đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(20)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20,

 

Theo Barthes tiểu thuyết của Proust không phải là tự truyện mà là văn tự của đời sống (écriture de la vie), đời sống được viết ra (la vie écrite) - ở đây viết/văn tự được hiểu theo nghĩa biến đổi thành văn tự sinh-sử-vị (écriture bio-graphématique).(1). Nguyên tắc của văn tự này là sự phân chia, phân thành đoạn rời, nghĩa là sự vụn nát của thủ thể (pulvérization du sujet). “Sự phân chia này là một sự quay ṿng trở lại, một sự chệch hướng thiết yếu, để t́m lại được toàn hợp không phải của viết/văn tự với đời sống (tiểu sử chỉ là tiểu sử) mà là những văn tự và những đoạn rời, những mảnh  của đời sống.” Điều này cũng có nghĩa cuộc đời của tác gia tương tự như những tác phẩm chứ không phải những tác phẩm giống như cuộc đời của tác gia: văn tự điều khiển cuộc đời. Văn tự của Đời = văn tự và cuộc đời càng đoạn rời mỗi đoạn rời càng đồng nhất. Barthes tạm thời lập ra một bảng phân loại những vai tṛ (rôles) của người viết bị văn tự của đời sống gạt ra bên ngoài: a) Persona/Nhân vật, tức là cá nhân của đời sống hàng ngày riêng tư, “sống” nhưng không viết; b) Scriptor/Người viết tức nhà văn theo cái nh́n, sự chấp nhận của xă hội; c) Auctor/Kẻ bảo kê tức là tôi tự coi ḿnh là người đảm bảo, chịu trách nhiệm cho cái ḿnh viết ra, là mẹ/cha đẻ quyển sách của ḿnh, đó là cái Tôi tự coi ḿnh là nhà văn; d) Scribens/Người trong thực hành viết, trong diễn tiến đang viết, coi văn tự như đời sống thường nhật. “ Tất cả những cái tôi đó được đan chéo, lung linh trong văn tự/bản viết ta đọc, cái này được coi là nổi trôi hơn cái kia tùy điểm nhấn khác nhau → Thế nhưng văn tự của đời sống hiển nhiên ngầm chứa một giá trị sáng tạo nào đó được gán cho persona; văn tự/viết nổi hiện từ cái phần đời không được viết ra, văn tự không ngừng lập lờ lảng vảng cạnh cái nằm bên ngoài của văn tự, và giữ ǵn một mối tương quan loại suy bị bóp méo hay tương quan phúng dụ với cái phần không được viết ra này; đó chắc chắn là trường hợp của Proust, kẻ đă hoàn thành lời của Keats: ‘Cuộc đời của một con người đáng giá là một phúng dụ liên tục.’ PersonaScribens có thể móc chặt trực tiếp vào nhau; đời sống “lập tức” trở thành tác phẩm (không có trung gian): đó là Nhật kư, Album→ Mối hiểm nguy lớn lao, đó là ích kỷ: người ta đặt thế giới xuống hàng thứ cấp vụng về → Trong trường hợp này, phải Làm việc trên quyển Nhật kư (4): như vậy người ta t́m lại được luật tắc của công việc, của sự biến đổi do văn tự, qui luật của Quyển sách (≠Album) (quyển Essais của Montaigne, quyển Mémoires d’outre-tombe, Proust) →  và  chính ở chỗ này chúng ta lại t́m thấy, sau việc bàn trở lui trở lại này, vấn đề viết như thực hành triệt để, sự điên khùng của việc làm, một dạng thức của cuộc sống: vấn đề về Cuộc sống Có phương pháp.”

