đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(24)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24,

 

Từ khoảnh khắc biết rằng (thói thường là không chắc chắn lắm) có thể bắt đầu viết (démarrage) – tác phẩm định viết mới chỉ thấp thoáng ẩn hiện xa xa, nhưng vẫn ở trạng thái mờ mờ ảo ảo, chưa đâu vào đâu cả (dans le limbes) - cho đến lúc thực sự bắt tay vào việc sáng tác, thoát ra khỏi sự mờ mờ ảo ảo để viết được hàng ngày quả thực là một diễn tiến khó khăn đớn đau thê thảm Barthes ví như  điều diễn ra ở phần mở đầu bài thơ La Valse của  Maurice Ravel vậy (bài thơ này được thiết kế theo điệu vũ ba lê như thể phát sinh từ tiếng vọng xa xa, vang lên dần dần rồi kết thúc trong ṿng xoáy quái đản và khốc liệt như chính Ravel mô tả). Để giải quyết sự khó khăn này người viết phải Lập tŕnh (Programmation), lên lịch (agenda) những việc phải làm hàng ngày, thương lượng (négocier) và trả giá (monnayer) cho Dự án viết. Barthes không đưa ra cách thức trả giá khả hữu nào nhưng cho rằng sự trả giá chứng tỏ trị giá của dự án (validité du projet) v́ vậy chỉ đưa ra hai loại hoạch định của hai thứ dự án: hoạch định luân chuyển như Valéry thiết lập với hai trường hợp: trường hợp đầu đáp ứng một kế hoạch đă định rơ (plan déterminé), kế hoạch này có tính chất diễn dịch luận lư; trường hợp thứ nh́ người viết lấp đầy dần h́nh chữ nhật tưởng tượng (meubler un rectangle imaginaire) và kế hoạch này có tính cách thẩm mỹ hơn là luận lư. “Trên đường chân trời của nhị phân này là hai phạm vi: a) luận lư tự sự, tiểu thuyết thông thường và khảo luận; b) thi ca, tiểu thuyết không chính thống (Proust) (1) Barthes tỏ ra khá ngạc nhiên khi sưu tầm tài liệu (dĩ nhiên chỉ tương đối đủ) để soạn giáo tŕnh đă t́m thấy rất ít chứng cớ của các nhà văn nói về công việc lập ra Kế hoạch sẽ viết Tác phẩm (Plan d’Œuvre) như thế nào. Về điểm (a): Trường hợp Flaubert và quyển Madame Bovary chẳng hạn chúng ta có rất nhiều thông tin rất chi tiết về sự h́nh thành tác phẩm này từ các học giả cũng như từ chính Flaubert nhưng lại chẳng có thông tin nào về Kế hoạch cả dù rằng Flaubert có nói đến công việc viết thành câu văn cho những hồi truyện nhưng lại không cho biết lúc nào Flaubert có ư tưởng về những hồi truyện. Thế nên có thể cho rằng Lập tŕnh (Programmation) của Flaubert có tính cách luận lư từ ư tưởng đă có về quyển tiểu thuyết sẽ viết rồi suy ra những chương, hồi sẽ được viết theo diễn tiến hợp lư như chính Flaubert viết trong thư gửi Mme des Genettes: “Một đề tài hay cho tiểu thuyết là đề tài đến nguyên con, tức th́. Đó là một ư tưởng mẹ từ đó tất cả những ư tưởng khác xuất phát.” Về điểm (b): Đối nghịch với kỹ thuật nói trên là kỹ thuật lấp đầy dần h́nh Chữ nhật Tưởng tượng tức là h́nh thức được dung tưởng của tác phẩm rồi xếp vào đó những đoạn rời (fragments), những đoạn đoạn văn giống như một số họa sĩ thường làm khi đứng trước khung bố.

