đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(16)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16,

 

Bước khởi đầu không thể tránh khỏi của người viết văn/tiểu thuyết là phải chọn lựa bằng cách h́nh dung ra một trong hai H́nh thức: Quyển sách hay Album? Chưa nói tới nội dung tác phẩm sẽ viết, cũng c̣n một điều khác thuộc về hệ tư tưởng, ngoài vấn đề H́nh thức ra, và điều này sẽ quay trở lại khi xét tới nội dung, đó là vấn đề trách nhiệm của h́nh thức (responsabilité de la forme), bởi v́ dù là Quyển sách hay Album cũng đều có sự rủi may mất c̣n, cá cược (enjeu) và phải chọn lựa trong sự mất c̣n này. Đó là một thảm kịch của sự chọn lựa H́nh thức tác phẩm sẽ viết, và đó cũng là điều nghiêm trọng ngay từ bước Thử nghiệm thứ nhất v́ nó liên quan tới niềm tin của người viết đặt vào h́nh thức: Quyển sách hay Album. Ở đây sở dĩ nói đến trách nhiệm và hệ tư tưởng v́ khi chọn lựa tác phẩm viết ra tức là chọn lựa một trong hai quan niệm về thế giới hay vũ trụ: 1. Chọn h́nh thức Quyển sách được “kiến trúc và suy nghĩ trước (architectural, prémédité) tức là quan niệm quyển sách như thế giới toàn thể, là Một, được cấu trúc và có trật tự → Dante=h́nh tượng một thế giới thực và lịch sử dưới ánh sáng của Siêu vượt (Transcendance), Mallarmé: “Tác phẩm của tôi [Quyển sách Toàn thể/Livre total] được sửa soạn và sắp đặt thật hoàn hảo, tượng trưng Vũ trụ trong mức có thể được, và rằng tôi chẳng thể lấy ra bất cứ cái ǵ từ vũ trụ này mà không làm hư hại một vài tầng ấn tượng của tôi.”(1). 2. Chọn h́nh thức Album tức là quan niệm vũ trụ không phải là một, không có lớp lang trật tự, tản mát, là một tấm thảm của những bất ngờ, t́nh cờ, không có sự siêu vượt. Hai trường họp sẽ xảy ra: Hoặc người viết từ chối coi vũ trụ là những mảnh vụn tản mát nên sẽ chọn h́nh thức Quyển sách v́ Album hay Nhật kư cho thấy người viết tin tưởng vào tính chất bất ngờ, t́nh cờ của thế giới. Trong Nhật Kư và Sổ Tay Tolstoï ghi ngày 28 tháng Hai, 1851: “Cái từ bấy lâu nay làm tôi bị dằn vặt, chính là không có được một ư tưởng duy nhất hay t́nh cảm thiết thân sẽ là điều kiện của tất cả sự định hướng cho đời tôi – tôi vẫn cứ coi mọi sự cứ như thế đó (comme çà), như nó xảy đến.”(2) Ngược lại, với Mallarmé vốn chịu ảnh hưởng nặng nề những truyền thống huyền bí (traditions occultistes) vẫn rao giảng rằng cắt rời cái toàn thể là một sự phản bội và sa đọa nên khinh bỉ h́nh thức Album. Hơn nữa Mallarmé cũng là người chống lại sự t́nh cờ (hazard). Trong khi đó Nietszche lại rao giảng: “Cần phải đập vụn vũ trụ, không c̣n tôn sùng cái toàn thể.”(3) Hay như John Cage cũng có quan niệm tương tự khi cho rằng cái toàn thể dù sao cũng sẽ hỗn mang. Để kết luận về sự chọn lựa này Barthes đưa ra lời khuyên: Không thể chọn lựa h́nh thức tác phẩm mà không tự quyết định triết lư của ḿnh v́ khái niệm Quyển sách ngầm chứa một triết lư nhất nguyên (philosophie moniste) trong khi khái niệm Album chứa đựng một triết lư đa nguyên (philosophie pluraliste) và tương đối (relativiste), nghi hoặc (sceptique), Lăo tử (taoïste). “ “Vậy th́ tôi phải tin tưởng vào cái ǵ đây?” Muốn viết ném bạn hoàn toàn một cách tàn bạo vào câu hỏi đó; và sự tàn bạo này chính là một thử nghiệm bạn phải vượt qua!” (4)