   Với Barthes, ư tưởng viết một tác phẩm có liên hệ với ư tưởng Đoạn ĺa Đời sống (Rupture de Vie), Làm mới Dạng thức Cuộc sống, Tổ chức một Cuộc sống mới: Vita Nova hay Vita Nuova. Thí dụ điển h́nh về sự cắt đứt cuộc sống cũ của một nhà thơ để chuyển sang một Vita Nova là Arthur Rimbaud từ bỏ văn chương để đi du lịch khi c̣n rất trẻ. Đoạn ĺa với đời sống là một Dung tưởng (Fantasme) với nhiều kịch bản: đoạn ĺa lối sống cũ, những thói quen, những liên hệ v.v…chủ yếu có hai yếu tố: tự thoát khỏi (se débarrasser) quá khứ và hiện tại và sáng tạo (créer) ra cái mới. Dung tưởng Đoạn ĺa hoàn toàn đời sống cũng có thể được chuyển thành bán-dung tưởng (sous-fantasme) nghĩa là không hẳn hoàn toàn đoạn tuyệt đời sống, tạm thời lánh mặt ẩn trốn ở một nơi nào đó hay từ biệt bạn bè thân hữu, qui ẩn để sáng tác như trường hợp Proust. Cắt đứt liên hệ với đời sống để sáng tác, không để bị quấy rầy, t́m sự an b́nh cho tư tưởng như Kafka viết trong Nhật kư ngày 5 tháng 11, 1911: “Tôi có quá ít th́ giờ và sự êm ả để rút hết ra từ ḿnh những nguyên liệu của tài năng của tôi.” Khi bắt đầu một Vita Nova người viết cũng mong muốn có được một thứ thời gian êm ả (Temps lisse) trong đời sống hàng ngày. Nhưng như vậy người viết lại bị trói buộc vào Thời gian có qui luật thuộc về Tự nhiên (Nature) mà người viết không kiểm soát được và như thế dù cho người viết muốn cho thời gian này thực dụng đến mức nào đi nữa th́ Thời gian đó vẫn là một phạm trù triết lư v́ Thời gian êm ả không có điểm chấm dứt, không điểm hẹn, không “những thứ phải làm” phá hỏng cái ḿnh sẽ làm là viết văn. Ước muốn được để yên thân, “mặc kệ tôi” là một ước muốn hồn nhiên của tuổi thơ. “Tuy Thời gian êm ả này phải không bị đứt đoạn nhưng lại bị đặt dưới một Nhịp điệu/nhàng, dưới những Động tác của Lao động: thời giờ đều đặn: thời giờ của Quy tắc (xem phần trên)→ Do đó, ở đây có mâu thuẫn, Thúc bách=cái Không Nhịp điệu/nhàng.(5)