   Bathes đưa ra hai thí dụ sử dụng kỹ thuật lấp đầy dần h́nh Chữ nhật Tưởng tượng này của Mallarmé và Proust. a) Theo Paul Valéry kể lại Mallarmé sáng tác một số bài thơ bằng cách “thẩy” xuống đây đó trên mặt giấy một vài chữ/từ môt cách t́nh cờ, những tảng mầu không liên tục rồi sau đó mới cố gắng t́m ṭi ra những đường nối có thể liên kết chúng thành những câu thơ; b) Bằng cách mở rộng phương pháp này Proust lấy những ghi chú có sẵn và bản viết nháp những mẩu văn, rồi lần lượt biên tập những mẩu này thành những đoạn truyện. Chẳng hạn vào Mùa Đông 1908-1909 Proust sáng tác “đoạn truyện Những thiếu nữ Xuân th́/Đương hoa” và hoàn tất vào Mùa Hè năm đó. Đó là những kỹ thuật “đúc kết/concrétions” và “kết cụm/floculations”. Nhưng điều khó khăn ở đây là nhiều khi việc tập hợp này lại hóa ra “hỏng”, “vô bằng/ratés), giả tạo “Như thế không được/Ça ne prend pas”, chẳng hạn có thể coi quyển Contre Saint-Beuve như sự thất bại của Proust trong thử nghiệm việc tập hợp những đoạn văn lại với nhau. Proust thường sáng tác những đoạn văn không nối tiếp theo nhau và thường cùng lúc để rải rác những đoạn văn có nhiều bản khác nhau này trong nhiều Tập vở (Cahiers). Cách “nâng cấp/promotion” Đoạn/Mẩu lên cao hơn toàn bộ bản văn của cả quyển truyện cũng được người đọc thấy trong khi đọc quyển truyện với sự Hào hứng lúc khởi đầu và Hào hứng lúc chấm dứt truyện, tạo được một thứ hồi ức của việc đọc nhờ những “đốm/flacons” đọng lại trong kư ức. Theo Barthes vấn đề gắn kết và sắp đặt của Proust là một bí ẩn đáng được phân tích hơn là sự kiện những nhà phê b́nh cứ bị ám ảnh với việc khám phá ra sự xây dựng nên quyển À la recherche. Sử dụng kỹ thuật lấp đầy dần H́nh chữ nhật cũng cho phép ta tự do thêm vào bản viết, thêm vào hoài hủy, và với Proust đó là một thành tố thiết yếu của vị thế vận hành (statut opératoire) của văn tự/viết. Barthes đi xa thêm một bước khi cho rằng khi tác phẩm đă viết xong và nếu như Proust vẫn c̣n sống không chừng Proust sẽ chẳng viết ǵ khác nữa mà chỉ dùng thời gian sống c̣n lại để viết thêm vào quyển tiểu thuyết của ḿnh. Do vậy À la Recherche du temps perdu có thể sẽ trở thành một tác phẩm bất tận. (3)

