đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương
≤ cùng một khác
(28)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28,
Trước khi bắt đầu thảo luận về mối quan hệ giữa nhà văn và tiếng nói/ngôn ngữ Barthes đưa ra nhận định: Lịch sử và Xă hội là những gánh nặng xô đẩy văn chương, là những sức mạnh nhằm cách ly nhà văn cho nên việc đối diện với những sức mạnh xô đẩy này cũng là thử nghiệm thứ ba trong toàn bộ chủ đề Thử Nghiệm Thứ Ba. Thử nghiệm này được đặt ra qua câu hỏi: nhà văn sẽ viết bằng ngôn ngữ nào để làm nên Tác phẩm ḿnh ấp ủ (Œuvre protégée)? “Đối với tôi, dường như tất cả đặt trên một nghịch lư, hay ít ra trên trên một sự đối nghịch giữa hai bản chất (hay hai giả thiết) của cái người ta có thể gọi là tiếng nói/ngôn ngữ của văn tự/chữ viết – tiếng nói/ngôn ngữ văn chương cho tới ngày nay thiết yếu là viết: đó là định nghĩa của văn chương không bao giờ là nói; những thứ “văn chương nói” đối với chúng tôi là những văn chương dân gian, [nằm ở] những lề rất xa [văn chương] (≠ Nhưng quyển Paradis th́ sao)”(1) Tiếng nói của văn tự (langue d’écriture) có hai qui chế bó buộc: thứ nhất, đó là chôn nhau cắt rốn/bản địa (native) và thứ nh́, do học tập (apprise). Về qui chế thứ nhất: Tiếng nói này thuộc về tiếng mẹ đẻ của chủ thể, tạo nên yếu tính cảm động (essence pathétique) của ngôn ngữ. Gọi là tiếng mẹ đẻ (Barthes đùa cợt: chẳng có ai nói tiếng “cha đẻ” cả) có nghĩa tiếng nói đó được học tập trong ṿng [hiện diện,tay] của Mẹ, và theo một nghĩa nào đó có nghĩa tiếng nói của Phụ nữ. Tiếng nói này được truyền thụ, bẩm sinh, tự qui chiếu một cách vô thức tới Mẫu hệ. Ở đây Barthes cũng không quên mở ngoặc nói tới ngoại lệ của những nhà văn “một cách đột nhiên/spontanément)” viết bằng một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ như Conrad, Beckett, Cioran. V́ sự quan trọng của tính chất cảm động/pathos này của tiếng mẹ đẻ nên Barthes không “khứng” những tác phẩm dịch dù cho là dịch hay. Về qui chế thứ nh́: tiếng nói này được học tập chứ không phải có được một cách tự động từ thời thơ ấu. Tương tự như vậy người viết phải học tập ngôn ngữ văn chương. Từ đó Barthes rút ra tính chất vừa của bên ngoài vừa của bên trong (du dehors et du dedans=ambivalent) của ngôn ngữ, vừa do di truyền vừa do tự tạo (self-made, Barthes dùng tiếng Anh trong nguyên bản) của tiếng nói của văn tự, vừa đột phát vừa được tạo nên thế nên vừa riêng biệt vừa phổ quát trong chừng mực chúng ta được thuyết phục rằng cái ngôn ngữ của nhóm (langue de groupe) này có chứa đựng một tính chất thiết yếu (essentialité) chẳng hạn như Mallarmé có ư nghĩ mơ hồ về một tính chất quí phái di truyền (noblesse héréditaire) của ngôn ngữ.