   Để giải quyết khó khăn nêu trên Barthes bằng cách tổng quát hóa, chứng minh dựa trên diễn tŕnh biện chứng giữa Quyển sách và Album trên vị trí không phải của người viết mà của diễn tiến lịch sử. Diễn tŕnh biện chứng này cho thấy kết cuộc phía Album thắng thế, tồn tại. V́ những ghi chú, những ư tưởng tản mạn có thể tạo thành Quyển sách, tương lai của Album cũng là tương lai của Quyển sách. Trong trường hợp tác giả từ trần chưa kịp sử dụng những ghi chú trong Album để viết thành Quyển sách th́ quyển Album này, trong dự tính tiềm ẩn của nó cũng đă là Quyển sách rồi như trong trường hợp quyển Pensées của Pascal. Xét ở một thời điểm ngược lại th́ Quyển sách làm tái hiện quyển Album v́ tương lai của Quyển sách chính là quyển Album, tương tự như sự suy sụp là tương lai của chuyển biến như lời nhận xét của Valéry: “Thật lạ kỳ giống như diễn tiến qua thời gian làm biến đổi mọi tac phẩm – cũng như con người – thành những đoạn rời. Chẳng có cái ǵ toàn vẹn tồn tại cả - đúng như trong kỷ niệm luôn luôn chỉ là mảnh vụn và chỉ hiện rơ ra do những cái không đúng thực.”(5) Barthes ví Quyển sách như một cục đường bỏ vào trong ly nước, một phần nào đó tan đi nhưng phần khác lại không tan, đứng nguyên, cô đọng lại, nguyên chất, long lanh. “Đó là cái người ta gọi là một mảng kết thạch (trong khoa địa lư).(6) Cái mà quyển sách c̣n lưu lại là trích dẫn (citation) theo nghĩa tổng quát nhất như mảnh tinh thạch được chuyển dịch đi nơi khác. Theo nghĩa này th́ Quyển sách chỉ là cái xác (soma) trong khi Album mới là những tế bào sinh trưởng (germen).

    Trong thực hành viết không thể tránh khỏi những phân vân (indécisions). Phân vân giữa chọn lựa những h́nh thức tổng quát: Quyển sách hay Album như trường hợp của Proust trong việc viết tiếp những đoạn rời cho quyển Contre Saint-Beuve/Chống Saint-Beuve hay bỏ sang viết quyển À la recherche du temps perdu. Phân vân giữa những chữ đem dùng, trăn trở về văn phong (affres du style) [Barthes ám chỉ tới lời than thở của Flaubert với George Sand trong thư gửi ngày 27 tháng 11, 1886:  Tôi biết rơ những trăn trở này, những Trăn trở của Văn phong!] Lại c̣n những phân vân về những ghi chú, phải ghi lại cái ǵ, tại sao ghi lại cái này mà không là cái kia, đáng ghi lại (notable) nghĩa là sao. Theo thói quen người ta ghi lại v́ thấy có ư nghĩa nhưng đồng thời cũng lại không muốn cho nó một ư nghĩa rọ rệt, có nên viết ghi chú này dưới dạng một câu văn không rồi lại tự hỏi cái ǵ thúc đẩy phải viết thành câu văn? Theo Barthes đôi khi đó cũng chính là sự phân vân đúng nghĩa, bởi sự đáng ghi chú thuần túy khi quan sát một chuyện lạ (Barthes lấy thí dụ bản thân khi nh́n thấy một phụ nữ đi đôi giày cao gót quá cỡ nhưng vẫn cứ đi được dễ dàng nên ngạc nhiên tự hỏi sao mà cô ta bước đi được như vậy?) nên đă ghi chú lại chẳng phải v́ quan tâm nhưng “bởi đó là đời sống trong sự tế vi của nó.” (car c’est “la vie” dans sa ténuité). Sau cùng và trên hết thảy là câu hỏi tại sao viết truyện này mà không là truyện khác? Đâu là sự thiết yếu? Barthes đưa ra nhận xét: hiện có những tiểu thuyết hay những phim dù rằng “được lắm”đấy nhưng chẳng thấy sự cần thiết phải mất công sức viết thành truyện hay quay thành phim. Barthes cho rằng, theo luận lư, thế giới hiện ra theo những kỳ hạn (termes), những kỳ hạn này được nối với nhau bởi tương quan dửng dưng (relation d’indifférence) hay chẳng thích đáng (non-pertinence) theo kiểu Vel…Vel, nhưng tác phẩm được thực hiện th́ phải khẳng định mối tương quan Aut…aut, sự ngắt rời riêng biệt của sự có thực (Réel) v́: “Để cho lịch sử dưới mắt tôi là thiết yếu, th́ lịch sự phải có một độ đậm đặc ẩn dụ: sự hiện diện của một tấm họa/bản viết nhiều lớp cùng hiện ra (palimseste), của một ư nghĩa khác, ngay cả người ta cũng không biết đó là ư nghĩa nào.”(7). Khi coi bản viết như palimseste có thể Barthes chịu ảnh hưởng của Ginette.(8)