   Lộ tŕnh từ tác phẩm dung tưởng đến việc bắt tay vào viết dĩ nhiên gặp trở ngại, và trở ngại chính là thực tại Thời gian: thời gian viết tức thời gian vi mô (micro-temps) và thời gian hoàn thành tác phẩm tức thời gian vĩ mô (macro-temps). Vào thời của Barthes vào những năm 70 thế kỷ trước và những thế kỷ trước người ta viết tay nên thời gian vĩ mô tùy thuộc vào tốc độ viết nhanh hay chậm của mỗi nhà văn nên Barthes tŕnh bày sơ lược về Lịch sử tốc độ viết cũng như những loại “tay” viết khác nhau. Nhưng giờ đây đa số nhà văn viết trên máy điện toán nên những thông tin Barthes tŕnh bày chỉ có tính cách tài liệu lịch sử. Nhưng phần tŕnh bày về thời gian vĩ mô để hoàn thành tác phẩm th́ dù viết tay hay viết trên phím máy điện toán cũng không khác nhau mấy. Câu hỏi: người viết làm sao biết, dù chỉ là phỏng đoán, phải mất bao lâu (mấy tháng mấy năm) ḿnh sẽ hoàn thành tác phẩm? Nhất là làm thế nào biết được con người ḿnh (người viết) trong tương lai sẽ ra sao, và mối tương quan của người viết với thế giới sẽ có những thay đối nào? Vấn đề là:“Quyển sách, một đối tượng cố định, v́ là hữu hạn, được kiến tạo, được suy nghĩ từ trước, lại được làm ra bởi một chủ thể chẳng bao giờ có thể bảo đảm được tính chất không thay đối của ḿnh.”(4)  Khi Dự án viết tác phẩm bị khựng lại người viết lo lắng như Proust than thở “liệu tôi sẽ có dủ thời gian để viết xong [tác phẩm] trước khi chết không?”, viết xong trước khi chính bản thân tôi thay đổi? Thế nên nhiều khi người viết không c̣n kiên nhẫn ngay ở bước khởi đầu. Sự biến đổi của cá nhân người viết cũng gây ra việc thay đổi tác phẩm trên lộ tŕnh sáng tác, khiến cho tác phẩm bị gián đoạn. Có khá nhiều lư do của sự thay đổi bản thân người viết: ảnh hưởng của người khác, ảnh hưởng của biến thiên tuổi tác, sự bất đồng, công kích, đả phá của người viết cùng thời v.v…và cũng có nhiều cách phản ứng trước những ảnh hưởng này tùy thuộc mỗi người viết: quyết không chịu thay đổi, thay đổi nhưng đặt mỗi thay đổi thành giáo điều, thay đổi không có tính cách giáo điều, có sự “linh hoạt/versatilité” như Nietszche đă nói tới trong quyển Ecce Homo. Trở ngại sau chót là việc thường bất ngờ  bị khựng lại, như bị thắng/phanh hăm lại (freinage). Khi bị “tai nạn” này mỗi người viết có cách phản ứng khác nhau, chẳng Flaubert rời bàn viết rồi nằm lăn ra giường. Đâu là những nguyên do của tai nạn? Có thể do không t́m ra một từ/chữ hay cách viết (style) diễn tả được điều ḿnh muốn diễn tả, bất lực  về tư tưởng, cảm thấy hầu như không c̣n thể viết được nữa. Tuy thường thường cuối cùng những tai nạn này cũng qua đi nhưng Barthes vẫn đưa ra những giải pháp căn cứ trên tiểu sử những văn gia:  a) dùng một thứ thuốc nào đó (drogue/drug) nhưng sau khi thuốc tan đọc lại những ǵ đă viết mới thấy quá nhạt nhẽo; b) đôi khi (điều này tùy vào quyển sách) người viết giả đ̣ nói vậy nhưng không phải vậy,  làm hay nói thật tinh tế tự ám chỉ chính ḿnh chứ không qui chiếu về cái ǵ khác (astuce autonymique) chẳng hạn “Tôi cạn rồi; thật đấy, tôi sẽ viết: “Tôi cạn rồi”→ Theo một nghĩa nào đó, tất cả nền văn chương đương đại là tự qui hồi (autonymique); văn chương đó gồm việc tự coi như văn chương, viết về sự bất khả hữu của viết: Blanchot → Hăy tưởng tượng ra cái Tai nạn mênh mông nguời ta sẽ thoát ra (song le lại không thoát ra) trong khi phê phán về Tai nạn (như tôi hiện đang làm, tuy chỉ lướt qua.”(5) c) t́m giải pháp bằng cách tưởng tượng ra việc dùng sự dẻo dai thần kinh của ḿnh tùy theo những khó khăn và những tai nạn, chẳng hạn khi gặp nạn lúc bắt đầu th́ cố chiến thắng trang giấy không viết được ǵ, đề ra những ư tưởng, kích động cho tia vọt ra ( provoquer le jet)  v.v…d) trong trường hợp tai nạn gây ra bởi Cái nh́n Tưởng tượng của Người khác (le Regard Immaginaire de l’Autre) trên cái ḿnh đang làm, khi ḿnh đang viết như thể có người đứng sau lưng đang canh chừng th́ có thể t́m giải pháp bằng cách phân chia viết/văn tự ra làm hai phần là Lạc thú (Jouissance) và Sợ hăi (Peur) có thể tự nhủ (trong tưởng tượng) rằng ḿnh viết nhưng sẽ không xuất bản, và làm như vậy việc viết sẽ được giải thoát. “Không xuất bản” là một kiểu nửa-hùng biện, nửa-ma thuật, được khá nhiều nhà văn sử dụng:”(6) Flaubert, Rousseau, Baudelaire, v.v…

 ____________________________________

(1)     La Préparation, 334: → À l’horizon de cette dichotomie, deux territoires: a) la logique narrative, le roman régulier et l’essai; b) la poésie, le roman hétérodoxe (Proust).  

(2)     La Préparation, 334: Un bon sujet de roman est celui qui vient tout d’une pièce, d’un seul jet. C’est une idée mère d’où toutes les autres découlent.

(3)     La Préparation, 336: → Le statut, l’éidos de La Recherche du temps perdu, c’est d’être une œuvre infinie.

(4)     La Préparation, 339: Le livre, objet fixe, puisque fini, architecturé, prémédité, est fait par un sujet qui ne peut jamais garantir sa fixité.

(5)     La Préparation, 343: “Je sèche; eh bien, je vais écrire  “Je sèche” → D’une certain manière, toute une littérature contemporaine est autonymique; elle consiste à se désigner comme littérature, à écrire l’impossibilité d’écrire: Blanchot → Imaginons une immense Panne dont on sortirait (sans cependant en sortir) en glosant sur la Panne (comme je le fais maintenent, mais en passant).

(6)     La Préparation, 343: “Ne pas publier”, sorte de figure mi-rhétorique, mi-magique, utilisée par beaucoup d’écrivains.

 

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014