đào trung đąo
3-Zero
± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương
≤ cùng một khác
(23)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,
Câu hỏi đầu tiên đặt ra cho việc bắt đầu/khởi động viết là: đâu là những động cơ của việc khởi động này? Động cơ thứ nhất thường được nói đến là “những khủng hoảng”. Theo Barthes khi khủng hoảng sáng tạo được coi như một giá trị có bất kỳ một nội dung nào đó th́ đứng trên quan điểm giảng dạy văn chương ở bậc trung học điều này khiến cho học sinh, ít ra là trước đây, thấy thế kỷ 20 không phải là một thế kỷ tốt đẹp của văn chương (một thế kỷ “hiện đại” [Barthes vốn là người chống-hiện đại (anti-moderne) như nhận định của Antoine Compagnon] vừa khó khăn vừa nguy hiểm và càng ngày “những cuộc khủng hoảng” càng ít đi. Không hoàn toàn phủ nhận “khủng hoảng” nơi những nhà văn nhưng Barthes giải thích: “Tôi không phản đối việc đôi khi trong cuộc đời của một nhà văn có một mối tương quan sâu xa giữa những biến cố “đặc biệt quan trọng” và sự khởi đầu của một tác phẩm mới, một toàn bộ tác phẩm mới. Điều đáng nghi ngại ở đây chính là tính chất có hệ thống của sự qui kết này, và nhất là tính chất minh giải sơ sài: chắc chắn là cái chết của Người Mẹ của Proust trùng hợp với một “sự khủng hoảng” sâu xa; nhưng một mặt, La Recherche du temps perdu/Hồi tưởng thời gian đă mất chỉ được bắt đầu viết khá lâu sau cái chết đó; trong khoảng thời gian đó Proust tiếp tục sống, tiếp tục viết; và ở mặt khác, người ta không thể nói được rằng nỗi u buồn đă sản sinh ra được một tác phẩm mới: có những sự tạm ngưng cực kỳ phức tạp→ Cũng vậy người ta thấy cùng có một “cuộc khủng hoảng” được gán ghép bằng những giải thích khác nhau không đồng nhất: Mallarmé; đúng là có một “Khủng hoảng” lớn lao vào năm 1866 – nhưng cũng phải có những khủng hoảng vào năm 1862 và 1869 chứ; nhưng trong khi chính sự kiện này có những dạng thức không chắc thực, người ta lại gán cho sự kiện này những lời giải thích khác nhau: a) Giải thích theo trị liệu tâm thần: Trong giai đoạn này Mallarmé đă mấp mé mắc bệnh tâm thần: đă có những vấn đề về thần kinh, mắc chứng nghi ḿnh nhiễm bệnh, u uất; tham vấn Bác sĩ Béchet ở Avignon. b) Giải thích siêu h́nh học (Michaud [trong quyển Mallarmé in năm 1953] và, nói chung, những nhà phê b́nh văn chương) cho rằng đó là “sự khám phá ra Hư vô”, “mất niềm tin Ky tô”; Con người và Vũ trụ: chỉ là những h́nh thức của vật chất. Mallarmé khỏi bệnh nhờ đọc Hegel → Niềm tin mới, có ư thức và vô thần; không chấp nhận cá nhân tính tầm thường. Năng lực quan niệm một tác phẩm mênh mông có “kiến trúc được sắp đặt muôn thưở, tương giao với kiến trúc của Vũ trụ (sau này sẽ là “Quyển Sách”.(1)
H́nh thức thứ nh́ của động cơ khởi đầu viết theo Barthes là “Ça prend” (2): sau sự ngần ngại, những lần làm thử, những thất bại, giống như động cơ t́m cách chuyển động, thế rồi th́nh ĺnh, đột nhiên (tout d’un coup) động cơ hoạt động, xe hơi nổ máy, và tương tự như vậy Tác phẩm được khởi đầu (Œuvre prend). Trước khi xảy ra “Ça prend” là t́nh trạng chưa được nối kết (état de déliaison): những tài/chất liệu có thể sử dụng, những đoạn văn rời, những mảnh/mẩu có thể đưa vào tác phẩm đă có sẵn nhưng người viết chưa nối kết chúng với nhau được. Chẳng hạn trường hợp quyển Chiến tranh và Ḥa b́nh Tolstoï đă có sẵn trong đầu những nhân vật truyện nhưng đă thử nhiều lần vẫn chưa liên kết được những nhân vật này lại với nhau. Đôi khi cũng