Trong tiếng nói của văn tự có ghi dấu nhiều thời đại (Temps). V́ có gốc gác từ cha mẹ tiếng mẹ đẻ già dần đi, lăo hóa với một tốc độ khó bề đo lường v́ xảy ra hàng ngày. Thế nên khi ta nói những từ đối với ḿnh là quen thuộc lâu nay với người trẻ họ sẽ ngạc nhiên. Tương tự, khi ta đọc những đối thoại trong nhiều tác phẩm văn chương cổ ta sẽ nhận ra có độ chênh này. Tiếng nói/ngôn ngữ do học tập mà có (Barthes gọi là ngôn ngữ Cổ điển/le Classique) lăo hóa c̣n mănh liệt hơn, thường bị gạt bỏ, hết thời khiến cho kẻ nào trung thành với nó rơi vào cảm thức cô đơn của cái bị lỗi thời. Do đó Barthes cho rằng có sự Xé Rách ngôn ngữ của Thời gian không thể cứu chữa (Déchirure irrémédiable du Temps) và sự Xé Rách này ghi dấu trong tiếng nói/ngôn ngữ. Chính v́ vậy đối với nhà văn vốn là kẻ tư tưởng về Thời gian sự Xé rách Ngôn ngữ của Thời gian có thể mang dáng vẻ lớn lao và nghiệt ngă như thể đó là Tận thế (Apocalypse) của ngôn ngữ. Barthes ở giai đoạn này tỏ ra khá hoài cổ thứ tiếng Pháp cổ điển (le français classique) c̣n mang vết tích tiếng Hy Lạp và La tinh. Thế nên “→ Văn chương, đó chính là ngôn ngữ/tiếng nói, một ngôn ngữ nào đó → Một nhà văn, một cách hữu lư, nếu như hắn ta chịu suy nghĩ một chút, hẳn phải suy nghĩ về sự bất tử của ḿnh, hay ít ra là về cuộc đời hắn sau khi chết đi, về hậu thế của hắn, không phải bằng nội dung hay thẩm mỹ (bởi những cái này có thể được lập lại, theo đường xoáy ốc, bằng những cách sau này), nhưng bằng ngôn ngữ.”(2) Việc chẩn đoán sự lăo hóa của ngôn ngữ văn chương cho thấy t́nh trạng khá trầm trọng không những v́ ngôn ngữ không phải là vĩnh cửu mà thay đổi v́ sự diên thành (devenir), tức là sự suy tàn, của ngôn ngữ là không thể đảo ngược được. Barthes lấy thí dụ: nếu như Racine một mai bị cho là lỗi thời th́ không phải v́ mô tả của ông ta về đam mê đang hay sẽ lỗi thời mà chính v́ ngôn ngữ của ông ta đă lỗi thời rồi. Chính v́ vậy Flaubert cẩn trọng và tỏ ra thông minh khi vào năm 51 tuổi (1872) đă viết: “…bởi v́ tôi viết <...> chẳng phải cho người đọc hôm nay, nhưng cho tất cả những người đọc có thể sẽ có mặt, chừng nào mà ngôn ngữ c̣n sống.”(3) Như chúng ta thấy cần có sự phân biệt giữa hai từ tiếng nói (la langue) và ngôn ngữ (le langage). Barthes hiểu tiếng nói (la langue) là ǵ? “Tiếng nói (tôi dùng chữ này theo nghĩa phức tạp, nhưng, tôi tin rằng, chính xác, tiếng nói của “diễn ngôn bắt nguồn trong một tiếng nói, chính tiếng nói này lại bắt nguồn từ ngôn ngữ, nghĩa là, đúng như theo nghĩa của Saussure: “tiếng nói”[trong hệ thống ngữ học] trừ đi “lời nói”), vậy th́ tiếng nói = một không gian-thời gian [không gian có tính thời gian/espace temporel], tức là những phân chia đồng bộ, theo những phân chia của không gian xă hội, những phân chia đồng bộ này kết nối trong những phân chia của Thời gian lịch sử (những suy tàn, tồn lưu, hối tiếc, v.v…) → Vậy nên việc đặt sự phân chia của tiếng Pháp trong “Niềm Đớn đau của Thời gian” là có thể chấp nhận được→ (Để giản lược) chúng ta có thể nói có ba thứ tiếng nói [Pháp]:”(4) đó là: khối tiếng nói để nói, đàm/đối thoại (la langue parlée, conversationnelle/interloculatoire) được mă hiệu theo tu từ học nhưng không được viết ra, kế đó là hai khối tiếng nói: một để nói (như trên máy truyền thanh, truyền h́nh) và cái kia để viết (báo chí, bản viết khoa học, bản viết văn chương) – khối thứ hai này có tính chất tuân thủ mă hiệu (code) một cách chặt chẽ, đó là những tiếng nói có thể nghiên cứu được. Để định tính chất cho khối hai tiếng nói này Barthes dùng cách đối nghịch hai trạng thái của tiếng nói do Mallarmé đề nghị: tiếng nói ở trạng thái thô sơ hay tức thời (État brut ou immédiat) và tiếng nói ở trạng thái tinh yếu (État essentiel) tuyệt đối văn chương của văn tự. Đây là phần phân tích và diễn giải về ngôn ngữ đặc biệt quan trọng cho sáng tác và phê b́nh văn chương.
