đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(17)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17,

 

Việc suy nghĩ xem tác phẩm viết ra hay sẽ viết ra có cần thiết hay không là một cảm thức mơ hồ, trực cảm, người viết phải trải qua quá tŕnh dự bị cho cảm thức này tức là xét xem qui do tắc nào, do khuynh hướng nào để thấy được sự Cần thiết. Theo Barthes, “Một cách tổng quát, tự đánh giá chính tài năng của ḿnh. Tài năng= một giới hạn người ta không thể vượt qua mà không thất bại, là cái người ta không thể nào đi quá xa: một giới hạn đối với khả năng.”(1) Khi xét về tài năng người viết lại rất thường hiểu lầm về bản thân. Flaubert khi 31 tuổi trong bức thư viết cho bạn tỏ ra trăn trở về việc không tự biết ḿnh, nêu thí dụ cứ xem như một người bề ngoài trông thật b́nh thản nhưng bên trong lại đầy sự ngờ vực về bản thân. Sự trưởng thành, chín chắn của một nhà văn có tác phẩm thành công không phải là sự gia tăng tài năng mà là sự biết tự làm chủ chính tài năng của ḿnh. Khốn nỗi làm chủ bản thân lại chính là sự cố t́nh làm nghèo nàn đi khoái lạc trong lúc viết.

   Tài năng, tức là biết ḿnh làm việc ǵ giỏi, cũng lại là một chức năng đạo đức, nghĩa là biết đứng trong những giới hạn của “chân lư của tôi”, biết từ chối viết ra cái ǵ tầm thường, thời thượng, hời hợt, hay tùy hứng, ảo tưởng về bản thân. Nóm gọn lại là biết từ chối sự giả trá do những áp lực của những h́nh ảnh vây quanh. Barthes đưa ra kinh nghiệm bản thân: dù rằng ham muốn viết một quyển tiểu thuyết nhưng tự nhận thấy không thể viết được lư do v́ “tôi không biết nói dối” (je ne sais pas mentir), không phải v́ “không muốn” mà v́ “không biết” nói dối, tự biết giới hạn của ḿnh. Tiếng nói của sự Cần thiết của tác phẩm là một vấn đề của sự Chính xác (Justesse) tức là căng tài năng tới giới hạn xa nhất mà không để tài tăng bị nhụt và rơi vào sự làm dáng. Điều này có nghĩa tác phẩm sẽ viết ra không phải là dễ dàng nhưng cũng không phải là bất khả. Barthes nhắc tới lời Heidegger cho rằng: Trong thiên/tự nhiên, mỗi sự vật nằm yên trong cái ṿng tṛn đă đuợc chỉ định cho Khả thể của nó và chỉ có “ư chí” làm cho Khả thể hiển lộ. Tuy nhiên, theo Barthes “Văn tự/viết như Ư chí là cái Bất khả, thế nên nằm ngay trong ư chí viết, nghĩa là trong sự Bất khả của Văn tự, nhiệm vụ của Tài năng là không được vượt ra khỏi Khả thể/Sự có thể của ḿnh, biết vạch ra một cách chính xác Thiên/tự nhiên ngay trong ḷng của Phi-Thiên/tự nhiên chính là Văn tự/viết vậy.”(2)

   Để kết luận cho Thử nghiệm thứ nhất – Barthes nhấn mạnh những điều tŕnh bày ở trên không là một giải pháp nhưng chỉ là tŕnh bày.  Thử nghiệm thiết yếu luôn ở trong trạng thái luân chuyển (alternative), ở mọi cấp độ, mọi thời điểm của việc thực hành viết. Ngay từ bước đầu đă phải chọn lựa giữa Quyển sách và Album, không thể trông cậy vào Thượng đế (của Văn tự) đặt định hay hướng dẫn sự chọn lựa được. “Văn tự/viết là sự tự do chóng mặt.”(3) Nhà văn khi sáng tác ở trong sự cô đơn tận cùng. Và sự tự do này đi vào t́nh cảnh đối nghịch với dung tưởng về tác phẩm vốn là sự khẳng định của ham muốn. Dung tưởng dẫn khởi tác phẩm, làm cho tác phẩm được nh́n thấy, xuất hiện, long lanh phía xa như một ảo ảnh, nhưng dĩ nhiên bởi đó chỉ là dung tưởng chứ chưa là một tác phẩm thực sự và là một h́nh ảnh tổng quát nh́n từ xa, là một nhịp điệu hay những mẩu, những mặt, những chuyển điệu (inflexions) của tác phẩm. Có điều dung tưởng tuy dẫn khởi (Barthes dùng động từ ‘lancer’) nhưng cũng cũng ngăn chặn (bloquer) bởi dung tưởng cứ lập đi lập lại hoài hủy sự khoái lạc của tương lai mà không dẫn tới việc hoạch toán thực sự sẽ thực hiện ra sao; dung tưởng không thành công khi đối mặt với cái Thực (le Réel) phải thực hiện dưới h́nh thức thiết yếu nào, sự bó buộc phải chọn lựa, sử dụng sự tự do viết. “Sự chuẩn bị cho Tác phẩm cũng có thể chỉ là một dung tưởng thuần túy bất động nhà văn chỉ biết được một vài tia sáng vụt lên (mộy vài ghi chú), chính là điều Joubert diễn tả khi nói: “Tôi như một cây đàn hạc Éolienne trổi lên vài âm thanh đẹp đẽ, nhưng chẳng phát ra một điệu nào.”