   Nhưng làm sao biết được thế nào mới là thiết yếu? Theo Barthes, phân vân/bất quyết không có nghĩa người ta không hài ḷng với cái ḿnh viết ra hay cái dự định viết, nhưng thực sự là do người ta không biết v́ không có chuẩn mức chắc chắn nào để quyết định. Kafka khi đọc lại Nhật kư của ḿnh nói: “Tôi nhận thấy cái tôi đă viết ra xét cho cùng cũng chẳng có giá trị ǵ đăc biệt hay phải vứt đi cho rồi.”(8)   Không thể đặt ra tiêu chuẩn v́ văn chương không phải là khoa học. Cũng lại chính Kafka đă nhận ra điều đó: “ ‘Chính bên ngọn lửa này tôi đă sưới ấm trong suốt mùa đông buồn thảm này.’ Những ẩn dụ là một trong những thứ làm tôi tuyệt vọng về văn chương. Sáng tạo văn chương thiếu sự độc lập, tùy thuộc vào người phụ nữ giúp việc nhà gầy nhóm lên ngọn lửa, vào con mèo sưởi ấm bên ḷ sưởi, ngay cả vào ông lăo khốn khổ tự ḿnh làm cho ḿnh ấm lên. Tất cả cái đó là để đáp ứng cho những chức năng độc lập có những qui luật riêng của chúng; chỉ có văn chương là không bám víu vào đâu được, không tự trụ trong chính ḿnh được, vừa là một tṛ đùa vừa là sự thất vọng.”(9) Theo Barthes, sự thiếu vắng độc lập, không thể tự cảm thấy đảm bảo (auto-assurance) chính bởi văn chương là ngôn ngữ, và ngôn ngữ thuần túy hoàn toàn tham dự vào thực trạn/vị của ngôn ngữ (statut du langage) như mệnh lệnh không có chứng cớ, như con tầu lênh đênh trên đại dương không có điểm qui chiếu. Barthes cho rằng ngôn ngữ là đạo đức được tổng quát hóa (morale généralisée), sự thiếu vắng điểm qui chiếu là một sự thiếu vắng tạo thành của Thiết yếu (défaut constitutif de Nécessité): một mặt th́ chẳng có ǵ là thiết yếu để phải chọn h́nh thức Quyển sách hay Album, kể lại chuyện này hay chuyện kia, dùng chữ này hay chữ kia, nhưng ở một mặt khác, nơi nhà văn muốn viết hay nơi người đọc, lại có yêu cầu không thể thắng vượt rằng cái được viết xuống phải đặt cơ sở trên sự cần thiết, phải được đảm bảo (garanti/auctor). Người đọc một số tác phẩm thường cảm thấy ngay lập tức (après-coup) được sự cần thiết này một cách chắc chắn, tác giả đă không có sự ngần ngại khi kể ra chuyện này, dùng chữ này v́ thấy là cần thiết. So sánh với âm nhạc người nghe nhạc thấy rơ hơn sự cần thiết này hơn trong văn chương: những điệu nhạc (airs) những ḥa âm (mélismes) lọt vào tai tuyệt vời như thể không phải do tác giả sáng tạo ra mà như từ Thiên/Tự nhiên (Nature), không thể nào khác được, và đó chính là sự Cần thiết. Rất nhiều khi tác phẩm tạo cho người đọc/nghe cảm thấy như thế là trọn vẹn, không thể thêm bớt ǵ được. Đó là tính chất khả kết (Finissabilité). Đối với Quyển sách tính chất này tự có v́ Quyển sách được tác giả cấu trúc, suy tính từ trước sẽ kết thúc ở chỗ nào. C̣n với quyển Album th́ sự kiện này có thể chỉ là một cảm thức tuy mạnh mẽ nhưng lại mơ hồ, rằng như thế là đủ rồi, và cảm thức này theo Barthes phần chắc xuất phát từ văn hóa thẩm mỹ (culture esthétique). Điều này cũng hiển nhiên nơi một bức họa, và việc họa sĩ thất bại trong việc hoàn tất một bức tranh sẽ hủy hoại người họa sĩ.