Mallarmé cho rằng tiếng nói/ngôn ngữ ở trạng thái thô sơ hay tức thời là một phạm trù rất tổng quát của sinh hoạt xă hội bằng tiếng nói và đặt tên phạm trù này là báo chí/truyền thông (journalisme) hay “tường thuật/tŕnh phổ quát (universel reportage). “Tiếng nói này ngày nay quan trọng, cũng có thể coi là “đế quốc” (impérialiste), chinh phục (conquérant) có những đặc tính sau đây: 1) Nó được coi là “đột khởi” (Mallarmé = “tức thời”), thực ra có nghĩa là “công cụ/phương tiện”; ngôn ngữ phải chỉ là công cụ của một nội dung tinh thần hay tạo ấn tượng, tự nó không có tính bền vững: hoặc ta không nh́n thấy thấy điều đó; nó được coi là “tự nhiên”. Đứng trên quan điểm của tiêu chí này, người ta có thể cho vào [phạm trù] Tường tŕnh Phổ quát những bản viết khoa học, tự chúng không coi ḿnh là văn tự, nhưng chỉ như những bản chụp phục vụ cho một mối quan hệ, mối tương quan, một kết toán của tư tưởng: một cách hữu hiệu đó là một thứ Tường thuật/tŕnh cao đẳng, nghiêm túc (tôi trước đây đă gọi ngôn ngữ này là ngôn ngữ dụng cụ: viết chữ để đối nghịch nó với văn tự). 2) Ngôn ngữ của báo chí, truyền thông (theo nghĩa thật rộng của chữ này): dĩ nhiên nó không chứa đựng bất kỳ một từ/chữ cổ nào, không có ư nghĩa về Nguồn gốc nào, không chút Nghi lễ (của ngôn ngữ), không một Nghi thức tế lễ nào, nói cho gọn không chút tính chất tôn giáo; là ngôn ngữ của hiện tại (“tức thời”), nó không có một mối liên hệ thiêng liêng nào với Quá khứ (của ngôn ngữ): ngôn ngữ tuyệt đối đời thường. 3) Ngôn ngữ này không bắt nguồn từ thân xác của kẻ viết chữ (hay của kẻ đọc chữ); do vậy chính đó là một ngôn ngữ không cá biệt/nhân, nó không đ̣i hỏi được có một cái tên: ngôn ngữ không tên, gần như vô danh (trong trường hợp báo chí, truyền thông thuần túy) – và nếu như người ta chuyển sang phạm vi sách vở, thứ văn tự tự thích nghi để thành của tập thể càng ngày càng vươn tới: đó là sự thực hành được tổng quát hóa của việc viết, những quyển tuyển tâp của nhiều tác gia, những quyển sách do nhiều người cùng làm chung → Tác gia bị triệt hủy một cách rộng răi, cái ư chí không cho cái Tên được ghi vào Câu văn → khuynh hướng dễ nhận ra của một số nhà xuất bản là nhằm sản xuất những quyển sách không có tác gia (dù cho có một cái tên trên b́a sách chăng nữa): những quyển sách thật rơ về những “đề tài”, “những chủ đề”. Tường thuật/tŕnh Phổ quát này hiện nay là sức mạnh chinh phục làm cho Tác gia, như thân xác-ngôn ngữ, càng ngày càng bị cách ly (đó là thử nghiệm thứ ba của chúng ta).(5)