   Sau chót Barthes nói về “Khoảng trắng của Giáo tŕnh” (Blanc du Cours) với câu hỏi: Làm thế nào để ra khỏi những khó khăn do thử nghiệm đầu tiên đặt ra? Barthes tâm sự: “Tôi chẳng biết nữa, bởi v́ trạng thái này chính là trạng thái của tôi vào ngày tôi sửa soạn Giáo tŕnh này: tôi thèm khát một Tác phẩm, nhưng tôi không biết làm sao chọn lựa tác phẩm, hoạch toán tác phẩm (dù rằng tôi đă chọn lựa tác phẩm sẽ viết, tôi chẳng nói ra; xem phần trên nói về lén lút, dấu diếm)→ Thế cho nên ở đây, trong thời điểm của Giáo tŕnh này, có một khoảng trắng/trống→ Tôi chưa giải quyết xong thử nghiệm đầu tiên (nói đúng ra thường là du di đối với những thử nghiệm khác) và dù rằng tôi phải làm như thể tôi đă quyết định về Tác phẩm viết ra, tôi sẽ phải nói đến những thử nghiệm khác đang chờ tôi, như thể thử nghiệm đầu tiên, chính yếu, đă được giải quyết.”(4)

   Câu hỏi không thể không đặt ra cho La Préparation du roman của Barthes: Đó là Quyển sách hay Album? Nếu coi đây là một giáo tŕnh được sửa soạn theo một dàn bài, được suy nghĩ từ trước, được cấu trúc th́ đó là một Quyển sách. Nhưng những buổi giảng cách ngày, giáo tŕnh gồm những đoạn rời, th́ đó là Quyển Album. Và v́ là Parabse – nghĩa là Barthes như một diễn viên [Barthes từng coi Giáo tŕnh này như một Kịch bản bi hài] chỉ giới thiệu đúc kết kinh nghiệm viết tiểu thuyết của những nhà văn danh tiếng nên tính chất đoạn rời càng rơ rệt hơn.  Như trong phần trên đă tŕnh bầy có lẽ Barthes thiên về phía coi Giáo tŕnh này như một Quyển Album. Hơn nữa càng về cuối đời, dưới ảnh hưởng của Blanchot, Barthes yêu thích viết những đoạn rời như Balnchot, và coi Quyển sách chỉ là Quyển sách sẽ viết ra (Le Livre à venir), những ǵ đă viết là thuộc về Tác phẩm (Œuvre) trong diễn tŕnh hủy/giải trừ tác phẩm (désœuvrement) như Blanchot quan niệm.

_____________________________

(1)     La Préparation, 263: D’une façon générale, auto-évaluation de son proper talent. Talent=une limite dont on ne peut sortir sans échec, ce qu’on ne peut outrepasser: une limite des forces.

(2)     Sđd, 265: J’avais dit que l’Écriture, comme Volonté, était une Impossible (que j’opposais alors à Oisiveté, comme Nature). – On peut dire maintenant: même à l’intérieur de la volonté d’écrire, c’est-à-dire de son Impossible, la tâche du Talent est de ne pas sortir de son Possible: de tracer avec Justesse la Nature au sein de cette Non-Nature qu’est l’Écriture.

(3)     Sđd, 265: Écriture: liberté vertigineuse.

(4)     Sđd, 266: La Préparation de l’Œuvre peut être aussi un pur fantasme immobile, dont l’écrivain ne connaît que quelques éclats (quelques notes), ce que Joubert exprimaît en disant: “Je suis comme une harpe éolienne qui rend quelques beaux sons, et n’exécute aucun air.”

   Barthes dùng trích dẫn của Chateaubriand trong Mémoires d’outre tombe, t.I trang 450. Ghi chú này cũng được Blanchot trích dẫn và diễn giải trong bài “Vấn đề/câu hỏi văn chương” in trong quyển Le Livre à venir, trang 24.

(5)     Sđd, 266: Alors, comment en sortir? Je n’en sais rien, car cet état est le mien au jours où j’ai préparé ce Cours: j’ai envie d’une Œuvre, mais je ne sais comment la choisir, la programmer (et quand mêne j’aurai choisi l’œuvre à faire, je ne la dirais pas; cf. infra:clandestinité) → Il y a donc, ici, à ce moment du Cours, un blanc→ Je n’ai pas résolu la première épreuve (à vrai dire souvent paramétrique aux autres) et cependant je dois faire comme si j’avais decidé de l’Œuvre à faire, je dois parler des autres épreuves qui m’attendent, comme si la première, principielle, avait été résolu.

 

(c̣n tiếp)

 

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014