   Người viết văn có thể dự đoán t́nh cảm của một người đọc bất kỳ nào đó rằng viết như thế ít ra có một độc giả cần có bản viết này. Như thế sự Cần thiết của tác phẩm có nghĩa tác phẩm đáp ứng được một phần nào đó người đời. Và ngược lại cũng vậy: “phủ nhận”, từ chối một quyển sách v́ cảm thấy đọc quá chán, quá buồn nản, nên cho rằng quyển sách này không đáp ứng, không cần thiết. Bàn về sự khó khăn của khái niệm Cần thiết của một tác phẩm Barthes cho rằng không có chủ ư đưa ra một câu trả lời mà chỉ chỉ nhằm mô tả sự khó khăn đó. Nhưng t́nh cảm về sự Cần thiết của một tác phẩm thật ra cũng rất t́nh cờ. Trong khi Mallarmé khẳng định tác phẩm là chống lại sự t́nh cờ, văn chương đích thực phải hủy bỏ sự t́nh cờ. Muốn vậy Quyển sách phải có những bằng chứng/cớ (preuves) và bằng chứng này không phải dựa trên ư nghĩa (sens) v́ theo Mallarmé cũng như Valéry không làm ǵ có ư nghĩa thực (vrai sens) của một quyển sách cho nên không thể chứng tỏ ư nghĩa, ư nghĩa cũng không do sự giống như, tương tự (ressemblance) với thực tại, chỉ có thể là tương đồng (homologique) v́ Quyển sách là phi-hiện thực (irréaliste) cho nên Mallarmé cho rằng Chứng cớ chắc chắn tùy thuộc vào sự so sánh và đối chứng (comparaison, confrontation), trong Quyển sách phải có hai “b́nh diện” (aspects) chủ quan và khách quan ăn khớp nhau, b́nh diện chủ quan th́ độc nhất trong khi b́nh diện khách quan có thể đạt được bằng ít nhất hai phương tiện cả chủ quan lẫn khách quan. Tính chất khách quan có thể do sự nối kết (junction). Chẳng hạn chứng cớ của sự cần thiết trong quyển À la recherche của Proust nằm ở chỗ những yếu tố trong phần mở đầu truyện được tái khám phá trong phần kết thúc, đó cách gầy giống, cắm chồi (marcottage). Tuy nhiên chứng cứ không thể nằm nơi chi tiết thực sự (Vérisme) đưa vào  truyện, chứng cứ phải là toàn thể (totale), hoặc có hoặc không. Sau hết, tính chất Thiết yếu đồng nghĩa với sự Hiện hữu (Nécessité=Existence): với Proust, tác phẩm đă là (l’œuvre a été) khi hai đầu mối gặp nhau. V́ Thiết yếu là Hiện hữu nên không có cấp độ, không có ít hay nhiều, và theo mắt xích luận lư đó là đi từ nhân quả (causalité) sang tuyên nhận sự kiện (constat).  