C̣n ngôn ngữ ở trạng thái thiết yếu (état essentiel) tức ngôn ngữ văn chương như Mallarmé đặt tên th́ sao? Theo Barthes, ngôn ngữ này đang bị đe dọa, thu giảm, ngay cả bị nhạo báng nữa. Không đi vào chi tiết vấn đề này (có thể dành cho một giảng khóa khác sau này) Barthes chỉ đơn giản muốn nhắc mọi người rằng theo Mallarmé cái “ngôn ngữ thiết yếu” này làm cho việc đối nghịch Văn xuôi với Thi ca không c̣n giá trị nữa. Văn xuôi thiết yếu (La Prose essentielle) là những Câu thơ (Vers) như phát biểu của Mallarmé: “Chừng nào có nỗ lực về văn phong, là có một sự đặt thành thơ” và “Nhưng thực ra, không có cái gọi là văn xuôi: chỉ có mẫu tự và sau đó là những câu thơ nối kết chặt chẽ nhiều hay ít, khuếch tán nhiều hay ít.” Lại nữa: “Mọi câu văn xuôi của nhà văn có phong vị <…>được kể như một câu thơ bị phá vỡ” → Điều này không có nghĩa rằng văn tự thiết yếu bị lôi kéo bởi những câu thơ có vần điệu (alexandrins) ẩn dấu. Điều này đúng ra có ư nói, đối nghịch với Tường tŕnh Phổ quát, có một văn tự được tạo nên theo những h́nh thoi (ellipses) và những công thức (chữ này vừa chỉ cả phát âm thi ca lẫn phát âm ảo thuật); một văn tự được lấy ra khỏi ngôn ngữ xă hội “thô sơ, tức thời” một cách triệt để, tự nguyện, và huy hoàng: một ngôn ngữ tách biệt (bị loại ra ngoài?) (6) Nhà văn phải chấp nhận việc bị loại bỏ ra ngoài thế giới, xă hội. Và đó chính là thử nghiệm thứ ba: trong việc bị loại ra ngoài này không những nhà văn không có sự hậu thuẫn của xă hội nữa mà chính v́ vậy nhà văn không ngừng t́m cách – do nỗi âu lo về hiệu quả của công việc ḿnh làm – liên minh với Tường tŕnh Phổ quát để t́m kiếm một sự đồng thuận xă hội. “Bị lưu đầy ra khỏi một ngôn ngữ, điều này luôn luôn là nặng nề, bởi ngôn ngữ là sợi dây nối – giống như tôn giáo (chữ này ngầm nói lên điều đó): thế nên đó chính là một Rút Phép Thông Công vậy. (7) Ở đây Barthes chỉ đề cập tới hoàn cảnh nhà văn Pháp bị lưu đầy khỏi ngôn ngữ Pháp bản địa, và tuy có nhắc tới nhưng không đi sâu vào t́nh cảnh những nhà văn (Conrad, Beckett, Cioran) bị lưu đầy khỏi tiếng mẹ đẻ và phải viết bằng một ngoại ngữ. Sự lưu đầy khỏi tiếng mẹ đẻ của những nhà văn vô sứ xét kỹ c̣n khắc nghiệt hơn nhiều, gấp đôi (hai lần lưu đầy) so với t́nh cảnh của những nhà văn bản địa bị lưu đầy khỏi ngôn ngữ thiết yếu (Mallarmé) tức ngôn ngữ văn chương. Nhưng lưu đầy ngôn ngữ từ nửa sau thế kỷ 20 cũng đă mở ra một tiền trường văn chương rực rỡ với Paul Célan, Edmond Jabès… (chỉ kể một vài điển h́nh) về Thơ, và đông đảo những nhà văn vô xứ ở đỉnh cao tiểu thuyết thế giới từ ba thập niên chót của thế kỷ trước trong đó có sự góp mặt của những nhà văn gốc Việt như Linda Lê, Monique Trương, Nam Lê...