v́ những nhân vật truyện ở t́nh trạng tranh chấp nhau nên người viết bị khựng lại, có cảm giác mù mờ mối liên kết này nằm đâu đó nhưng không chắc chắn. Thế rồi, đột nhiên như một phép lạ, mối liên kết này “vọt” ra như Flaubert nhận xét nhà văn lúc đó như bị say rượu hay bị thuốc kích thích để bắt đầu tác phẩm bấy lâu bị bế tắc tuy đă tiến sát đến việc viết tác phẩm. Và nếu như nhà văn đă có sự “Chuẩn bị” (Préparation) từ lâu (ư Barthes muốn nhắc đến tên của giáo tŕnh này là La Préparation du roman) th́ cái yếu tố c̣n thiếu để kết hợp, nối liền những thành phần đă có của quyển tiểu thuyết và khi nhà văn t́m được yếu tố kết hợp này th́ đó dường như là một ân sủng (grâce). V́ không mấy tin vào sự huyền bí kỳ diệu của sự “đột nhiên” của “Ça prend” nên Barthes trở lại với vấn đề Proust đă khởi đầu viết quyển À la recherche du temps perdu ra sao và coi đó như một kiểu mẫu (vấn đề này đă được Barthes tŕnh bày trong một số bài viết trước đây). Barthes vẫn quan niệm có sự chuyển biến từ viết khảo luận sang viết tiểu thuyết nơi Proust, nghĩa là hai quyển Contre Saint-Beuve và À la recherche có mối liên hệ mật thiết như theo tiểu sử th́ Proust có một khoảng trống/trắng bí ẩn trong việc chuyển từ viết khảo luận sang viết tiểu thuyết và mối liên hệ này là cực kỳ phức tạp, chồng chéo. Nhưng từ năm 1971 một nhóm học giả gồm Jacques Bersani, Michel Raimond, và Jean-Yves Tadié khởi đầu truy cứu phân tích những bản thảo của Proust lại không cho rằng có thể kết luận có mối liên hệ thực sự nào giữa Contre Saint-Beuve và À la recherché, nhất là việc người ta t́m thấy Proust đă viết một số đoạn À la recherche trước khi viết quyển Contre Saint-Beuve. Tiêu biểu cho luồng ư kiến này là quan điểm của Jean-Yves Tadié tŕnh bày trong bài Tựa quyển Proust et le roman: “Chúng tôi không muốn áp đặt vào tác phẩm của Proust những phạm trù ở ngoài tác phẩm, một quan niệm tổng quát về tiểu thuyết, hay cách thức người ta phải nghiên cứu một quyển tiểu thuyết; [quyển sách Proust et le roman này] cũng chẳng phải là một quyển nghiên cứu về tiểu thuyết trong đó có những minh họa được vay mượn từ quyển À la recherche, nhưng là những khái niệm được sản sinh từ tác phẩm, và những khái niệm này cho phép đọc Proust như chính Proust đă đọc Balzac hay Flaubert. Chỉ có thể có lư thuyết về văn chương trong phê b́nh tác phẩm cá biệt.”(3) Chính v́ vậy Tadié khi nghiên cứu À la recherche không xét tới những tác phẩm thời trẻ của Proust, những bản viết nháp, những bản viết biến tấu cho phép ta khẳng định có sự liên tục của những nỗi ám ảnh của tác gia v́ chúng không cho ta cái ch́a khóa cho một ác phẩm đă hoàn thành bởi những khởi đầu không hề có tính cách tốt đẹp nhưng chỉ là những khởi đầu tạm thời, bất toàn, nghèo nàn. Kết luận của Tadié: “Chẳng phải cuộc đời, cũng chẳng phải lịch sử cho phép đọc tác phẩm; ngược lại, tác phẩm cho cuộc đời và lịch sử một ư nghĩa – cũng như cho lịch sử văn chương mà tác phẩm lại tiếp tục biến đối và soi sáng (4)