_______________________

(1)     Stéphane Mallarmé, Correspondance, trang 393, Thư cho Henri Cazalis ngày 18 tháng Bảy, 1868: Mon œuvre est si bien préparé et hiérarchisé, representant comme il peut, l’Univers, que je n’aurais su, sans dommager quelqu’une de mes impressions étagées, rien en élever.

(2)     Léon Tolstoï, Journaux et Carnets, t.I: 1847-1889, Barthes dùng bản dịch của Gustave Aucouturier (Gallimard, coll. “Bibliothèque de la Pléiade, 1979) : Ce qui m’a longtemps tourmenté, c’est de ne pas avoir une seule pensée ou sentiment intime qui conditionnerait toute l’orientation de ma vie – tout est comme çà, comme cela vient. Bản Anh văn Tolstoy’s Diaries của R.F. Christian (London: The Athlone Press, 1985) trang 22-23.

(3)     Barthes chịu ảnh hưởng của Giles Deleuze trong thông diễn Nietszche qua quyển Nietszche et la philosophie và Barthes cũng dùng quyển Nietszche, Vie et vérité, trang 85 được lưu trữ trong thư viện riêng. Trích dẫn này cũng lấy từ quyển Volonté de puissance, bản dịch của Geneviève Bianquis, Gallimard, 1948.

(4)     Roland Barthes, La Préparation, 256: “ À quoi est-ce que je crois?” Vouloir écrire vous renvoie brutalement d’emblée à cette question; et cette brutalité est une épreuve qu’il vous faut surmonter.

(5)     Paul Valéry, Thư gửi Jeannie Valéry tháng Bảy 1909 trong Œuvres, t.I: C’est étrange comme la suite des temps transforme toute œuvre – donc tout home – en fragments. Rien d’entier ne survit – exactement comme le souvenir qui toujours n’est que debris et ne se précise que par des faux.

(6)     Roland Barthes, La Préparation, 257: C’est ce qu’on appelle un relief karstique (en géographie).

(7)     Sđd, 259: Pour que l’histoire soit à mes yeux nécessaire, il faut qu’elle ait une densité allégorique: présence d’un palimpseste, d’un autre sens, même si on ne sait pas lequel.

(8)     Về khái niệm bản viết “palimpseste” của Proust Gérard Genette đă nói tới trong bài Proust palimseste (Figure I, 1966) và năm 1982 dành cho chủ đề này một tác phẩm đồ sộ Palimpsestes (560 trang). Genette định nghĩa ‘palimseste’: Một palimseste là một tấm da thú (Pergam, cừu, trừu) người ta đă chùi sạch vết ghi lần đầu để vạch lên đó dấu ghi khác, dấu ghi mới này không hoàn toàn che lấp dấu ghi cũ, sao cho người ta có thể đọc được dấu ghi lần đầu, do sự trong suốt, vết cũ dưới vết mới. (Un palimseste est un parchemin dont on a graté la première inscription pour en tracer une autre, qui ne la cache pas tout à fait, en sorte qu’on peut y lire, par transparence, l’ancien sous le nouveau). Tiến xa thêm một bước Genette đồng hóa những palimsestes với hypertextes, cho rằng tất cả mọi tác phẩm đều từ một tác phẩm đă có từ trước mà ra, bằng cách biến đổi hay bắt chước.

(9)     Franz Kafka, Nhật kư, 31 tháng Chạp, 1911.

(10) Sđd, 6 tháng Chạp 1921.

 

(c̣n tiếp)

 

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2013