khung thuyết thoại hay một cái khung luận lư-trí tuệ toàn cục (Une armature narrative ou logico-intellectuelle globale) nghĩa là có một phác họa (dessin), một lược đồ (schéma), nói cách khác một sức mạnh vững bền rộng khắp (force protensive) tiềm ẩn dưới tác phẩm; b) Có một hệ thống trùng lặp không đánh lừa (Un système anaphorique non déceptif) – trùng lặp (anaphore) nghĩa là ở một thời điểm nào đó của diễn ngôn, qui chiếu về một thời điểm trên nguyên tắc trước thời điểm này chẳng hạn “như tôi đă nói thế”(comme je l’ai dit), hay “người đàn ông ấy” (l’homme) [bằng không th́ gọi là tiếp dẫn (cataphore) tức là dùng một từ hay một câu để qui chiếu về một từ hay một nhóm từ tiếp sau]. Có sự lừa gạt (déception) ở đây nếu như ta là bộ như qui chiếu về một điều ǵ đó đă nói mà thực ra điều này lại đă không được nói tới và như vậy sẽ gây ra sự chóng mặt về luận lư lan tỏa trên câu văn nếu câu văn này không được ngắt đoạn, phá vỡ. Thế nên, tiêu chí thực sự ở đây là tác gia phải tự hiêu biết chính ḿnh nghĩa là chấp nhận trách nhiệm từ đầu tới cuối về tính chất khả độc và không được ăn gian chính tính chất khả độc này của văn ḿnh. Tuy vậy tiêu chí này cũng không phải là hoàn toàn chắc chắn v́ có nhiều tác gia không có khả năng đọc được tính chất khả độc của văn ḿnh viết ra, có những “chỗ cần được lấp đầy” (remplis) lại có thể bị bỏ trống v́ những lư do khác nhau của tính chất khả độc như t́nh trạng phớn phở phè phỡn (euphorie), ngữ điệu (cadence), và sự toàn thắng của một diễn đạt có chất keo dán (excipient) đục thẫm, không trong suốt.
2) Điều khoản/kiện thứ nh́ của tính chất đơn giản: từ chối sử dụng mă hiệu của Siêu ngôn ngữ tức là một thứ diễn ngôn của tác phẩm trên tác phẩm (un discours de l’œuvre sur l’ œuvre) mà phải làm theo một phương cách khác. Phương cách sáng tác hiện đại này thường thấy ngày nay như qua phát biểu: “tôi không thể viết tác phẩm, chẳng c̣n tác phẩm nào để viết, cái duy nhất c̣n lại cho tôi để viết, chính là không có ǵ để viết.” (5) Kiểu mẫu đưa ra là Pascal với câu nói Barthes lập lại theo trí nhớ “Tôi có một ư tưởng, tôi quên mất ư tưởng này rồi. Tôi viết rằng tôi đă quên nó.” Kiểu mẫu thứ hai là Blanchot. Barthes cho rằng Blanchot là một lư thuyết gia tuyệt vời của kiểu lừa gạt này, lư thuyết gia của sự tàn lụi bi thảm của văn chương: tác phẩm chỉ thể là điều mà tôi phải nói về nó. Điều khoản thứ hai của tính chất đơn giản như trên đă nói này chính là từ chối mă hiệu siêu ngôn ngữ (code métalinguistique). Barthes cũng không quên nhắc mọi người rằng Proust tác giả của À la Recherche du Temps perdu/Hồi tưởng Thời gian đă mất Proust cũng đă từng riễu cợt Siêu ngôn ngữ: nhân vật tự sự kể lại câu chuyện Tác phẩm đang trên đà không hoàn thành, và v́ làm như vậy hóa ra tác phẩm đă được hoàn thành. Nói đúng ra, phần đông độc giả đọc quyển tiểu thuyết chỉ ở cấp độ thứ nhất (au premier degré) nên đă không đọc ra cái đồ họa truyện trong truyện (mise en abyme) của tác gia. Có điều tuy ta khó mà phản bác luận chứng của Barthes về điều khoản/kiện của tính chất đơn giản này nhưng với đa số độc giả b́nh thường th́ tiểu thuyết của Proust và truyện kể (récit) của Blanchot khó có thể coi là đơn giản, dễ đọc. Chính v́ tác phẩm của Proust và của Blanchot không những khả độc (lisible) mà c̣n khả tác (sciptible), nghĩa là người đọc không những đọc mà c̣n phải viết lại/sáng tác tác phẩm đă đọc cho chính ḿnh. Thế mới biết, quả đúng như người xưa từng nói “Văn chương cũng lắm công phu!”