Barthes thu vấn nạn của Thử Nghiệm Thứ Ba về sự cách ly nhà văn khỏi ngôn ngữ vào câu hỏi: “ngày nay người ta có thể nào viết cổ điển không/peut-on aujourd’hui écrire classique?” mà không sợ bị áp lực của tính chất phi-hiện-thời (inactualité), chữ “cổ điển” Barthes dùng ở đây có nghĩa ngôn ngữ thiết yếu, ngôn ngữ của văn tự (la langue d’écriture). Có thể, theo Barthes, nếu như xă hội chấp nhận đa ngôn ngữ (pluralité des langues) nghĩa là có sự chung sống của những ngôn ngữ khác nhau (ở đây chỉ giới hạn ở những ngôn ngữ khác nhau là ngôn ngữ thô (langue brut, immédiat) và ngôn ngữ thiết yếu (langue essentiel). Căn cứ vào trích dẫn Mallarmé “Một sự ham muốn không thể phủ nhận trong thời đại của tôi là việc tách riêng hai thứ ngôn ngữ theo những cách phân bổ khác nhau của t́nh trạng kép của lời nói, thô hay tức thời ở chỗ này, thiết yếu ở chỗ kia”→ cái không thỏa đáng, đó không phải là sự phân chia những ngôn ngữ (và như thế có sự hiện hữu một ngôn ngữ “tách riêng”), ngược lại đó chính là không tôn trọng sự khác biệt của những phân bổ → <…> Chủ thể Pháp phải có quyền dùng hai ngôn ngữ, mà không có sự đe dọa của cái này trên cái kia: đặc biệt là quyền đối với ngôn ngữ thiết yếu, đối với những ‘ellipses’ của ngôn ngữ này, nói gọn là với “biệt ngữ/jargon” của nó, hay đúng hơn: chấm dứt những lên án biệt ngữ.(8) Theo Barthes, thời trước “ngôn ngữ thiết yếu” thống soái v́ nó gắn liền với giai cấp thống trị và có vị thế thượng phong trong việc trừng trị sự phân chia giai cấp. Ngôn ngữ này lên án việc nói-dở, viết dở (mal-parler, mal-écrire). Nhưng ngày nay th́ hoàn toàn trái ngược lại, viết-giỏi (bien-écrire) được liệt vào sự suy đồi thẩm mỹ của giai cấp trưởng giả và không c̣n được tôn trọng nghĩa là không những không c̣n được đoái hoài (observé) mà cũng không c̣n được yêu thích ưa, chuộng (aimé), chẳng hạn trên truyền thanh truyền h́nh ta thấy có rất nhiều lỗi lầm về ngôn ngữ. [Ngôn ngữ thiết yếu] “có khuynh hướng trở thành thứ ngôn ngữ rất thiểu số và bị loại bỏ → Thái độ của chúng ta, quyết định của chúng ta: chúng ta không có lư do ǵ để c̣n quan niệm văn tự cổ điển như một h́nh thức của quá khứ, hợp pháp, tuân thủ, áp chế v.v…cần phải bảo vệ, nhưng ngược lại coi nó như một h́nh thức qua sự lưu thông và đảo nghịch của Lịch sử đang làm cho ngôn ngữ này mới mẻ; như một ngôn ngữ tự nguyện là nhân tạo/không tự nhiên, đứng tách riêng – tương đương với thơ xuôi, chắc chắn điều này ngày nay là bất khả - hoặc là rất khó: sức mạnh của sự tách xa, hành vi ngôn ngữ, bằng hành vi này người ta có ư ra dấu rằng người ta muốn thoát ra khỏi sự ngụy tín của thông giao phổ quát và ra khỏi cái libido dominandi/dục tính trị v́ nằm phủ phục sẵn, ẩn náu như một ác quỉ, trong Tường tŕnh Phổ quát (…) Nói cách khác ngày nay chúng ta phải quan niệm Văn tự Cổ điển như được cởi trói khỏi cái Khả Tồn/Bền Lâu trong đó nó đă được ướp giữ → Giờ đây không c̣n bị cái Khả Tồn cầm giữ nữa, nó trở thành Mới; cái ǵ mỏng manh dễ vỡ luôn luôn là mới; cần phải lao động nó, cái Văn tự Cổ điển đó, cốt để hiển lộ cái diên thành có sẵn trong nó. Chúng ta hăy nhớ lời Nietszche: “Những phương tiện để bày tỏ của ngôn ngữ không có ích ǵ để nói về “diên thành”: nó thuộc về nhu cầu bảo tồn không thể hủy hoại của chúng ta để không ngừng đặt ra một thế giới thô nhám hơn của những hữu khả tồn, những “sự vật”, v.v…”(9)