Bathes phản bác quan niệm của Tadié cũng như của Henri Bonnet trong quyển Marcel Proust de 1907 à 1914 (nxb Nizet, 1972) bằng cách đưa ra những chứng cớ: Xét trong tiểu sử của Proust th́ có một khoảng đứt đoạn vào tháng Chín năm 1909, và Barthes gọi đó là một khoảng trắng tời gian huyền bí nằm giữa thời gian quyển Contre Saint-Beuve đă hoàn tất nhưng đem tŕnh nhà xuất bản th́ bị từ chối với thời gian khởi đầu viết quyển À la recherche, kể từ tháng Mười 1909: Proust khẩn trương viết và Barthes cho đó là là một khoảng cách trung gian (sas) Proust chuyển từ viết khảo luận (quyển Contre Saint-Beuve có những đoạn rời tiểu thuyết) sang viết tiểu thuyết, và cũng theo tiểu sử th́ ban đầu Proust quan niệm quyển viết về Saint-Beuve đă là quyển À la recherche. Barthes vẫn tin rằng ở một thời điểm nào đó À la recherche đă “Ça prend” và như thể Proust có một thứ tinh lọc tích cực (cristallisation active), Ça prend” Proust dă viết những trang của quyển Du côté de chez Swann trong mấy tuần lễ và nét chữ viết tay của Proust cũng đổi khác, khít chặt, rối rắm phức tạp và đặc kịt. Lư chứng thứ nh́ Barthes đưa ra là việc khởi đầu viết quyển À la recherche chỉ có thể xảy ra dưới sức ép của những khám phá sáng tạo và thẩm mỹ như việc Proust khám phá ra hệ thống những cái Tên Riêng thích hợp cho tiểu thuyết (Barthes đă viết một bài về đề tài Hệ thống những Tên Riêng của Proust), việc Proust đă chuyển đổi những sự cân đối cho tác phẩm sẽ viết, đảo nghịch những cân đối (renversement des proportions) khi chuyển từ Contre Saint-Beuve sang À la recherche, và sự đảo nghịch này không phải là về lượng mà là về phẩm, Proust đă sáng chế ra một cái Tôi thật tế vi, phong phú, mới mẻ, biểu trưng, làm chủ thể tự sự.Và sau hết, theo Barthes điều quan trọng hơn cả là Proust đă t́m ra cách để cho những nhân vật truyện tái xuất hiện sau những thời khoảng khá xa mà không bị ràng buộc bởi sự hợp lư của tuyến truyện, những nhân viên tái xuất hiện này Proust gọi là “những nhân vật được dọn sẵn, chuẩn bị/personages préparés) và Proust có cách riêng làm cho người đọc ngạc nhiên. “Sự chuẩn bị này (việc cho những nhân vật xuất hiện trở lại): đó là cái Proust gọi là sự xây dựng, tính chất được xây dựng của quyển tiểu thuyết của ông ta. Những nhà phê b́nh đă gắng hết sức để t́m ra cái “dàn bài” của quyển La Recherche du temps perdu, và Proust đă không ngừng phản đối ư kiến rằng tác phẩm của ông đă được xây dựng; nhưng việc xây dựng này không có tính chất tu từ (cái dàn bài mà người ta làm đầy: chắc chắn đó là cái Flaubert đă làm) nhưng có tính chất biện chứng: sự trở lại trong thời gian, không gian không sắp đặt, cái mà tôi gọi là cấy sẵn.” (5) Sau hết Barthes muốn người ta lưu ư đến việc đặt tên tác phẩm trong diễn tiến khởi đầu viết bằng sự tinh lọc (Démarrage par “Christallisation”): không hẳn cái tên của quyển sách dẫn đến khởi đầu viết bằng sự tinh lọc. Dựa trên kinh nghiệm Proust đă rất kỹ lưỡng trong việc đặt tên tập đầu bộ trường thiên tiểu thuyết À la recherche là Du côté de chez Swann, một tựa sách tầm thường thôi “bởi v́ đó là tên một con đường của Combray”, một thực địa, có tính chất rất địa phương như Proust bày tỏ “cái tựa sách này thật khiêm tốn, có thực, xám xịt, tối thẫm giống như luống cày vậy.” Barthes đưa ra nhận xét: “Nói chung, hoặc giả người ta t́m được một cái tên sách thật hay, nhưng người ta lại không viết ra được quyển sách; hoặc giả người ta viết ra được quyển sách nhưng trong đầu lại không có cái tên cho quyển sách, và sau đó người ta th́nh ĺnh chuyển hướng, chấp nhận sau khi đă kiệt lực, một cái tên sách trung tính→ thực vậy, tên sách là một giá trị phản hồi; và đối với việc sáng tạo th́ tên sách là một cái tên người ta dùng nó để làm việc, để sắp xếp những phiếu ghi chép, những trang viết của người ta.”(6)