3) Điều khoản/kiện thứ ba: Từ bỏ việc ám chỉ, hiểu ngầm của mă hiệu tự trị (code autonymique) [ Autonomie= từ/chữ được coi như một từ/chữ chứ không phải như một dấu chỉ, nghĩa làtừ/chữ được đặt trong ngoặc kép “…”] Sự đơn giản đ̣i hỏi không được bỏ những “…” ngoặc kép v́ nếu như bỏ đi th́ sự ám chỉ, hiểu ngầm tự trị mà không được báo trước tuy là một sự tinh sảo nhưng lại cũng chứa đựng sự hiểm nguy làm mất đi hiệu quả của bản văn, chẳng hạn tác gia dùng thuật lắp ghép (pastiche) một cách tự ư mà không giải thích sẽ làm người đọc chới với. Barthes viết: “Thế rồi tôi hiểu ra rằng ngày nay chúng ta (trong đó đôi khi có cả tôi) tiêu tốn thời gian để đặt vào trong bản văn của chúng ta một hệ thống phức tạp những dấu mở đóng ngoặc kép, thật ra chỉ có chúng ta thấy được hệ thống này, nhưng chúng ta lại cứ tin tưởng rằng những “…” này sẽ bảo vệ chúng ta, sẽ chứng tỏ cho người đọc kẻ phán xét rằng chúng ta không tự dối ḿnh, về cái chúng ta viết ra, về văn chương, v.v…Nhưng, trên thực tế, sự bảo vệ này chẳng để làm ǵ, bởi, tôi không nghi ngờ ǵ về điều sau đây, là chẳng có ai đọc những dấu đóng ngoặc mở ngoặc cả nếu chúng không được ghi rơ trên giấy trắng mực đen; chúng ta phải đối diện sự hiển nhiên này: tất cả mọi thứ đều được đọc ở mức độ thứ nhất; vậy nên điều sự đơn giản muốn, sẽ muốn, đó là người ta phải viết càng có thể càng hay ở mức độ thứ nhất.(6)
______________________________
(1) La Préparation, 375: De même, avec un décalage, pendant longtemps, un seul auteur pouvait maîtriser (fictionnellement) le monde; le dernier à le faire a été sans doute Proust; maintenant, ce n’est plus possible: aucun romancier ne pourrait maîtriser l’ampleur planétaire du monde, qu’aucune philosophie unitaire ne maîtrise plus – complexité, de plus, immédiatement mise en scène et faussée, galvaudée, par les médias, l’Information au jour le jour et à l’estomac.
(2) Κασσάνδρα=Cassandre=Cassandra: nữ thần tiên tri Hy Lạp và cũng là một diện mạo của sử thi và bi kịch Hy Lạp. Theo huyền thoại cổ đại Hy Lạp Κασσάνδρα là con gái Hoàng đế Priam và Hoàng hậu Hecuba cùa xứ Troy, cô được thần Apollo ban cho khả năng tiên tri để dụ dỗ cô nhưng khi cô từ chối Apollo vị thần này nổi giận reo xuống Κασσάνδρα lời nguyền rủa rằng cô sẽ là kẻ không bao giờ được ai tin tưởng. Cũng có một dị bản khác cho rằng khi Κασσάνδρα v́ ngủ quên trong một ngôi đền nên rắn đến liếm vào tai cô nên cô có khả năng nghe được tương lai.