   Vậy người viết phải xoay trở, quán xuyến cách nào để có th́ giờ sáng tác: nhiệm vụ sáng tác vốn khác với những nhiệm vụ đời thường. Trong kinh nghiệm cá nhân của Barthes duy tŕ được nhiệm vụ viết quả thực nhọc nhằn v́ c̣n phải dịch thuật, biên tập, sửa chữa bản thảo: một khi tác phẩm đă hoàn tất th́ tác phẩm này đối với nhà văn không c̣n thiết yếu nữa, phải dành th́ giờ cho tác phẩm sẽ viết. Flaubert hơi quá đáng khi cho rằng việc phải cho ra mắt, xuất bản tác phẩm đă viết xong là một điều ngu xuẩn nhưng vẫn cứ phải làm và những công việc chuẩn bị cho việc xuất bản mất khá nhiều th́ giờ. Ngoài ra cũng c̣n phải lập một mạng lưới những quan hệ xă hội và thu xếp những giao dịch thư tín. Barthes cho rằng để giải quyết gánh nặng quản lư nêu trên cần tính toán thời giờ đời sống hàng ngày. Trong trường hợp lư tưởng của một nhà văn không phải làm ǵ khác ngoài viết lách có mấy phần: thời giờ đáp ứng những nhu cầu căn bản như ăn ngủ, tắm rửa (sic), thời giờ để viết, thời giờ hành chính dành cho thư tín, bản thảo, những cuộc phỏng vấn không thể tránh, đọc bản in để sửa những chỗ sai, và cuối cùng là th́ giờ dành cho thân hữu. Barthes cho rằng thời gian dành cho nhiệm vụ hành chánh thật là vô lư v́ chiếm mất phần thời giờ dành cho sáng tác nhưng khốn nỗi đối với người đời tác phẩm của nhà văn vừa đáng trọng (respectable) lại vừa không-được ưa chuộng (in-désirable), đáng trọng là theo niềm tin nhân bản xưa nay, nhưng không ưa thích v́ đó là thứ không-b́nh thường (a-normal). Trước những lực cản từ xă hội, từ Thiên/Tự nhiên (Nature) [Barthes vẫn ở trong nỗi ám ảnh về sự đối nghịch giữa Lịch sử và Văn hóa] nhà văn cần có những sự bảo vệ (Protections): từ chối những đ̣i hỏi của đời sống, phải biết nói không với những đ̣i hỏi của đời sống, nhưng từ chối một cái ǵ đó (refuser quelque chose) th́ dễ c̣n từ chối người nào đó (refuser quelqu’un) th́ khó v́ đó là sự từ chối giữa hai chủ thể. Từ chối cũng có nghĩa bất động (Immobilité) để có th́ giờ thực hiện tác phẩm (Thời gian bất động), sống trong Hưu ẩn (Retraite).  Barthes đưa ra bảng phân loại những hưu ẩn căn cứ trên Thời gian bất động: Thời gian cấm cung (Temps monastique), Thời gian khắc khổ (Temps épicurien), và Thời gian cạn kiệt (Temps stérile). Thời gian nghèo nàm cạn kiệt khô héo không phải thời gian ḿnh làm chủ tuyệt đối (autarcique) mà là thời gian tự kỷ (autiste), thời gian của sự lưu đầy đóng băng (Exil glacé) được Mallarmé biểu trưng bằng h́nh ảnh con Thiên Nga. Theo Barthes, có lẽ tính chất Độc đáo (Originalité) – nhưng phải có tài năng –, nhưng sự độc đáo này nhiều khi bị coi là dị hợm,  của người viết văn là sự bảo vệ mạnh mẽ nhất: Proust dùng sự độc đáo của ḿnh (để ria mép hai bên không cân xứng, mặc áo ngủ mầu nâu xậm, khoác trên cổ áo một cái khăn choàng cổ len, mang găng lụa sồi, chân mang dép đan, tay mang găng màu đen hay trắng, nằm viết trên giường cổ quấn khăn quàng). Đôi khi người viết cũng c̣n lấy đêm làm ngày, đảo ngược thời gian b́nh thường. Nói chung, những nhiệm vụ sắp xếp thời gian (Tâches de gestion) là những công việc cứ lặp đi lặp lại bất tận làm xáo trộn, cắt đứt thời gian sáng tác. Với người viết th́ thời gian sáng tác là thiết yếu nhưng đối với xă hội lại là vô bằng, vô ích (gratuite) cho nên tốt hơn hết người viết phải lập ra một thời khóa biểu để cân bằng các nhiệm vụ. Sau hết là h́nh thức tự bảo vệ bằng Bệnh hoạn (Maladie)  như Kafka hay Proust. Bệnh hoạn giúp ta thoát khỏi mặc cảm tôi lỗi đă không chu toàn nhiệm vụ với đời. Barthes đưa ra nhận xét: Ư tưởng về một Vita Nova/Cuộc đời mới để viết Tác phẩm có một tương quan với tính chất tôn giáo: nhà văn thờ phượng Tác phẩm, cho rằng Tác phẩm là Linh thiêng nên dọn ḿnh cho công việc viết, tự giải nhiệm trước cuộc đời. “Nhưng cuối cùng câu hỏi vẫn là: tại sao lại Tác phẩm? Tại sao những nỗ lực không ngưng nghỉ, những hy sinh, dành cho cái tuyệt đối đó? Một lần nữa quay trở lại với câu trả lời của Mallarmé: “Người ta có biết viết là ǵ không? Một thực hành rất xưa cũ và rất mơ hồ nhưng là một thực hành ghen tuông, ư nghĩa của thực hành này nằm trong sự bí ẩn của trái tim. Kẻ nào hoàn thành thực hành này, một cách trọn vẹn, kẻ đó tự bảo vệ được ḿnh.”(6)  