_____________________________
(1) La Préparation, 327-328: Je ne conteste pas qu’il y ait parfois dans la vie d’un écrivain un rapport profond entre certains événements “critiques” et l’inauguration d’une nouvelle œuvre, d’une œuvre nouvelle. Ce qui est recusable, c’est le caractère systématique de ces recours, et surtout son caractère explicatif simple: certain que la mort de la Mère de Proust a recouvert une “crise” profonde; mais, d’une part, La Recherche du temps perdu n’a démarré que bien après cette mort; Proust a continué à vivre entre-temps, à écrire; d’autre part, on ne peut dire que le chagrin ait produit la nouvelle œuvre: des relais extrêmement complexes → Aussi voit-on une “crise” affublée d’explications hétérogènes: Mallarmé; il y aurait eu une grande “Crise” en 1866 – mais aussi en 1862 et 1869; or, alors que le fait lui-même a des contours incertains, on lui donne des explications différentes: a) Explication psychiatrique: Mallarmé aurait frôlé alors la psychose: troubles nerveux, hypocondrie, mélancolie; consulte le Dr Béchet, à Avignon. b) Explication métaphysique: (Michaud et, en general, les critiques littéraires): “découvert du Néant”, “perte de la foi chrétienne”; l’Homme et l’Univers: vaines formes de la matière. Mallarmé aurait été guéri par la lecture de Hégel → Nouvelle foi, consciente et athée; renounce à la mesquine individualité. Force de concevoir une œuvre immense, “architecture éternellement ordonnée, en correspondence avec celle de l’Univers (ce sera “le Livre”).
(2) “Ça prend” có thể hiểu là được rồi, được đấy (dịch sang Anh ngữ là “It takes”), là tên một bài viết của Barthes đăng trên Magazine littéraire số 144, tháng Giêng 1979 chuyên đề về Proust (sau được cho in vào Œuvres complètes tập 5 trang 654-656 của Barthes)
(3) Jean-Yves Tadié: Proust et le roman, nxb Gallimard 1971, Tựa trang 14: Nous n’avons donc pas voulu imposer à lœuvre de Proust des catégories extérieures à elle, une idée générale du roman, ou de la manière dont on doit étudier un roman; non pas un traité du roman, dont les illustrations seraient empruntées à La recherche, mais des concepts nés de l’œuvre, et qui permettent de lire Proust comme celui-ci a lu Balzac et Flaubert. Il n’y a de théorie de la littérature que dans la critique du singulier.
(4) Jean-Yves Tadié: Proust et le roman, 15: Ni la vie, ni l’histoire, ne permettent de lire l’œuvre; au contraire, l’œuvre donne un sens à la vie et à l’histoire – à l’histoire aussi de la littérature, qu’elle modifie et éclair à nouveau.
(5) La Préparation, 332: Cette préparation (ce retour des personages): ce que Proust appelle la construction, le caractère construit de son roman. Les critiques se sont évertués à trouver le “plan” de La Recherche du temps perdu, et Proust a sans cesse protesté que son œuvre était construite; mais cette construction n’était pas rhétorique (un plan d’œuvre qu’on remplit: sans doute ce que faisait Flaubert), mais dialectique: retour dans le temps, non-disposition spatial, ce que j’ai appelé le marcottage.
(6) La Préparation, 332: En général, ou bien on trouve un très bon titre, mais on ne fait pas le livre; ou bien on fait le livre sans titre et on se rabat ensuite, de guerre lasse, sur un titre neutre → Le titre, en fait, est une valeur rétroactive; et pour la création, le meilleur titre est celui avac lequel on travaille, on classe ses fiches, ses pages.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
© gio-o.com 2014