(3) La Préparation, 376-377: → Écrivain: sorte de Cassandre du passé et du présent; vrai et jamais cru; vain témoin de l’Éternel recommencé. <…> Cassandre = impuissance et vérité → figure de Tragédie. Eh bien, je crois que le Tragique, c’est l’être même de l’Écrivain Actuel/Inactuel, sa fatalité et aussi sa liberté, ce qui marque son travail d’une difficulté essentielle mais aussi lui permet de surmonter la Troisième Épreuve, de Séparation; l’Écrivain puise sa force dans le statut tragique de la littérature aujourd’hui; car Tragique = Force active → Qu’est-ce que le Tragique? = assumer la Fatalité d’une façon si radical qu’il en naît une liberté; car assumer, c’est transformer; rien ne peut être dit, assumé, si ce n’est pas associé à un travail de transformation; assumer une perte, un deuil, c’est le transformer en autre chose; la Séparation va être transformée dans la matière même de l’Œuvre, en travail concret de l’Œuvre (cf. assumer Homosexualité= la transformer) → Ceci nous permet peut-être de comprendre que le Tragique n’est pas un pessimism – ou un Défaitisme, ou un Abstentionisme – mais au contraire une Forme intense d’Optimisme: un Optimisme sans Progressionisme. Place de l’écrivain: la Marge? Il y en autant: il finit par y avoir une arrogance de la Marginalité → Je préfère lui substituer l’Image de l’Interstice: Écrivain = home de l’Interstice. Trong bản dịch sang Anh văn The Preparation of the Novel (Columbia University Press 2011) Kate Brigs dịch câu “Place de l’écrivain: la Marge? Il y en autant: il finit par y avoir une arrogance de la Marginalité” (tràng 298) thành “The writer’s place: the margins? There are so many: there ends up being an arrogance of the Marginality –“ Thứ nhất Barthes viết “Marge” ở số ít nhưng dịch giả lại dịch ra số nhiều nên đưa đến việc không những hiểu sai nghĩa câu mà c̣n trái ngược với nghĩa cân trong mệnh đề sau ‘there ends up being an arrogance of the Marginality’ trong đó ‘there’ chỉ định ‘Margins’ đưa đến việc không những đi quá xa ư của Barthes mà c̣n phản nghĩa. Nếu qui chiếu kỹ về tính chất “bên lề” như ở phần trên Barthes đă xác định th́ một cách hợp luận lư hắn không c̣n cần phải kiêu hănh về tính chất ở bên lề đó nữa. Cũng nên chú ư Barthes v́ nêu nghi vấn ‘Place de l’écrivain: la Marge?” nên đưa ra hậu quả ‘il finit par y avoir une arrogance de la Marginalité’.
(4) La Préparation, 377-378: Je dis: pour finir et non pour conclure. En effet, quelle serait la conclusion de ce cours? Dans un bon scénario, la fin matérielle du Cours aurait dû coïncider avec la publication de l’Œuvre dont nous avons suivi le cheminement à même son projet, sa volonté.
Hélas, en ce qui me concerne, il n’en est pas question: je ne puis sortir aucune Œuvre de mon chapeau, et de toute évidence sûrement pas ce Roman dont j’ai voulu analyser la Préparation → Y arriverai-je un jour? Il ne m’est même pas evident, aujourd’hui où j’écris ces lignes (1er November 1979), que j’écrirai encore, sinon des choses sur la lancée, l’acquis, dans la répétition et non dans la Novation, la Mutation. (Pouquoi ce doute? – Parce que le deuil dont j’ai fait état au début de ce Cours, il y a deux ans, a remanié profondément et obscurément mon désir du monde)
Cependant, par un dernier effort de formulation – et ce sera la fin du Cours -, je puis essayer de donner une sorte de profil de l’Œuvre que je voudrais ou écrire, ou qu’on écrive aujourd’hui pour moi, pour que je la lise avec le même comblement que je lis certaines œuvres du passé; je puis essayer de m’approcher au plus près de cette Œuvre blanche, de ce Degré zéro de l’ Œuvre (case vide mais fortement signifiante dans le système de ma vie): je puis m’en approcher asymptotiquement.
Je dirai alors que l’œuvre désirée doit être simple, filial, désirable.
(5) La Préparation, 379-380: je ne puis écrire d’œuvre, il n’y a plus d’ œuvre à écrire, la seule chose qui me reste à écrire, c’est qu’il n’y a rien à écrire.
(6) La Préparation, 380: J’ai compris alors qu’aujourd’hui, nous (dont je suis parfois) passons notre temps à mettre à notre texte un système complexe de guillemets, en fait visible de nous même seuls, mais dont nous croyons qu’ils vont nous protéger, montrer au lecteur-juge que nous ne sommes pas dupes de nous-mêmes, de ce que nous écrivons, de la littérature, etc. Or, en fait, cette protection ne sert à rien, car, j’en suis persuadé, personne ne lit les guillemets, s’ils ne sont pas marqués noir sur blanche; il faut se rendre à l’évidence: toutes choses sont lues au premier degré; la simplicité veut, voudra donc qu’on écrive le plus possible au premier degré.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2014