_______________________

(1)     Chữ biographème do Barthes đặt ra đă trở thành nổi tiếng. Trong bài Tựa cho quyển Sade, Fourier, Loyola Barthes viết: Nếu như tôi là nhà văn, và đă chết đi, tôi ưa thích biết là chừng nào nếu cuộc đời của tôi được thu gọn, bởi những chăm sóc của một người viết tiểu sử thân hữu và vô tư, vào chỉ một vài chi tiết, vài điều ưa thích, vài thay đổi điểm nhấn, tức là: những “sinh-sử-vị/biographèmes” mà sự phân biệt và di động của chúng có thể đẩy xa hơn ra bên ngoài mọi số phận và đến, theo cách những nguyên tử Épicure, chạm tới một thân xác tương lai nào đó, được xếp đặt cho cùng một sự phân tán. (Si j’étais écrivain, et mort, comme j’aimerais que ma vie se réduisît, par les soins d’un biographe amical et désinvolte, à quelques details, à quelques goûts, à quelques inflexions, disons: des “biographèmes”, dont la distinction et la mobilité pourraient voyager hors de tout destin et venir toucher, à la façon des atoms épicuriens, quelque corps future, promis à la même dispersion.)

(2)     La Préparation, 279: Cette division est le détour, le coude nécessaire pour retrouver une adéquation, non de l’écriture et de la vie (simple biographie), mais des écritures et des fragments, des plans de vie.

(3)     La Préparation, 280: Tous ces je sont tissés, moirés dans l’écriture, telle qu’on la lit, selon des dominances diverses → Mais l’écriture de la vie implique évidemment qu’une certain valeur créative est attribuée à la persona; l’écriture surgit de la part non écrite de la vie, elle frôle sans cesse ce qui en dehors écriture et entretient avec cette part non écrite un rapport d’analogie déformée, ou d’allégorie; c’est absolument le cas de Proust, qui accomplit parfaitement le mot de Keats: “La vie d’un home d’une certain valeur est une continuelle allégorie.” Persona et Scribens peuvent s’accoler directement; la vie devient œuvre “immédiatement” (sans médiation): c’est le Journal, l’Album → Le risque énorme, c’est égotisme: on “seconde” mal le monde → Ou alors, il faut travailler le Journal: on retrouve alors la loi du travail, de la transformation par l’écriture, la loi du Livre (≠Album) ( Les Essais de Montaigne, les Mémoires d’outre-tombe, Proust) → et par là même nous retrouvons, après cette digression, le problème de l’écrire comme pratique radical, folie de travail, genre de vie: le problème de la Vie Méthodique.

(4)     La Préparation, 280: Trong bài “Délibération” đăng trên tạp chí Tel Quel năm 1979, sau được cho in trong Le bruissement de la langue, Barthes viết: Je puis sauver le Journal à la seule condition de le travailler à mort, jusqu’au bout de l’extrême fatigue, comme un Texte à peu près impossible: travail au terme duquel il est bien possible que le Journal ainsi tenu ne ressemble plus du tout à un Journal/Tôi có thể cứu Nhật kư với một điều kiện duy nhất là làm việc kiệt lực trên đó, cho đến khi mỏi mệt cùng tận, như một Bản viết hầu như bất khả: làm việc  sao cho Nhật kư khi đă được chỉnh sửa hoàn toàn không c̣n giống một quyển Nhật kư nữa.

(5)     La Préparation, 286: Ce Temps lisse ne doit pas pas être cassé, mail il doit être scandé, soumis à un Rhytme, à des Strophes du Travail; temps régulier: de la Règle (cf. infra)→ D’où, a contrario, Agitation=le Sans-Rhytme.

(6)     La Préparation, 295: Mais encore une fois, pourquoi l’Œuvre? Pourquoi cet acharnement, ces sacrifices, cet absolu? Và Barthes trích dẫn lời Mallarmé trong bài thuyết tŕnh về Villiers de L’Isle-Adam coi như câu trả lời: “Sait-on ce que c’est qu’écrire? Une ancienne et très vague mais jalouse pratique, dont gît le sens au mystère du cœur. Qui l’accomplit, intégralement, se retranche.”

((c̣n tiếp)

 

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014