_______________________________
(1) La Préparation, 366: Tout repose, me semble-t-il, sur un paradoxe, ou du moins une contradiction entre deux natures (ou deux postulations) de ce qu’on pourrait appeler la langue d’écriture – la langue littéraire étant jusqu’à aujourd’hui nécessairement écrite: c’est a définition de la literature de ne pas être orale; les “litératures orales” sont pour nous des folklores, des marges lointaines (≠Mais Paradis) [Paradis là tên một quyển tiểu thuyết của Philippe Sollers (1978) Barthes trong một bài phỏng vấn cho rằng “…đó là một bản viết/văn tự đi t́m lại đơn nhất tính lăng mạn vĩ đại của âm nhạc, của ngâm nga, của nhịp điệu sâu thẳm của ngôn ngự nói/…c’est une écriture qui retrouve la grande unité romantique de la musique, de la scansion, du rhytme profond de la langue dite.” Ở đây Barthes đặt ra câu hỏi về quyển Paradis nhằm xóa bỏ ngộ nhận rằng quyển tiểu thuyết này là văn chương dân gian. Ngay từ những trang mở đầu quyển Sollers écrivain Barthes đă ca ngợi Paradis khi c̣n là những đoạn rời in từng kỳ trên Tel Quel.]
(2) La Préparation, 369: → La Littérature, c’est la langue, une certaine langue → Un écrivain, raisonnablement, s’il réfléchit un peu, doit donc penser son éternité, ou du moins sa vie posthume, sa postérité, non en termes du contenu ou d’esthétique (car ceux-ci peuvent être repris, en spirale, par des modes ultétieures), mais en termes de langue.
(3) La Préparation, 369: “car j’écris <...> non pour le lecteur d’aujourd’hui, mais pour tous les lecteurs qui pourront se présenter, tant que la langue vivra.”
(4) La Préparation, 369: La langue (j’emploie ce mot au sens complexe, mais, je crois, précis, de “discours originé dans une langue, elle-même originée dans le langage”, c’est-à-dire en fait au sens saussurien: “la langue” moins la “parole”), donc la langue = un espace-temps, c’est-à-dire les divisions synchroniques, selon les clivages de l’espace social, sont intriquées dans les divisions du Temps historique (dépérissements, survivances, regrets, etc.) → Il est donc acceptable de placer dans “la Douleur du Temps” la division de la langue française → Nous aurions (pour simplifier) trois langues françaises.
(5) La Préparation, 371: Cette langue, importante, impérialiste même, aujourd’hui, conquérante, a les caractères suivants: 1) Elle est réputée “spontanée” (Mallarmé = immédiat), c’est-à-dire en fait “instrumentale”; le langage ne doit être que l’instrument d’un contenu mental or dramatique, il n’a pas de consistence en soi: ou ne le voit pas; il se donne pour “naturel”. Du point de vue de ce critère, on peut rattacher à l’Universel Reportage les écritures scientifiques, qui ne se donnent pas pour des écritures, mais seulement comme des transparences au service d’un rapport, d’une relation, du compte rendu de la pensée: effectivement sorte de Reportage supérieur, sérieux (j’ai appelé autrefois ce langage instrumental: écrivance, en l’opposant à l’écriture). 2) La langue du journalism (au sens très large du terme): elle ne comporte évidemment aucun archaism, aucun sens de l’Origine, aucun Rituel (de langage), aucune liturgie, bref aucune religiosité; langue du présent (“immédiat”), elle n’a aucun lien sacré avec le Passé (de la langue): langue absolument laïque. 3) Elle n’est pas originée dans le corps de qui écrit (ou de qui lit); c’est donc une langue non individuelle, elle ne demande pas à être assumée par un nom: langue sans nom, quasi anonyme (dans le cas du journalisme pur) – et si l’on passe au champ du livre, écriture qui s’accommode d’être collective, qui y tend même de plus en plus: pratique généralisée du writing, livres-receuils collectifs, livres travaillés à plusieurs → péremption en extension de l’Auteur, volonté que le Nom ne soit plus inscrit dans la Phrase → Tendance flagrante de certains éditeurs à produire des livres sans auteur (même s’il y a un nom sur la couverture): livres bien clairs sur des “sujets”, des “thèmes”. Cet “Universel Reportage” est actuellement la force conquérante, qui fait que l’Auteur, comme corps-langage, est de plus en plus séparé (c’est notre troisième épreuve).
(6) La Préparation, 372: “Toutes les fois qu’il y a effort au style, il y a versification” et “Mais en vérité, il n’y a pas de prose: il y a alphabet et puis des vers plus ou moins serrés, plus ou moins diffus”. Et encore: “Toute prose d’écrivain fastueux <…> vaut en tant qu’un vers rompu” → Cela ne veut pas dire que l’écriture essentielle procède par alexandrins cachés. Cela veut dire qu’en face de l’Universel Reportage, il y a une écriture fondée en ellipses et en formules (mot référant à la fois à l’énonciation poétique et magique); une écriture radicalement, volontairement et glorieusement retirée du langage social “brut, immédiat”: un écriture à part (exclue?) [Những trích dẫn Mallarmé ở đoạn này Barthes lấy từ bài “Réponse à une enquêtre sur l’évolution littéraire” là cuộc đàm thoại giữa Mallarmé và Jules Hubert đăng trên La Revue blanche sau đó được cho vào Stéphane Mallarmé, Œuvres complètes, Coll. Pléiade, nxb Gallimard trang 867.]
(7) La Préparation, 373: Exilé d’un langage, c’est toujours très dur, car le langage est lien – comme la religion (le mot le dit): c’est donc comme une Excommunication.
(8) La Préparation, 373: Un désir indéniable à mon temps est de séparer comme en vue d’attributions différentes le double état de la parole, brut ou immédiat ici, là essentiel” → ce qui est insatisfaisant, ce n’est pas la division des langues (et donc l’existence d’une langue “à part”) c’est au contraire de ne pas respecter la différence des attributions → <…> Le sujet français devrait disposer d’un droit à deux langues, sans intimidation de l’une sur l’autre: notamment droit à la langue essentielle, à ses ellipses, bref à son “jargon”, ou plutôt: finies les accusations de jargon.
(9) La Préparation, 374: [Langue essentielle] tend à devenir langue très minoritaire et exclue → Notre attitude, notre décision: nous n’avons plus à concevoir l’écrire classique comme une forme qu’il faut défendre en tant que forme passée, légale, conforme, répressive, etc., mais comme une forme que le roulement et l’inversion de l’Histore sont en train de rendre nouvelle; comme un langage volontairement artificiel, à part – équivalant à la poésie versifiée, aujourd’hui sans doute impossible – ou très difficile: puissance de distancement, acte langagier par lequel on entend signaler qu’on veut échapper à la mauvaise foi de l’universelle communication et à la libido dominandi qui gît, tapie comme un monstre, dans l’Universel Reportage (…)→ Autrement dit, nous devons concevoir aujourd’hui l’Écriture Classique comme déliée du Durable, dans lequel elle était embaumée → N’étant plus prise dans le Durable, elle deviant Neuve; ce qui est fragile est toujours nouveau; il faut la travailler, cette Écriture Classique, afin de manifester le devenir qui est en elle. Rappelons-nous Nietszche: “Les moyens d’expression du langage sont inutilisables pour dire le “devenir”: il appartient à notre indissoluble besoin de conservation de poser sans cesse un monde plus grossier d’êtres durables, de “choses”, etc.”
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2014